Tìm kiếm
Latest topics
Đăng Nhập
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re:
Khảo cổ học là một ngành của khoa học lịch sử. Nó nghiên cứu quá khứ của loài người dựa vào những sử liệu bằng vật thật nhằm khôi phục mọi mặt đời sống của con người trong quá khứ.
Khoa học lịch sử có hai loại sử liệu: Sử liệu bằng chữ viết (sách vở, văn bia…) và sử liệu bằng vật thật (công cụ, dụng cụ, nhà cửa…). Đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học là vật thật, khác với đối tượng nghiên cứu của ngành Sử học là những sự kiện, nhân vật lịch sử… được ghi chép, lưu lại bằng chữ viết. Phần lịch sử của loài người có thể để lại bằng chữ viết chỉ khoảng 6-7 ngàn năm nay, còn thời kỳ lịch sử của con người không có chữ viết bao gồm hàng triệu năm trước đó. Ngay cả trong thời kỳ đã có chữ viết, tài liệu vật thật vẫn cung cấp nhiều thông tin quý báu, bởi tài liệu chữ viết bị hạn chế bởi phạm vi, đối tượng được đề cập đến, bởi quan điểm, lập trường của người viết sử, hạn chế bởi số lượng văn liệu không còn lưu lại nhiều đến ngày nay… Trong khi đó, tài liệu vật thật, của khảo cổ học dường như là vô tận, phong phú, đa dạng về loại hình, phản ánh khá toàn diện mọi mặt đời sống xã hội. Tất nhiên, khi nghiên cứu vật thật các nhà khảo cổ không thể xem nhẹ tài liệu chữ viết, và ngược lại, tài liệu vật thật cũng góp phần bổ sung làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc về thời kỳ lịch sử có chữ viết.
Khảo cổ học có quan hệ mật thiết với Dân tộc học, một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các tộc người qua quá trình phát triển của họ trong lịch sử. Theo nghĩa rộng Dân tộc học nghiên cứu các xã hội tộc người hiện tại qua điều tra, quan sát cuộc sống tại chỗ còn Khảo cổ học nghiên cứu các xã hội quá khứ qua điều tra, khai quật các di tích vật chất. Hai khoa học này – cùng với Sử học – bổ sung cho nhau trong nghiên cứu lịch sử xã hội.
Khảo cổ học có nhiệm vụ điều tra, khai quật, thu lượm, miêu tả, nghiên cứu những di tích, di vật mà con người đã lưu lại đến ngày nay, bao gồm: công cụ lao động sản xuất, vũ khí, dụng cụ và vật dụng sinh hoạt, nơi cư trú, các công trình xây dựng kiến trúc, lăng mộ, thành quách, đền miếu, đình chùa… tức là mọi dạng của cải vật chất do con người sản xuất, làm ra nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của đời sống vật chất và tinh thần của loài người… Tính chất đặc thù của nguồn sử liệu di tích, di vật đòi hỏi phải có những nhà chuyên môn nghiên cứu nó. Đó là những nhà khảo cổ học.
Khoa học lịch sử có hai loại sử liệu: Sử liệu bằng chữ viết (sách vở, văn bia…) và sử liệu bằng vật thật (công cụ, dụng cụ, nhà cửa…). Đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học là vật thật, khác với đối tượng nghiên cứu của ngành Sử học là những sự kiện, nhân vật lịch sử… được ghi chép, lưu lại bằng chữ viết. Phần lịch sử của loài người có thể để lại bằng chữ viết chỉ khoảng 6-7 ngàn năm nay, còn thời kỳ lịch sử của con người không có chữ viết bao gồm hàng triệu năm trước đó. Ngay cả trong thời kỳ đã có chữ viết, tài liệu vật thật vẫn cung cấp nhiều thông tin quý báu, bởi tài liệu chữ viết bị hạn chế bởi phạm vi, đối tượng được đề cập đến, bởi quan điểm, lập trường của người viết sử, hạn chế bởi số lượng văn liệu không còn lưu lại nhiều đến ngày nay… Trong khi đó, tài liệu vật thật, của khảo cổ học dường như là vô tận, phong phú, đa dạng về loại hình, phản ánh khá toàn diện mọi mặt đời sống xã hội. Tất nhiên, khi nghiên cứu vật thật các nhà khảo cổ không thể xem nhẹ tài liệu chữ viết, và ngược lại, tài liệu vật thật cũng góp phần bổ sung làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc về thời kỳ lịch sử có chữ viết.
Khảo cổ học có quan hệ mật thiết với Dân tộc học, một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các tộc người qua quá trình phát triển của họ trong lịch sử. Theo nghĩa rộng Dân tộc học nghiên cứu các xã hội tộc người hiện tại qua điều tra, quan sát cuộc sống tại chỗ còn Khảo cổ học nghiên cứu các xã hội quá khứ qua điều tra, khai quật các di tích vật chất. Hai khoa học này – cùng với Sử học – bổ sung cho nhau trong nghiên cứu lịch sử xã hội.
Khảo cổ học có nhiệm vụ điều tra, khai quật, thu lượm, miêu tả, nghiên cứu những di tích, di vật mà con người đã lưu lại đến ngày nay, bao gồm: công cụ lao động sản xuất, vũ khí, dụng cụ và vật dụng sinh hoạt, nơi cư trú, các công trình xây dựng kiến trúc, lăng mộ, thành quách, đền miếu, đình chùa… tức là mọi dạng của cải vật chất do con người sản xuất, làm ra nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của đời sống vật chất và tinh thần của loài người… Tính chất đặc thù của nguồn sử liệu di tích, di vật đòi hỏi phải có những nhà chuyên môn nghiên cứu nó. Đó là những nhà khảo cổ học.
(Theo quyển “100 câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – TP.HCM”,
Tác giả : Lê Xuân Diệm – Nguyễn Thị Hậu – Nguyễn Thị Hoài Phương, NXB Tổng hợp)
Tác giả : Lê Xuân Diệm – Nguyễn Thị Hậu – Nguyễn Thị Hoài Phương, NXB Tổng hợp)
Khảo cổ học là gì?
Nói gì mà nhiều vậy?
Toàn là copy trên sách thôi.
Hiểu như thế nào thì nói vậy. Dễ hiểu thôi. Như vậy thì mấy người không hiểu như tui mới biết chứ> ka ka
Bác Hồ dạy nói súc tích, nói dài nói dai nói dại. Nói ngắn gọn xem sao. Cố lên. Đợi lời định nghĩa ngắn nhất, súc tích nhất.

Toàn là copy trên sách thôi.
Hiểu như thế nào thì nói vậy. Dễ hiểu thôi. Như vậy thì mấy người không hiểu như tui mới biết chứ> ka ka
Bác Hồ dạy nói súc tích, nói dài nói dai nói dại. Nói ngắn gọn xem sao. Cố lên. Đợi lời định nghĩa ngắn nhất, súc tích nhất.




apollo- Tổng số bài gửi : 11
Join date : 22/06/2009
Re:
apollo đã viết:Nói gì mà nhiều vậy?
Toàn là copy trên sách thôi.
Hiểu như thế nào thì nói vậy. Dễ hiểu thôi. Như vậy thì mấy người không hiểu như tui mới biết chứ> ka ka
Bác Hồ dạy nói súc tích, nói dài nói dai nói dại. Nói ngắn gọn xem sao. Cố lên. Đợi lời định nghĩa ngắn nhất, súc tích nhất.
![]()
![]()
![]()
Dân Nhân văn mà bạn ! Câu cú cũng phải logic tí !
Re:
Thì Định nghĩa chỉ là câu: "Khảo cổ học là một ngành của khoa học lịch sử. Nó nghiên cứu quá khứ của loài người dựa vào những sử liệu bằng vật thật nhằm khôi phục mọi mặt đời sống của con người trong quá khứ".
Những phần còn lại chỉ là giải thích thêm thôi mà!
Như vậy đã dễ hiểu hơn chưa các bạn!
Những phần còn lại chỉ là giải thích thêm thôi mà!
Như vậy đã dễ hiểu hơn chưa các bạn!
Hoangnguyen- Member
- Tổng số bài gửi : 62
Join date : 04/06/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» Những người chế tác thần linh
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
» Sách từ điển khảo cổ học
» Lý lịch MrDiep_archaeology