khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2

Go down

Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2 Empty Thời đại đồ đá ở Thái Lan P2

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 8:07 pm

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]IV. Đời sống cư dân tiền sử và vấn đề hình thành nông nghiệp trong thời đại đồ đá ở Thái Lan :[/b]

Quá trình chuyển tiếp đến nông nghiệp là một trong những chìa khóa thể hiện cách thay đổi ứng xử trong lịch sử phát triển của loài người. Tại sao nó lại như vậy ? Hơn 99 % chiều dài lịch sử phát triển của loài người, của tổ tiên chúng ta thì sống bằng hoạt động săn bắt và hái lượm. Nó thật sự đúng với một số nhóm cư dân như chúng ta đã thấy ở Khok Phanom Di, họ thì sống lâu dài và định cư ở một khu vực nhất định và phát triển với một trình độ xã hội khá phức tạp. Các nhà khảo cổ học nhận ra rằng một số người đã được địa vị cao và có vị thế trong xã hội thì họ được chôn theo những đồ tùy táng hết sức giàu có. Nhưng ở đây giới hạn của sự phân chia giai cấp trong xã hội và khoảng cách tách biệt trong xã hội còn phương thức săn bắt hái lượm thì không rõ ràng lắm. Các nhà khảo cổ không bao giờ tin rằng, chẳng hạn như, nền văn minh học thức thì chỉ tin tưởng duy nhất và sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc hoạch định kế hoạch trồng trọt trên cánh đồng đã có sự can thiệp sâu của con người trong sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi và họ đã lựa chọn nông nghiệp, đây là một phương thức sống cho phép sản phẩm làm ra không chỉ đủ cung cấp cho cuộc sống hàng ngày để tồn tại mà còn có thể để dành tích trữ để sẵn có đủ khi cần, mang hình dáng của sự giàu có. Nền nông nghiệp cộng đồng có khả năng mở rộng diện tích trồng trọt được rộng hơn và nó phức tạp hơn nhiều xã hội săn bắt và hái lượm.

Nền nông nghiệp đòi hỏi lao động nhiều hơn là săn bắt và hái lượm trong hệ thống của những sản phẩm thu được. Nó thường đòi hỏi việc khai phá rừng và cày bừa đất. Việc biến đổi môi trường này thì nó cũng làm thay đổi mối quan hệ giữa con người và những loài động vật. Tưởng rằng rừng được cải tạo thành những cánh đồng đầy trĩu lúa mì, ngô hay là gạo. Đây là cơ hội để chim, sâu bọ và thú nhỏ xâm nhập vào từ con chuột đến con voi để phá hoại. Vì vậy những người nông dân cần phải có biện pháp bảo vệ cánh đồng của họ hay là những người lao động của họ sẽ bị sa thải. Ở Thái Lan, một biện pháp được sử dụng theo truyền thống và đem lại hiệu quả có ích và có tiềm lực để bảo vệ cánh đồng đó là dọn sạch các ổ động vật phá hoại bằng cách làm bẫy tre, sử dụng vụ mùa để thu hút chúng rồi sau đó tiêu diệt. Vì thế nền nông nghiệp khuyến khích cư dân định cư tại một địa điểm nhất định. Một số nhóm bắt đầu định cư và giàu lên từ những vùng của họ, họ sống gần các cửa sông nơi mà những cư dân săn bắt và hái lượm chọn làm nơi cư trú lâu dài qua nhiều thế hệ. Thuyết định cư là việc chiếm giữ những vị trí then chốt dành cho sản xuất thực phẩm, nó có quan hệ mật thiết với nhau. Nó mở ra khuynh hướng cho sự gia tăng dân số. Ở cư dân săn bắt và hái lượm họ thường xuyên thay đổi nơi ở của họ và khi di chuyển họ mang theo những của cải của họ theo, nếu không họ cho vào những chiếc tàu hay là như trường hợp của thổ dân Châu Mỹ họ dùng ngựa để di chuyển. Kể cả những đứa bé. Do đó, thời gian sinh đẻ thường được sắp xếp và những người mẹ không có mang vác gì nặng ngoài trừ đứa bé. Thuyết định cư nói tới sự duy chuyển nơi ở là rất hạn chế và thường xuyên có sự gia tăng dân số nhanh, về sức khỏe là vấn đề không có sự can thiệp.

Khi số người sinh sống trong một cộng đồng chắc chắn đạt được số lượng bước đầu thì xã hội đó sẽ có sự phát triển. Bởi vì 100 người sống trong một ngôi làng có thể quyết định và thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề, tuy nhiên sự nhất trí là rất khó khăn và rắc rối do nhiều ý kiến khác nhau. Để giải quyết những ý kiến bất đồng và sự va chạm trong nhóm đó thì ắt hẳn sẽ có sự can thiệp bởi một người có quyền lực chi phối. Khả năng lựa chọn một nhóm phân lập có thể sẽ di chuyển đến một nơi khác và thiết lập một cộng đồng mới. Một hiện tượng thường xảy ra, nhưng không phải luôn luôn đặt nền móng cho sự quá độ đến nông nghiệp. Vì thế, sự gia tăng về dân số, sự định cư ở một khu vực mới là có cơ sở và ở đây có thể kéo dài vài thế kỷ hoặc vài nghìn năm, sự mở rộng vùng đất thì nó duy trì được hoạt động nông nghiệp của những nhóm người.

Một chuỗi khác của sự thay đổi thường thấy với sự định cư nông nghiệp đó là sự phát triển trong những loại hình của hiện vật và sự tích tụ của tài sản. Chúng ta thấy được trong xã hội săn bắt hái lượm của Khok Phanom Di và Nong Nor họ làm và sử dụng nhiều đồ gốm, bản thân điều đó phản ánh của việc định cư lâu dài. Với sự gia tăng của sản phẩm và sự tích lũy sản phẩm dư thừa, con người có thể xây dựng nơi ở lớn hơn, nhà ở lâu dài, sự kiểm soát quyền sở hữu bất chấp sản lượng nhiều hay ít và qua mối quan hệ trao đổi họ có thể đạt được những đồ trang sứ hiếm có.

Thái Lan là một quốc gia đã thành công trong việc thuần dưỡng được lúa dại và những con thú hoang dã, tối thiểu là hai loại gia súc đặc biệt, con heo, trâu nước, voi và gà rừng nhiệt đới . Ở đây thì không có xây những rào để nhốt gia súc được thuần dưỡng. Ở một số nơi trên thế giới sự phát hiện liên tục về việc thuần dưỡng gia súc thể hiện rõ trong việc thay đổi kích thước và hình dáng của loài thuần chủng. Một số động vật, ví dụ như con trâu nước và mèo rừng nó trở nên nhỏ hơn sau khi thuần chủng. Việc thuần dưỡng gạo cũng trải qua nhiều sự thay đổi. Những dấu vết còn lại như là sự thay đổi của xe tandem với sự phát triển văn hóa, sự ưa thích các thức ăn khác nhau, mở rộng nơi cư trú, sự phát triển của loại hình công cụ dùng cho nông nghiệp, sự phát quang rừng thì những yếu tố đó có thể là nguyên nhân cho sự chuyển đổi từ phương thức săn bắt hái lượm sang nông nghiệp.

Một số nhà khảo cổ học có đồng ý rằng sự chuyển tiếp này diễn ra ở Thái Lan và họ đưa ra những bằng chứng. Chester Gorman cho rằng cư dân văn hóa Hòa Bình với phương thức săn bắt hái lượm đã chắc chắn mang lại những giống thực vật để trồng trọt. Ông nhận ra vùng đầm lầy nằm ở giữa đồng bằng và vùng cao rất thích hợp để sinh sống. Có thể là những cư dân ở đây đã chăm sóc khoai môn (taro) và ông ấy đã thực nghiệm để trồng gạo. Ông ấy không đưa ra những bằng để chứng minh cho mô hình này, ông ấy dựa vào những rễ cây trồng cho rằng nghề làm vườn bắt đầu khoảng 14,000 năm cách ngày nay và đến khoảng 9,000 năm thì đã trồng được gạo. Nhưng nếu hệ thống nó lại thì có những công thức để mà kiểm định, chẳng hạn như kiểm định bằng cách lựa chọn những địa điểm nào có khả năng phát hiện dấu vết nông nghiệp để tiến hành khai quật. Điều này được bảo đảm hơn,tuy nhiên thì không có bằng chứng nào được tìm thấy.

Năm 1984, khi lập kế hoạch cho việc tổ chức khai quật ở Khok Phanom Di thì các nhà khảo cổ có thay đổi về mô hình. Họ đồng ý rằng con người có cư trú gần biền, trong khi vùng này không thích hợp để trồng lúa do đất mặn tuy nhiên vấn đề này đã thay đổi.Ví dụ như, mực nước biển dâng cao và những cư dân có thể lấy được nước ngọt từ vùng đầm lầy này, khi đó những cư dân ở đây tiếp tục mở rộng vùng đất của họ để làm cơ sở cho việc trồng lúa. Một vài ý kiến được chấp nhận, sự định cư bởi những người nông dân sớm trồng trọt được lúa và họ tiếp tục thực nghiêm nó bằng cách mở rộng lên vùng thung lũng sông ở trong những đồng bằng lớn. Năm 1984, Charler Higham và Thosarat đã tìm được một vài mảnh gạo và sớm trải qua quá trình nghiên cứu ở địa điểm này, xác định niên đại cho thấy vùng này chỉ có cư dân đến cư trú vào 2,000 năm BC, nó thì quá muộn để xem xét lại như địa điểm, mà ở đó đã thực sự trồng được gạo.

Như vậy thì vấn đề nguồn gốc nông nghiệp ở Thái Lan đã được hình thành từ khá sớm. Có lẽ là từ hậu kỳ thời đại đá mới. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều vấn đề còn tranh luận để thực sự đưa ra những bằng chứng thích hợp nhất cho sự ra đời tồn tại của nông nghiệp ở Thái Lan.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]TỔNG KẾT[/b]

Thái Lan cũng là một trong những cái nôi đầu tiên hình thành con người. Những dấu vết, di chỉ khảo cổ học đã chứng tỏ điều đó. Sự thiên di của người cổ Homo Erectus đến với khu vực Thái Lan để từ đó định cư ở đây và phát triển một phương thức xã hội hết sức lâu dài đó là săn bắt và hái lượm. Qua thời gian từ lúc phải đối đầu với những lực lượng siêu nhiên mà người ta gọi đó là “sức mạnh của bà mẹ tự nhiên” phải lo sợ, dựa vào nguồn thức ăn của tự nhiên mang lại với đời sống di cư rày đây mai đó, sự biến đổi của khí hậu và môi trường đã làm cho họ dần thích ứng với cuộc sống, tiến tới cải tạo thiên nhiên và làm cho thiên nhiên phải thuần phục lại chính mình. Họ bắt đầu mở rộng lãnh thổ, thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi để rồi từ đó làm tiền đề hình thành một nền nông nghiệp sơ khai. Nền nông nghiệp đòi hỏi họ phải sống định cư lâu dài, mở rộng diện tích trồng trọt và điều đó thúc đẩy sự gia tăng về dân số. Sau cùng là phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước tiến dần vào thời đại kim khí. Như vậy, thời đại đồ đá ở Thái Lan đã trải qua một thời gian hết sức lâu dài để có thể xây dựng nên một nền văn minh tiến bộ giàu bản sắc. Những di chỉ, những dấu vết khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Họ đã chứng minh được rằng sự phát triển của họ cũng nằm trong một sự phát triển có tính quy luật chung của thế giới, từ thời đại đá đến thời đại kim khí và cao nhất vào bước vào thời đại lịch sử. Tuy nhiên, tầm quan trọng của thời đại đồ đá là rất to lớn bởi nó mang tính chất quyết định về nguồn gốc của con người Thái Lan, về những tiền đề mang tính nguồn cội cho sự hình thành văn minh nông nghiệp và nó cũng chính là thời đại kéo dài nhất trong lịch sử Thái Lan. Do đó tiếp tục nghiên cứu thời đại đồ đá là rất cần thiết và cũng để Thái Lan tự chứng minh được mình cũng nằm trong những cái nôi sớm nhất hình thành loài người.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Tài Liệu Tham Khảo[/b]

1. Charles Higham and Rachanie Thosarat (1998), Prehistoric Thailand from early settlement to Sukhothai, Thames and Hudson. (Tư liệu chính)

2. William E Boyd, Charles Higham and Rachanie Thosarat (1996), The Holocene Palaeogeography of the Southeast Margin of the BangKok plain, Thailand, and its Archaeological Implications, University of Hawaii press.

3. Chester.F.Gorman (1970), Excavation at Spirit Cave, North ThaiLand: Some interim interpretations. (File PDF).

4. Charles Higham and Rachanie Thosarat (1993), The Excavation of Prehistoric Site of Nong Nor. (File PDF).

5. Karen Mudar and Douglas Anderson (2007), New evidence for Southeast Asian Pleitocene foraging economies: Faunal remains from the early levels of Lang Rongrien Rockshelter, Krabi, Thailand (File PDF).

6. Claude Jacques (2001), Thailande, Les monument racontent…,tr.36 – 37, Larousse (tiếng Pháp).

7. Hà Văn Tấn (chủ biên), Trình Năng Chung – Ngô Thế Phong, Vũ Công Quý (1983), Về khảo cổ học tiền sử Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á xuất bản.

8. M.O.Kosven (1953), Lại Cao Nguyện dịch (2005), Sơ yếu lịch sử văn hóa nguyên thủy, NXB Khoa học xã hội.

9. Paul Bahn (2005), Dictionary of Archaeology, Penguin Reference Books.

10. Ngô Văn Doanh (1999), Từ điển văn hóa Đông Nam Á, NXB Văn hóa thông tin.

11. Scholarspace.manoa.hawaii.edu




diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết