khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm

Go down

Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Empty Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jun 25, 2009 2:32 pm

1.1. Quá trình phát hiện con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
Trước ngày chính thức bị phát hiện, con tàu cổ từng gây nhiều tranh cãi và đau đầu nhất cho giới khảo cổ học Việt Nam và thế giới là tàu Hội An bị chìm trên vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Con tàu này được phát hiện một cách ngẫu nhiên bởi những người ngư dân hoạt động ở vùng biển Hội An. Xác định được giá trị những cổ vật mà mình vớt được, những người ngư dân đã tìm mọi cách để vớt được đồ cổ ở dưới độ sâu. Bằng cách đặt các lưới giả cào có móc bằng sắt để có thể đào xới thật sâu dưới biển những ngư dân ở đây đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời cũng đã làm hư hại nhiều đến không chỉ các món đồ khi vớt lên mà cả đối với thân tàu đắm.
Và cơn lốc về cổ vật tàu đắm Cù Lao Chàm và bão đã thực sự nổi lên trong lòng các ngư dân Quãng Nam – Đà Nẵng từ khoảng giữa năm 1990. Đến trước thời điểm khai quật ước tính có hơn 3 vạn cổ vật đã được các ngư dân vớt lên không cánh mà bay. Số cổ vật đó không chỉ được bày bán ở khu vực phố cổ Hội An mà đã được vận chuyển tới Tp. Hồ Chí Minh đó là chưa nói tới khả năng được vận chuyển ra nước ngoài. Mọi người không hết ngỡ ngàng khi biết số đồ của con tàu đắm Cù Lao Chàm đã “đằng vân” vào phố buôn bán đồ xưa Lê Công Kiều (Tp. Hồ Chí Minh) trong thời gian các cơ quan hữu trách đang còn bàn nội dung hợp đồng khai quật khảo cổ học dưới biển với đại diện đơn vị nước ngoài.
Theo “Báo cáo sơ bộ về tàu thuyền cổ bị đắm chìm trong vùng biển Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng” của Trịnh Cao Tưởng đăng tại những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1994 thì:
“Tháng 8 – 1993, chúng tôi trở lại Hội An và đã thấy những quầy đồ lưu niệm trên các đường phố bán các bát dĩa hoa lam có hà bám dính gọi là “đồ biển) (đồ cổ vớt từ biển). Những chủ hiện cho chúng tôi biết thỉnh thoảng ngư dân có mang lại, họ cũng không rõ vị trí vớt được, theo họ, không khi nào ngư dân chỉ cho biết nơi vớt được”( ).
Đến mùa hè năm 1993, “đồ biển” ở Hội An đã trở thành một hiện tượng sôi động. Rất nhiều đồ gốm hoa lam với nhiều loại hình được báy bán. Những người buôn đồ cổ từ Đà Nẵng, Tp. HCM đổ về túc trực ở Hội An. Một số khác đã có đường dây ở Hội An, khi nào có cổ vật là họ có mặt ngay.
Và ngày 7, tháng 7, năm 1994, Trịnh Cao Tưởng cùng một số đồng nghiệp trở lại Hội An. “Tại một gia đình đã cho chúng tôi xem bộ sưu tập mà thuyền anh vớt được gồm: 6 bát hoa lam, đĩa men 3 màu, 1 đĩa hoa lam, 1 bình hình đàn tì bà vẽ chim chích chòe, 1 nậm rượu vẽ chim, hoa đào, ngoài ra còn rất nhiều mảnh bát, đĩa vỡ. Trong đó, đánh chú chý là mảnh đĩa đường kính khoảng 47cm, đáy son nâu, lòng đĩa vẽ men lam, đồ án mai rùa.
Trở lại phố cổ Hội An, chúng tôi đã được một số của hàng cho phép chụp ảnh một số hiện vật bày bán”( ).
Toàn bộ hiện vật mà Trịnh Cao Tưởng và một số đồng nghiệp tiếp xúc của các ngư dân vớt được trước ngày con tàu này khai quật đã được ông trình bày gồm các loại hình: “
1. Đồ hoa lam
- Bình hình đàn tì bà vẽ chim chích chèo, vễ hoa
- Bát sâu lòng đường kính 15 cm
- Đĩa đường kính 20 cm
- Nậm rượu hình quả bầu vễ hoa đào, chim.
2. Đồ “Tam Thái”
Loại men màu mới thấy trên các dĩa lớn có đường kính 45 – 50 cm, một số bát đĩa nhỏ còn mảnh
3. Đồ đơn sắc
- Bát sâu lòng như bát hoa lam, men không vỡ
- Đĩa màu xanh lá cây nhạt, men không vỡ
- Hũ sành, vai rộng, đế thớt, miệng nhỏ, trên thân có viết vuốt bằng dải khá rõ.
Kiểu dánh và họa tiết trên các đồ gốm vớt được hoàn toàn giống đồ gốm tìm thấy ở Chu Đậu, Hải Dương có niên đại thế kỷ XV – XVI”( ).
Từ đó, ông đưa ra một số kết luận và kiến nghị phải tiến hành trục vớt con tàu này. Trong quá trình nhà nước chuẩn bị các thủ tục thì cũng cần có biện pháp quản lý đối với con tàu và các hiện vật ngư dân đã vớt được.
Đến năm 1995, các nhà khoa học ở trường Đại học nữa Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã tiến hành khảo sát tìm vị trí con tàu đắm. Tuy nhiên do thiết bị thiếu cho nên cuộc khảo sát đã không thành công.
Sau ngày thỏa thuận, và bắt đầu vào cuộc ở thời điểm các năm áp chót của thế kỷ 20, tiến sĩ Đặng Văn Thắng - Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, Giám đốc Bảo tàng thành phố ra miền Trung tham gia khai quật đợt đầu và đến phố cổ Hội An vào mùa nắng ráo. “Ông đã thấy ngoài phố bày bán các dĩa bát cổ do người địa phương lặn tìm, vớt lên dưới con tàu đắm. Theo ông, đến thời điểm này, riêng bảo đồ vớt dưới tàu đắm vùng Cù lao Chàm thì không để công khai nữa và nghe đâu giá không rẻ như trước ngày có đoàn khai quật đến và khoanh vùng di tích: "Đĩa gốm hoa lam khoảng 2 tấc đổ lên theo chỗ tôi biết là một triệu đồng hoặc hơn mỗi cái"”( ).
Ở hướng khác, từ Hà Nội, nhà khảo cổ học Tăng Bá Hoành thông báo đã có trong tay những cổ vật gốm của tàu đắm Cù lao Chàm bởi một luồng ngoài cuộc. Ông cho biết: Chúng tôi sưu tầm được từ năm 1996 - 1997 trước khi trục vớt chính thức vào 1998 - 1999.
“Được phép của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 năm (1997 – 1999), Bộ Văn hóa Thông tin đã thành lập Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm bao gồm nhiều cơ quan trong và ngoài nước. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, Sở VHTT Quảng Nam, Bảo tàng Quảng Nam, ban Quản lý di tích Hội An, Trung tâm khảo cổ học dưới nước của Đại học Oxford (Anh), Liên hiệp xí nghiệp trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal), Công ty Saga – Horizon (Malayxia), Bộ đội biên phòng Quảng Nam, Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành khai quật khảo cổ học dưới nước đối với con tàu cổ Cù Lao Chàm, thị trấn Hội An, tỉnh Quảng Nam”

Đây là phần trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của ta. Chú thích nhiều quá! Không biết những nguồn nào lun!
keke!
( ).
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết