khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa

Go down

Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa Empty Mỹ Sơn – Quyển sử của Chămpa

Bài gửi by atena Tue Nov 24, 2009 10:08 am

Cũng giống như hầu hết tất cả các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, Chămpa không có truyền thống chép sử. Do đó, để có thể hiểu được lịch sử Chămpa ngoài việc căn cứ vào những tài liệu sử của các nước lân cận ( Việt Nam, Trung Quốc) các nhà nghiên cứu Chămpa đã sử dụng rất hiệu quả nguồn tài liệu bia ký, và những hiện vật dưới sự trợ giúp của khảo cổ học.

Do nhiều lý do khách quan, bia ký Chămpa còn lại với số lượng không nhiều ( khoảng 130). Trong đó, riêng ở Mỹ Sơn đã phát hiện được 32 bia ký và hàng trăm mảnh bia vỡ, chiếm hơn 1/5 số bia ký của Chămpa. Hơn thế nữa, bia ký cảu Mỹ Sơn có niên đại liên tục và kéo dài qua nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử Chămpa suốt từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII.

Những bia ký này chủ yếu ghi lại những công trạng của các vị vua Chămpa, đó cũng là những mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Chămpa. Qua đó ta thấy được những sự kiện lịch sử đã xảy ra đối với đất nước Chămpa.

Ví dụ như ghi lại những trận đánh, những chiến công:

“Vào năm saka “nhị nguyệt-nguyệt-nguyệt” (1112), vua Sri Jaya Indravarman on Vatuv phát động cuộc chiến chống lại vua Cambodge. Vua Cambodge phái hoàng tử cầm đầu toán quân Cambodge đi chiếm Vijaya và đánh bại vua Sri Jaya Indravarman on Vatuv. Hoàng tử bắt được vị vua kia và quân Cambodge đưa ông ta về Cambodge. Ngài tuyên bố cho hoàng tử In tức Surya Jayavarmandeva, em rể vua Cambodge làm vua đô thị Vijaya. Sau đó, Ngài trở về và cai trị tại rajabura ở panran. Suốt thời kì trị vì ở Rajapura, nhiều giặc cướp biển nổi lên chống lại Ngài. Ngài đánh với chúng, đuổi chúng và đánh bại chúng.

Sri Suryavarman tức hoàng tử In, người được phong làm vua ở vương quốc Vijaya, đã bị hoàng tử rasupati đánh đuổi phải chạy về Cambodge. hoàng tử Rassupati trị vì ở vương quốc vijaya dưới cái tên Sri Jaya Indravarmandeva.

Vào năm Saka biển- trăng- trăng- trăng tức năm 1114, vua Cambodge phai1 các tướng cùng Sri Jaya Indravarman on Vatuv đi. Sri Jaya Indravarman on Vatuv gặp hoàng tử ở Rjapura. Hoàng tử chỉ huy quân Cambodge cùng Jaya Indravarman; Ngài chiếm được Vijaya, đánh bại và giết chết Cei Rasupati và cai quản Vijaya. Cùng năm đó, Sri Jaya Indravarman on vatuv bỏ trốn khỏi Cambodge và đi đến Amarvati. Ông ta nổi và đưa quân đến các vùng khác nhau ở Amarvati, Ulik, Vuyar, Jriy và Traik. Ông đưa quân đi chiếm Vijaya. Hoàng tử chỉ huy quân và đuổi (?)Sri Jaya Indravarman on Vatuv khắp mọi nơi ở Yan Bharuv- Vijaya; Ngài giao chiến đánh thắng, buộc đối thủ phải lui về Traik rồi bắt được đối thủ và buộc đối thủ phải chết ở đó. Từ đó, hoàng tử trị vì không hề gặp một sự chống đối nào.

Vào năm Saka “ năm trăng-trăng-trăng” tức năm 1115, những người Cambodge… nhà cửa chiếm bảy … chiếm tám…hoàng tử đã giao chiến với quân Cambodge và đánh bại được chúng.

Vào năm Saka “sáu trăng- trăng- trăng” tức năm 1116, vua Cambodge phái nhiều tướng cùng tất cả các quân chủng. Quân Cambodge đã giao chiến với hoàng tử. Tại trận đánh Jai Ramya-Vijaya, hoàng tử đã đánh thắng các tướng quân Cambodge …Sau trận chiến với chúng, hoàng tử đến Amaravati. Ngài đụng lại tất cả nhà cửa dựng lên toà nhà gọi là Sri Heruk-Harmya; Ngài làm một kosa bằng vàng; Ngài dâng cho Srisanabhadresvara một Sadmukha( 6 mặt) nặng 510 thei; Ngài dâng cúng một Suvok vàng nặng 5 thil; Ngài dâng Kanap của Simhapura cho Srisanabhadresvara nhằm dành được công đức ở thế giới này và thế giới kia.”

( bia ký số XXIV, khắc trên hai mặt cột ở ngôi đền Mỹ Sơn A1) Ghi lại toàn bộ cuộc chiến tranh chống Cambodge.

Không chỉ có thể những bia ký ở Mỹ Sơn còn cung cấp gia phả của các vị vua trị vì ở Chămpa. “ May mắn thay, đây là hoàng thượng Sri Jaya Indravarmadeva, tức hoàng tử Vâk, con trai của đức hoàng thượng Sri Harivarmadeva, tức hoàng thân Than…” ( bia ký số XVI được khắc trên một phiến đá của vua Jaya Indravarman)[7] hay “ Kính chào!, đây là đức vua, hoàng thượng Sri Jaya Harivarmadeva, tức hoàng tử Sivanandana, con trai của đấng hoàng thượng Sri – Brah – Maloka thuộc đẳng cấp Balamon – Ksotrya…” ( bia ký của Jaya Harivarman I)[8].

Nhưng quan trọng hơn, các bài minh ở Mỹ Sơn tuy không trực tiếp nói đến nhưng đã phần nào nói đến lịch sử văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của người Chămpa cổ.

Không chỉ có chữ viết, tất cả những hiện vật ở Mỹ Sơn đều mang trong mình những thông tin chờ các nhà khảo cổ học tháo gỡ. Ví dụ như lịch sử của nghệ thuật kiến trúc Chămpa, với những biến đổi trong mối tương quan giữa những yếu tố văn hóa ngoại lai và văn hóa cổ truyền, lịch sử phát triển của nghề xây dựng, hoặc dựa vào việc xây dựng các đền tháp nhiều hay ít mà suy đoán về tình hình xã hội Chămpa lúc bấy giờ,…hoặc chỉ đơn giản, Mỹ Sơn chỉ ra rằng, người Chăm đã chơi kèn như thế nào, chơi polo như thế nào, có thể nói là gần như toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết