khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN

Go down

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN Empty GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN

Bài gửi by Khanh Ha Fri Jan 07, 2011 5:43 pm

Post bài này vì bạn Atena bảo bạn ấy ko tìm thấy các món ngon ở quê bạn ấy! Mình cũng chỉ tìm thấy vài món trên inetrnet, ko dám múa rìu qua mắt thợ!hi hi...

MÓN NGON LONG AN
Hủ tiếu Long An, bánh canh cua, các món ăn được chế biến từ chuột, rùa, rắn… Ngoài ra còn có một món ăn được làm từ cá lia thia. Loại cá này được nhân dân ta dùng vào việc giải trí khi cho chúng đá nhau. Nhưng ở Long An, cá lia thia còn được người ta dùng làm món ăn đặc sắc không đâu có được. Đó là món cá lia thia xào sả ớt, ngon không kém gì cá ròng ròng xào sả ớt nổi tiếng Nam Bộ trước đây. Vào mùa mưa, cá lia thia có mặt đầy đồng, nông dân đua nhau dùng vợt đánh bắt, cho vào thùng thiếc đem rao bán khắp các nơi.


GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN BanhCanh02
Bánh canh cua:
Không danh tiếng như bánh canh Bến Có Trà Vinh, hay bún nước lèo Sóc Trăng nhưng bánh canh cua Long An cũng ngon không thua kém gì. Nhìn tô bánh canh nghi ngút khói, một vài lát hành xanh nổi lên giữa màu nước lèo vàng thẫm xen lẫn với những miếng thịt cua đỏ tươi, tỏa hương quyến rũ. Thực khách có thể thưởng thức món này ngay tại TX Tân An, tỉnh Long An.
Nguồn: http://cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=6013&/Mon-ngon-Long-An.csv

Cá Lia Thia Xào Sả Ớt



Loại cá này được nhân dân ta dùng vào việc giải trí khi cho chúng đá nhau. Nhưng ở Long An, cá lia thia còn được người ta dùng làm món ăn đặc sắc không đâu có được. Đó là món cá lia thia xào sả ớt, ngon không kém gì cá ròng ròng xào sả ớt nổi ngon không kém gì cá ròng ròng xào sả ớt nổi tiếng Nam Bộ trước đây. Vào mùa mưa, cá lia thia có mặt đầy đồng, nông dân đua nhau dùng vợt đánh bắt, cho vào thùng thiếc đem rao bán khắp các nơi.

Lạp xưởng tươi


GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN Lapxuongtuoi_01_430_322
Tại Long An có một loại lạp xưởng rất ngon và độc đáo đó là lạp xưởng tươi Cần Giuộc. Loại này thì không thể dự trữ lâu như các loại lạp xưởng khô của Sóc Trăng hay Vissan. Nguyên liệu chế biến cũng từ thịt heo và sau này là tôm vì thế mùi vị cũng hấp dẫn và giá cũng cao hơn loại thịt heo.
Vẫn là những nguyên liệu truyền thống như ruột heo làm bao chiếc lạp xưởng, ruột bên trong là thịt heo tươi (tôm), các loại gia vị, ... nhưng do không qua quá trình sấy hay phơi nên thường thì chỉ sử dụng trong khoảng 15 ngày trở lại. Cách ăn lạp xưởng tươi thì tuỳ theo ý thích của mỗi người, có thể chiên, nướng,...
Sau khi mua về, có thể ăn liền theo cách trên nếu bảo quản không tốt thì lạp xưởng sẽ lên men, nếu để lâu nữa thì coi như hỏng, hết xài luôn. Vì thế, cần tranh thủ "xử" ngay hay trong một vài ngày thôi. Rất nhiều người thích để cho nó lên men chua, khi ăn có hương vị thật lạ, vừa chua chua như nem chua, vừa có mùi thơm nồng nồng của lạp xưởng, "xử" hết mấy chiếc mà không thấy ngán chút nào. Tuyệt!
Thông thường, có thể nướng trên bếp than hay chiên (với ít mỡ), nhưng có một cách chiên rất hay là gọi là "lăn nước". Thay vì dùng dầu (mỡ) thì dùng nước. Cho nước vào xâm xấp thôi, canh lửa riu riu, dùng đũa trở đều tay cho đến khi cạn nước và chiếc lạp xưởng chín vàng đều thì gắp ra. Ngoài ra, nếu có nước dừa tươi thì lăn bằng nước dừa, cái này còn ngon ác liệt hơn lăn nước nữa vì nước dừa thấm vô chiếc lạp nên quá xá độc luôn. Hãy thử một lần coi ra sao?
Cốm ngò Long An
Lai lịch của cốm ngò từ đâu ra thì còn khá mờ mịt. Chữ ngò trong cốm chính là do cách trang trí, để vài lá ngò tươi xanh nổi bật lên nền cốm vàng sậm, vừa tạo màu sắc vừa có thêm hương vị cho cốm.Nguyên liệu làm cốm ngò rất đơn giản: chỉ là bột mì, đường, trứng, nhưng từng cơ sở có cách chế biến tạo ra sắc thái hương vị riêng. Cốm ngò xuất tại vùng nguyên liệu đặc biệt là vịt nuôi bằng còng nên lòng trứng đỏ tươi và có mùi thơm rất đặc trưng. Điểm tâm buổi sáng, lót dạ lúc giữa trưa, hay nhâm nhi nhẩm xà buổi tối với dăm người bạn, hương vị cốm ngò không chỉ làm câu chuyện ngọt ngào mà còn gợi nhớ ký ức không gian của văn minh tiệm nước ngày xưa.
Bánh Tráng Đức Hòa
Đức Hoà được coi là cái nôi bánh tráng của tỉnh Long An. 3 ngày Tết mọi người thường ăn bánh tráng thay cơm và thói quen này đã trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực của vùng quê này.
Khi kinh tế còn khó khăn, bánh tráng cuốn thịt luộc, rau sống đãi khách là quý. Bây giờ đời sống không còn khó khăn như trước nhưng mỗi khi có khách người dân nơi đây vẫn xem bánh tráng là món đãi khách không gì so được.
Bánh tráng để được lâu, khi nhà có khách chỉ cần nhúng bánh vào nước, cuốn thêm thịt lợn thái lát mỏng đã ram sẵn, củ kiệu, rau sống như xà lách, rau cần, rau dấp cá, đặc biệt phải có dưa leo là đã có một món ăn đậm hương vị làng quê.
Người dân quê Đức Hòa khi ra đồng cũng mang theo bánh tráng, bắt thêm con cá đem nướng bằng rơm, quấn thêm rau cải là có thể nhậu . Để làm được món bánh tráng cũng lắm công phu. Cuối năm, khi vừa thu hoạch xong lúa mùa nhiều nhà phải đi xa đến 1 - 2 km mang gạo đến lò đặt bánh tráng để ăn Tết.
Người làm bánh đem xay gạo thành bột, rồi múc từng lon nhỏ bột tưới đều lên tấm vải hình tròn được đặt trên một nồi nước sôi. Sau đó chờ 3 - 5 phút cho bánh chín lấy ống tre cuộn bánh đặt lên một tấm vĩ bằng nan tre rồi đem phơi nắng cho khô, buộc lại thành ràng, mỗi ràng 100 bánh.Thường thì phải mất từ 2 - 3 ngày mới xong tất cả các công đoạn.
Ngày nay, trong các nhà hàng, quán ăn cũng có món bánh tráng. Nếu có dịp về thăm Long An du khách không thể bỏ qua món bánh tráng này. Ngòai Đức Hòa , các huyện lân cận như Đức Huệ (Long An) Trảng Bàng (Tây Ninh), Củ Chi, Hốc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh)cũng có món bánh tráng, hương vị không kém phần thơm ngon.
Thanh Tuấn
Mắm còng Cần Giuộc
Mắm còng Cần Giuộc là một trong những đặc sản độc đáo của Nam bộ đang ngày càng teo tóp vì đất sống của còng ngày càng hẹp lại...




Mắm còng Cần Giuộc




GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN Img6469




Mắm còng Cần Giuộc




GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN Img6469
[url=https://2img.net/r/ihimizer/img718/2152/img6469v.th.jpgLưu vực cửa sông Soài Rạp và Cửa Tiểu gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), Gò Công Đông (Tiền giang), Nhà Bè, Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) theo tên gọi dân gian là vùng hạ (tức vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ) có nhiều bãi bồi triền lá dừa, bần, sú vẹt, quanh năm nước mặn. Trên những bãi bồi nước mặn ấy quần tụ nhiều loại thuỷ sản và đặc biệt là còng.Mắm còng có hai loại, mắm còng sữa nguyên con, chỉ bắt và làm được một ngày duy nhất là mùng năm tháng năm âm lịch. Loại mắm còng mặn làm từ nước cốt thịt con còng có thể làm quanh năm nhưng ngon nhất cũng chính là lượng còng bắt từ ngày mùng năm tháng năm. Quy trình làm mắm thật đơn giản: còng tươi rửa sạch đâm nhuyễn với muối, phơi nắng độ ba bốn ngày sau đó vắt lấy nước cốt và đem phơi nắng tiếp đến khi mắm kẹo lại đen sệt như bùn. Để tạo thêm hương vị riêng, có người ướp thêm rượu, có người pha cơm nếp, nhưng đặc điểm chung mắm còng có vị nồng nàn mà người chưa quen rất ngại nhưng người đã nếm một lần thì không thể quên.Mắm còng ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, bún tươi, dưa leo chuối chát, không chỉ là món ăn mà là món nhắm đậm đà chất Nam bộ. Giữa đất Sài gòn ăn miếng mắm còng, uống ly rượu đế, cả một vùng quê hương ngất ngây say trong lòng người xa xứ.Xưa, mắm còng chỉ là thức ăn chế biến tự túc trong mỗi gia đình. Nay, kinh tế thị trường phát triển, mắm còng đã thành thương phẩm nhưng theo đà công nghiệp hoá, địa bàn sinh sống của còng ngày càng hẹp lại không đủ số lượng để vươn ra xa mà chỉ tiêu thụ ở tại địa bàn hoặc được gởi đến những người con xa xứ của vùng đất này theo con đường biếu tặng.Đến nay việc chế biến mắm còng vẫn hoàn toàn thủ công, gia đình và không có cơ sở nào đủ lượng nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hay làm ra thương hiệu. Lượng còng càng lúc càng hiếm, giá cao làm mắm bán rất khó kiếm lời nhưng nhiều người vẫn đeo đuổi nghề như một thú vui không thể bỏ. Bà Võ Thị Tám ở thị trấn Cần Giuộc đã 76 tuổi, gia đình bà hai đời làm mắm còng, tổng cộng trên 100 năm. Nhìn ngôi nhà bà là][IMG]https://2img.net/r/ihimizer/img718/2152/img6469v.th.jpg
Lưu vực cửa sông Soài Rạp và Cửa Tiểu gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), Gò Công Đông (Tiền giang), Nhà Bè, Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) theo tên gọi dân gian là vùng hạ (tức vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ) có nhiều bãi bồi triền lá dừa, bần, sú vẹt, quanh năm nước mặn. Trên những bãi bồi nước mặn ấy quần tụ nhiều loại thuỷ sản và đặc biệt là còng.

Mắm còng có hai loại, mắm còng sữa nguyên con, chỉ bắt và làm được một ngày duy nhất là mùng năm tháng năm âm lịch. Loại mắm còng mặn làm từ nước cốt thịt con còng có thể làm quanh năm nhưng ngon nhất cũng chính là lượng còng bắt từ ngày mùng năm tháng năm. Quy trình làm mắm thật đơn giản: còng tươi rửa sạch đâm nhuyễn với muối, phơi nắng độ ba bốn ngày sau đó vắt lấy nước cốt và đem phơi nắng tiếp đến khi mắm kẹo lại đen sệt như bùn. Để tạo thêm hương vị riêng, có người ướp thêm rượu, có người pha cơm nếp, nhưng đặc điểm chung mắm còng có vị nồng nàn mà người chưa quen rất ngại nhưng người đã nếm một lần thì không thể quên.

