khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI

Go down

CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI Empty CÁC PHƯƠNG PHÁP K-Ar VÀ 39Ar/40Ar ĐỊNH TUỔI

Bài gửi by josvuhoangtrunghung Thu Jun 11, 2009 10:25 am

Phương pháp K-Ar định tuổi
Kali (Z = 19) là kim loại kiềm, và cùng với Li, Na, Rb, Cs, phân bố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn. Nó là thành phần chính của nhiều khoáng vật tạo đá như mica, felspat, felspatoid, các khoáng vật sét và một vài khoáng vật evaporit. Kali có ba đồng vị tự nhiên với độ phổ biến là:
39K = 93,2581±0,0029%; 40K = 0,01167±0,00004% và 41K = 6,7302 ± 0,0029%. Khối lượng nguyên tử của K bằng 39,0983 a.e.m.
Thành phần đồng vị của Ar trong khí quyển Trái đất: 40Ar = 99,60%; 38Ar = 0,063% và 36Ar = 0,337%; khối lượng nguyên tử của Ar = 39,9476 a.e.m., còn 40Ar/36Ar = 295,5
Trong đá, 40K phóng xạ và phân rã bằng cách phân đôi thành nhánh 40Ca và 40Ar. Sự thành tạo 40Ca xảy ra do xả khí (emanation) của một hạt b- và tạo nên hơn 89% của tổng các hạt mới thành tạo. Phần chủ yếu 40Ar được thành tạo do nhân thâu tóm một điện tử lớp K của nguyên tử (electron capture). Đồng vị 40Ar mới thành tạo (bị mất một điện tử ở vỏ trong) sau khi phân huỷ sẽ ở trạng thái bị kích động. Sau khi điện tử khác từ vỏ ngoài lấp chỗ trống, đồng vị 40Ar chuyển sang trạng thái bền. Sự chuyển biến như thế kèm theo bức xạ một hạt g. Một phần 40Ar cũng được thành tạo trực tiếp do phân huỷ positron và có thể tóm bắt điện tử bỏ qua trạng thái kích động.
Như vậy, sơ đồ thành tạo 40Ar rất phức tạp. Trước năm 1976, các phòng thí nghiệm khác nhau sử dụng các hằng số phân rã phóng xạ 40Ar khác nhau. Sau đó Steiger và Jager (1976) đã đề nghị sử dụng các hằng số, trên cơ sở biên tập các tài liệu thí nghiệm trực tiếp về hoạt tính b-, b+ và g của kali do Beckinsale R. và Gale N. tiến hành. Gần đây nhất, vấn đề xác định hằng số phân rã phóng xạ kali đã được Min K. và nnk (2000) xem xét một cách tỉ mỉ, tính lại và đưa ra giá trị mới đối với các hằng số phân rã (Bảng 5.6).
Kết quả phân rã đôi của kali phương trình (5.5) để đo địa thời K-Ar có dạng hơi khác:
40Ar = (lAr/l)´40K´(elt-1) (5.30)
Ngoài 40Ar, trong tự nhiên còn gặp hai đồng vị bền 38Ar và 36Ar, vì thế phương trình (5.24) có thể viết lại tương tự phương trình (5.10) dưới dạng sau:
(40Ar/36Ar) = (40Ar/36Ar)i + (lAr/l)´(40Ar/36Ar)m´(elt-1) (5.31a)
(40Ar/38Ar) = (40Ar/38Ar)¬i + (lAr/l)´(40Ar/38Ar)m´(elt-1) (5.31b)
Bảng 5.6. Các hằng số phân rã của K theo các tác giả khác nhau
Hằng số phân rã Beckinsale, Gale (1969) Endt Van der Leun (1973) Audi và nnk. (1977)
Steiger, Jager (1976) tính lại Min và nnk. (2000) tính lại
lCa 4,962´10-10 4,950´10-10 4,884´10-10 4,845´10-10
lAr 0,581´10-10 0,580´10-10 0,580´10-10 0,5814´10-10
l = lCa + lAr 5,430´10-10 5,530´10-10 5,463´10-10 5,428´10-10
Giả thiết chúng ta định tuổi cho đá núi lửa phun lên mặt đất. Trong trường hợp này các khoáng vật được kết tinh rõ ràng cân bằng với khí quyển. Từ đó (40Ar/38Ar)i = (40Ar/38Ar)kq và (40Ar/36Ar)i = (40Ar/36Ar)kq. Nier A. (1950) đã chỉ rõ tỉ lệ đồng vị Ar trong khí quyển là đại lượng không đổi. Ngày nay biết được (40Ar/36Ar)kq= 295.5 và (40Ar/38Ar)kq = 5,35. Thay các trị số này vào phương trình (5.25a, b) ta có:
(40Ar/36Ar) = 295,5 + (lAr/l)´(40Ar/36Ar)m´(elt-1) (5.32a)
(40Ar/38Ar) = 5,35 + (lAr/l)´(40Ar/38Ar)m´(elt-1) (5.32b)
Tỉ lệ 40Ar/36Ar hoặc 40Ar/38Ar trong mẫu định tuổi khó đo, vì argon là khí, còn kali là thể rắn. Vì thế để tính tuổi dùng phương trình (5.30)
40Ar = (lAr/l) ´ 40K ´ (elt-1)
ở đây 40Ar = 40Arm - 295,5 ´ 36Arm = 40Arm - 295,5 ´ 5,35 ´ 38Arm
Từ các phương trình trên thấy rõ, trong phương pháp K-Ar định tuổi cần biết số lượng tuyệt đối của K và Ar. Thành phần đồng vị Ar thường được xác định bằng phương pháp khối phổ kế có bổ sung đồng vị, còn lượng K - bằng phương pháp hoá lí nào đó, như trắc quang ngọn lửa. Số lượng đồng vị 40K sau đó được tính từ độ phổ biến của đồng vị này trong tự nhiên (40K/ Kchung= 0,000117).
Giả thiết tỉ lệ ban đầu của các đồng vị Ar trong khoáng vật tương ứng với các tỉ lệ đồng vị này trong khí quyển không phải lúc nào cũng đúng cả. Đối với các mẫu càng trẻ thì độ chính xác của việc định tuổi phụ thuộc vào gỉa thiết này càng mạnh mẽ hơn. Một trong những biện pháp kiểm tra xem tỉ lệ đồng vị ban đầu trong khoáng vật (hay đá) có tương ứng với tỉ lệ trong khí quyển hay không là đo tỉ lệ 36Ar/38Ar trong mẫu nghiên cứu. Nếu tỉ lệ này không đúng bằng 5,35 thì phải hiệu chỉnh tỉ lệ (40Ar/36Ar)i theo hằng số tương ứng. Hiệu chỉnh như thế được gọi là hiệu chỉnh phân đoạn khối lượng.
Nếu tỉ lệ (40Ar/36Ar)i trong mẫu cao hơn trong khí quyển thì gọi là argon lạ, ngoại lai (extraneous argon). Trong trường hợp argon ngoại lai có trong đá dưới dạng bao thể thì được gọi là argon dư thừa (exess argon). Nếu nó là sản phẩm phân rã kali in situ (tại chỗ), ví dụ trong trường hợp định tuổi các đá magma trẻ theo đá tù bị bắt cóc thì argon này được gọi là argon kế thừa (inherited argon).
Tài liệu định tuổi các đá núi lửa trẻ theo phương pháp K-Ar đã được sử dụng để lập thang nghịch đảo từ trường Trái đất; xác định tuổi của các bazan trẻ dưới đáy đại dương và luận giải dị thường từ tính trong các bồn đại dương. Đó là những bằng chứng trực tiếp cho tách giãn các lục địa.
Một số đá bazan được thành tạo ở trũng sâu đại dương, nơi áp suất cao hoặc nguội lạnh nhanh chứa argon có nguồn gốc từ magma manti Trái đất. Argon này đặc trưng có 40Ar/36Ar cao hơn hẳn so với argon khí quyển. 40Ar được làm giàu do kết quả khử khí của Trái đất ở giai đoạn sớm lúc hình thành, kết quả quá trình này phần lớn 36Ar bay vào bầu khí quyển.
Việc mất 40Ar phóng xạ sinh khi nhiệt độ nâng cao tạo ra khả năng sử dụng tài liệu định tuổi K-Ar như chỉ thị cho lịch sử nhiệt của các đá pluton nguội lạnh chậm chạp và đá biến chất; nhưng không cho phép xác định tuổi của khoáng vật nguyên sinh.
Phương pháp 40Ar /39Ar định tuổi
Phương pháp 40Ar/39Ar định tuổi dựa trên sự thành tạo 39Ar trong mẫu chứa K được chiếu trong lò hạt nhân. Khi đó xảy ra phản ứng, trong vật lí hạt nhân gọi là phản ứng chuyển biến n®️p và được kí hiệu 39K (n,p)39Ar. Cách viết này chỉ rõ là một neutron bị nguyên tử thâu tóm, trong khi đó một proton rời khỏi nguyên tử. Số lượng 39Ar mới sinh trong mẫu khi chiếu: 39Ar = 39Ktòj(e)s(e)de; ở đây t - thời gian chiếu; j(e) - mật độ chùm neutron có năng lượng e; s(e) - tiết diện thu nhận năng lượng e.
Số lượng nguyên tử của đồng vị 40Ar*, được sinh ra do phân rã 40K sau thời gian tồn tại của mẫu, bằng:
40Ar* = (le/l)40K(elt-1)
ở đây le - hằng số phân rã của 40K do thâu tóm điện tử và l - hằng số phân rã đày đủ của 40K. Tỉ lệ 39Ar*/39Ar trong mẫu đem chiếu được xác định bằng phương trình:
(5.33)
Đơn giản phương trình (5.33), sau khi chỉ J cho đại lượng
J = (l/le)(40K/39K)t òj(e)s(e)de (5.34)
Khi đó: J = (elt-1) / (40Ar*/39Ar) (5.35)
Để xác định giá trị J cùng với mẫu định tuổi trong lò phản ứng hạt nhân, người ta chiếu mẫu chuẩn có tuổi K-Ar đã biết. Sau đó tính tuổi :
(5.36)
Mặc dù thủ tục đo rất phức tạp, phương pháp 39Ar/40Ar định tuổi có nhiều ưu thế so với phương pháp K-Ar truyền thống: a) các tỉ lệ đồng vị được đo trong cùng lượng mẫu, điều đó giảm tối thiểu khả năng ảnh hưởng sự phân bố không đồng đều của K và Ar trong mẫu đến độ chính xác của phép đo; b) không cần phải đo hàm lượng tuyệt đối của các đồng vị để xác định tuổi, chỉ cần biết tỉ lệ 39Ar/40Ar là đủ, điều đó làm tăng độ chính xác phép đo; c) chỉ cần sử dụng lượng mẫu nhỏ, thậm chí có thể định tuổi các tinh thể riêng biệt; d) và cuối cùng có khả năng xác định các tuổi biểu kiến trong điều kiện nhiệt độ khác nhau của cùng một khoáng vật (nung nóng theo bậc).
Phương pháp nung nóng theo bậc
Trong phương pháp nung nóng theo bậc, mẫu nghiên cứu được nung từ nhiệt độ thấp đến nóng chảy hoàn toàn. Khi đó mỗi phần khí được thoát ra ở bậc nhiệt độ nào đó được khảo sát riêng. Có mấy trường hợp xảy ra:
- Trong trường hợp nếu mỗi khoáng vật của mẫu được nung có thành phần đồng vị Ar ban đầu như nhau và bảo toàn tất cả Ar phóng xạ sinh, thì tỉ lệ 40Ar/39Ar và tuổi được tính toán cho mỗi mức nhiệt độ sẽ như nhau (Hình 5.7a).
- Trường hợp trong các khoáng vật định tuổi có những bao thể chứa Ar có tỉ lệ 40Ar/39Ar > 295,5, thì Ar này có thể bắt đầu được thoát ra từ các bao thể trong khoảng nhiệt độ nhất định. Đặc điểm thoát khí Ar, thể hiện trên Hình 5.7b, có thể là dấu hiệu giám định tốt sự có mặt của Ar dư thừa. Mặc dù là argon dư thừa, nhưng nếu tạo ra plato trên biểu đồ tích luỹ của Ar thoát ra thì tuổi plato chính là tuổi thật. Dưới tên "plato" thường được hiểu ở một vài mức nhiệt độ kế tiếp nhau argon thoát ra không dưới 50% và tuổi ở các mức nhiệt độ này tương tự nhau trong giới hạn sai số của phép đo.
- Trường hợp phương pháp 39Ar/40Ar có phổ thoát argon dạng yên ngựa (Hình 5.7c). Phổ dạng yên ngựa phản ánh sự có mặt argon dư thừa trong khoáng vật nghiên cứu. Và không loại trừ tuổi biểu kiến của mức nhiệt độ thấp và cao là do có sự tái phân bố các đồng vị argon khi chiếu rọi mẫu trong lò phản ứng hạt nhân gây nên. Dù nguyên nhân nào chăng nữa, trong các phổ dạng yên ngựa tuổi cực tiểu cho ta giá trị gần gũi nhất với tuổi thật.
- Kiểu phổ bậc thang (staircase spectrum) thường gặp trong địa thời học 39Ar/40Ar được thể hiện trên Hình 5.7d. Nó đặc trưng cho các khoáng vật bị mất argon phóng xạ sinh do khuyếch tán.
Cần chú ý các kết quả phân tích đồng vị của các phần nhiệt khác nhau của argon trên biểu đồ là đường đẳng thời nghịch (Hình 5.Cool. Mỗi một phần nhiệt khác nhau của khí thoát ra là hỗn hợp giữa argon phóng xạ sinh và nguyên sinh (ban đầu). Nếu argon nguyên sinh phân bố đều, thì những phần này sẽ được phân bố dọc theo đường thẳng trong hệ toạ độ: tung độ- (36Ar/40Ar)m và hoành độ- (39Ar/40Ar). Giao điểm với trục x phản ánh 100% thành phần phóng xạ sinh được dùng để tính toán tuổi, còn giao điểm với trục y đặc trưng thành phần argon nguyên sinh (hay Ar bị bắt giữ - trapped argon).


Hình 5.7. Phổ tuổi 39Ar/40Ar thường nhận được từ kết quả nung nóng theo bậc của mẫu (xem giải thích trong phần viết)


Hình 5.8. Nguyên tắc thiết lập đường đẳng thời ngược theo kết quả định tuổi 39Ar/40Ar bằng nung nóng theo bậc (khác với biểu đồ trên Hình 5.7 trên toạ độ đẳng thời ngược đưa lên thành phần đồng vị argon đo được)
josvuhoangtrunghung
josvuhoangtrunghung
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 14
Join date : 10/06/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết