Tìm kiếm
Latest topics
Đăng Nhập
Bàn thêm về quy mô Phật viện Đồng Dương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bàn thêm về quy mô Phật viện Đồng Dương
Thứ bảy, 05 Tháng 11 2011 10:07

Đề án khôi phục Phật viện Đồng Dương đang triển khai, nhưng công việc trước tiên là xác định chính xác quy mô cũng như phương thức bảo tồn di sản này vẫn là bài toán khó (Báo Quảng Nam từng đề cập trong bài “Đồng Dương và những phát hiện mới”,
“Di tích Đồng Dương: Cần một chiến dịch truyền thông”). Nhà khảo cổ học
Cao Quang Tổng tiếp tục gửi đến ý kiến xung quanh vấn đề này.
Cách đây hơn một thế kỷ khi người Pháp phát hiện và khai quật, di tích Đồng
Dương đã ở trong tình trạng hoang phế. Nếu lấy cột mốc năm 1471, lúc
miền Bắc Champa sáp nhập vào Đại Việt, đến nay đã hơn 400 năm Đồng Dương
bị lãng quên. Công việc khai quật của người Pháp do H. Parmentier chủ
trì tiến hành một cách thô sơ, tập trung chủ yếu ở những nơi chứa nhiều
hiện vật nhất, qua đó phát lộ được diện mạo cơ bản của khu di tích này.
Ông và các cộng sự đo vẽ, chụp ảnh, lập sơ đồ và khảo tả các cụm di
tích. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên đó trở thành dữ liệu cực kỳ
quan trọng trong việc tìm hiểu thêm về Đồng Dương.
Từ
đó đến nay, không có chương trình nghiên cứu chuyên sâu nào khiến nhận
thức về Đồng Dương còn hạn chế. Hơn nữa, do chỉ dựa vào những tài liệu
của người Pháp đồng thời không nắm bắt hết được những gì họ ghi chép nên
nhận thức về quy mô, lịch sử, tôn giáo thời kỳ này còn nhiều bất cập.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm nhận thức về cụm di tích Đồng Dương nói
chung và di tích Phật viện Đồng Dương nói riêng, xin góp thêm một số
nhận định mới về quy mô, vai trò của Phật viện Đồng Dương nằm trong hệ
thống kinh đô Indrapura.
Phạm vi khám
phá của người Pháp đầu thế kỷ XX khá nhỏ bé so với cả một hệ thống di
tích rộng lớn hiện còn đang tồn tại ở thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc
(huyện Thăng Bình). Đó là một phần của phức hợp kiến trúc tôn giáo -
chính trị nằm gọn trong bức tường thành kích thước 326x155m. Trong phạm
vi bức tường này còn nhiều nền móng kiến trúc nữa.
Cụm
kiến trúc mà chúng ta thường gọi là Phật viện Đồng Dương ngày nay thuộc
cụm kiến trúc phía tây theo khảo tả của H. Parmentier. Có thể tháp còn
tồn tại là tháp trung tâm nằm ở vị trí phía trước và đồng trục với tháp
chính (kalan) lớn hơn đã sụp hoàn toàn hồi đầu thế kỷ XIX. Thực ra, cùng
với cụm kiến trúc trung tâm theo cách gọi của Parmentier, đây không
phải là kiểu kiến trúc Phật giáo mà là kiểu kiến trúc Bà la môn truyền
thống của dân tộc Chăm. Tháp chính (kalan) xưa kia có lẽ là điện thờ của
nữ thần Đồng Dương phát hiện năm 1978.
Cụm
kiến trúc gọi là Phật viện (vihara) chính xác nhất là cụm kiến trúc
phía đông theo khảo tả của H. Parmentier. Đó là một nhà dài với nhiều
cột xây gạch có chức năng như một tăng viện, ở giữa có đặt bệ tượng Phật
ngồi. Cụm kiến trúc này chỉ còn dạng nền móng nằm gọn dưới những lùm
cây bụi, một phần của nó bị con đường chính vào thôn Đồng Dương cắt
ngang và xâm phạm. Kế tiếp cụm kiến trúc phía đông theo khảo tả về góc
đông nam còn xuất hiện vết tích của một kiến trúc lớn. Theo các hậu duệ
họ Trà (dòng họ gốc Chăm) thì đây là nhà quan lại có chức năng làm trung
tâm hành chính liên kết với khu hoàng cung tại khu vực Ao Vuông.
Như
vậy, xét một cách tổng thể, trong bức tường thành 326x155m có 3 cụm
kiến trúc chủ yếu. Trong khi đó Parmentier chỉ mới phát hiện ra 2 khu
vực và tạm chia thành 3 phần tây - trung tâm - đông với chức năng kiến
trúc khác nhau. Cụm phía tây (bao gồm nhóm kiến trúc phía tây và trung
tâm theo Parmentier) với kiểu kiến trúc Bà la môn thờ thần chủ là bức
tượng nữ thần phát hiện năm 1978. Nữ thần là Mẹ xứ sở của các dân tộc
Bắc Champa thời kỳ này. Cụm kiến trúc trung tâm (nhóm kiến trúc phía
đông theo Parmentier) chính xác là một Phật viện. Cụm kiến trúc phía
đông vẫn còn dấu vết (chưa được Parmentier đề cập) có chức năng hành
chính của vương triều Indrapura trong lịch sử.
Hiện
trạng do cây tạp xâm thực nên bình thường rất khó xác định được ranh
giới chính xác khu di tích. Bên cạnh đó, con đường bê tông đang nằm đè
lên bức tường phía nam của bức tường lớn 326x155m. Còn đường chính đi
vào thôn Đồng Dương gần như tách đôi di tích băng ngang qua hai lần bức
tường thành và giẫm lên nhiều nền móng kiến trúc trong khu Phật viện.
Trong tương lai cần giải phóng hai con đường này để tạo hành lang an
toàn cho khu di tích.
Cao Quang Tổng
http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/33952-ban-them-ve-quy-mo-phat-vien-dong-duong.html
Đề án khôi phục Phật viện Đồng Dương đang triển khai, nhưng công việc trước tiên là xác định chính xác quy mô cũng như phương thức bảo tồn di sản này vẫn là bài toán khó (Báo Quảng Nam từng đề cập trong bài “Đồng Dương và những phát hiện mới”,
“Di tích Đồng Dương: Cần một chiến dịch truyền thông”). Nhà khảo cổ học
Cao Quang Tổng tiếp tục gửi đến ý kiến xung quanh vấn đề này.
Cách đây hơn một thế kỷ khi người Pháp phát hiện và khai quật, di tích Đồng
Dương đã ở trong tình trạng hoang phế. Nếu lấy cột mốc năm 1471, lúc
miền Bắc Champa sáp nhập vào Đại Việt, đến nay đã hơn 400 năm Đồng Dương
bị lãng quên. Công việc khai quật của người Pháp do H. Parmentier chủ
trì tiến hành một cách thô sơ, tập trung chủ yếu ở những nơi chứa nhiều
hiện vật nhất, qua đó phát lộ được diện mạo cơ bản của khu di tích này.
Ông và các cộng sự đo vẽ, chụp ảnh, lập sơ đồ và khảo tả các cụm di
tích. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên đó trở thành dữ liệu cực kỳ
quan trọng trong việc tìm hiểu thêm về Đồng Dương.
![]() |
Sơ đồ và không ảnh Phật viện Đồng Dương. Ảnh: C.Q.T |
đó đến nay, không có chương trình nghiên cứu chuyên sâu nào khiến nhận
thức về Đồng Dương còn hạn chế. Hơn nữa, do chỉ dựa vào những tài liệu
của người Pháp đồng thời không nắm bắt hết được những gì họ ghi chép nên
nhận thức về quy mô, lịch sử, tôn giáo thời kỳ này còn nhiều bất cập.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm nhận thức về cụm di tích Đồng Dương nói
chung và di tích Phật viện Đồng Dương nói riêng, xin góp thêm một số
nhận định mới về quy mô, vai trò của Phật viện Đồng Dương nằm trong hệ
thống kinh đô Indrapura.
Phạm vi khám
phá của người Pháp đầu thế kỷ XX khá nhỏ bé so với cả một hệ thống di
tích rộng lớn hiện còn đang tồn tại ở thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc
(huyện Thăng Bình). Đó là một phần của phức hợp kiến trúc tôn giáo -
chính trị nằm gọn trong bức tường thành kích thước 326x155m. Trong phạm
vi bức tường này còn nhiều nền móng kiến trúc nữa.
Cụm
kiến trúc mà chúng ta thường gọi là Phật viện Đồng Dương ngày nay thuộc
cụm kiến trúc phía tây theo khảo tả của H. Parmentier. Có thể tháp còn
tồn tại là tháp trung tâm nằm ở vị trí phía trước và đồng trục với tháp
chính (kalan) lớn hơn đã sụp hoàn toàn hồi đầu thế kỷ XIX. Thực ra, cùng
với cụm kiến trúc trung tâm theo cách gọi của Parmentier, đây không
phải là kiểu kiến trúc Phật giáo mà là kiểu kiến trúc Bà la môn truyền
thống của dân tộc Chăm. Tháp chính (kalan) xưa kia có lẽ là điện thờ của
nữ thần Đồng Dương phát hiện năm 1978.
Cụm
kiến trúc gọi là Phật viện (vihara) chính xác nhất là cụm kiến trúc
phía đông theo khảo tả của H. Parmentier. Đó là một nhà dài với nhiều
cột xây gạch có chức năng như một tăng viện, ở giữa có đặt bệ tượng Phật
ngồi. Cụm kiến trúc này chỉ còn dạng nền móng nằm gọn dưới những lùm
cây bụi, một phần của nó bị con đường chính vào thôn Đồng Dương cắt
ngang và xâm phạm. Kế tiếp cụm kiến trúc phía đông theo khảo tả về góc
đông nam còn xuất hiện vết tích của một kiến trúc lớn. Theo các hậu duệ
họ Trà (dòng họ gốc Chăm) thì đây là nhà quan lại có chức năng làm trung
tâm hành chính liên kết với khu hoàng cung tại khu vực Ao Vuông.
Như
vậy, xét một cách tổng thể, trong bức tường thành 326x155m có 3 cụm
kiến trúc chủ yếu. Trong khi đó Parmentier chỉ mới phát hiện ra 2 khu
vực và tạm chia thành 3 phần tây - trung tâm - đông với chức năng kiến
trúc khác nhau. Cụm phía tây (bao gồm nhóm kiến trúc phía tây và trung
tâm theo Parmentier) với kiểu kiến trúc Bà la môn thờ thần chủ là bức
tượng nữ thần phát hiện năm 1978. Nữ thần là Mẹ xứ sở của các dân tộc
Bắc Champa thời kỳ này. Cụm kiến trúc trung tâm (nhóm kiến trúc phía
đông theo Parmentier) chính xác là một Phật viện. Cụm kiến trúc phía
đông vẫn còn dấu vết (chưa được Parmentier đề cập) có chức năng hành
chính của vương triều Indrapura trong lịch sử.
Hiện
trạng do cây tạp xâm thực nên bình thường rất khó xác định được ranh
giới chính xác khu di tích. Bên cạnh đó, con đường bê tông đang nằm đè
lên bức tường phía nam của bức tường lớn 326x155m. Còn đường chính đi
vào thôn Đồng Dương gần như tách đôi di tích băng ngang qua hai lần bức
tường thành và giẫm lên nhiều nền móng kiến trúc trong khu Phật viện.
Trong tương lai cần giải phóng hai con đường này để tạo hành lang an
toàn cho khu di tích.
Cao Quang Tổng
http://baoquangnam.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoa/33952-ban-them-ve-quy-mo-phat-vien-dong-duong.html
caotong- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 31/01/2011
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» Những người chế tác thần linh
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
» Sách từ điển khảo cổ học
» Lý lịch MrDiep_archaeology