Tìm kiếm
Latest topics
Đăng Nhập
HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER
Trang 1 trong tổng số 1 trang
HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER
VẤN ĐỀ HAI KHU VỰC VĂN HOÁ- KHU VỰC RÌU TAY VÀ KHU VỰC CHOPPER
Trước hết như đã biết thời kỳ đá cũ là một khoảng thời gian rất dài gần như là toàn bộ thời gian đồ đá trong lịch sử (2,6 triệu – 14000 năm). Trong giai đoạn sơ kỳ đá cũ (2,6 triệu – 150.000 năm), đây là giai đoạn con người vừa “bước tra khỏi thế giới loài vật ” và “ bước vào xã hội loài người”, chứng kiến sự tiến hóa từ vượn người thành người – những con người đầu tiên (Homo Habilis) người khéo léo và người hiện đại (Homo Sapiens). Cùng với quá trìn này là việc con người không ngừng hoàn thiện các loại hình công cụ lao động từ những kỷ thuật đơn giản nhất. Về con đường phát triển của công cụ đá nhiều nhà khoa học đã đưa ra những ý kiến trái ngược nhau đặc biệt là ở Đông Nam Á, nhìn chung được chia làm hai xu hướng: Một là cho rằng từ thời đá cũ(ngay từ giai đoạn sơ kỳ ) đã có hai là khu vực văn hóa khác nhau đại diện cho hai phức hệ : Phức hệ rìu tay (the great hand – axe complex ) gồm các khu vực như toàn bộ châu Phi, miền nam, trung và tây Châu Âu, miền tây nam Châu Á. (trung cận đông) và nam Ấn và phức hệ Chopper – Chopping tool (the Chopper – Chopping tool complex ) gồm Trung Quốc, Tây Bắc Ấn, Đông Nam Á…
Phản đối ý kiến trên có người cho rằng trong thời đại đá cũ (nhất là sơ kỳ và trung kỳ ) có một sự tương đồng về kỷ thuật chế tác của các cư dân khác nhau sống ở những vùng khác nhau trên thế giới.
Đại diện cũng là nhân tố mở đầu cho khuynh hướng, một số nhà khoa học, nhân học Mỹ H.Allam, L.Movius, luận điểm trên được đưa ra đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ này trong một loạt các công trình nghiên cứu về thời đại đácũ ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Đông Nam Á. Luận điểm này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong nhiều ấn phẩm sau này (H.L.Movius, Early Man and Pleistocene Straligryphy on Southern and Eastern Asia. Papers of the Peabody Museum of American Archaeology and Ethndogy, vol XIX, 3, Cambridge 1944; The loneer paleolithic cultures of southern and Easttern Asia. JAT’s vol 38 part 4 Philadenphia 1949 old world prehistory ; paleolithic. Anthropology to day the university or Chicago press, Chicago 1953,paleolithic archaeology in southern and Eastersity Asia Exclusive of India, Journal of Nord History ,vol,(2),vol (3) Paris 1955. Dan64 H.L.Movius cho rang82 “ công cụ choper – chopping tool ( thường được chế tác bằng cuội đá từng tồn tại ở nhiều vùng, đặc biệt là ở vùng đông, trung và nam Phi (trong văn hóa Kafa, văn hóa Olduvai hay tiền Stellenbosch ), nhất là trong thời kỳ sớm của pleistocene. Nhưng với sự phát triển dần dần của loại công cụ hạch đá nhọn, ghè đẽo hai mặt kiểu rìu tay trên toàn bộ châu Phi, trung và nam Ấn Độ , tây Nam Á của châu Âu, công cụ dạng Chopper, chopping tool ngày càng đóng vai trò thứ yếu trừ vài nơi biệt lập. Trong khi đó ở Trung Quốc và Đông Nam Á, truyền thống cũ vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển không chịu ảnh hưởng những đổi mới về kỷ thuật đã sảy ra đồng thời ở những khác. Còn khu vực tây bắc Ấn Độ được Movius xem là khu vực trung gian nên có cả rìu tay, mảnh tước Lovaloa và công cụ cuội, riêng văn hóa patitan (Indo) là một văn hóa phát triển độc lập (H.L Movius, The lonver Palau lithic Culture …410,411, dẫn theo Hà Văn Tấn Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, Theo dấu các văn hóa cổ, NXB KHXH, 2003,89.
Viện sĩ A.Pleisotcene.OK Ladnikor, một học gỉ Liên Xô khi nghiên cứu đồ đá cũ ở Trung Á đã cho ra kết quả gần với Đông Nam Á và khác với châu Phi, châu Âu và Nam Á “ con đường phát triển văn hóa nhân loại không phải đơn nhất mà từ sơ kỳ đá cũ hơn 300 – 500 nghìn năm trước đã xác định hai khu vực cơ bản văn hóa đi theo các con đường khác nhau : Đông Nam Á và Địa Trung Hải, Châu Phi”.(A.p.Okladnikov. Thời địa đồ đá cũ và đá giữa Trung Á, trung Trung Á trong thời đại đá và đồng thau(tiếng Nga). 1966.Hà Văn Tấn. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, 91). Các nhà khoa học Liên Xô. B.E.Laribher và B.C.Grigorenko, khi nghiên cứu đồ đá cũ ở triều tiên hay V.A.Ranor về đá cũ Trung Á đều thể hiện sự ủng hộ và sử dụng quan điểm của Movius (B.E. Laritcher, B.G.Grigorenko, phát hiện đá cũ ở Triều Tiên (văn hóa Kulplo). Thông báo phân viện Sibir . Hàn lâm khoa học Liên Xô, loại khoa học xã hội (tiếng Nga) số 1, tập 1, 1967, 102 – 103. V.A.Ranor on the Relations between the palaeolithiccuttures of central Asia an Some Oriental Countries, IV, Congones international de sciences anthorpol, erthnol, volv, Mosecow, 1970,pp,393 – 399, lược dẫn theo Hà Văn Tấn. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, 91, 92). Đặc biệt gẩn đây , V.Pleisotcene.Alexcev, một nhà cổ nhân học đã vận dụng luận điểm trên để làm chứng cứ cho thuyết hai trung tâm hình thành chủng tộc. Theo ông sự phân chia của nhân loại bắt đầu từ sơ kỳ đá cũ: ngành phương tây xuất phát từ nhóm cổ Skhuml hình thành trong khu vực văn hóa rìu tay và ngành phương Đông xuất phát từ người vượn Sianthoopus trong khu vực văn hóa Chopper. Đông Nam Á được Alexeev xếp vào vùng có cả rìu tay và lẫn chopper trên bản đồ phân bố địa lý của văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ của các trung tâm hình thành hình thành chủng tộc. (V.Pleisotcene.Alexeev. Về sự phân hóa thứ nhất của nhân loại thành chủng tộc. Cái nôi đầu tiên của sự hình thành chủng tộc (tiếng Nga). Dân tộc học XV, số 1,1996, 19 – 23 lược dẫn theo Hà Văn Tấn.92. )
Đối với khuynh hướng hai, người phê phán Movius kịch liệt nhất là nhà khảo cổ học Liên Xô S.N.Zaniatnrn, ông cho rằng ở thời đại sơ kỳ đá cũ, chưa xuất hiện tính địa phương. Phải đến thời đại đá cũ mới hình thành ba khu vực Châu Âu băng hà, châu Phi, Địa Trung Hải và Xiberi – Trung Quốc. Ông tỏ ra không tin tưởng các sưu tập đá cũ trước đây, và cho rằng nếu khảo sát và thu lượm có hệ thống các địa điểm sơ kỳ đồ đá cũ ở Châu Âu sẽ phát hiện những chopper nguyên thủy. Ngược lại ở Đông Nam Á cũng sẽ phát hiện những rìu tay có hình dáng đặc trưng nhất, nếu nghiên cứu cẩn thận sẽ tìm thấy ở bất cứ địa điểm nào thuộc thời kỳ Sen, Asơn, và cả rìu tay, Chopper, mảnh tước và hạch đá nguyên thủy. Vì vậy ông phản đối việc phân chia thành hai khu vực văn hóa rìu tay và văn hóa Chopper – chopping tool như Movius.
Trước hết như đã biết thời kỳ đá cũ là một khoảng thời gian rất dài gần như là toàn bộ thời gian đồ đá trong lịch sử (2,6 triệu – 14000 năm). Trong giai đoạn sơ kỳ đá cũ (2,6 triệu – 150.000 năm), đây là giai đoạn con người vừa “bước tra khỏi thế giới loài vật ” và “ bước vào xã hội loài người”, chứng kiến sự tiến hóa từ vượn người thành người – những con người đầu tiên (Homo Habilis) người khéo léo và người hiện đại (Homo Sapiens). Cùng với quá trìn này là việc con người không ngừng hoàn thiện các loại hình công cụ lao động từ những kỷ thuật đơn giản nhất. Về con đường phát triển của công cụ đá nhiều nhà khoa học đã đưa ra những ý kiến trái ngược nhau đặc biệt là ở Đông Nam Á, nhìn chung được chia làm hai xu hướng: Một là cho rằng từ thời đá cũ(ngay từ giai đoạn sơ kỳ ) đã có hai là khu vực văn hóa khác nhau đại diện cho hai phức hệ : Phức hệ rìu tay (the great hand – axe complex ) gồm các khu vực như toàn bộ châu Phi, miền nam, trung và tây Châu Âu, miền tây nam Châu Á. (trung cận đông) và nam Ấn và phức hệ Chopper – Chopping tool (the Chopper – Chopping tool complex ) gồm Trung Quốc, Tây Bắc Ấn, Đông Nam Á…
Phản đối ý kiến trên có người cho rằng trong thời đại đá cũ (nhất là sơ kỳ và trung kỳ ) có một sự tương đồng về kỷ thuật chế tác của các cư dân khác nhau sống ở những vùng khác nhau trên thế giới.
Đại diện cũng là nhân tố mở đầu cho khuynh hướng, một số nhà khoa học, nhân học Mỹ H.Allam, L.Movius, luận điểm trên được đưa ra đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ này trong một loạt các công trình nghiên cứu về thời đại đácũ ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Đông Nam Á. Luận điểm này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong nhiều ấn phẩm sau này (H.L.Movius, Early Man and Pleistocene Straligryphy on Southern and Eastern Asia. Papers of the Peabody Museum of American Archaeology and Ethndogy, vol XIX, 3, Cambridge 1944; The loneer paleolithic cultures of southern and Easttern Asia. JAT’s vol 38 part 4 Philadenphia 1949 old world prehistory ; paleolithic. Anthropology to day the university or Chicago press, Chicago 1953,paleolithic archaeology in southern and Eastersity Asia Exclusive of India, Journal of Nord History ,vol,(2),vol (3) Paris 1955. Dan64 H.L.Movius cho rang82 “ công cụ choper – chopping tool ( thường được chế tác bằng cuội đá từng tồn tại ở nhiều vùng, đặc biệt là ở vùng đông, trung và nam Phi (trong văn hóa Kafa, văn hóa Olduvai hay tiền Stellenbosch ), nhất là trong thời kỳ sớm của pleistocene. Nhưng với sự phát triển dần dần của loại công cụ hạch đá nhọn, ghè đẽo hai mặt kiểu rìu tay trên toàn bộ châu Phi, trung và nam Ấn Độ , tây Nam Á của châu Âu, công cụ dạng Chopper, chopping tool ngày càng đóng vai trò thứ yếu trừ vài nơi biệt lập. Trong khi đó ở Trung Quốc và Đông Nam Á, truyền thống cũ vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển không chịu ảnh hưởng những đổi mới về kỷ thuật đã sảy ra đồng thời ở những khác. Còn khu vực tây bắc Ấn Độ được Movius xem là khu vực trung gian nên có cả rìu tay, mảnh tước Lovaloa và công cụ cuội, riêng văn hóa patitan (Indo) là một văn hóa phát triển độc lập (H.L Movius, The lonver Palau lithic Culture …410,411, dẫn theo Hà Văn Tấn Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, Theo dấu các văn hóa cổ, NXB KHXH, 2003,89.
Viện sĩ A.Pleisotcene.OK Ladnikor, một học gỉ Liên Xô khi nghiên cứu đồ đá cũ ở Trung Á đã cho ra kết quả gần với Đông Nam Á và khác với châu Phi, châu Âu và Nam Á “ con đường phát triển văn hóa nhân loại không phải đơn nhất mà từ sơ kỳ đá cũ hơn 300 – 500 nghìn năm trước đã xác định hai khu vực cơ bản văn hóa đi theo các con đường khác nhau : Đông Nam Á và Địa Trung Hải, Châu Phi”.(A.p.Okladnikov. Thời địa đồ đá cũ và đá giữa Trung Á, trung Trung Á trong thời đại đá và đồng thau(tiếng Nga). 1966.Hà Văn Tấn. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, 91). Các nhà khoa học Liên Xô. B.E.Laribher và B.C.Grigorenko, khi nghiên cứu đồ đá cũ ở triều tiên hay V.A.Ranor về đá cũ Trung Á đều thể hiện sự ủng hộ và sử dụng quan điểm của Movius (B.E. Laritcher, B.G.Grigorenko, phát hiện đá cũ ở Triều Tiên (văn hóa Kulplo). Thông báo phân viện Sibir . Hàn lâm khoa học Liên Xô, loại khoa học xã hội (tiếng Nga) số 1, tập 1, 1967, 102 – 103. V.A.Ranor on the Relations between the palaeolithiccuttures of central Asia an Some Oriental Countries, IV, Congones international de sciences anthorpol, erthnol, volv, Mosecow, 1970,pp,393 – 399, lược dẫn theo Hà Văn Tấn. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, 91, 92). Đặc biệt gẩn đây , V.Pleisotcene.Alexcev, một nhà cổ nhân học đã vận dụng luận điểm trên để làm chứng cứ cho thuyết hai trung tâm hình thành chủng tộc. Theo ông sự phân chia của nhân loại bắt đầu từ sơ kỳ đá cũ: ngành phương tây xuất phát từ nhóm cổ Skhuml hình thành trong khu vực văn hóa rìu tay và ngành phương Đông xuất phát từ người vượn Sianthoopus trong khu vực văn hóa Chopper. Đông Nam Á được Alexeev xếp vào vùng có cả rìu tay và lẫn chopper trên bản đồ phân bố địa lý của văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ của các trung tâm hình thành hình thành chủng tộc. (V.Pleisotcene.Alexeev. Về sự phân hóa thứ nhất của nhân loại thành chủng tộc. Cái nôi đầu tiên của sự hình thành chủng tộc (tiếng Nga). Dân tộc học XV, số 1,1996, 19 – 23 lược dẫn theo Hà Văn Tấn.92. )
Đối với khuynh hướng hai, người phê phán Movius kịch liệt nhất là nhà khảo cổ học Liên Xô S.N.Zaniatnrn, ông cho rằng ở thời đại sơ kỳ đá cũ, chưa xuất hiện tính địa phương. Phải đến thời đại đá cũ mới hình thành ba khu vực Châu Âu băng hà, châu Phi, Địa Trung Hải và Xiberi – Trung Quốc. Ông tỏ ra không tin tưởng các sưu tập đá cũ trước đây, và cho rằng nếu khảo sát và thu lượm có hệ thống các địa điểm sơ kỳ đồ đá cũ ở Châu Âu sẽ phát hiện những chopper nguyên thủy. Ngược lại ở Đông Nam Á cũng sẽ phát hiện những rìu tay có hình dáng đặc trưng nhất, nếu nghiên cứu cẩn thận sẽ tìm thấy ở bất cứ địa điểm nào thuộc thời kỳ Sen, Asơn, và cả rìu tay, Chopper, mảnh tước và hạch đá nguyên thủy. Vì vậy ông phản đối việc phân chia thành hai khu vực văn hóa rìu tay và văn hóa Chopper – chopping tool như Movius.
- Join date : 01/01/1970
SORRY!
còn tiếp
muốn biết diễn biến thế nào mời các bạn xem tiếp phần 2
bài này là tự viết đấy nhé>
muốn biết diễn biến thế nào mời các bạn xem tiếp phần 2
bài này là tự viết đấy nhé>
- Join date : 01/01/1970
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» Những người chế tác thần linh
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
» Sách từ điển khảo cổ học
» Lý lịch MrDiep_archaeology