khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm)

Go down

CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm) Empty CỔ VẬT CHAMPA (Sưu tầm)

Bài gửi by Hasuongkch Tue Dec 28, 2010 9:55 pm

CỔ VẬT CHAMPA

Vô tình thấy bài này trong máy tính. Cũng ko biết tác giả mà hình như của thầy Tuyến. Mọi người ai có nhu cầu thì đọc tham khảo còn trích dẫn thì chắc ko dc rồi...

Vương quốc Champa có quá trình hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 2 sau Công Nguyên, nhưng tên gọi chính thức là Champa cho một quốc gia thống nhất, chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ 6. Vương quốc Champa tiếp thu và chịu ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ từ khá sớm, ngay từ những thế kỷ đầu Công Nguyên. Đồng thời, quá trình tiếp thu những yếu tố văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ là quá trình từng bước Champa hóa (bản địa hóa) để tạo thành những nét riêng của Champa.
Ở Champa có sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền khá chặt chẽ - yếu tố này đã chi phối mạnh mẽ và sâu sắc nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc (đền, tháp) cùng những điêu khắc gắn với nó – tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn mỹ, biểu hiện tính đặc thù Champa.
Nghệ thuật Champa nói chung, nghệ thuật điêu khắc nói riêng, là bức tranh sinh động về cuộc sống của xã hội Champa mang những đặc điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của nền văn minh phương Đông… tất cả đã được các nghệ nhân Champa khái quát hóa, hình tượng hóa, nhân cách hóa thông qua ngôn ngữ tạo hình và mượn hình thức tôn giáo để diễn tả.
Lịch sử Champa đầy biến động và trải qua những bước thăng trầm, nền nghệ thuật Champa cũng bị tác động bởi dòng biến thiên ấy – nhiều di tích kiến trúc đền, tháp bị hủy hoại bởi con người trong những cuộc chiến tranh và sự phá hoại của thiên nhiên qua thời gian. Cùng chung số phận của kiến trúc, những tác phẩm điêu khắc gắn với nó cũng bị hư hại, mất mát và bị phân tán tản mạn nhiều nơi ở trong nước cũng như ở nước ngoài…
Theo J. Boisselier, các tác phẩm nghệt thuật điệu khắc Champa có những phong cách sau :
1. Những tác phẩm còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ trước thế kỷ 8, tiêu biểu là các pho tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương.
2. Phong cách Mỹ Sơn E1 (tk.7 – giữa tk.Cool tiêu biểu là bệ đá Mỹ Sơn.
3. Phong cách Hòa Lai hay nghệt thuậ thời Hoàn Vương (giữa tk.8 – giữa tk.9) tiêu biểu là các tượng Phật bằng đồng gắn với phong cách của Java.
4. Phong cách Đồng Dương (nửa sao thế kỷ 19) đầy sắc thái chủng tộc Chăm.
5. Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10) đậm chất cổ điển với hai trường phái Khương Mỹ và Trà Kiệu.
6. Phong cách Chánh Lộ (thế kỷ 11-12).
7. Phong cách Tháp Mẫm hay Bình Định (thế kỷ 12-13).
8. Phong cách Yang – Mun (thế kỷ 14-45).
9. Phong cách Pô Rômê (từ sau năm 1471).
Ở đây, chúng tôi trình bày mấy phong cách phổ biến, có nhiều hiện vật và khá độc đáo sau đây :
- Phong cách Mỹ Sơn E1 là tên một bệ thờ ở Mỹ Sơn, di tích nổi tiếng với nhóm điêu khắc thể hiện thời kỳ hoàng kim đầu tiên của văn hóa Champa. Các mô típ hoa văn ở đây có bố cục thoáng và đường nét tinh tế, hình người và động vật được bố trí cân đối và thể hiện sống động kết hợp tài tình đáng ngạc nhiên giữa tính tả thực Champa hồn nhiên mạnh mẽ với tính lý tưởng Ấn Độ về sự thanh nhã, hài hòa.
Dù các tượng ở đây không còn nguyên vẹ, nhưng chúng vẫn biểu lộ khá rõ được phong cách ấy. Các vị thần có mặt vuông, mắt to, môi dày, tai đeo vòng lớn (tả thực những nét đặc trưng của người Chăm cổ), cùng với mũi thẳng, cao, tóc xoắn ốc chảy dài xuống vai, vòng hào quang sau gáy (những yếu tố mang tính lý tưởng đến từ Ấn Độ), tất cả được kết hợp với nhau một cách tự nhiên và sinh động.
- Mang phong cách Đồng Dương (thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10). Đó là các loại tượng Phật (đầu hay toàn thân), tượng thần Shiva, tượng người cầu nguyện, tượng thần Prajnaparamita, đầu tượng Avalokitesvara… chủ yếu được tìm thấy ở Đồng Dương.
Đồng Dương (tên cổ Indrapura) ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay, từng là thủ đô của Champa hơn một thế kỷ rưỡi (giữa thế kỷ 9 đến thế kỷ 10). Việc xây đựng trung tâm Phật giáo Đại thừa tại đây năm 875 đã gắn việc tăng cường tính thống nhất của vương quốc Champa và ý thức dân tộc Chăm. Các tượng mang phong cách Đồng Dương thể hiện các đặc trưng nhân chủng của người Chăm xưa nhưng đã được nhấn mạnh và điển hình hóa như mặt vuông, cách mũi rộng, môi dày, cung mày nổi, cong liền nhau. Hoa văn “hình sâu đo” được thể hiện dày đặc trong ô chữ nhật. Dạng hoa văn độc đáo này có nguồn gốc từ cây rau dớn, họ dương xỉ, loại cây mọc nhiều ở vùng đất Chăm xưa.
Tượng Phật bằng đồng ở tư thế đứng còn nguyên vẹn, được phát hiện năm 1902 tại Đồng Dương và được coi là pho tượng đẹp nhất của nghệ thuật Champa (hiện nay tượng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh). Tượng Phật bằng đồng thứ hai phát hiện ở Đông Dương vào năm 1978 và nay được lưu giữ ở Bảo tàng Chàm Đà Nẵng.
- Thuộc phong cách Trà Kiệu (thế kỷ 10-11), phần lớn được sưu tầm từ di tích Trà Kiệu, kinh đô cổ nhất của Champa với tên cổ là Singhapura (Thành phố Sư tử). Cùng với các hiện vật từ Khương Mỹ và Mỹ Sơn A1, chúng phản ánh thời kỳ hoàng kim thứ hai của nghệ thuật Champa. Đó là lúc Phật giáo suy tàn, Ấn Độ giáo lại mạnh lên, vương quốc Champa tương đối ổn định và thịnh vượng.
Từ đó, đặc trưng của phong cách Trà Kiệu là tính nhân văn và vẻ đẹp cổ điển thuần túy đầy sự tinh tế, hài hòa và trí tuệ. Các hoa văn trang trí vẫn phong phú, nhưng sắc sảo, phóng khoáng, hoa mỹ hơn so với hoa văn trong phong cách Đồng Dương.
Có thể thấy tượng Avalokitesvara Trà Kiệu có khuôn mặt trái xoan hiền hòa, có cặp lông mày thanh tú, tách rời (thay cho cặp mày nối liền), đôi môi nở nụ cười nhẹ nhàng, duyên dáng thay cho cặp môi dày nghiêm nghị. Các vũ nữ Trà Kiệu - các tiên nữ Apsara với điệu múa thiên đình.
Mang phong cách Trà Kiệu, ngay cả tượng những con vật thần thoại, biểu tượng Ấn Độ như Makara, Garuđa, Sư tử, trong bộ sưu tập này cũng được thể hiện rất phong phú, tự nhiên, đôi khi hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.
Makara, con vật thần thoại tổng hòa những nét của cá sấu, voi và rắn, đã xuất hiện sớm từ thế kỷ 7-8 (hình Makara kết hợp với nai ở hai góc mi cửa giả trên bệ thờ Mỹ Sơn E1) và khá phổ biến ở thế kỷ 10. Makara sinh ra chiến binh, Makara sinh ra Asura, Makara sinh ra hươu, Makara sinh ra Naga. Sự phong phú của các mô típ Makara cho thấy tính trí tuệ của phong cách Trà Kiệu, bởi trong tâm thức Ấn Độ, Makara là biểu tượng của nước, mưa, điềm lành, sự vinh quang nhưng miệng của nó mang tính hai mặt: cửa sinh và cửa tử.
- Mang phong cách Chánh Lộ (thế kỷ 11-12), tên một di tích ở Bình Định được coi là dạng chuyển tiếp giữa phong cách Trà Kiệu và Tháp Mẫm. Điều này thể hiện qua nhiều điêu khắc ở Chiên Đàn, về cơ bản giống điêu khắc ở Trà Kiệu (các vũ nữ cùng tư thế, các đầu Kala, voi ở cùng vị trí), nhưng đã ít nhiều mất đi sự tinh tế, sinh động và quyến rũ. Các vũ nữ Chiên Đàn đã không còn có kiểu trang phục được tạo bởi các chuỗi ngọc rất gợi cảm của các vũ nữ Trà Kiệu. Tượng người thổi sáo Chiên Đàn vẫn đội mũ hình chóp trang trí cầu kỳ, cổ mang vòng trang sức bằng những hạt tròn như vũ nữ Trà Kiệu, nhưng hoa trên mũ to hơn.
- Thuộc phong cách Tháp Mẫm, thế kỷ 12-13. Do những biến động lịch sử như việc di chuyển kinh đô về phía nam tới Vijaya (tức Chà Bàn, Qui Nhơn hiện nay), nghệ thuật Champa thời kỳ này chịu ảnh hưởng nhiều hơn của nghệ thuật Khơme thời Bayon và Angkor Vat.
Đặc trưng rõ nhất của phong cách Tháp Mẫm là các tác phẩm có kích thước lớn, trang trí dầy đặc, cầu kỳ, thô cứng, các con vật thần thoại xuất hiện nhiều hơn người. Tượng các vị thần được thể hiện một cách duy lý và hình thức.
Rõ ràng, các con vật thiêng như Sư tử, Garuđa đều có kích thước lớn, hoa văn trang trí xoắn sít, trông dữ tợn hơn hẳn đồng loại thuộc phong cách Trà Kiệu. Tượng Garuđa được thể hiện với tư thế kẻ chiến thắng tuyệt đối rắn Naga (mỏ cắn đuôi, tay tóm thân, chân dẫm lên cổ rắn). Tượng Shiva múa tìm thấy ở Tháp Mẫm cũng được thể hiện một cách sống động so với các điêu khắc Shiva múa của các thời kỳ trước.

Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết