Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 1): Vén thêm tấm màn bí ẩn
4 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 1): Vén thêm tấm màn bí ẩn
Thứ năm, 13 Tháng 10 2011 07:46
LTS:
Di tích Đồng Dương (hay còn gọi Phật viện Đồng Dương) lâu nay thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả bởi khối lượng di vật đồ sộ có
giá trị về mặt khoa học - nghệ thuật. Di sản Đồng Dương bước đầu đã có
danh phận, nhưng đằng sau những lớp phế tích ấy vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhà
khảo cổ học Cao Quang Tổng vừa gửi đến Báo Quảng Nam bài viết về những
phát hiện mới tại di tích này.
BÀI 1: VÉN THÊM TẤM MÀN BÍ ẨN
Những phát hiện và nhận thức mới
Ngoài
các di tích kiến trúc tập trung tại khu vực Tháp Sáng (thường gọi chung
là Phật viện), còn hàng loạt các di tích khác thuộc hệ thống kinh đô
Indrapura chưa hề được biết đến và công bố. Theo tôi, Đồng Dương không
chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là kinh đô của vương triều Indrapura
trong lịch sử. Đây cũng là vấn đề mà nhà khoa học lịch sử nghiên cứu
Champa hàng đầu Việt Nam như GS. Lương Ninh vẫn còn lưỡng lự khi viết về
vương triều này.
Theo
phát hiện mới nhất của tôi, phạm vi phân bố của các di tích không chỉ
gói gọn trong khu vực Phật viện tại thôn Đồng Dương mà trải rộng khắp xã
Bình Định Bắc và một phần của xã Bình Trị (Thăng Bình) và xã Quế Châu
(Quế Sơn) - bên kia bờ sông Ly Ly.
Một
điều nữa, Phật viện Đồng Dương mà lâu nay chúng ta quan tâm mới chỉ là
một phần nhỏ trong hệ thống di tích kinh đô đồ sộ còn sót lại của vương
triều Indrapura. Ngoài Phật viện còn có cả một hệ thống di tích chưa
được biết đến mà tôi mới phát hiện là các tháp canh, thành quân sự, khu
vực hoàng cung, các di tích tôn giáo khác. Ngoài ra, còn có một khu chế
tác đá xây dựng kinh thành và khu mộ táng tập thể nằm về phía bắc kinh
đô Indrapura. Ngay cả trong khu vực Phật viện, tức là trong khuôn viên
của bức tường thành dài 326m, rộng 155m - cái mà nhà khảo cổ học, kiến
trúc sư H. Parmentier và nhiếp ảnh gia Charles Carpeaux khảo tả - còn
nhiều nền móng kiến trúc lạ và chi tiết thú vị, chưa được đề cập và giải
mã.
Xác định quần thể di tích
Việc
xác định quần thể di tích Đồng Dương không hề dễ dàng. Những dấu tích
còn sót lại của các tháp canh, thành quân sự bước đầu góp phần định vị
quy mô của di tích.
Di
tích Đồng Dương hiện nằm bên hữu ngạn, thuộc bờ nam sông Ly Ly, con
sông này là cửa ngõ phía bắc của kinh đô Indrapura. Từ đây có thể giao
thông dễ dàng ra vùng Cửa Đại - Cù Lao Chàm và ngược lên vùng Trà Kiệu -
Duy Xuyên (kinh đô Sinhapura cũ). Chính tại vị trí Đồng Dương, con sông
này tách một nhánh nhỏ gọi là suối Ngọc Khô chảy về hướng đông nam đổ
ra Trường Giang, rồi xuôi về cửa biển ở Tam Hải, Bàn Than (Núi Thành).
Đây được xem là cửa ngõ phía nam của kinh đô. Đồng Dương là đỉnh một tam
giác giao thông với 2 thương cảng cổ trù phú của châu Amaravati xưa, đó
là vị trí đắc địa và khá kín đáo của kinh đô Indrapura.
Ngay
tại vị trí chia tách tạo thành suối Ngọc Khô thuộc về mạn bắc, người
Chăm xưa đã bố trí một hệ thống tháp canh bảo vệ cửa ngõ vào kinh đô.
Hiện nay chỉ còn 5 tháp canh, trong đó 4 cái được phân bố mặt nam con
suối (bên phía kinh thành), cái còn lại nằm ở bờ đối diện. Hiện trạng
các tháp canh này đã đổ nát, chỉ còn lại một khối gạch vụn và dấu tích
chân thành phụ hình chữ nhật rộng khoảng 300m2. Theo lời các cụ già
trong thôn Đồng Dương, cho đến thời Việt Nam Cộng hòa các tháp này vẫn
chưa sụp đổ. Chúng có bình đồ hình vuông, phần thân là một khối gạch xây
hình tứ giác cụt có phần đỉnh được thu nhỏ đặt trên phần nền mở rộng và
giật cấp. Trong lòng tháp là hệ thống bậc thang xây gạch chạy vòng theo
chân tường lên tới đỉnh, độ cao cho mỗi tháp canh khoảng 10m. Các cụ
còn cho biết, trong số các tháp còn lại, một tháp có tượng đá và bia ký
văn tự khắc 2 mặt nằm trong lòng, bia có chiều rộng khoảng 70cm, dài
120cm và dày 50cm nhưng đã bị người dân đào lấy làm cối đá, tháp bên kia
bờ suối thuộc thôn Quế An, xã Bình Định Bắc. Vào những năm 60 của thế
kỷ XX, khi xây đập chắn nước làm thủy lợi và giao thông trên suối Ngọc
Khô, người dân đã lấy gạch của tháp để xây đập chắn. Hiện tại đập chắn
đã bị nước lũ phá hủy chỉ còn chân trụ bê tông cốt thép, gạch bị trôi
hết. Tại vị trí tháp hiện chỉ sót lại ít gạch vụn vương vãi, còn nền
móng bên dưới lớp đất bồi bình thường không thể nhận ra, tôi phải nhờ
đến 2 cụ già cao tuổi tìm mãi mới xác định được vị trí.
Từ
vị trí các tháp canh xuôi theo bờ suối Ngọc Khô khoảng một cây số đến
cầu Ông Triệu, rẽ lên rừng Thành nằm ở mạn nam của suối sẽ gặp một tòa
thành quân sự cổ có quy mô tương đương với thành Châu Sa ở Quảng Ngãi,
tạm gọi là thành Vuông. Nhìn một cách tổng thể, thành Vuông án ngữ con
đường chính vào kinh đô ở hướng đông, hai mặt thành đều nhìn ra và ăn
sát mép suối, đây là vị trí giao nhau của 2 con đường thủy về phía bắc
và phía nam.
Theo
khảo sát sơ bộ, đây là một tòa thành có 2 lớp. Lớp ngoài là kiểu kiến
trúc nhẹ bao lấy lớp trong và chạy dài ra tận suối, lớp trong có tường
dày xây bằng gạch bao quanh, bình đồ hình vuông hướng lệch đông bắc,
chiều dài mỗi cạnh khoảng 110m, tại vị trí 4 góc thành đều có dấu tích
tháp canh. Khác với thành Châu Sa nằm ở khu vực có địa hình thấp và giữa
thành nội, thành ngoại có hệ thống hào nước bao bọc, thành Vuông xây
tại vị trí cao nhất (đỉnh đồi), đồng thời được tôn thêm một lớp đất dày
1m; đứng bên ngoài nhìn vào, trông thành nội như một quả đồi hình vuông.
Đi dọc theo bờ thành đổ nát chồng chất gạch, phát hiện khá nhiều ngói
Chăm. Điều này cho thấy, trước đây các hạng mục kiến trúc trong thành
nội được xây dựng chủ yếu là kiến trúc nặng kiên cố. Bên trong thành nội
có một dấu tích kiến trúc lớn bằng gạch đã đổ nát, mặt bằng hình vuông
bẻ cạnh, theo suy luận thì đây là một công trình tôn giáo. Điều đó nói
lên vị trí quan trọng của tòa thành này, nếu xét thêm mối tương quan với
kinh đô Indrapura, đây có lẽ là đầu não quân sự của vương quốc Chăm vào
thế kỷ thứ X.
CAO QUANG TỐNG
http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/33519-dong-duong-va-nhung-phat-hien-moi-bai-1-ven-them-tam-man-bi-an.html
LTS:
Di tích Đồng Dương (hay còn gọi Phật viện Đồng Dương) lâu nay thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả bởi khối lượng di vật đồ sộ có
giá trị về mặt khoa học - nghệ thuật. Di sản Đồng Dương bước đầu đã có
danh phận, nhưng đằng sau những lớp phế tích ấy vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhà
khảo cổ học Cao Quang Tổng vừa gửi đến Báo Quảng Nam bài viết về những
phát hiện mới tại di tích này.
![]() |
Sơ đồ tổng thể kinh đô Indrapura. Ngoài Phật viện Đồng Dương còn có nhiều di tích khác chưa được biết đến (Lập sơ đồ: Cao Quang Tổng). |
Những phát hiện và nhận thức mới
Ngoài
các di tích kiến trúc tập trung tại khu vực Tháp Sáng (thường gọi chung
là Phật viện), còn hàng loạt các di tích khác thuộc hệ thống kinh đô
Indrapura chưa hề được biết đến và công bố. Theo tôi, Đồng Dương không
chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là kinh đô của vương triều Indrapura
trong lịch sử. Đây cũng là vấn đề mà nhà khoa học lịch sử nghiên cứu
Champa hàng đầu Việt Nam như GS. Lương Ninh vẫn còn lưỡng lự khi viết về
vương triều này.
Theo
phát hiện mới nhất của tôi, phạm vi phân bố của các di tích không chỉ
gói gọn trong khu vực Phật viện tại thôn Đồng Dương mà trải rộng khắp xã
Bình Định Bắc và một phần của xã Bình Trị (Thăng Bình) và xã Quế Châu
(Quế Sơn) - bên kia bờ sông Ly Ly.
Một
điều nữa, Phật viện Đồng Dương mà lâu nay chúng ta quan tâm mới chỉ là
một phần nhỏ trong hệ thống di tích kinh đô đồ sộ còn sót lại của vương
triều Indrapura. Ngoài Phật viện còn có cả một hệ thống di tích chưa
được biết đến mà tôi mới phát hiện là các tháp canh, thành quân sự, khu
vực hoàng cung, các di tích tôn giáo khác. Ngoài ra, còn có một khu chế
tác đá xây dựng kinh thành và khu mộ táng tập thể nằm về phía bắc kinh
đô Indrapura. Ngay cả trong khu vực Phật viện, tức là trong khuôn viên
của bức tường thành dài 326m, rộng 155m - cái mà nhà khảo cổ học, kiến
trúc sư H. Parmentier và nhiếp ảnh gia Charles Carpeaux khảo tả - còn
nhiều nền móng kiến trúc lạ và chi tiết thú vị, chưa được đề cập và giải
mã.
Xác định quần thể di tích
Việc
xác định quần thể di tích Đồng Dương không hề dễ dàng. Những dấu tích
còn sót lại của các tháp canh, thành quân sự bước đầu góp phần định vị
quy mô của di tích.
Di
tích Đồng Dương hiện nằm bên hữu ngạn, thuộc bờ nam sông Ly Ly, con
sông này là cửa ngõ phía bắc của kinh đô Indrapura. Từ đây có thể giao
thông dễ dàng ra vùng Cửa Đại - Cù Lao Chàm và ngược lên vùng Trà Kiệu -
Duy Xuyên (kinh đô Sinhapura cũ). Chính tại vị trí Đồng Dương, con sông
này tách một nhánh nhỏ gọi là suối Ngọc Khô chảy về hướng đông nam đổ
ra Trường Giang, rồi xuôi về cửa biển ở Tam Hải, Bàn Than (Núi Thành).
Đây được xem là cửa ngõ phía nam của kinh đô. Đồng Dương là đỉnh một tam
giác giao thông với 2 thương cảng cổ trù phú của châu Amaravati xưa, đó
là vị trí đắc địa và khá kín đáo của kinh đô Indrapura.
Ngay
tại vị trí chia tách tạo thành suối Ngọc Khô thuộc về mạn bắc, người
Chăm xưa đã bố trí một hệ thống tháp canh bảo vệ cửa ngõ vào kinh đô.
Hiện nay chỉ còn 5 tháp canh, trong đó 4 cái được phân bố mặt nam con
suối (bên phía kinh thành), cái còn lại nằm ở bờ đối diện. Hiện trạng
các tháp canh này đã đổ nát, chỉ còn lại một khối gạch vụn và dấu tích
chân thành phụ hình chữ nhật rộng khoảng 300m2. Theo lời các cụ già
trong thôn Đồng Dương, cho đến thời Việt Nam Cộng hòa các tháp này vẫn
chưa sụp đổ. Chúng có bình đồ hình vuông, phần thân là một khối gạch xây
hình tứ giác cụt có phần đỉnh được thu nhỏ đặt trên phần nền mở rộng và
giật cấp. Trong lòng tháp là hệ thống bậc thang xây gạch chạy vòng theo
chân tường lên tới đỉnh, độ cao cho mỗi tháp canh khoảng 10m. Các cụ
còn cho biết, trong số các tháp còn lại, một tháp có tượng đá và bia ký
văn tự khắc 2 mặt nằm trong lòng, bia có chiều rộng khoảng 70cm, dài
120cm và dày 50cm nhưng đã bị người dân đào lấy làm cối đá, tháp bên kia
bờ suối thuộc thôn Quế An, xã Bình Định Bắc. Vào những năm 60 của thế
kỷ XX, khi xây đập chắn nước làm thủy lợi và giao thông trên suối Ngọc
Khô, người dân đã lấy gạch của tháp để xây đập chắn. Hiện tại đập chắn
đã bị nước lũ phá hủy chỉ còn chân trụ bê tông cốt thép, gạch bị trôi
hết. Tại vị trí tháp hiện chỉ sót lại ít gạch vụn vương vãi, còn nền
móng bên dưới lớp đất bồi bình thường không thể nhận ra, tôi phải nhờ
đến 2 cụ già cao tuổi tìm mãi mới xác định được vị trí.
Từ
vị trí các tháp canh xuôi theo bờ suối Ngọc Khô khoảng một cây số đến
cầu Ông Triệu, rẽ lên rừng Thành nằm ở mạn nam của suối sẽ gặp một tòa
thành quân sự cổ có quy mô tương đương với thành Châu Sa ở Quảng Ngãi,
tạm gọi là thành Vuông. Nhìn một cách tổng thể, thành Vuông án ngữ con
đường chính vào kinh đô ở hướng đông, hai mặt thành đều nhìn ra và ăn
sát mép suối, đây là vị trí giao nhau của 2 con đường thủy về phía bắc
và phía nam.
Theo
khảo sát sơ bộ, đây là một tòa thành có 2 lớp. Lớp ngoài là kiểu kiến
trúc nhẹ bao lấy lớp trong và chạy dài ra tận suối, lớp trong có tường
dày xây bằng gạch bao quanh, bình đồ hình vuông hướng lệch đông bắc,
chiều dài mỗi cạnh khoảng 110m, tại vị trí 4 góc thành đều có dấu tích
tháp canh. Khác với thành Châu Sa nằm ở khu vực có địa hình thấp và giữa
thành nội, thành ngoại có hệ thống hào nước bao bọc, thành Vuông xây
tại vị trí cao nhất (đỉnh đồi), đồng thời được tôn thêm một lớp đất dày
1m; đứng bên ngoài nhìn vào, trông thành nội như một quả đồi hình vuông.
Đi dọc theo bờ thành đổ nát chồng chất gạch, phát hiện khá nhiều ngói
Chăm. Điều này cho thấy, trước đây các hạng mục kiến trúc trong thành
nội được xây dựng chủ yếu là kiến trúc nặng kiên cố. Bên trong thành nội
có một dấu tích kiến trúc lớn bằng gạch đã đổ nát, mặt bằng hình vuông
bẻ cạnh, theo suy luận thì đây là một công trình tôn giáo. Điều đó nói
lên vị trí quan trọng của tòa thành này, nếu xét thêm mối tương quan với
kinh đô Indrapura, đây có lẽ là đầu não quân sự của vương quốc Chăm vào
thế kỷ thứ X.
CAO QUANG TỐNG
http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/33519-dong-duong-va-nhung-phat-hien-moi-bai-1-ven-them-tam-man-bi-an.html
Được sửa bởi caotong ngày Fri Nov 18, 2011 5:14 pm; sửa lần 3.
caotong- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 31/01/2011
Re: Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 1): Vén thêm tấm màn bí ẩn
hay quá a
cái này đúng là một 1 nhận thức mới.
cái này đúng là một 1 nhận thức mới.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35
Re: Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 1): Vén thêm tấm màn bí ẩn
Mình thích nhất câu "Nhà khảo cổ học Cao Quang Tổng vừa gửi đến Báo Quảng Nam bài viết về những phát hiện mới tại di tích này".

Re: Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 1): Vén thêm tấm màn bí ẩn
Rất biết ơn nhà khảo cổ học Cao Quang Tổng đã viết một bài viết có giá trị về phát hiện mới của mình tại Đồng Dương, rât mong sắp tới anh sẽ có những phát hiện mới nữa về di tích này để có diện mạo đầy đủ nhất về di tích.
Qua đây cũng rất cảm phục anh Tổng đã tự cất công tìm tòi trong một thời gian dài, lập bản đồ, bài viết,...về di tích và công bố những phát hiện mới của mình. Đây cũng là một tấm gương để những nhà khảo cổ học trẻ học hỏi, nâng cao lòng nhiệt huyết với nghề của mình, trách nhiệm với những di tích.
Qua đây cũng rất cảm phục anh Tổng đã tự cất công tìm tòi trong một thời gian dài, lập bản đồ, bài viết,...về di tích và công bố những phát hiện mới của mình. Đây cũng là một tấm gương để những nhà khảo cổ học trẻ học hỏi, nâng cao lòng nhiệt huyết với nghề của mình, trách nhiệm với những di tích.
Đinhnam- Moderator
- Tổng số bài gửi : 39
Join date : 10/06/2009

» Đồng Dương và những phát hiện mới (bài 2): Nhận diện quy mô phế tích
» Bàn thêm về quy mô Phật viện Đồng Dương
» Kế hoạch đi dự hội thảo những phát hiện mới về khảo cổ học tại Hà Nội...
» Bàn thêm về quy mô Phật viện Đồng Dương
» Kế hoạch đi dự hội thảo những phát hiện mới về khảo cổ học tại Hà Nội...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» Những người chế tác thần linh
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
» Sách từ điển khảo cổ học
» Lý lịch MrDiep_archaeology