Mắm còng ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, bún tươi, dưa leo chuối chát, không chỉ là món ăn mà là món nhắm đậm đà chất Nam bộ. Giữa đất Sài gòn ăn miếng mắm còng, uống ly rượu đế, cả một vùng quê hương ngất ngây say trong lòng người xa xứ.

Xưa, mắm còng chỉ là thức ăn chế biến tự túc trong mỗi gia đình. Nay, kinh tế thị trường phát triển, mắm còng đã thành thương phẩm nhưng theo đà công nghiệp hoá, địa bàn sinh sống của còng ngày càng hẹp lại không đủ số lượng để vươn ra xa mà chỉ tiêu thụ ở tại địa bàn hoặc được gởi đến những người con xa xứ của vùng đất này theo con đường biếu tặng.

Đến nay việc chế biến mắm còng vẫn hoàn toàn thủ công, gia đình và không có cơ sở nào đủ lượng nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hay làm ra thương hiệu. Lượng còng càng lúc càng hiếm, giá cao làm mắm bán rất khó kiếm lời nhưng nhiều người vẫn đeo đuổi nghề như một thú vui không thể bỏ. Bà Võ Thị Tám ở thị trấn Cần Giuộc đã 76 tuổi, gia đình bà hai đời làm mắm còng, tổng cộng trên 100 năm. Nhìn ngôi nhà bà là một biệt thự đẹp, sang trọng nhất nhì huyện Cần Giuộc không ai hình dung nổi ngày ngày bà vẫn cặm cụi, đâm giã phơi ủ làm mắm còng.
Theo SGTT
Nguồn:http://www.touristvina.com/am-thuc-long-an/814-mm-cong-cn-giuc.html

Cá rô đồng
Mùa cá rô đồng bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 Âm lịch, cũng là lúc cái nóng oi bức nhường chỗ cho những cơn mưa mùa hè mát dịu. Đầu mùa, rô ron (loại cá non, mềm xương, chỉ bé bằng ngón tay cái) chiên giòn chấm nước mắm gừng cay là một món ăn mà ai chẳng thích.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN ĂN NGON ỞLONG AN 1221550876246

Sang tháng 7, cá bắt đầu “ôm trứng”, to gần bằng bàn tay, bụng căng tròn hai bầu trứng vàng ươm. Lúc này, các bà nội trợ không cần phải dậy sớm để đón mua những mớ cá đồng hiếm hoi như lúc mới vào mùa bởi chỉ cần bước ra chợ là mua ngay được những cân cá rô to, còn tươi roi rói.

Dù được y học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam gọi bằng cái tên khá sang trọng là “quyết ngư” (có tính bình, vị ngọt và không độc, có thể chữa được nhiều bệnh) nhưng cá rô vẫn là món ăn rất dân dã của người dân đồng bằng sông Cửu Long, giản dị từ nguyên liệu đến cách chế biến và thưởng thức.

Cũng giống như tính cách phóng khoáng của người miền Tây, cá rô có thể kết hợp với nhiều sản vật khác nhau của từng địa phương để tạo nên những món ăn ngon, phong phú. Có khi đó là vài cọng bông súng tím ngắt trong ao, nắm rau bợ xanh mướt mọc ven đê, rổ bông so đũa màu trắng ngà vừa hái sau vườn hay vài trái khế trước sân nhà. Chỉ với nguyên liệu chính là cá rô, những người phụ nữ miệt vườn có thể khéo léo nấu một bữa cơm gia đình với đầy đủ các món canh, kho, chiên, nướng và cả cá khô.

Riêng canh cá rô có thể kể ra gần chục món với đủ hương vị khác nhau: cá rô nấu khổ qua, canh cá rô rau bợ, canh cá rô cải xanh… đặc biệt nhất là canh chua cá rô bông so đũa. Dù có thể nấu canh chua với bạc hà, giá sống và vài lát thơm, nhưng canh chua bông so đũa vẫn là số một. Bông so đũa được hái vào buổi sáng sớm. Nếu như món kho tộ phải để lửa riu riu thì món canh chua phải để lửa lớn, để nồi canh sôi vài dạo cho trứng cá rơi ra, nổi vàng lên trên mặt. Lên bàn ăn, dù chỉ nhón đũa gắp lấy vài miếng bông so đũa chấm vào đĩa nước mắm trong cũng nghe vị beo béo của trứng cá rô hòa cùng vị nhẫn nhẫn của so đũa.

Cá rô kho khế cũng là một món ăn rất “đưa cơm”. Món này muốn làm cho ngon phải dùng khế chua, còn xanh và có vị hơi chát. Hương vị đậm đà ấy cũng là một phần của quê hương mà đã đi xa thì ai cũng nhớ. Cá rô để kho tộ thường to, béo, ướp nước màu dừa cho thấm rồi xếp vào tộ sành, mỗi lớp cá một lớp khế, kho lửa riu riu. Nhờ kho bằng lửa nhỏ trong tộ sành mà khi dọn ra bàn ăn, tộ cá kho vẫn còn sủi tăm bốc hơi nghi ngút, gắp một miếng cá ăn kèm với lát khế hình ngôi sao đưa vào miệng là thấy vị ngọt, béo của cá hòa quyện cùng cái giòn giòn, chua chua của khế. Cá rô có nhiều xương nên phải ăn một cách chậm rãi, từ tốn và nhờ đó mà thưởng thức được hết vị ngọt, béo và thơm của cá.

Cá rô nấu ngót còn gọi là món kho mẵn có thể dùng làm món ăn duy nhất đủ cả hương vị mặn, ngọt, chua, cay cho bữa cơm. Nhiều người nấu ngót cá rô với bầu non, nhưng cách nấu ngót ăn với bông súng của người dân Cà Mau hoặc Đồng Tháp Mười mới thật hấp dẫn. Khi nước bắt đầu “nhảy bờ” (mùa lũ), người dân vào tận đồng sâu dọn luồng, giăng lưới cá rô dọc theo các lung sen, các đìa bông súng. Cá rô kho mẵn nếu làm quá kỹ sẽ mất ngon, chỉ cần làm sạch vảy và bỏ ruột, cho ngay vào nồi nước sôi đã nêm sẵn ít nước mắm. Khi cá chín múc ra tô, nhặt cọng bông súng bỏ vào, vắt thêm vài miếng chanh tươi làm nước cá kho đổi thành màu trắng hơi đục. Cá nóng bốc hơi nghi ngút. Cơm trắng vừa dỡ trong nồi đất ra ăn với món này không biết no.

Thật khó kể hết ra những món ăn ngon được chế biến từ cá rô đồng. Không biết từ khi nào, hình ảnh giản dị ấy đã đi vào những câu ca dao, dân ca của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Cũng như canh “râu tôm nấu với ruột bầu”, cá rô trở thành món ăn đạm bạc mà thấm đượm nghĩa tình của người dân quê:

Cá rô canh cải nấu gừng
Không ăn thì chớ, xin đừng mỉa mai

Nào ai dám mỉa mai một món ăn dân dã đã gắn bó với người dân Nam bộ từ thời cha ông đi khai hoang, mở đất. Ngày nay, nhiều người sống ở TP. Hồ Chí Minh mỗi khi thấy nhớ hương vị cá rô đồng lại rủ nhau vác cần câu, chạy xe hàng chục cây số về tận Long An, dừng lại bên những khoảng đồng lúa xanh mướt hai bên đường câu cá rô, cá sặc để đem về cho bà xã làm bữa cơm chiều, lại thỏa được cái thú đi câu và đỡ nhớ đồng quê.

Theo Tuổi trẻ

Nguồn:http://www.touristvina.com/am-thuc-long-an/613-u-mua-ro-con-cui-mua-ro-trng.html
Khanh Ha
Khanh Ha
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết