Tìm kiếm
Latest topics
Đăng Nhập
CẦN THƠ
+2
HaXuyen
anhthu8x_ct
6 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CẦN THƠ
Để mở hàng cho mục du lịch của diễn đàn, mình xin mở một cái topic giới thiệu về Cần Thơ để giới thiệu về quê hương của mình với các bạn nhé 

Lịch sử
Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh.
Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ... Hiện nay, dự án cầu Cần Thơ đang được xúc tiến triển khai, hứa hẹn một tương lai phát triển hơn cho miền đồng bằng trù phú này.
Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồn bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Cần Thơ nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Đình Bình Thủy, Vườn lan, Vườn cò Bằng Lăng …
Cần Thơ là trung tâm văn hoá lớn của vùng với nhiều đặc trưng văn hóa độc đáo của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng Nam Bộ. Cần Thơ còn có nhiều thế mạnh riêng để phát triển du lịch không chỉ ở kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh mà còn ở tiềm năng văn hóa phong phú đa dạng.
Chùa Nam Nhã

Tọa lạc tại 612 đường Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, TP Cần Thơ, đối diện Đình Bình Thuỷ. Chùa được xây dựng vào năm 1890. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa còn là nơi vận động kinh tài của phong trào Đông Du, từng lưu dấu chân các nhà ái quốc như: Phan Bội Châu, Cường Để, Ngô Gia Tự…
Chùa Ông (Quảng Triều Hội Quán)

Toạ lạc trên đường Hai Bà Trưng, đối diện bến Ninh Kiều, chùa Ông được xây dựng vào năm 1896, là một di tích lịch sử - văn hóa đã được Bộ Văn hóa Thông tin liệt hạng cấp quốc gia. Chùa được kiến trúc theo hình chữ “quốc”, với những hoa văn họa tiết hết sức độc đáo.
Bảo tàng Cần Thơ

Đây là một bảo tàng tổng hợp có quy mô lớn nhất ĐBSCL với diện tích 2.700m2, tọa lạc tại số 1 Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều. Bảo tàng là nơi trưng bày và giới thiệu về đất nước và con người Cần Thơ qua từng thời kỳ lịch sử. Hơn 5.000 hiện vật và cổ vật quý hiếm cũng được trưng bày tại đây.
Bảo tàng Quân Khu 9

Bảo tàng QK9, Bảo tàng Hồ Chí Minh - ÐBSCL: Nằm ngay trung tâm thành phố, đối diện Bảo tàng Cần Thơ. Hiện vật, hình ảnh trưng bày tại đây là những tài sản vô giá minh chứng cho quá trình xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang QK9 và tấm lòng của người dân ÐBSCL với Bác Hồ kính yêu.
Khu Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Khám Lớn

Sáng ngày 23/9/1996 tại Khám Lớn Cần Thơ, sở Văn Hoá Thông Tin và Bảo tàng tỉnh đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Khám Lớn Cần Thơ là di tích lịch sử - văn hoá Quốc Gia do Bộ Văn Hoá Thông Tin tặng kèm theo quyết định của Bộ số 1460/QĐ.VHTT ngày 28/6/1996.
Khám lớn Cần Thơ được Pháp xây dựng trên DT 3.762 m vuông, nằm cạnh Dinh tỉnh trưởng, đối diện với Toà Bố, có tường kiên cố bao bọc cao từ 3,6m tới 5m, mỗi góc tường là một vọng gác cao 6m có đèn pha mạnh, tầm quan sát rộng . Trong khám lớn có chùa , nhà thờ, 21 phòng giam tập thể, nhiều xà lim, phòng giam " đặc biệt ". Đây là trại giam lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã cầm tù, tra tấn, sát hại nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cộng sản của Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Ngay trước cổng khám lớn, ngày 4/6/1941 lúc 9h30 sáng, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí Lê Văn Nhung ( Bí thư tỉnh uỷ Cần Thơ năm 1940 ), đồng chí Ngô Hữu Hạnh ( Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ Cần Thơ năm 1940 ).
Năm 1995 , do việc xây dựng trụ sở UBND Tỉnh, ngoài diện tích của Dinh tỉnh trưởng ( cũ ) còn nhập thêm 1 phần diện tích của khám lớn nên khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở của giám thị không còn nữa. Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046m vuông, lưu giữ các hiện vật như gông cùm tra tấn tù nhân; khăn tay, áo gối, áo len mà các má , các chị đã thêu đan trong tù hoặc áo mặc lúc bị tra tấn... cùng một số tranh ảnh, tư liệu quý giá.
Đình Bình Thủy (Long Tuyền cổ miếu)

Đi về hướng Long Xuyên, trên quốc lộ 91, cách TP Cần Thơ 5km, đình toạ lạc tại phường Bình Thuỷ, TP Cần Thơ. Đình có quy mô và diện tích vào loại lớn nhất trong các đình khác ở Cần Thơ (trên 4.000m2) được xây dựng vào năm 1844 theo lối kiến trúc hình chữ “nhất” mặt hướng ra vàm sông Bình Thủy. Năm 1989, đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Mộ danh nhân Phan Văn Trị

Từ TP Cần Thơ theo quốc lộ 1A, đi về hướng Sóc Trăng tới cầu Cái Răng rẽ phải chạy theo tuyến lộ ven sông, du khách sẽ đi qua vùng cây ăn trái nổi tiếng và đến mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, ở ấp Nhơn Lộc 1, xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, cách TP Cần Thơ 16km. Phan Văn Trị (1830 – 1920) là một nhà thơ yêu nước. Bằng ngòi bút của mình, Ông đã thẳng thắn vạch mặt bọn quan lại ôm chân thực dân Pháp và ca ngợi nghĩa khí yêu nước của nhân dân ta.
Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, được nhân dân tôn vinh là một trong bốn “Rồng vàng đất Nam Bộ”. Khu mộ hiện tọa lạc tại làng Long Tuyền, phường An Thới, đã được tôn tạo và mở rộng thành điểm tham quan du lịch xứng tầm một nhân vật lịch sử rất đáng tự hào của người dân đất Tây Đô.
Vườn cò Bằng Lăng

Thuộc xã Thới Thuận, quận Thốt Nốt cách TP Cần Thơ 45km đi theo quốc lộ 91 hướng về Long Xuyên, vườn rộng hơn 2ha có trên 20 loài chim, 10 giống cò với số lượng đông hàng chục ngàn con sinh sống trong vườn. Đến vườn du khách sẽ tận mắt chứng kiến cảnh từng đàn cò trắng dập dìu bay về tổ buổi hoàng hôn. Đến với vườn cò Bằng Lăng, chắc chắn du khách sẽ chụp được nhiều bức ảnh đẹp về cảnh quan để lưu niệm và giới thiệu với bạn bè.
Điện thoại: 0710.853872
Khu Du lịch Phù Sa



Phù Sa là khu du lịch sinh thái lớn nhất ĐBSCL với diện tích khoảng 30ha nằm giữa lòng sông Hậu mênh mông, ẩn sâu trong rừng bần rợp bóng. Nơi đây phong cảnh nên thơ, cảnh vật hữu tình, không khí trong lành, thoáng mát quanh năm. Khu du lịch Phù Sa cách bến Ninh Kiều khoảng 1km về hướng Đông và chỉ mất khoảng 10 phút đi bằng tàu là sẽ đến nơi.
Địa Chỉ: KV1, Cồn Ấu, P. Hưng Phú, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ.
Điện Thoại: 0710. 213886
Làng đan lọp Thới Long

Ngay xã Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, có làng đan lọp tép (dụng cụ bắt tép), một phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu với hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ÐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm.
Xóm lưới Thơm Rơm
Thuộc xã Thạnh Hưng, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ, nơi đây có trên 70 gia đình làm nghề đan lưới tạo ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đánh bắt thủy sản như: lưới mắt nhỏ bắt cá linh, cá rô; lưới mắt lớn hoặc lưới ba màn bắt cá mè vinh và các loại cá lớn.
Làng cổ Long Tuyền
Theo quốc lộ 91 hướng Long Xuyên qua cầu Bình Thuỷ rẽ trái sẽ đến làng cổ, thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ. Ngày nay, Long Tuyền thu hút du khách nhờ vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ cùng vườn cây trái sum xuê.
Bến Ninh Kiều

*Bến Ninh Kiều về đêm*
Bến Ninh Kiều là nơi du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, trung tâm TP Cần Thơ. Trên sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn có tượng đài Bác Hồ được xây dựng trong khuôn viên đẹp và uy nghiêm.
Chợ cổ Cần Thơ

*Chợ cổ về đêm*
Còn gọi là "chợ lục tỉnh", nằm trên đường Hai Bà Trưng, liền kề với bến Ninh Kiều. Chợ này được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Với lối kiến trúc được xem là đẹp nhất vùng, chợ là nét văn hóa hấp dẫn nhất đồng bằng. Ngày nay chợ được cải tạo, nâng cấp trên nền kiến trúc cổ, trở thành nơi buôn bán các sản vật lưu niệm phục vụ khách tham quan.
Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng: Là đầu mối trái cây miệt vườn nằm ngay sát TP Cần Thơ, chỉ cách nội ô khoảng 5km hướng đi Sóc Trăng. Dự kiến nơi đây sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn của cả vùng.
Chợ nổi Phong Điền

Từ chợ nổi Cái Răng xuôi theo dòng Cần Thơ khoảng 10km, du khách sẽ gặp khu chợ nổi thứ 2, chợ nổi Phong Điền. Chợ nằm ngay ngã ba sông Cần Thơ vào Cầu Nhím thuộc xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, cách TP Cần Thơ chỉ 17km. Ðây là một trong những chợ buôn bán trái cây đặc sản cam, quýt, sapôchê, bưởi, vú sữa và độc quyền rau cải địa phương.
Chùa Muniransay
Tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, đây là ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất Cần Thơ. Mỗi khi đến Cần Thơ du khách trong và ngoài nước đều đến tham quan ngôi chùa nổi tiếng này vừa để chiêm ngắm những họa tiết hoa văn sắc sảo, biểu hiện bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vừa để chụp hình lưu niệm.
*****
(Cont)
Bài viết này do mình sưu tầm và tập hợp từ các website: mekongtourist.com, http://vi.wikipedia.org, http://canthoclub.com, ...
[ESG]


Lịch sử
Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh.
Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ... Hiện nay, dự án cầu Cần Thơ đang được xúc tiến triển khai, hứa hẹn một tương lai phát triển hơn cho miền đồng bằng trù phú này.
Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồn bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Cần Thơ nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Đình Bình Thủy, Vườn lan, Vườn cò Bằng Lăng …
Cần Thơ là trung tâm văn hoá lớn của vùng với nhiều đặc trưng văn hóa độc đáo của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng Nam Bộ. Cần Thơ còn có nhiều thế mạnh riêng để phát triển du lịch không chỉ ở kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh mà còn ở tiềm năng văn hóa phong phú đa dạng.
Chùa Nam Nhã

Tọa lạc tại 612 đường Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, TP Cần Thơ, đối diện Đình Bình Thuỷ. Chùa được xây dựng vào năm 1890. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa còn là nơi vận động kinh tài của phong trào Đông Du, từng lưu dấu chân các nhà ái quốc như: Phan Bội Châu, Cường Để, Ngô Gia Tự…
Chùa Ông (Quảng Triều Hội Quán)

Toạ lạc trên đường Hai Bà Trưng, đối diện bến Ninh Kiều, chùa Ông được xây dựng vào năm 1896, là một di tích lịch sử - văn hóa đã được Bộ Văn hóa Thông tin liệt hạng cấp quốc gia. Chùa được kiến trúc theo hình chữ “quốc”, với những hoa văn họa tiết hết sức độc đáo.
Bảo tàng Cần Thơ

Đây là một bảo tàng tổng hợp có quy mô lớn nhất ĐBSCL với diện tích 2.700m2, tọa lạc tại số 1 Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều. Bảo tàng là nơi trưng bày và giới thiệu về đất nước và con người Cần Thơ qua từng thời kỳ lịch sử. Hơn 5.000 hiện vật và cổ vật quý hiếm cũng được trưng bày tại đây.
Bảo tàng Quân Khu 9

Bảo tàng QK9, Bảo tàng Hồ Chí Minh - ÐBSCL: Nằm ngay trung tâm thành phố, đối diện Bảo tàng Cần Thơ. Hiện vật, hình ảnh trưng bày tại đây là những tài sản vô giá minh chứng cho quá trình xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang QK9 và tấm lòng của người dân ÐBSCL với Bác Hồ kính yêu.
Khu Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Khám Lớn

Sáng ngày 23/9/1996 tại Khám Lớn Cần Thơ, sở Văn Hoá Thông Tin và Bảo tàng tỉnh đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Khám Lớn Cần Thơ là di tích lịch sử - văn hoá Quốc Gia do Bộ Văn Hoá Thông Tin tặng kèm theo quyết định của Bộ số 1460/QĐ.VHTT ngày 28/6/1996.
Khám lớn Cần Thơ được Pháp xây dựng trên DT 3.762 m vuông, nằm cạnh Dinh tỉnh trưởng, đối diện với Toà Bố, có tường kiên cố bao bọc cao từ 3,6m tới 5m, mỗi góc tường là một vọng gác cao 6m có đèn pha mạnh, tầm quan sát rộng . Trong khám lớn có chùa , nhà thờ, 21 phòng giam tập thể, nhiều xà lim, phòng giam " đặc biệt ". Đây là trại giam lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã cầm tù, tra tấn, sát hại nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cộng sản của Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Ngay trước cổng khám lớn, ngày 4/6/1941 lúc 9h30 sáng, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí Lê Văn Nhung ( Bí thư tỉnh uỷ Cần Thơ năm 1940 ), đồng chí Ngô Hữu Hạnh ( Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ Cần Thơ năm 1940 ).
Năm 1995 , do việc xây dựng trụ sở UBND Tỉnh, ngoài diện tích của Dinh tỉnh trưởng ( cũ ) còn nhập thêm 1 phần diện tích của khám lớn nên khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở của giám thị không còn nữa. Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046m vuông, lưu giữ các hiện vật như gông cùm tra tấn tù nhân; khăn tay, áo gối, áo len mà các má , các chị đã thêu đan trong tù hoặc áo mặc lúc bị tra tấn... cùng một số tranh ảnh, tư liệu quý giá.
Đình Bình Thủy (Long Tuyền cổ miếu)

Đi về hướng Long Xuyên, trên quốc lộ 91, cách TP Cần Thơ 5km, đình toạ lạc tại phường Bình Thuỷ, TP Cần Thơ. Đình có quy mô và diện tích vào loại lớn nhất trong các đình khác ở Cần Thơ (trên 4.000m2) được xây dựng vào năm 1844 theo lối kiến trúc hình chữ “nhất” mặt hướng ra vàm sông Bình Thủy. Năm 1989, đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Mộ danh nhân Phan Văn Trị

Từ TP Cần Thơ theo quốc lộ 1A, đi về hướng Sóc Trăng tới cầu Cái Răng rẽ phải chạy theo tuyến lộ ven sông, du khách sẽ đi qua vùng cây ăn trái nổi tiếng và đến mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, ở ấp Nhơn Lộc 1, xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, cách TP Cần Thơ 16km. Phan Văn Trị (1830 – 1920) là một nhà thơ yêu nước. Bằng ngòi bút của mình, Ông đã thẳng thắn vạch mặt bọn quan lại ôm chân thực dân Pháp và ca ngợi nghĩa khí yêu nước của nhân dân ta.
Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) là một nhà nho yêu nước, tiết tháo, cương trực, có nhiều tác phẩm lớn, được nhân dân tôn vinh là một trong bốn “Rồng vàng đất Nam Bộ”. Khu mộ hiện tọa lạc tại làng Long Tuyền, phường An Thới, đã được tôn tạo và mở rộng thành điểm tham quan du lịch xứng tầm một nhân vật lịch sử rất đáng tự hào của người dân đất Tây Đô.
Vườn cò Bằng Lăng

Thuộc xã Thới Thuận, quận Thốt Nốt cách TP Cần Thơ 45km đi theo quốc lộ 91 hướng về Long Xuyên, vườn rộng hơn 2ha có trên 20 loài chim, 10 giống cò với số lượng đông hàng chục ngàn con sinh sống trong vườn. Đến vườn du khách sẽ tận mắt chứng kiến cảnh từng đàn cò trắng dập dìu bay về tổ buổi hoàng hôn. Đến với vườn cò Bằng Lăng, chắc chắn du khách sẽ chụp được nhiều bức ảnh đẹp về cảnh quan để lưu niệm và giới thiệu với bạn bè.
Điện thoại: 0710.853872
Khu Du lịch Phù Sa




Phù Sa là khu du lịch sinh thái lớn nhất ĐBSCL với diện tích khoảng 30ha nằm giữa lòng sông Hậu mênh mông, ẩn sâu trong rừng bần rợp bóng. Nơi đây phong cảnh nên thơ, cảnh vật hữu tình, không khí trong lành, thoáng mát quanh năm. Khu du lịch Phù Sa cách bến Ninh Kiều khoảng 1km về hướng Đông và chỉ mất khoảng 10 phút đi bằng tàu là sẽ đến nơi.
Địa Chỉ: KV1, Cồn Ấu, P. Hưng Phú, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ.
Điện Thoại: 0710. 213886
Làng đan lọp Thới Long

