khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên

Go down

Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên Empty Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên

Bài gửi by Khanh Ha Sat Jun 13, 2009 2:48 pm

Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên

Lần đầu tiên ở Tây Nguyên, các nhà khảo cổ học phát hiện mộ táng bằng chum gốm thô sơ, trong đó có di cốt, răng người tiền sử, đồ trang sức và nhiều công cụ lao động bằng đá chôn theo... Bí ẩn về cuộc sống của người tiền sử ở Tây Nguyên bắt đầu hé mở.
Từ thành phố Pleiku, chúng tôi cùng đoàn khảo cổ học đi qua thị trấn Chư Prông và men theo nhiều dòng suối, ngọn núi hoang vu để đến với khu khai quật di tích khảo cổ học Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 120km, vùng biên giới tiếp giáp với tỉnh Rattanakiri, Campuchia.
Ở đây đoàn Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Gia Lai đã tiến hành khai quật và đã phát hiện 13 phác vật rìu có vai và 4 hình răng trâu, 10 phác vật rìu, 17 phác vật bị vỡ; 12 bàn mài, 10 mảnh gãy phác vật, 1 rìu có vai mài toàn thân và 1 rìu vuông ghè đẽo hoàn chỉnh; 17 phiến tước, 14.157 mảnh tước. Đây được coi là công xưởng chế tác, hoàn chỉnh rìu, bôn tiền sử lớn nhất ở Tây Nguyên.
Đặc biệt, đã phát hiện một mộ táng ở gần dòng suối Ia Mơr. Vị trí mộ được táng trên địa tầng là đất phù sa suối lẫn sạn sỏi, chứa nhiều mùn thực vật có màu đen. Phần đáy của mộ nằm trên lớp đất sét không mùn thực vật màu trắng xám.
Hiện vật tùy táng có 3 cá thể gốm, 1 cuốc đá, 1 bôn hình răng trâu và 97 hạt chuỗi bằng đá, mài - đẽo tròn hình cúc áo, thân nhỏ, mỏng (1-2mm), khoan lỗ ở giữa, cùng với 18 mảnh xương và 17 răng người.
Qua việc ghép hàng trăm mảnh vỡ, các nhà chuyên môn bước đầu kết luận đây là chum mộ có kích thước rất lớn, đáy lồi, miệng loe, đường kính phần miệng chừng 48 cm. Gốm chum mộ là loại gốm thô, đất sét pha cát hạt lớn, độ nung tương đối cao, gốm cứng, thành dày trung bình từ 5-8mm, bên ngoài có trang trí văn chải.
Gốm tùy táng có 2 nồi miệng loe, thân phình, thành dày 2 - 4 mm mỏng mịn và 1 bát bồng làm từ đất sét pha cát mịn hai mặt miết láng, độ nung tương đối cao. Cuốc và bôn đá đều được làm từ đá lửa (Silex) cứng, mịn màu đen. Cả hai loại đều được ghè đẽo hoàn chỉnh rất công phu với những vết ghè tinh tế.
Riêng những hạt chuỗi trang sức bằng đá, hình cúc áo được người xưa gọt giũa cực kỳ khéo léo, mỏng và nhỏ, chính giữa có lỗ xâu. Những lỗ này có thể được xâu dây đeo hạt chuỗi làm đồ trang sức. Một trong những phát hiện ở di tích khảo cổ học Ia Mơr, được xem là thú vị và quan trọng nhất là trong mộ chum vẫn còn đến 18 mảnh xương, 17 chiếc răng người.
Xương hầu hết đã bị gãy nhưng chắc và cứng, còn răng thì bị mất phần chân nhưng vẫn còn nguyên phần men răng. Đây là di cốt người tiền sử đầu tiên tìm thấy ở Gia Lai và cũng là những chiếc răng người đầu tiên tìm thấy trong mộ chum ở Tây Nguyên.
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học), Trưởng đoàn khai quật di chỉ - xưởng Ia Mơr, với những hiện vật phát hiện trên, cho thấy đây là một cộng đồng dân cư có sự thống nhất về văn hóa và cùng niên đại. Quy mô di tích Ia Mơr tương đối lớn (trên 4.000m2) và là một trong những di chỉ - công xưởng chế tác công cụ bằng đá lớn hiện nay ở Tây Nguyên thời tiền sử.
Nhờ sự xuất hiện các di chỉ - xưởng, sự phân công lao động mà tiến trình phát triển văn hóa tiền sử ở Gia Lai vào thời điểm 3-4 nghìn năm trước đồng đều hơn, mạnh mẽ hơn và đã xuất hiện thói quen dùng cuốc trong nông nghiệp, đồ gốm để chăn nuôi và trồng trọt.
Trong lĩnh vực văn hóa tâm linh, cách ứng xử với người chết như chôn người trong quan tài gốm, chôn theo những gì tốt đẹp nhất như công cụ, đồ trang sức, đồ gốm, đồ đá... là nét đẹp truyền thống được hình thành khá sớm ở Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
Cuộc khai quật thành công tại địa danh này không chỉ hé mở về những điều lý thú trong đời sống của người tiền sử mà còn tạo cho các nhà nghiên cứu điều kiện mở rộng thêm các hướng nghiên cứu cho ngành khoa học khảo cổ.
Những phát hiện khảo cổ ở Ia Mơr mới đây rất có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử, cũng như những nét ứng xử văn hóa của người tiền sử ở Tây Nguyên. Điều này cho thấy trên địa bàn Tây Nguyên trong thời tiền sử đã xuất hiện các khu vực cư trú và chế tác công cụ lao động.
Nghiên cứu cụm di tích công xưởng Ia Mơr còn cho phép chúng ta tìm hiểu phạm vi phân bố các văn hóa Biển Hồ, văn hóa Lung Leng, hoặc khả năng xác lập văn hóa mới trên địa bàn này.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, giá trị lớn nhất trong di tích khảo cổ học Ia Mơr – Tây Nguyên, có lẽ là bộ di cốt được an táng theo những cách thức đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Những hiện vật còn lại ở ngôi mộ như xương người, răng, vật dụng chôn theo trong một nồi gốm to với hoa văn thừng sắc nét. Trên cơ thể người chết được chôn theo những viên đá và kèm theo những công cụ lao động (mới chế tác, chưa qua sử dụng).
Đây là ngôi mộ thời tiền sử đầu tiên được tìm thấy ở Tây Nguyên dành được nhiều sự chú ý nhất bởi thông thường một người chết thời kỳ này chỉ được kèm theo 1-2 công cụ tùy táng. Điều đó chứng tỏ vị trí của người chết khi còn sống trong cộng đồng đã giữ một vai trò quan trọng nào đó.
Lý giải về việc mộ táng có đá chôn theo cơ thể, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: “Đây vừa là cách đánh dấu huyệt mộ, xuất phát từ quan điểm “vạn vật hữu linh” của người xưa. Họ quan niệm rằng, đá chính là nơi trú ngụ của linh hồn. Con người sinh ra từ đá và chết đi lại trở về với đá”.
...Đến nay, bước đầu đã có những bí ẩn về ngôi mộ thời tiền sử và những hiện vật của một trong những xưởng chế tác đá của cha ông ta mấy ngàn năm về trước được phát hiện trong di tích khảo cổ học Ia Mơr - Tây Nguyên, được giới khoa học làm sáng tỏ.
Nhưng cũng có những bí ẩn mãi mãi bị chôn vùi theo tháng năm vì sự thờ ơ và tàn phá của con người, nếu như chính quyền địa phương và các ngành chức năng không sớm đưa ra những chủ trương để quy hoạch bảo tồn...
Khu di tích khảo cổ học Ia Mơr - Tây Nguyên mang đầy những bí ẩn, để cho con cháu ngàn đời sau khám phá dấu tích về một thời “phồn vinh, cực thịnh” của người tiền sử ở Tây Nguyên giờ đây chỉ còn dang dở những hố khai quật nham nhở, giữa những vùng rừng núi hoang sơ... mấy ai biết đến (!)

Lê Hân

Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết