Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Lung linh Lung Leng ...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lung linh Lung Leng ...
Lung linh Lung Leng ...
Những cổ vật độc đáo của di chỉ Lung Leng là nét son chấm vào vùng trắng khảo cổ học khu vực phía Nam...
Số lượng: khổng lồ; Chất lượng: độc đáo
Tây Nguyên lâu nay vẫn được xem là vùng đất bí ẩn. Đối với giới khảo cổ học, đây là một khu vực còn rất nhiều điều cần khám phá. Nhưng những đánh giá về Tây Nguyên đã bắt đầu thay đổi từ khi di chỉ khảo cổ học Lung Leng được khai quật.
Nằm ở hữu ngạn sông Pô Cô trong vùng bán ngập của lòng hồ thủy điện Yaly, thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Kon Tum, Lung Leng vốn là một bãi khai thác vàng sa khoáng bị dân đào vàng đào bới nham nhở. Phần diện tích còn lại rộng 11.500m2 được khai quật hai lần vào năm 1999 và 2001 và trở thành một trong những cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất nước.
Đặc biệt trong cuộc khai quật lần hai, các nhà khoa học đã phát hiện và xử lý 20 di tích là các bếp lò, lò nung; 120 mộ táng gồm mộ chum, mộ nồi vò úp nhau, mộ kè gốm v.v.. Hiện vật thu được cho tới nay tại di chỉ này lên đến 14.552 món, trong đó có công cụ sản xuất bằng đá, đồ trang sức, các loại vật dụng sinh hoạt bằng gốm, kim loại v.v..
Một phần hiện vật điển hình trong số lượng hiện vật khổng lồ của Lung Leng đã được đưa về TP.HCM trưng bày, kéo dài đến tháng 11 năm nay. Trong đó có những món độc như chiếc khuyên tai bằng đá trắng vân nâu, đường kính đến 50cm, không dùng để đeo mà là một dạng biểu tượng quyền lực của thủ lĩnh. Hiện vật này chưa từng được tìm thấy ở bất kỳ di chỉ khảo cổ nào trên thế giới.
Bộ sưu tập công cụ đồ đá mới như rìu mài lưỡi của văn hóa Lung Leng mang đặc điểm chung của rìu mài lưỡi Hòa Bình - Bắc Sơn, còn bôn và cuốc răng trâu là công cụ chủ lực của nền nông nghiệp nương rẫy ở Bắc Tây Nguyên. Trong khi đó những công cụ ghè đẽo đặc trưng cho văn hóa Sơn Vi, niên đại hậu kỳ đồ đá cũ thì lần đầu tiên được tìm thấy ở Tây Nguyên.
Gốm Lung Leng chủ yếu là loại gốm thô, dày làm từ đất sét pha cát. Tuy nhiên chúng được chế tác với kỹ thuật cao bằng bàn xoay và nặn tay khá tinh xảo, trang trí hoa văn hình răng sói, thỉnh thoảng kết hợp với các đường cong song song. Một số vật dụng gốm khác được tô màu thổ hoàng hoặc đen ánh chì.
Đặc biệt, bộ sưu tập đồ trang sức có nhiều hiện vật bằng thạch anh, loại chất liệu được người Tây Nguyên xem là thiêng liêng. Các nhà chuyên môn cũng cho rằng do người Tây Nguyên thích dùng đồ trang sức bằng các loại vật liệu dễ hư hỏng theo thời gian, nên hiện vật trang sức còn lại của họ phần lớn làm bằng đá.
Điểm son giữa vùng trắng khảo cổ học phía Nam
Việt Nam đã được công nhận là một trong những địa điểm có con người sinh sống sớm nhất trên trái đất, nhờ phát hiện xương răng người vượn có niên đại cách nay hơn 500.000 năm tại hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai tỉnh Lạng Sơn.
Nhưng điều đó cũng không khẳng định được rằng người cổ có sinh sống liên tục, truyền đời từ đó đến những thời kỳ kế tiếp trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Bản đồ khảo cổ học thời tiền sử, đặc biệt là giai đoạn đồ đá cũ ở Việt Nam vẫn bị bỏ trắng vùng phía Nam.
Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Lung Leng chính là nét son điểm vào một trong những vùng trắng của phía Nam thời đồ đá cũ. Lung Leng đánh dấu bước mở đầu đầy hứa hẹn của khảo cổ học các tỉnh phía Nam.
Theo TS. Phạm Hữu Công, PGĐ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM, điểm lý thú của các tầng văn hóa Lung Leng là đã phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản của thời tiền sử, với các hiện vật của thời đại đồng thau, sắt sớm cách nay 4.000 - 2.000 năm, ngược lên thời đại đá mới và đi xa hơn nữa là thời kỳ đá cũ các nay 18.000 đến 30.000 năm.
Thực tế trên cho thấy, Lung Leng đã được người cổ Kon Tum sử dụng vào nhiều mục đích cư trú, sản xuất, chôn táng v.v. trong những khoảng thời gian rất dài. Đặc điểm này rất hiếm gặp trong các phát hiện khảo cổ thời kỳ tiền sử trên thế giới lẫn ở Việt Nam.
Với những đặc thù của mình, Lung Leng đã làm thay đổi cách nhìn nhận của giới khảo cổ học Việt Nam về Kon Tum và Tây Nguyên thời tiền sử. Lung Leng không chỉ là một cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất đầu thế kỷ XXI mà còn là phát hiện lớn, là minh chứng khoa học về sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thuở ban sơ.
Thời đồ đá chúng ta đã phát hiện văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn dài khoảng 5.000 năm, thời kim khí có văn hóa Đông Sơn dài 2.000 năm, văn hóa Chăm Pa hơn 1.000 năm, văn hóa Óc Eo - Phù Nam 800 năm và văn minh Thăng Long - Đại Việt hơn 1.000 năm. Nay lại có Lung Leng - Tây Nguyên kéo dài nhất, đến hàng vạn năm. Trong việc phục dựng thời tiền sử ở Việt Nam, Lung Leng sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Số lượng: khổng lồ; Chất lượng: độc đáo
Tây Nguyên lâu nay vẫn được xem là vùng đất bí ẩn. Đối với giới khảo cổ học, đây là một khu vực còn rất nhiều điều cần khám phá. Nhưng những đánh giá về Tây Nguyên đã bắt đầu thay đổi từ khi di chỉ khảo cổ học Lung Leng được khai quật.
Nằm ở hữu ngạn sông Pô Cô trong vùng bán ngập của lòng hồ thủy điện Yaly, thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Kon Tum, Lung Leng vốn là một bãi khai thác vàng sa khoáng bị dân đào vàng đào bới nham nhở. Phần diện tích còn lại rộng 11.500m2 được khai quật hai lần vào năm 1999 và 2001 và trở thành một trong những cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất nước.
Đặc biệt trong cuộc khai quật lần hai, các nhà khoa học đã phát hiện và xử lý 20 di tích là các bếp lò, lò nung; 120 mộ táng gồm mộ chum, mộ nồi vò úp nhau, mộ kè gốm v.v.. Hiện vật thu được cho tới nay tại di chỉ này lên đến 14.552 món, trong đó có công cụ sản xuất bằng đá, đồ trang sức, các loại vật dụng sinh hoạt bằng gốm, kim loại v.v..
Một phần hiện vật điển hình trong số lượng hiện vật khổng lồ của Lung Leng đã được đưa về TP.HCM trưng bày, kéo dài đến tháng 11 năm nay. Trong đó có những món độc như chiếc khuyên tai bằng đá trắng vân nâu, đường kính đến 50cm, không dùng để đeo mà là một dạng biểu tượng quyền lực của thủ lĩnh. Hiện vật này chưa từng được tìm thấy ở bất kỳ di chỉ khảo cổ nào trên thế giới.
