khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG

Go down

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG Empty BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 23, 2009 10:50 am

DẪN NHẬP


Thời đại đồ đồng là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển có tính chất quy luật của lịch sử loài người. Nối tiếp thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, vài ngàn năm. Nhưng trong thời đại này không những xã hội loài người có những bước phát triển mạnh, vượt bậc mà còn đã đạt được những thành tựu rực rỡ, muôn hình muôn vẻ. Thời đại đồ đồng chấm dứt địa vị thống trị của những người đi săn, những kẻ hái lượm đưa nền kinh tế sản xuất đã xuất hiện từ thời đại đồ đá mới lên địa vị chủ đạo, trước tiên là vai trò thống trị của những người làm ruộng nước. Thời đại đồ đồng đưa con người bước lên con đường phát triển mới. Nhìn chung, đó là thời đại dựng nước, thời đại văn minh, thời đại của những nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người. Kế tục và phát triển những thành tựu đã đạt được trong thời đại đồ đá mới, với những nền văn hóa vật chất ngày càng phức tạp và độc đáo, những di tích khảo cổ thuộc thời đại đồ đồng rất phong phú về cả mặt loại hình lẫn tính chất. Về mặt phân kỳ, các nhà khảo cổ học thường chia thời đại đồ đồng thành hai giai đoạn: thời đại đồng đỏ và thời đại đồng thau. Thời đại này được bắt đầu với việc con người biết đến kỹ thuật đúc đồng và “thời đại đồng được khảo cổ học định niên đại khái quát từ khoảng thiên nhiên kỷ thứ V – IV trước công nguyên cho đến thiên nhiên kỷ thứ II trước công nguyên”.( )
Cùng với những thành tựu về kỹ thuật khai khoáng và thuật luyện kim, sự phân công lao động quy mô lớn lần 1 và lần 2, sự chuyển biến từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, sự phát triển chế độ phụ hệ… và những thành tựu khác của thời kỳ đồ đồng thì chữ viết vẫn được coi là một trong những thành tựu lớn nhất của văn hóa loài người, xuất hiện nhiều nơi trong thời kỳ đồng đỏ. Vì vậy, trong khuôn khổ của bài tiểu luận kết thúc môn học, tôi muốn góp phần lý giải một số vấn đề về thành tựu chữ viết trong thời kỳ đồ đồng như: vì sao thời đại đồ đồng lại xuất hiện chữ viết? Chữ viết thời đại đồ đồng xuất hiện ở những đâu và hình thức như thế nào? Sự xuất hiện chữ viết trong thời đại đồ đồng có vai trò như thế nào trong sự phát triển văn hóa, văn minh nhân loại?.
Thuật ngữ
Chữ viết có thể được hiểu là “hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết”( ).

CHƯƠNG 1. NGUYÊN NHÂN VÀ TIẾN TRÌNH XUẤT HIỆN CHỮ VIẾT

1.1. Những chuyển biến xã hội loài người trong thời đại đồ đồng và nguyên nhân để hình thành chữ viết
Thời đại đồ đồng đánh dấu bởi sự phát triển của kinh tế sản xuất, đưa kinh tế sản xuất phát triển chủ đạo, kinh tế khai thác trở thành thứ yếu. Địa vị của những người chăn nuôi trồng trọt được tăng lên.
Kỹ thuật khai mỏ và luyện kim cùng với sản phẩm của nó là công cụ đồng tác động đến việc tạo ra công cụ, dụng cụ cho cư dân nông nghiệp. Cư dân định cư lâu dài, hình thành nên những trung tâm nông nghiệp lớn. Ngành chăn nuôi đã xuất hiện từ cuối thời đại đồ đá mới tới lúc này cũng có những chuyển biến lớn. Tính chuyên môn hóa trong chăn nuôi cao.
Từ những chuyển biền về kinh tế đó thì xã hội cũng có những chuyển biến hết sức sâu sắc. Đó là, sự diễn ra của hai đợt phân công lao động lớn lần thứ nhất và lần thứ hai, “những bộ lạc du mục tách ra khỏi bộ phận còn lại của những người dã man” và sự tách ra của thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp. Đồng thời đây cũng là thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ trước đó.
Về chính trị, thời kỳ này là thời kỳ hình thành nên các nhà nước sơ khai trong lịch sử.
Cùng với những thay đổi, chuyển biến đó thì những lĩnh vực khác về tôn giáo, thiên văn, triết học, toán học, văn học, nông học… trong thời đại đồ đồng đá được đánh dấu bởi sự phát triển tiến bộ một cách vượt bậc.
Vậy những yếu tố nào đã thúc đẩy sự hình thành chữ viết ? Và tại sao việc có chữ viết đã đem lại những ưu thế ghê gớm như thế ? Nói bằng khái niệm hiện đại thì cũng đơn giản : chữ viết là một phương tiện lưu trữ và xử lý thông tin bền vững và hữu hiệu. Thế mà, tự cổ xưa cho đến nay, xử lý thông tin là một đòn bẩy phổ quát cho mọi hoạt động của con người : kinh tế, quân sự, giáo dục... dù người ta xử lý thông tin một cách có ý thức hay không.
Thực ra, có một số điều về quá trình hình thành chữ viết mà ta phải khẳng định đó là:
- Trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định của loài người thì việc nảy sinh ra chữ viết là một quy luật tự nhiên.
- Nhóm dân cư đầu tiên có chữ viết trở nên ưu việt hơn hẳn những nhóm dân cư chung quanh, họ dễ dàng bành trướng hay/và chữ viết của họ được dễ dàng đón nhận. Đó là lý do tại sao có rất ít nguồn gốc chữ viết : sẽ có, và chỉ có, những hệ thống chữ viết khác nhau khi các tập đoàn dân cư biệt lập với nhau và đạt đến một hình thái xã hội nhất định (trường hợp châu Mỹ).
Ở thời sơ sử, khi nền kinh tế nông nghiệp được ổn định và bắt đầu hình thành các đô thị và thương nghiệp, thì nhu cầu xử lý thông tin cao hơn trước, và hệ thống chữ viết thoả mãn được những nhu cầu cao ấy : tính toán, mua bán (« văn tự » vừa là « chữ nghĩa » mà vừa là « giấy mua bán ruộng/nhà... » ! ) v. v. Đồng thời ý thức về cộng đồng cũng được củng cố qua việc truyền bá dễ hơn các huyền thoại và sử thi, một nguồn gốc của văn chương.
Phải nói rằng ngôn ngữ truyền khẩu cũng đã là một phương tiện xử lý thông tin rất cao rồi. Các xã hội không có chữ viết vẫn giữ lại được từ đời này sang đời kia những huyền thoại tuyệt vời, cũng như những hiểu biết thực tế về toán học, về thiên văn, về y học. Điều này bây giờ đã hiển nhiên, qua những nghiên cứu nhân chủng học người ta hiểu rõ các phương thức « di truyền văn hoá » như các nghi thức sinh hoạt săn bắn, hội hè, tế lễ..., với những vai trò đặc biệt của các « thầy mo », « phù thuỷ », « già làng »... Phương tiện truyền tin là tiếng nói, « bộ nhớ » là những bộ óc của các nhân vật đó, cộng với một số phương tiện cụ thể giúp trí nhớ khác như hình vẽ, nét khắc, tiền thân của chữ viết.
Có người lý giải: Cùng với việc hình thành và phát triển của kỹ thuật luyện kim, người ở thời kỳ đồ đồng này muốn truyền kinh nghiêm của mình, họ tìm cách tạo ra những hệ thống ký hiệu dễ nhận biết và thống nhất chúng trong cộng đồng tộc người, vì không chỉ có kiến thức về luyện kim, con người đã biết thêm những tri thức ban đầu về số học, hình học, thiên văn học, nông học, lịch học…. Chữ viết dần xuất hiện và hoàn thiện, từ việc chuyển dần từ ký hiện tiền chữ viết mang ý nghĩa thông báo chung sang chữ viết ghi ý.
Hay như Nguyễn Vũ Ngân Hà trong một bài viết về “lịch sử chữ viết” của mình có giải thích nguyên nhân người Sume phát mình ra chữ viết. “Cách đây khoảng 5500 năm ở vột vùng nào đó nằm giữa Sông Tigre và sông Euphrate đã nảy sinh ra dạng chữ viết đầu tiên của nhân loại.
Khi trở thành những nhà nông, những người Sumérie phải có một quan niệm về kế toán và kiểm kê một cách lâu dài để cai quản thực phẩm thặng dư.
Họ đã dùng đất sét -là vật liệu phong phú của vùng sông này- để giữ lại dấu vết của những thu hoạch mùa màng và những bầy gia súc của họ
Những phương pháp nghề nông để dẫn nước vô ruộng cần một tổ chức xã hội phức tạp mà kiến trúc thứ tự để phân công (structure hiérarchique) phải trở thành càng ngày càng quan trọng với thời gian.
Dân chúng càng đông thì sự thặng dư về thưc phẩm cần phải được cai quản.
Chữ viết trở thành một nhu cầu cần thiết cho nên văn minh đang sinh ra này.
Người Sumérie dùng kỹ thuật mà họ đã biết:
Đó là dấu vết do họ dùng que để ấn vô trong đất sét ẩm để ghi rõ hơn những khái niệm về kế toán, trước tiên là dưới hình thức lối viết bằng hình vẽ (pictogramme).
Lối viết chữ này sau đó càng ngày càng nhiều rồi chia ra những mẫu khác nhau cuối cùng đưa đến một lối viết phức tạp đó là chữ viết đầu tiên được biết.
Ngoài khuôn viên thu hoạch mùa màng và gia súc, còn có bài văn đầu tiên được biết, là bài Sử thi Gilmalesh (l'Epopée de Gilmalesh)
Người ta lấy chữ cunéiforme ("cuneux" nghĩa là "góc cạnh" hay "cái đinh") để chỉ lối viết bằng những gạch tạo ra những tam giác như hình dưới đây”.


Hình 1: Lối viết góc cạnh trong chữ người Sume
(Nguồn: http://vietsciences.free.fr Ngn H-Diệu Hằng)
Còn theo Béatrice Andre – Salvini thì giải thích chữ viết được ra đời trùng với sự xuất hiện các đô thị. Những điều kiện chính trị, xã hội, và văn hóa cần thiết cho việc phát minh ra nó bây giờ đã đủ.
“Tại miền nam xứ này, thành phố Uruk rất phồn thịnh đã tiến hành buôn bán đường dài để nhập nguyên liệu nó thiếu. Ngôi đền thờ thần hộ mện trở thành trung tâm hành chính lớn nhất , đặt dưới sự cai quản của một thủ lĩnh vừa nắm quyền chính trị lẫn tôn giáo – gọi là “vua giáo sĩ”. Các mối quan hệ trở nên phức tạp. Những người quản lý đền phải quản lý cả hoạt động của nhân viên, tiền lương, việc xuất nhập trâu bò, hàng hóa. Vì trí nhớ con người có hạn nên cần tìm ra một hệ quy chiếu mới và thống nhất để ghi chép các thông tin truyền miệng. Vì thế xuất hiện chữ viết. Nó dùng hình ảnh để biểu thị các biểu tượng của xã hội. Nhiều khái niệm mới vì vậy được miêu tả một cách trìu tượng ngay trong những thử nghiệm đầu tiên. Đó là trường hợp con vật được đếm nhiều nhất: con cừu. Từ này ban đầu được thể hiện bằng chữ thập trong một hình tròn: đó là con vật trên bãi cỏ có hàng rào bao quanh. Là một phương tiện ghi nhớ đơn giản buổi đầu, chữ viết đã phát triển dần trong những thế kỷ tiếp theo cả về nội dung lẫn hình thức chữ”.( )
Về mặt lịch sử tư duy khoa học thì vấn đề quan trọng là sự chuyển tiếp từ tư duy bằng huyền thoại đến tư duy bằng lý tính (từ mythos đến logos). Tuy nhiên, nói như thế chỉ đúng một nửa. Bởi vì, ngoài tư duy bằng huyền thoại với các biểu tượng « hướng nhân » (anthropomorphe) rất trừu tượng, như đã nói ở trên, con người tiền/sơ sử còn dùng những biểu tượng khác, tạm gọi là biểu tượng vật chất, đến thẳng từ những sinh hoạt cụ thể, và chính từ đó mới nảy sinh chữ viết.
Nhưng theo tôi, chữ viết không thể ra đời bởi chỉ một hay hai lý do mà các nhà nghiên cứu đã đề cập. Chữ viết ra đời phải dựa vào tất cả những yếu tố chuyển biến của xã hội, kể cả về mặt tư duy của con người. Và chính tất cả những biến chuyển trong thời đại đồ đồng ngay từ giai đoạn đồ đồng đỏ đã tác động tạo nên nhu cầu cho việc xử lý thông tin trong xã hội như: để mua bán, để kiểm soát của cải,,, người ta cần các biểu tượng vật chất, chứ không chỉ dựa trên trí nhớ. Cũng như vậy, công việc làm lịch rất quan trọng cho việc cày cấy,,, cần đến quan sát thiên văn và ghi nhớ vị trí các ngôi sao để đo thời gian…. Chính ở đây mà các nhà nhân chủng học, như Jack Goody, nhận thấy một điều độc đáo : ngay từ đầu, chữ viết đã không phải chỉ là sự ghi nhớ tiếng nói. Trong ngôn ngữ viết có những điều không có trong ngôn ngữ nói. Đây là điều quan trọng mà ngay cả những nhà ngôn ngữ học lớn nhất, như Ferdinand de Saussure, cũng không thấy (« Lý do hiện hữu độc nhất của chữ viết là để ghi lại tiếng nói », F. de Saussure viết trong giáo trình ngữ học tổng quát ; Thật vậy, chữ viết đem lại cho nội dung thông tin những cấu trúc rõ ràng hơn tiếng nói rất nhiều. Cụ thể là những hiện vật khảo cổ mang chữ viết sớm nhất đều là những danh sách, bảng biểu, tức là những thông tin hai chiều, chứ không phải chỉ có một chiều tuyến tính như tiếng nói. Cũng có thể nói thêm, ngay trong chiều tuyến tính thì với các dấu ngắt câu... chữ viết cũng đã chính xác hơn tiếng nói nhiều rồi. Ngược lại với câu của de Saussure, những phát biểu quan trọng nhất trong lịch sử loài người hiện nay đại đa số là đọc bài viết sẵn, trong đó tiếng nói chỉ là cái phát ra chữ viết. Những sai lầm của các bác học lớn đều phong phú.
Rồi sau mấy nghìn năm loài người có chữ viết, dần dần huyền thoại trở thành lịch sử, ma thuật trở thành khoa học, và đồng thời xã hội phân hoá mạnh hơn. Đó là những điểm ta sẽ tiếp tục nói đến sau đây.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG Empty Re: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 23, 2009 10:55 am