Ngay xã Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, có làng đan lọp tép (dụng cụ bắt tép), một phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu với hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ÐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm.
Xóm lưới Thơm Rơm
Thuộc xã Thạnh Hưng, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ, nơi đây có trên 70 gia đình làm nghề đan lưới tạo ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đánh bắt thủy sản như: lưới mắt nhỏ bắt cá linh, cá rô; lưới mắt lớn hoặc lưới ba màn bắt cá mè vinh và các loại cá lớn.
Làng cổ Long Tuyền
Theo quốc lộ 91 hướng Long Xuyên qua cầu Bình Thuỷ rẽ trái sẽ đến làng cổ, thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ. Ngày nay, Long Tuyền thu hút du khách nhờ vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ cùng vườn cây trái sum xuê.
Bến Ninh Kiều


Bến Ninh Kiều là nơi du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, trung tâm TP Cần Thơ. Trên sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn có tượng đài Bác Hồ được xây dựng trong khuôn viên đẹp và uy nghiêm.
Chợ cổ Cần Thơ


Còn gọi là "chợ lục tỉnh", nằm trên đường Hai Bà Trưng, liền kề với bến Ninh Kiều. Chợ này được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Với lối kiến trúc được xem là đẹp nhất vùng, chợ là nét văn hóa hấp dẫn nhất đồng bằng. Ngày nay chợ được cải tạo, nâng cấp trên nền kiến trúc cổ, trở thành nơi buôn bán các sản vật lưu niệm phục vụ khách tham quan.
Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng: Là đầu mối trái cây miệt vườn nằm ngay sát TP Cần Thơ, chỉ cách nội ô khoảng 5km hướng đi Sóc Trăng. Dự kiến nơi đây sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn của cả vùng.
Chợ nổi Phong Điền

Từ chợ nổi Cái Răng xuôi theo dòng Cần Thơ khoảng 10km, du khách sẽ gặp khu chợ nổi thứ 2, chợ nổi Phong Điền. Chợ nằm ngay ngã ba sông Cần Thơ vào Cầu Nhím thuộc xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, cách TP Cần Thơ chỉ 17km. Ðây là một trong những chợ buôn bán trái cây đặc sản cam, quýt, sapôchê, bưởi, vú sữa và độc quyền rau cải địa phương.
Chùa Muniransay

Tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, đây là ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất Cần Thơ. Mỗi khi đến Cần Thơ du khách trong và ngoài nước đều đến tham quan ngôi chùa nổi tiếng này vừa để chiêm ngắm những họa tiết hoa văn sắc sảo, biểu hiện bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vừa để chụp hình lưu niệm.
*****
(Cont)
Bài viết này do mình sưu tầm và tập hợp từ các website: mekongtourist.com, http://vi.wikipedia.org, http://canthoclub.com, ...
[ESG]
anhthu8x_ct- Super Mod
- Tổng số bài gửi : 107
Join date : 21/08/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
Món ngon vật lạ
Mình đưa lên đây là những món nổi tiếng từ lâu và được nhiều du khách biết đến thui. Chứ ở quê mình rất nhiều món ngon khác. Mình thường cùng mấy đứa bạn lê la đi ăn hàng và ngồi 888 chuyện với những món ăn mà chỉ người Cần Thơ mới biết chỗ thui, như là sâm bổ lượng, trái cây dĩa, bánh bèo, gỏi cuốn, bì cuốn, ốc, cháo sò huyết, lẩu bao tử, ... Ui nhìu lém kể hok hết, khi nào ai có dịp xuống Cần Thơ mình sẽ dẫn đi ăn thử xem có ngon hơn ở Sài Gòn hok nhé
Nem cá cơm, gà nướng đất sét, ốc đồng, cá cháy Sông Hậu, bò giá tréo, lẩu mắm Tây Đô, cháo Sò Huyết, bánh cống Đại Tâm (nằm trên đường Nguyễn Trãi), bánh xèo Mười Xiềm…Đặc biệt có một món ăn nổi tiếng góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực của vùng đất Tây Đô đó là món “lẩu mắm Dạ Lý”.
Mắm kho là một món ăn quen thuộc của nông dân ĐBSCL nên bất cứ ai ở vùng này cũng có thể nấu được nhưng ngon hay không còn tùy. Lẩu mắm Dạ Lý được ưa chuộng bởi biết điều chỉnh mùi, vị theo khẩu vị từng loại khách. Muốn có một lẩu mắm ngon, một phần phụ thuộc vào xuất xứ của mắm, cách pha mắm, phần khác là nhờ vào sự đa dạng phong phú của hàng chục loại “rau đồng cỏ nội” được đặt mua trực tiếp từ những người nông dân để đảm bảo vừa tươi, vừa sạch.
Bánh tét Lá Cẩm

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ có hương vị riêng rất đặc biệt. Phải là loại nếp thơm và dẻo ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Sau đó, cho nếp này xào với nước cốt dừa trước khi gói.
Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, tròng đỏ hột vịt muối, mỡ và đậu tỏa mùi thơm. Để có miếng bánh ngon, khi gói bánh phải thật khéo tay, không nên siết chặt dây, nhưng cũng không buộc quá lỏng.
Bánh tét lá cẩm khi cắt ra bày lên dĩa là một "bảng màu" hấp dẫn: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu. Du khách có thể mua về làm quà cho gia đình và bè bạn vì bánh để được một vài ngày.
Chè Bưởi
Món tráng miệng vị ngọt của Cần Thơ này nổi tiếng khắp ĐBSCL và đã được một số địa phương kinh doanh. Người ta lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh, nhồi nước muối cho hết vị the, sau đó xắt nhỏ, nấu với đậu xanh đãi vỏ trong nước đường. Khi ăn, rưới thêm nước cốt dừa. Chè bưởi rất đậm đà phong vị miệt vườn Nam bộ.
Đá me
Cũng giống như chè bưởi, đá me là thức giải khát tuyệt hảo trong mùa viêm nhiệt của xứ sở nhiệt đới này. Từ nửa thế kỷ nay, đá me "ngự trị" trong lòng biết bao người địa phương và trở thành niềm tự hào khi giới thiệu với khách phương xa. Chỉ cần một ít me muối cho vào chảo xào với khóm xắt sợi, đường cát trắng cùng một ít nước lạnh. Khi hỗn hợp chín "nặng tay" thì dằn chút muối, thêm một ít va-ni tạo vị măn và hương thơm dễ chịu.
Thưởng thức đá me cần phải có đậu phộng rang giòn. Vừa nhấm nháp vị chua ngọt mặn và lạnh, lúc lúc lại nghe hột đậu phộng nổ giòn trong răng, thật thú vị.
Nem nướng Thanh Vân

Cùng với nem nướng Thủ Đức, nem nướng Cái Răng đã là "thương hiệu" nổi tiếng cả nước của hai địa phương Sài Gòn và Cần Thơ từ những năm 50 của thế kỷ trước. Nem nướng Thanh Vân hiện giờ được xem là "hậu duệ" của làng nem "danh trấn" một thời xưa của Cần Thơ.
Nem nướng được làm rất công phu. Phải là thịt "tươi trong" (mới "xả", còn nóng hổi), quết trong cối đá thật nhuyễn. Sau đó ướp thịt với gia vị rồi vo viên nướng trên than hồng. Nem nướng ăn với bánh hỏi hoặc bún cùng các loại rau sống ... chấm nước mắm chua ngọt.
Với món ăn truyền thống Cần Thơ này, quán Thanh Vân thu hút rất đông khách, bất kể ngày nghỉ hay ngày thường.
Bánh xèo
Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt, giá sống... Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm.
Đặc biệt nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Cũng như bánh cống, thưởng thức bánh xèo đúng điệu phải dùng tay.
Bánh cống Cần Thơ

Gọi bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh giống như dụng cụ để đong chất lỏng. Đây là loại bánh khá phổ biến ở khu vực ĐBSCL. Nguyên liệu chính là bột gạo (pha đậu xanh xay nhuyễn), thịt bằm, đậu xanh, cùng vài ba con tép.
Tất cả nằm trong cái cóng nhỏ, thả vào chảo mỡ (dầu) sôi ùng ục, chẳng mấy chốc đã chiên vàng. Bánh ngon là phải đạt được độ xốp và giòn, màu sắc hấp dẫn… Bánh cống ăn với các loại rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, nhâm nhi ly rượu đế là hết ý. Nhưng bánh cống Cần Thơ lại có hương vị đặc trưng, đã tạo nên "thương hiệu" từ những năm 1975.
Bấy giờ, khu vực Đèn Ba Ngọn là nơi kinh doanh thứ bánh dân dã này, được rất nhiều người tới lui thưởng thức cùng với ly rượu nếp than.
Canh chua cá Linh bông so đũa
Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dưới mang, ruột để nguyên. Cá linh mùa nước nổi ngon vì nhiều mỡ, rất béo. Thiên nhiên lạ kỳ, khi vô mùa cá linh thì so đũa cũng ra bông, đung đưa trắng xóa trên cành.
Người ta có thể dùng me hay chanh hoặc cơm mẻ làm vị chua cho món canh này. Rau nêm thì dùng ngò gai, rau om cùng một số gia vị khác như ớt, tỏi, đường, nước mắm nguyên chất nhằm làm cho hương vị món ăn thêm đậm đà. Khi nước sôi, cho cá vào nồi, đậy nắp. Nước sôi đợt nữa, cho bông so đũa vào, dùng đũa nhấn bông chìm xuống mặt nước, không nên quậy mạnh sẽ làm cá nát, bông nhừ.
Múc canh ra tô, màu trắng của cá hòa màu trắng bông so đũa tỏa mùi thơm ứa dịch vị làm ta ngây ngất. Nhưng đừng quên ly rượu đế, khi đó bạn sẽ thấy món ngon ăn hoài chẳng thấy no.
Cá lóc nướng trui

Người sành ăn lựa cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều, bọc đất sét quanh thân cá, nướng trên ngọn lửa rơm hoặc cành cây khô. Lửa tàn, đất sét khô nứt. Gỡ lớp đất sét, vảy cá tróc theo, bày lớp thịt cá trắng tươi, bốc mùi thơm khó tả. Ăn cá lóc nướng với các loại rau sống "quơ bậy" quanh vườn, chấm nước mắm tỏi ớt hoặc mắm nêm; nhưng hấp dẫn hơn hết là chén muối ớt, muối me hay muối gừng sẽ cho bạn cảm nhận được mùi thơm, vị ngọt của cá và rau, vị đắng của lớp da cá cháy khét, vị béo đắng của ruột cá. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hương vị đặc trưng độc đáo…
Đặc biệt, thưởng thức món này nên dùng tay bốc (không dung đũa, chén) mới là người sành điệu. Khi đó,bạn sẽ cảm nhận cái ngon dân dã qua cả xúc giác của bàn tay (ở nhà mà em ăn kiểu này chắc bị mẹ tống ra đường mất
).
Cháo cá lóc rau đắng

Để nồi cháo đậu xanh cà riu riu rồi cho cá vào. Cá vừa chín tới gắp ra chén đã sắp sẵn rau đắng, chấm với nước mắm nhĩ Phú Quốc, chậm rãi thưởng thức. Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng giòn giòn trộn lẫn với cháo trắng đậu xanh cà ngọt bùi, nóng hổi, nếu có sự góp mặt của hột gà, món ăn càng thêm tuyệt.
Thưởng thức món này cho ta cảm giác thích thú, lạ lẫm bởi còn có vị nồng ấm của tiêu, gừng bảo đảm càng "nhấm nháp" càng không thấy no. Nếu được thưởng thức rau đắng đất, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng hậu ngọt không thức ăn nào có được.
Lẩu Mắm
Nguyên liệu chính làm nên món lẩu mắm là mắm cá (làm từ cá linh hoặc cá sặt, cá chốt…) Khi nấu sôi, mùi đặc trưng của mắm cá bốc lên thơm lừng. Để làm nên lẩu mắm ngon, cần phải có sự hiện diện của thịt ba rọi, lươn (hoặc cá rô, cá kèo, cá ngác, cá trê...), ốc bươu, tàu hủ…
Nhưng hấp dẫn và bắt mắt nhất là màu sắc của hàng chục loại rau cải thiên nhiên như ngó sen, bông súng, cải xanh, rau đắng, rau ngỗ, cà phổi, bắp chuối, mồng tơi, bông so đũa, bông lục bình, bông điên điển, khổ qua, rau nhút, rau mác….Các loại rau cải "xanh" này được liên tục nhúng vào lẩu nóng sôi ùng ục trước khi ăn.
Đây là món ăn hương đồng cỏ nội của đất trời phương Nam, món ăn của thời khai hoang mở cõi, góp phần tạo ra hương sắc văn minh miệt vườn Nam Bộ rất độc đáo.
*****
Bài viết này do mình sưu tầm và tập hợp từ các website: mekongtourist.com, http://vi.wikipedia.org, http://canthoclub.com, ...
[ESG]


Mình đưa lên đây là những món nổi tiếng từ lâu và được nhiều du khách biết đến thui. Chứ ở quê mình rất nhiều món ngon khác. Mình thường cùng mấy đứa bạn lê la đi ăn hàng và ngồi 888 chuyện với những món ăn mà chỉ người Cần Thơ mới biết chỗ thui, như là sâm bổ lượng, trái cây dĩa, bánh bèo, gỏi cuốn, bì cuốn, ốc, cháo sò huyết, lẩu bao tử, ... Ui nhìu lém kể hok hết, khi nào ai có dịp xuống Cần Thơ mình sẽ dẫn đi ăn thử xem có ngon hơn ở Sài Gòn hok nhé


Nem cá cơm, gà nướng đất sét, ốc đồng, cá cháy Sông Hậu, bò giá tréo, lẩu mắm Tây Đô, cháo Sò Huyết, bánh cống Đại Tâm (nằm trên đường Nguyễn Trãi), bánh xèo Mười Xiềm…Đặc biệt có một món ăn nổi tiếng góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực của vùng đất Tây Đô đó là món “lẩu mắm Dạ Lý”.
Mắm kho là một món ăn quen thuộc của nông dân ĐBSCL nên bất cứ ai ở vùng này cũng có thể nấu được nhưng ngon hay không còn tùy. Lẩu mắm Dạ Lý được ưa chuộng bởi biết điều chỉnh mùi, vị theo khẩu vị từng loại khách. Muốn có một lẩu mắm ngon, một phần phụ thuộc vào xuất xứ của mắm, cách pha mắm, phần khác là nhờ vào sự đa dạng phong phú của hàng chục loại “rau đồng cỏ nội” được đặt mua trực tiếp từ những người nông dân để đảm bảo vừa tươi, vừa sạch.
Bánh tét Lá Cẩm

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ có hương vị riêng rất đặc biệt. Phải là loại nếp thơm và dẻo ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Sau đó, cho nếp này xào với nước cốt dừa trước khi gói.
Bánh nấu từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ là chín. Cắt bánh, vành ngoài ánh lên một màu tím mượt mà của nếp, bên trong là thịt, tròng đỏ hột vịt muối, mỡ và đậu tỏa mùi thơm. Để có miếng bánh ngon, khi gói bánh phải thật khéo tay, không nên siết chặt dây, nhưng cũng không buộc quá lỏng.
Bánh tét lá cẩm khi cắt ra bày lên dĩa là một "bảng màu" hấp dẫn: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu. Du khách có thể mua về làm quà cho gia đình và bè bạn vì bánh để được một vài ngày.
Chè Bưởi

Món tráng miệng vị ngọt của Cần Thơ này nổi tiếng khắp ĐBSCL và đã được một số địa phương kinh doanh. Người ta lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh, nhồi nước muối cho hết vị the, sau đó xắt nhỏ, nấu với đậu xanh đãi vỏ trong nước đường. Khi ăn, rưới thêm nước cốt dừa. Chè bưởi rất đậm đà phong vị miệt vườn Nam bộ.
Đá me
Cũng giống như chè bưởi, đá me là thức giải khát tuyệt hảo trong mùa viêm nhiệt của xứ sở nhiệt đới này. Từ nửa thế kỷ nay, đá me "ngự trị" trong lòng biết bao người địa phương và trở thành niềm tự hào khi giới thiệu với khách phương xa. Chỉ cần một ít me muối cho vào chảo xào với khóm xắt sợi, đường cát trắng cùng một ít nước lạnh. Khi hỗn hợp chín "nặng tay" thì dằn chút muối, thêm một ít va-ni tạo vị măn và hương thơm dễ chịu.
Thưởng thức đá me cần phải có đậu phộng rang giòn. Vừa nhấm nháp vị chua ngọt mặn và lạnh, lúc lúc lại nghe hột đậu phộng nổ giòn trong răng, thật thú vị.
Nem nướng Thanh Vân

Cùng với nem nướng Thủ Đức, nem nướng Cái Răng đã là "thương hiệu" nổi tiếng cả nước của hai địa phương Sài Gòn và Cần Thơ từ những năm 50 của thế kỷ trước. Nem nướng Thanh Vân hiện giờ được xem là "hậu duệ" của làng nem "danh trấn" một thời xưa của Cần Thơ.
Nem nướng được làm rất công phu. Phải là thịt "tươi trong" (mới "xả", còn nóng hổi), quết trong cối đá thật nhuyễn. Sau đó ướp thịt với gia vị rồi vo viên nướng trên than hồng. Nem nướng ăn với bánh hỏi hoặc bún cùng các loại rau sống ... chấm nước mắm chua ngọt.
Với món ăn truyền thống Cần Thơ này, quán Thanh Vân thu hút rất đông khách, bất kể ngày nghỉ hay ngày thường.
Bánh xèo

Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt, giá sống... Bánh xèo ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm.
Đặc biệt nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới làm tôn hương vị của món ăn nóng sốt này. Cũng như bánh cống, thưởng thức bánh xèo đúng điệu phải dùng tay.
Bánh cống Cần Thơ

Gọi bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh giống như dụng cụ để đong chất lỏng. Đây là loại bánh khá phổ biến ở khu vực ĐBSCL. Nguyên liệu chính là bột gạo (pha đậu xanh xay nhuyễn), thịt bằm, đậu xanh, cùng vài ba con tép.
Tất cả nằm trong cái cóng nhỏ, thả vào chảo mỡ (dầu) sôi ùng ục, chẳng mấy chốc đã chiên vàng. Bánh ngon là phải đạt được độ xốp và giòn, màu sắc hấp dẫn… Bánh cống ăn với các loại rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, nhâm nhi ly rượu đế là hết ý. Nhưng bánh cống Cần Thơ lại có hương vị đặc trưng, đã tạo nên "thương hiệu" từ những năm 1975.
Bấy giờ, khu vực Đèn Ba Ngọn là nơi kinh doanh thứ bánh dân dã này, được rất nhiều người tới lui thưởng thức cùng với ly rượu nếp than.
Canh chua cá Linh bông so đũa
Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dưới mang, ruột để nguyên. Cá linh mùa nước nổi ngon vì nhiều mỡ, rất béo. Thiên nhiên lạ kỳ, khi vô mùa cá linh thì so đũa cũng ra bông, đung đưa trắng xóa trên cành.
Người ta có thể dùng me hay chanh hoặc cơm mẻ làm vị chua cho món canh này. Rau nêm thì dùng ngò gai, rau om cùng một số gia vị khác như ớt, tỏi, đường, nước mắm nguyên chất nhằm làm cho hương vị món ăn thêm đậm đà. Khi nước sôi, cho cá vào nồi, đậy nắp. Nước sôi đợt nữa, cho bông so đũa vào, dùng đũa nhấn bông chìm xuống mặt nước, không nên quậy mạnh sẽ làm cá nát, bông nhừ.
Múc canh ra tô, màu trắng của cá hòa màu trắng bông so đũa tỏa mùi thơm ứa dịch vị làm ta ngây ngất. Nhưng đừng quên ly rượu đế, khi đó bạn sẽ thấy món ngon ăn hoài chẳng thấy no.
Cá lóc nướng trui

Người sành ăn lựa cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều, bọc đất sét quanh thân cá, nướng trên ngọn lửa rơm hoặc cành cây khô. Lửa tàn, đất sét khô nứt. Gỡ lớp đất sét, vảy cá tróc theo, bày lớp thịt cá trắng tươi, bốc mùi thơm khó tả. Ăn cá lóc nướng với các loại rau sống "quơ bậy" quanh vườn, chấm nước mắm tỏi ớt hoặc mắm nêm; nhưng hấp dẫn hơn hết là chén muối ớt, muối me hay muối gừng sẽ cho bạn cảm nhận được mùi thơm, vị ngọt của cá và rau, vị đắng của lớp da cá cháy khét, vị béo đắng của ruột cá. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hương vị đặc trưng độc đáo…
Đặc biệt, thưởng thức món này nên dùng tay bốc (không dung đũa, chén) mới là người sành điệu. Khi đó,bạn sẽ cảm nhận cái ngon dân dã qua cả xúc giác của bàn tay (ở nhà mà em ăn kiểu này chắc bị mẹ tống ra đường mất


Cháo cá lóc rau đắng

Để nồi cháo đậu xanh cà riu riu rồi cho cá vào. Cá vừa chín tới gắp ra chén đã sắp sẵn rau đắng, chấm với nước mắm nhĩ Phú Quốc, chậm rãi thưởng thức. Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng giòn giòn trộn lẫn với cháo trắng đậu xanh cà ngọt bùi, nóng hổi, nếu có sự góp mặt của hột gà, món ăn càng thêm tuyệt.
Thưởng thức món này cho ta cảm giác thích thú, lạ lẫm bởi còn có vị nồng ấm của tiêu, gừng bảo đảm càng "nhấm nháp" càng không thấy no. Nếu được thưởng thức rau đắng đất, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng hậu ngọt không thức ăn nào có được.
Lẩu Mắm

Nguyên liệu chính làm nên món lẩu mắm là mắm cá (làm từ cá linh hoặc cá sặt, cá chốt…) Khi nấu sôi, mùi đặc trưng của mắm cá bốc lên thơm lừng. Để làm nên lẩu mắm ngon, cần phải có sự hiện diện của thịt ba rọi, lươn (hoặc cá rô, cá kèo, cá ngác, cá trê...), ốc bươu, tàu hủ…
Nhưng hấp dẫn và bắt mắt nhất là màu sắc của hàng chục loại rau cải thiên nhiên như ngó sen, bông súng, cải xanh, rau đắng, rau ngỗ, cà phổi, bắp chuối, mồng tơi, bông so đũa, bông lục bình, bông điên điển, khổ qua, rau nhút, rau mác….Các loại rau cải "xanh" này được liên tục nhúng vào lẩu nóng sôi ùng ục trước khi ăn.
Đây là món ăn hương đồng cỏ nội của đất trời phương Nam, món ăn của thời khai hoang mở cõi, góp phần tạo ra hương sắc văn minh miệt vườn Nam Bộ rất độc đáo.
*****
Bài viết này do mình sưu tầm và tập hợp từ các website: mekongtourist.com, http://vi.wikipedia.org, http://canthoclub.com, ...
[ESG]
anhthu8x_ct- Super Mod
- Tổng số bài gửi : 107
Join date : 21/08/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
"Cái thứ bạn" Cần Thơ vô ủng hộ "cái thứ bạn" đang học TP là m đây
. Mở lại quán cũ hả m
, cơ mà nội dung y xì, công nhận CT mềnh chả có cái quái giề gọi là nổi bật có chăng tự hào đc về khoản những đứa con đến từ CT đều có cái "bản sắc khìn" như t với m
. M nên bonus thêm khoản bi jờ CT nhà em đua đòi thêm đc phần ngập lụt, ngập cống, đào đường, đào lộ và sắp tới là phấn đấu thêm khoản kẹt xe trên diện rộng như các "đàn anh" thành phố loại 1 nữa nhá
t thấy có triển vọng lắm gòy 





HaXuyen- Member
- Tổng số bài gửi : 56
Join date : 08/06/2009
Đến từ : Chợ 8
Re: CẦN THƠ
m nói đúng đấy, về CT buổi chiều tối chả dám ra đường vì "triều cường"
Sống ở đó bao nhiu năm thấy từ ngày lên TP loại 1 chưa có j mới mẻ trừ cái vấn nạn đào đường và kẹt xe cùng với ngập lụt
Mở lại wán này vì cái wán cũ người post bị ban nick mất gòy còn đâu
[ESG]



Mở lại wán này vì cái wán cũ người post bị ban nick mất gòy còn đâu

[ESG]
anhthu8x_ct- Super Mod
- Tổng số bài gửi : 107
Join date : 21/08/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
Bữa nay bài này có chủ rùi nhỉ? Anh Thư nhiệt tình quá.
Hì
Có 2 bạn ở Cần Thơ chắc mình sắp được thường thức những phong cảnh và những đặc sản này chứ!!!


Hì

Có 2 bạn ở Cần Thơ chắc mình sắp được thường thức những phong cảnh và những đặc sản này chứ!!!



Re: CẦN THƠ
Muốn thưởng thức "đặc sản" j nào
[ESG]

[ESG]
anhthu8x_ct- Super Mod
- Tổng số bài gửi : 107
Join date : 21/08/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
sao t chưa dc ăn đặc sản nào của Cần Thơ hết vậy trời 

daothituuyen- Member
- Tổng số bài gửi : 52
Join date : 16/11/2009
Re: CẦN THƠ
S cũng học chung 4 năm... Cùng chuyên ngành nữa...
Mà mới chỉ ăn được bưởi với bánh In j đó thui... Nó lại chả nằm vô list đặc sản này... Đọc bài này mới thấy bạn Thư cũng hơi hơi là tệ nhỉ???
Hì...
S đấm rùi... Uyên cố gắng xoa đi cho nó mang lên.... Hình như Thư cũng đang ở Cần Thơ đóa...

Hì...

S đấm rùi... Uyên cố gắng xoa đi cho nó mang lên.... Hình như Thư cũng đang ở Cần Thơ đóa...

Re: CẦN THƠ
nó đang ở Tp, hem có ở dưới đó. S chưa đi dzìa đó, hok ăn còn dỡ tức, U dzìa mà cũng có ăn dc đâu. Hận hận 

daothituuyen- Member
- Tổng số bài gửi : 52
Join date : 16/11/2009
Re: CẦN THƠ
@Uyên: m giải khác bằng xì méc ta thế kia mà còn đòi ăn cái j
@Sương: về CT đi ta cho ăn "đặc sản" nào

@Sương: về CT đi ta cho ăn "đặc sản" nào


anhthu8x_ct- Super Mod
- Tổng số bài gửi : 107
Join date : 21/08/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
Trời...
Đừng lừa ta chứ...
Uyên về mày còn ko cho ăn nữa là ta... Thui ta ko dại....
Mà nói cho sang vậy chứ may cũng đâu có mời zia đâu...
hhuhu

Đừng lừa ta chứ...
Uyên về mày còn ko cho ăn nữa là ta... Thui ta ko dại....
Mà nói cho sang vậy chứ may cũng đâu có mời zia đâu...
hhuhu

Re: CẦN THƠ
cái topic giới thiệu về Đồng Nai và Long An out luô rồi ah? chắc bữa nào phải post lại thôi.
Nếu ai có thời gian thì vào giới thiệu về quê hương mình nhé!
chúng ta có 153 thành viên. Chà, có biết bao địa danh hay chưa được đến nhỉ??
Nếu ai có thời gian thì vào giới thiệu về quê hương mình nhé!
chúng ta có 153 thành viên. Chà, có biết bao địa danh hay chưa được đến nhỉ??

Khanh Ha- Moderator
- Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009
Re: CẦN THƠ
um, mình thấy ý kiến Hà hay đó, mỗi thành viên sao không giới thiệu về quê hương của mình cho mọi người cùng biết chứ, như vậy không cần đi nhiều mà vẫn biết nhiều đó. Còn Long An ấy hà, hẹn dịp sao đi 

atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
mình đã "giới thiệu" quê hương mình ùi còn giề
đề nghị các thành viên KCV tích cực tam gia PR cho quê hương mình y nào


anhthu8x_ct- Super Mod
- Tổng số bài gửi : 107
Join date : 21/08/2009
Age : 35
Re: CẦN THƠ
Quê hương mình á... Đẹp ko thua Cần Thơ đâu... Hì... Nhưng bài giới thiệu Cần Thơ "hoàng cháng" quá!.... Ko dám viết... Thui chắc phải đợi lúc nào có time đã...
Hì...
à!
Happy birthday Thư nhé!
mmm yum yum.....








Ko có bánh kem... ăn đỡ mấy thứ này ha....
Hì...
à!
Happy birthday Thư nhé!
mmm yum yum.....








Ko có bánh kem... ăn đỡ mấy thứ này ha....

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» Những người chế tác thần linh
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
» Sách từ điển khảo cổ học
» Lý lịch MrDiep_archaeology