Bộ sưu tập công cụ đồ đá mới như rìu mài lưỡi của văn hóa Lung Leng mang đặc điểm chung của rìu mài lưỡi Hòa Bình - Bắc Sơn, còn bôn và cuốc răng trâu là công cụ chủ lực của nền nông nghiệp nương rẫy ở Bắc Tây Nguyên. Trong khi đó những công cụ ghè đẽo đặc trưng cho văn hóa Sơn Vi, niên đại hậu kỳ đồ đá cũ thì lần đầu tiên được tìm thấy ở Tây Nguyên.
Gốm Lung Leng chủ yếu là loại gốm thô, dày làm từ đất sét pha cát. Tuy nhiên chúng được chế tác với kỹ thuật cao bằng bàn xoay và nặn tay khá tinh xảo, trang trí hoa văn hình răng sói, thỉnh thoảng kết hợp với các đường cong song song. Một số vật dụng gốm khác được tô màu thổ hoàng hoặc đen ánh chì.
Đặc biệt, bộ sưu tập đồ trang sức có nhiều hiện vật bằng thạch anh, loại chất liệu được người Tây Nguyên xem là thiêng liêng. Các nhà chuyên môn cũng cho rằng do người Tây Nguyên thích dùng đồ trang sức bằng các loại vật liệu dễ hư hỏng theo thời gian, nên hiện vật trang sức còn lại của họ phần lớn làm bằng đá.
Điểm son giữa vùng trắng khảo cổ học phía Nam
Việt Nam đã được công nhận là một trong những địa điểm có con người sinh sống sớm nhất trên trái đất, nhờ phát hiện xương răng người vượn có niên đại cách nay hơn 500.000 năm tại hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai tỉnh Lạng Sơn.
Nhưng điều đó cũng không khẳng định được rằng người cổ có sinh sống liên tục, truyền đời từ đó đến những thời kỳ kế tiếp trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Bản đồ khảo cổ học thời tiền sử, đặc biệt là giai đoạn đồ đá cũ ở Việt Nam vẫn bị bỏ trắng vùng phía Nam.
Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Lung Leng chính là nét son điểm vào một trong những vùng trắng của phía Nam thời đồ đá cũ. Lung Leng đánh dấu bước mở đầu đầy hứa hẹn của khảo cổ học các tỉnh phía Nam.
Theo TS. Phạm Hữu Công, PGĐ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM, điểm lý thú của các tầng văn hóa Lung Leng là đã phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản của thời tiền sử, với các hiện vật của thời đại đồng thau, sắt sớm cách nay 4.000 - 2.000 năm, ngược lên thời đại đá mới và đi xa hơn nữa là thời kỳ đá cũ các nay 18.000 đến 30.000 năm.
Thực tế trên cho thấy, Lung Leng đã được người cổ Kon Tum sử dụng vào nhiều mục đích cư trú, sản xuất, chôn táng v.v. trong những khoảng thời gian rất dài. Đặc điểm này rất hiếm gặp trong các phát hiện khảo cổ thời kỳ tiền sử trên thế giới lẫn ở Việt Nam.
Với những đặc thù của mình, Lung Leng đã làm thay đổi cách nhìn nhận của giới khảo cổ học Việt Nam về Kon Tum và Tây Nguyên thời tiền sử. Lung Leng không chỉ là một cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất đầu thế kỷ XXI mà còn là phát hiện lớn, là minh chứng khoa học về sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thuở ban sơ.
Thời đồ đá chúng ta đã phát hiện văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn dài khoảng 5.000 năm, thời kim khí có văn hóa Đông Sơn dài 2.000 năm, văn hóa Chăm Pa hơn 1.000 năm, văn hóa Óc Eo - Phù Nam 800 năm và văn minh Thăng Long - Đại Việt hơn 1.000 năm. Nay lại có Lung Leng - Tây Nguyên kéo dài nhất, đến hàng vạn năm. Trong việc phục dựng thời tiền sử ở Việt Nam, Lung Leng sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Bài, ảnh: V.Tiến
nguồn:www.kontum.gov.vn
Khanh Ha- Moderator
- Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52