1.2. Tiến trình hình thành chữ viết

1.2.1. Hệ thống biểu tượng tiền ký tựLịch sử chữ viết bắt đầu khi các hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (cuối thiên niên kỷ 4 trước Công nguyên) từ các biểu tượng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới.

Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng. Những hệ thống này không thể coi là chữ viết, nhưng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết). Chúng là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định.

Hình vẽ sau cho thấy hệ thống kế toán của người Inca, trong đó mỗi sợi dây là một con số, Người Inca không phải là những người độc nhất dùng giây thắt nút để làm kế toán, ghi nhớ nợ nần... có lẽ dùng nhiều là để ghi nhớ số con trong một đàn cừu hay đàn bò. Và người ta đã thấy những người sử dụng thường là không biết chữ, ngay cả khi họ sống trong một nền văn hoá có chữ viết.
Tuy vậy, chúng không có nội dung ngôn ngữ. Những hệ thống này xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá mới, khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Đáng chú ý có hệ biểu tượng Vinca có những cải tiến về biểu tượng giản đơn ở đầu thiên niên kỷ 7 TCN, dần tăng tính phức tạp trong thiên niên kỷ tiếp theo và lên đến đỉnh cao là những bản ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tượng được xếp theo hàng lối chặt chẽ, giúp chúng ta liên tưởng ngay đến văn bản. Các ký tự tượng hình của Cận đông thời cổ đại (Ai Cập, Cuneiform – tiền thân nền văn minh Xume, Cretan) dường như không bắt nguồn từ những hệ thống biểu tượng trên. Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế thừa biểu tượng tiền chữ viết ở thời điểm nào.
Năm 2003, các biểu tượng khắc trên mu rùa được phát hiện ở Jiahu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị cacbon cho thấy những mu rùa này có từ thiên niên kỷ 7 trước công nguyên. Các mu rùa được tìm thấy khi khai quật những di chỉ ở 24 hang động thời đồ đá mới ở Jiahu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Theo một số nhà khảo cổ, những chữ viết trên mai rùa có những điểm tương đồng với ký tự viết trên những thẻ xương động vật ở thiên niên kỷ 2 TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà khảo cổ khác không đồng ý với quan điểm đó. Họ cho rằng những phác họa hình học giản đơn như thế không hề liên hệ đến chữ viết cổ xưa.

Ở nền văn minh sống Ấn, chuỗi biểu tượng tìm thấy có thể tạo thành hệ biểu tượng tiền ký tự, có thể là chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện chữ viết ở Lưỡng Hà.

1.2.2. Sự phát minh ra chữ viết
Tất cả những chữ viết thời hiện đại chỉ có hai nguồn gốc độc lập mà thôi. Thứ nhất là loại chữ tượng hình / biểu ý : chữ Hán với các biến thể như chữ Nhật, chữ Triều Tiên và chữ Nôm. Thứ hai là các loại chữ tượng thanh bằng một số mẫu tự rất nhỏ (trên dưới 30) trong một bảng chữ cái, tất cả đều thoát thai từ chữ của người Phénicien (Bờ Đông của Địa Trung Hải : Israrl, Palestine, Liban ngày nay). Hiện nay người ta nghĩ rằng vào khoảng thời gian -1300, xuất hiện chữ Phénicien), với chỉ có 22 ký tự. Đây là một đột biến táo bạo, nảy sinh sau một thời gian cọ sát giữa nhiều thứ chữ cổ giao lưu với nhau qua vùng ngã tư Cận Đông, khi các thứ chữ đó đều đang trên quá trình đi từ tượng hình đến tượng thanh. Chữ Phénicien được truyền đi, biến dạng theo nhu cầu, để ghi lại được mọi loại tiếng nói. Ba nhánh chính là : Ở tại chỗ thành hình các loại chữ Do Thái, Ả Rập ; đi về phía Tây thành loại chữ Hy Lạp - Latinh - Cyrilic ; truyền sang phía Đông thành các loại chữ Pali và Sanscrit của Ấn Độ, và các biến thể khác ở Đông Nam Á (Lào, Thái, Campuchia, Indonesia...).

Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đá mới, thiên niên kỷ 4 TCN. Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho đến nay vẫn chưa giải mã được).

Lá thư tìm thấy ở Telloh của thầy tế Lu'enna gửi nhà vua (có lẽ tên là) Urukagina của thành Lagash, Lưỡng Hà, thông báo con ngài đã chết trận, khoảng năm 2.400 TCN.
Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai cập song song với những ký tự vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN.
Ký tự của nền văn minh sống Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa, tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.
Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn minh Trung Đông. Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhà thương.
Những hệ thống chữ viết ở châu Mỹ (bao gồm nền văn minh Maya và Olmec) cũng có nguồn gốc xuất xứ độc lập.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG Empty Re: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 23, 2009 10:59 am

CHƯƠNG 2. CÁC DẠNG CHỮ VIẾT THỜI KỲ ĐỒ ĐỒNG
Theo nhà nhân chủng học Jack Goody, thì ở cựu lục địa chỉ có các hệ thống chữ viết cổ vào thời đại đồ đồng
3.1. Chữ viết hình nêm
Chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sáng tạo vào cuối thiên nhiên kỷ IV TCN. Trong thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Ví dụ, muốn viết chữ chim, cá, lúa, nước thì vẽ ra hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng. Dần dần, các hình vẽ được đơn giản hóa tức không phải vẽ toàn bộ sự vật mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu mà thôi. Ví dụ, chữ trời chỉ vẽ một ngôi sao, con bò mộng chỉ vẻ cái đầu bò và hai cái sừng dài.
Trên cơ sở tượng hình, để biểu thị các khái niệm, động tác… người ta dùng phương pháp biểu ý. Ví dụ, muốn vẻ chữ khóc thì vẽ con mắt và nước, đẻ thì vẻ chim và trứng…
Người ta còn dùng hình vẽ đrre mượn âm thanh. Ví dụ, muốn viết âm xum thì vẽ bó hành, vì bó hành có âm xum. Các hình vẽ chỉ âm tiết còn kết hợp với một số hình khác để phân biệt với các khái niệm. Ví dụ, hình bàn chân kết hợp với âm tiết NA là đi, hình bàn chân kết hợp với âm tiết BA là đứng, chữ hài thanh còn dùng để biểu đạt nhiều loại từ khác nhau trong giới từ, phó từ… nhờ có chữ hình thanh mà số lượng chữ tượng hình càng ngày càng được giảm đi. Lúc đầu khoảng 2000 chữ. Nhưng đến thời Lagát (thế kỷ XXIX TCN) thì số chữ tượng hình chỉ còn khoảng 600 chữ.
Hệ thống chữ viết nguyên thủy của người Sumer bắt nguồn từ những phiến đất sét được sử dụng để chỉ tên đồ vật. Cho đến cuối thiên niên kỷ 4 TCN, hệ thống này đã phát triển thành một phương pháp lưu lại các bản kê, sử dụng bút trâm đầu tròn ấn lên tấm đất sét theo các góc khác nhau để ký hiệu con số. Cách ghi này dần được gia tố các biểu tượng ghi bằng bút trâm sắc để chỉ ra cái gì được đếm. Ghi chép sử dụng bút trâm đầu tròn và bút trâm đầu sắc, theo thời gian, được thay thế bằng bút trâm đầu hình nêm (vì thế mà có tên chữ viết hình nêm) vào khoảng 2.700 – 2.500 năm TCN. Ban đầu chỉ có những ký hiệu ghi hình (xem chữ tượng hình) nhưng đã phát triển, đưa vào yếu tố ngữ âm ở thời gian thế kỷ 29 TCN. Chừng 2.600 năm TCN, chữ viết hình nêm bắt đầu thể hiện âm tiết trong nhóm ngôn ngữ Xume (Sumer) vùng Lưỡng Hà. Cuối cùng, chữ viết hình nêm trở thành hệ thống chữ viết phổ biến ghi lại ký hiệu ghi hình, âm tiết và con số. Kể từ thế kỷ 26 TCN, dạng chữ viết này du nhập vào ngôn ngữ Akkadian (một ngôn ngữ trong nhóm Xume) và các ngôn ngữ khác như Hurrian (ngôn ngữ được nói ở phía bắc Lưỡng Hà khoảng 2.300 năm TCN và gần như biến mất 1.000 năm TCN) và Hittite (ngôn ngữ của đã biến mất, đã từng được nói ở trung tâm Tiểu Á từ 1.600 đến 1.100 năm CN). Những ký tự tương tự còn được tìm thấy trong ngôn ngữ Ugaritic (ngôn ngữ đã biến mất, từng được sử dụng ở Ugarit, Syria) và Ba Tư cổ.
3.2. Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết Ai Cập ra đời. Chữ viết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Ai Cập, và đọc và viết là đặc quyền của nhóm người được giáo dục để ghi chép và giữ gìn văn bản. Chỉ những người với xuất thân nhất định mới được đào tạo để trở thành nguời ghi chép và giữ gìn văn bản. Họ phục vụ trong đền thờ, quân đội và hệ thống hành chính của nhà vua (Pharaon). Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các văn bản viết chữ Ai Cập thời kỳ đồ đồng , ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao, nước, núi non….
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ, muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau.
Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm. Vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẻ biểu thị âm tiết.
Chữ viết Ai Cập thời đại đồ đồng thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy papyrus. Vốn ở hai bên bờ sông Nin có loại cây Papyrus, người Ai Cập lấy thân cây này, chẻ thành từng thanh mỏng, ghép các thanh ấy thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước Châu Au, giấy được gọi là papier, paper…. Để viết trên các loại giấy đó, người Ai Cập thời kỳ này đã dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực làm bằng bồ hóng.
Hệ thống chữ viết tượng hình Ai Cập luôn phức tạp, khó học, nhưng trong nhiều thế kỷ sau khi ra đời, chúng còn trở nên khó học hơn nhiều. Chủ ý của thực tế này là nhằm duy trì đặc quyền của những người ghi chép và giữ gìn văn bản. Nhưng loại chữ tượng hình này cũng chỉ sử dụng được trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.
Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên là Ghêrapolong đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công. 1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.
Năm 1798, Bônapác viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa điểm gần thành phố Rôdetta (Rosetta), trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được một tấm bia, đặt tên là tấm Tôdétta. Trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên là chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hi Lạp. Ngay sau đó, các nhà khoa học đã tìm cách giải mã thứ chữ cổ này. Và năm 1822, Sampôllion, một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm ra cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một môn khoa học mới ra đời đó là môn Ai Cập học. Các nhà khoa học thuộc nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và biên soạn thành công cuốn Từ điển chữ tượng hình Ai Cập. Nhờ đọc được chữ tượng hình Ai Cập giai đoạn đầu này, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học… của Ai Cập cổ đại.
3.3. Chữ viết Trung Hoa
Theo truyền thuyết, từ thời hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương chữ viết Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên này khắc trên mai rùa hoặc xương thú, được phát hiện đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.
Sở dĩ đời thương khắc chữ trên mai rùa hoặc xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Sở dĩ người Trung Quốc lúc bấy giờ muốn bói cái gì thường khắc điều muốn bói lên mai rùa hoặc xương thú, đục lỗ ở giữa rồi nung, sau đó dựa vào các đường rạn để đoán ý trời, đất, quỷ, thần.
Phương pháp cấu hình chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ, cữ Nhật là mặt trời thì vẽ một vòng tròn nhỏ, chính giữa có cái chấm. Chữ sơn thì vẻ 3 đỉnh núi…
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.
Cho đến nay đã phát hiện hơn 100.000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số các chữ giáp cốt đã phát hiện có khoảng 4500 chữ. Tong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt đã gép được những đoạn văn tương đối dài. Có đoạn dài tới trên 100 chữ.
Đến thời Tây Chu số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Kim văn từ đời thương đã có nhưng còn ít. Đến thời Tây – Chu nhà vui thương đem ruộng đất, và người lao động ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vui chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy trên đỉnh để làm kỷ niệm. Do đó, kim văn đến thời kỳ này rất phát triển. Ngoài đồ đồng, chữ viết thời Tây – Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre.
Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi là chữ đại triện, cũng gọi là cổ văn. Thời Xuân Thu – Chiên Quốc, do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp vào thứ chữ các nước khác, cải tiến cách viết, tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.


Hình 7. Biến thiên của chữ Hán « Ngư » (cá)
(nguồn: http://maxreading.com/index.php?chapter=2529)

Ở Trung Quốc, ngày nay các nhà sử học biết được rất nhiều điều về những triều đại Trung Hoa đầu tiên nhờ những văn bản còn sót lại. Từ thời nhà Thương, đa số những ghi chép này tìm thấy trên xương động vật hoặc bản ghi bằng đồng. Những chữ ghi trên mai rùa, qua phương pháp xác định tuổi carbon cho thấy chúng được viết khoảng 1.500 năm TCN. Các nhà sử học phát hiện ra rằng loại vật liệu được sử dụng có ảnh hưởng đến văn bản được ghi chép và cách thức sử dụng chúng.
Có những phát hiện gần đây về các mai rùa có niên đại khoảng 6.000 năm TCN như các ký hiệu tìm thấy ở Jiahu, nhưng liệu chúng đã đủ phức tạp để được coi là chữ viết hay chưa thì vẫn còn tranh cãi. Nếu những hình vẽ này được xác định là ngôn ngữ ở dạng viết thì chữ viết Trung Hoa là chữ viết cổ nhất của nhân loại, thậm chí ra đời tới 2.000 năm sớm hơn chữ viết hình nêm của vùng Lưỡng Hà. Hiện nay, những bằng chứng có hệ thống về chữ viết Trung Hoa bắt đầu từ 1.600 năm TCN
3.4. Ký tự Elamite
Những biểu tượng tiền ký tự Elamite vẫn chưa giải nghĩa được xuất hiện có lẽ từ 3.200 năm TCN và trở thành có hàng lối vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, chúng sau đó được thay thế bằng chư viết hình nêm Elamite du nhập từ ngôn ngữ Akkadian.
3.5. Chữ tượng hình Tiểu ÁChữ tượng hình Tiểu Á là ký tự ghi lại hình để biểu đạt thông tin ra đời ở phía tây Tiểu Á. Lần đầu tiên xuất hiện trên các con dấu hoàng gia để ghi lại ngôn ngữ Luwian (một ngôn ngữ ngày nay đã tuyệt chủng) khoảng thế kỷ 20 TCN.
3.6. Ký tự Cretan
Chữ tượng hình Cretan được tìm thấy tại các di chỉ của nền văn minh Minoan đảo Crete (xuất hiện ở giữa thiên niên kỷ 2 TCN). Vẫn chưa được giải mã
3.7. Những chữ cái cổ Semitic (Trung Đông)
Những chữ cái đúng nghĩa đầu tiên (những chữ cái phụ âm, gán mỗi biểu tượng tương ứng với một âm vị, nhưng không nhất thiết mỗi âm vị ứng với một biểu tượng) xuất hiện khoảng 1.800 năm TCN ở Ai Cập Cổ đại, như một cách miêu tả ngôn ngữ được phát triển bởi những người Semitic phục vụ ở Ai Cập, nhưng những nguyên tắc chữ cái này không được du nhập vào hệ thống chữ viết tượng hình của Ai cập trong suốt thiên niên kỷ. Những chữ cái phụ âm ban đầu này vẫn ít được coi trọng trong nhiều thế kỷ. Và chúng chỉ trở nên quan trọng khi vào cuối thời kỳ đồ đồng, khi ký tự tiền chữ viết Sinaitic phân thành hai nhánh là hệ thống tiền chữ cái Canaanite (khoảng 1.400 TCN) và hệ thống chữ cái nam Ả rập (khoảng 1.200 TCN). Hệ thống tiền chữ cái Canaanite có lẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống chữ viết ghép vần Byblos mà hiện này vẫn chưa giải mã được và sau đó truyền ảnh hưởng vào chữ cái Ugantic (khoảng 1.300 TCN).
3.8. Chữ viết Ấn ĐộNhững điều mà khoa học đã biết được về thành tựu chữ viết thời kỳ đồ đồng ở An Độ đó là: “Chữ viết đầu tiên ở Ấn Độ được sáng tác từ thời văn hóa Harappa. Tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn đã phát hiện hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa. Suốt nửa thế kỷ từ khi phát hiện lần đầu tiên vào năm 1921, nhiều tác giả của nhiều nước đã nghiên cứu cách đọc loại chữ này nhưng vẫn chưa thành công. Mãi cho đến cách đây vài chục năm, một nhà khảo cổ học An Độ là tiến sĩ S.R. Rao đã khám phá ra sự bí ẩn của loại chữ này”.
Theo ông Rao, đây là một loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần. Trong số hơn 3000 con dấu ấy có 22 dấu cơ bản. Loại chữ này chủ yếu viết từ phải sang trái. Những con dấu đã phát hiện là những con dấu đóng trên các kiện hàng để xác nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ của những hàng hóa xuất khẩu đó.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG Empty Re: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 23, 2009 11:02 am

CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA CHỮ VIẾT
Chữ viết - phương tiện ghi lại thông tin
Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Chữ viết là phương tiện ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu không thể truyền lại.
Âm thanh hay lời nói là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền đạt rộng rãi và chính xác, lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian theo kiểu "tam sao thất bản". Chữ viết khắc phục được những điểm trên là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người.
“Chữ viết đã làm cho những mầm mống của tri thức được sinh sôi, nảy nở nhanh chóng. Chữ viết góp phần củng cố và phát triển các ngữ hệ, cũng như sự hoàn thành ngữ hệ đã tạo điều kiện cho chữ viết hoàn thiện”.( )
Về mặt tư duy: Sự phát triển hệ thống những biểu tượng của chữ viết cho những khái niệm cụ thể và trừu tượng cuối cùng đã đem lại một hình thức tăng cường mạnh mẽ khả năng mọi người viết ra và đóng góp vào dòng kiến thức vô tận của nhân loại, từ xa đến gần, từ hiện tại hay trong quá khứ. Ngoài ra, chữ viết (và những vật liệu "kỹ thuật " đi cùng) đã cung cấp một sự hỗ trợ đắc lực cho một bộ não vốn hạn chế về khả năng suy nghĩ hay giao tiếp ngay lập tức nhiều ý tưởng phức tạp.
Từ đó chữ viết đem đến một sự hỗ trợ thiết yếu về phần cứng cho cơ quan thần kinh, dữ liệu sẵn có ra tăng lớn trong cho cơ quan này để cân nhắc xem xét, và một khả năng đã được cải thiện đáng kể cho hệ thần kinh của con người để cùng suy nghĩ. Hình vẽ cho thấy rằng các cơ quan thần kinh giờ đây đã thường sử dụng bộ nhớ ngoài như một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho việc suy nghĩ.
Trong suốt thời gian này các lĩnh vực về khoa học và triết học được khám phá một cách rộng rãi và có hiệu quả, trở nên dễ dàng hơn bởi khả năng suy nghĩ, lưu trữ thông tin và khả năng giao tiếp qua chữ viết. Một số tiến bộ như là: trong toán học người ta đã có thể quy cho gần như là hoàn toàn vào "vai trò của những biểu tượng của chữ viết". Sự tập hợp của những kết quả về một lượng người đang gia tăng một cách rộng lớn bởi những tiến bộ trong việc quản lý những người dù ở cách xa nhau đã được thực hiện phần lớn nhờ vào chữ viết.



Hình: Sơ đồ bộ máy tư duy con người thời kỳ hình thành chữ viết
(nguồn: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam)
Tuy nhiên, việc tiếp cận với chữ viết (hay việc dạy cho mọi người đọc được những chữ viết đó) còn hạn chế bởi những bản sao chép chữ viết phải làm thủ công, và quyền kiểm soát việc tiếp cận chữ viết này thường nằm trong tay những người ưu tú đang nắm quyền hay những người thống lĩnh tôn giáo.


KẾT LUẬN

Chữ viết – một thành tựu lớn của văn hóa loài người đã xuất hiện và dần phát triển, hoàn thiện ở nhiều nơi từ thời đồng đỏ bới những chuyển biến lớn trong kinh tế, xã hội của thời đại này, từ việc chuyển dần từ ký tự tiền chữ viết sang chữ viết ghi ý. Sự xuất hiện của chữ viết gắn liền với những yêu cầu hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Ơ mỗi nước, mỗi khu vực khác nhau, ở giai đoạn đầu này đã hình thành nên những loại chữ viết khác nhau. Chữ viết đã đóng góp một phần quan trọng trong việc phổ biến và truyền bá tri thức, củng cố và phát triển các ngữ hệ. Chữ viết được xuất hiện từ những tri thức, kinh nghiệm tích kũy được, mặt khác, khi nó ra đời thì nó lại là tiền đề thúc đẩy các ngành khoa học khác phát triển cũng như trong quản lý hành chính nhà nước đã góp phần trong việc tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các trung tâm văn minh lớn của nhân loại trong thời đại đồ đồng và cả về sau.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.1. Sách, báo, tạp chí
1. Batrice Andr-Salvini, Sự ra đời của chữ viết, Người đưa tin Unesco. - 1995 Số 568.
2. Mai Ngọc Chừ , “Ngơn ngữ - Chữ viết”, tạp chí Văn hoá Đông Nam Á. – 1998.
3. Lâm Thị Mỹ Dung, Thời đại đồ đồng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
4. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, 2000.
5. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa, Cơ sở khảo cổ học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
1.2. Tài liệu điện tử
1. http://www. Sfa-antiques.co
2. http://www. Vi.wikipedia.org
3. http://www. Khoahoc.com.vn.
4. http://pedroiy.free.fr/alphabets/langues/langues_haut.htm
5. http://vietsciences.free.fr Ngn H-Diệu Hằng
6. http:// www.bandovanhoa.net
7. http://www.thanhnien.com.vn
8. http://www.tuoitre.com.vn
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG Empty Re: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỮ VIẾT TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết