khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Những người chế tác thần linh I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Những người chế tác thần linh

2 posters

Go down

Những người chế tác thần linh Empty Những người chế tác thần linh

Bài gửi by Hasuongkch Sat Dec 19, 2009 11:20 am

Những người chế tác thần linh


Dù trầm mặc trong rêu phong như những gương mặt Visnu trên các ngôi tháp cổ hay thanh thoát như những vũ nữ Chăm xinh đẹp trong những bức phù điêu thì điêu khắc Chăm vẫn giữ nguyên sự hấp dẫn pha chút huyền bí của nó, dẫu hàng trăm năm đã trôi qua. Đứng trước những bức phù điêu, những pho tượng đẹp xinh như vậy, dường như ai cũng bật lên nỗi ao ước đó là vật sở hữu của riêng mình. Ngôi làng của những người chế tác thần linh ở An Nhơn - Bình Định đã hình thành để đáp lại những ước muốn ấy.

Trong tác phẩm Monuments Kiams de la Province Binh Dinh, Ch. Lemire, một học giả người Pháp đã mô tả bức tượng phụ nữ Chăm ở tháp Dương Long: ” Tấm thân của họ mềm mại và tròn, những cặp vú rắn chắc giống như những đóa hoa sen. Ta tưởng như họ thú tội một cách dịu dàng và mơ hồ, đầu hơi cuối xuống nửa có vẻ như muốn yêu đương, nửa như còn e lệ. Khổ người của họ trung bình, cân đối đang độ tuổi thanh xuân, ngắm nhìn thật tuyệt diệu, không ai trông thấy mà không đem lòng yêu mến, nhìn mãi không chán, tâm hồn hoan hỉ, trái tim lúc nào cũng rộn rã vui tươi. Đây không phải là những bức tượng được bàn tay con người đẽo gọt nên nữa, đây là những phụ nữ thật,đẹp và tuyệt diệu.”

Tượng Chăm, phù điêu Chăm đã lôi cuốn nhiều người. Một lão nông nhà ở gần tháp Dương Long (Tây Sơn) kể lại: ”Hồi chưa giải phóng một viên tướng Ngụy Sài Gòn đã cho đặt thuốc nổ phá tung một nhóm tượng trên tháp. Khối tượng lớn đẹp nhất được mang đi, còn lại nhiều tượng nhỏ bị sứt mẻ nhiều, lại vương vãi khắp nơi thì bị bỏ lại. Dạo ấy ai cũng nghĩ rằng chúng chẳng có giá trị gì. Mãi sau này, quãng những năm 1985-1990 khi giới buôn sưu tầm cổ vật đến dò hỏi thì người ta mới đi rà soát, đào bới khu vực này lên”. Hiên tượng bộc phát này không chỉ diễn ra ở tháp Dương Long, mà còn xảy ra với tháp Cánh Tiên (An Nhơn), tháp Bánh Ít (Tuy Phước)…

Cổ vật tự nhiên phần thì ít, phần thì được quản lý ngày càng tốt, những thứ thất lạc trong đất cát thì không phải dễ gặp trong khi nhu cầu sưu tầm, buôn bán cổ vật ngày càng lớn. Thế là những người thợ đá An Nhơn đã tìm cách tạc nên những tượng thần, phù điêu Chăm giống như thật và tìm ra quy trình ”cổ hóa” sản phẩm.

Nơi chúng tôi tìm đến trước tiên là nhà của ông Sáu Bê. Trái với toan tính trước của chúng tôi, ông Sáu Bê rất mau mắn trong tiếp chuyện và vui vẻ đáp lại đề nghị được tham quan nơi làm việc của ông. Chúng tôi lập tức có cảm giác mình đang đứng ở góc nào đó trên đảo Paques ở Thái Bình Dương. Rải rác trong khu vườn rộng rãi, khá râm mát là những pho tượng còn dang dở, cái đứng cái còn đang nằm trên mặt đất với hình vẻ còn mới được tạo dáng sơn, một số khác đã hoàn chỉnh thì sắp hàng dựa vào bờ rào, gốc cây. Ông Sáu Bê cho biết: “Tạc tượng không phải là nghề mới mẻ gì, nhưng mỗi nơi lại chuyên về một lĩnh vực, vùng này không thiếu người biết tạc tượng, thậm chí đủ trình độ tạc nên một bức tượng thật giống với mẫu cổ. Nhưng làm cho ra một pho tượng đúng phong cách Chăm, tạo cho được màu gia sản phẩm đủ sức qua mặt nhiều chuyên gia cổ vật thì không nhiều”.

Xem ra nghệ làm đồ giả cổ như ở ngôi làng này rất công phu, và kiểu dáng, giá cả của loại hàng này cũng vô cùng phong phú. Đầu tiên là những sản phẩm làm bằng đá mới - để nguyên thì giá nằm vào khoảng 1 -1,5 triệu đồng/sản phẩm. Cao hơn một chút là loại cũng được chế tác bằng đá mới nhưng đã được xử lý qua một lần để có được lớp gia y như cổ vật thứ thiệt, loại này chỉ những chuyên gia mới phân biệt nổi. Hàng cao cấp hơn là những bức tượng, phù điêu giả cổ được tạc từ những tảng đá nguyên liệu đã được người xưa xử lý qua do những người rà tìm phế liệu kim loại moi lên từ những khu vực lân cận với các ngôi tháp Chăm. Dạng đồ cổ này sau khi được thợ chế tác xử lý công phu thì ngay cả với chuyên gia nếu thiếu các phương tiện hiện đại cần thiết để thẩm định thì cũng có thể bị nhầm. Cao cấp nhất là dạng cổ vật thật 100% nhưng ít giá trị, được nghệ nhân sửa lại thành tác phẩm mới có giá trị cao hơn, loại hàng này đã từng gây ra không ít cảnh dở khóc dở cười ngay trong nội bộ những kẻ săn lùng cổ vật.

Ông Sáu Bê tiết lộ: ” tôi đã từng mua được một pho tượng bông sen có đế là một thớt đá rất đẹp. Nếu bán ngay thì cũng đã có lời nhưng khi tham khảo nhiều tư liệu tôi bèn sửa lại thành… tượng Siva ngồi. Tượng thần trong tín ngưỡng của người Chăm thường có giá cao nên chúng tôi hay hướng đến đề tài này, đó cũng là lý do vì sao người ta thường nói đùa vùng này là ngôi làng của những người chế tác thần linh “.

Để làm hàng giả cổ những người thợ chế tác cũng phải tự nâng cao trình độ hiểu biết của mình, ngoài ông Sáu Bê là người phải tự tích lũy nhưng hiểu biết về văn hóa Chăm nói chung và điêu khắc Chăm nói riêng trong suốt hơn hai mươi năm, còn lại nhiều người khác cũng đã có trình độ văn hóa cơ bản như ông HVT vốn là một cử nhân nghệ thuật, anh LQN tốt nghiệp trường trung cấp văn hóa nghệ thuật (hiện đang tiếp tục đi học Đại học mỹ thuật thành phố HCM) …

Tuy nhiên để việc tái hiện các thần linh Chăm sao cho hoàn hảo nhất mỗi người lại tìm tòi, xây dựng một quy trình cổ hóa riêng. Anh Vũ Đình Thung, một nhà báo tự do ở An Nhơn cho chúng tôi biết: ”cao thủ trong làng này là anh Sáu và ba người con tài hoa của ổn. Ban đầu hàng của ổng được đánh giá khá cao về mặt “cổ”, nhưng đến một ngày nọ một ông khách cắc cớ lại kiểm tra bằng cách đẽo ngay một mảnh đá nhỏ nơi ở đáy bệ tượng thế là món hàng tụt giá hẳn. Cổ vật có kém tuổi lắm cũng đã ba bốn trăm năm, lớp áo phong hóa không chỉ phủ sơ bên ngoài mà còn ngấm vào đến tận thớ đá bên trong.

Ông khách ấy về sau hay tự phụ là bậc thượng thừa trong giới sưu tầm cổ vật Chăm, còn ông Sáu Bê thì vắt óc ra để tìm cách khắc phục nhược điểm vừa bị hé ra. Cuối cùng ông ta đã sáng tạo ra một quy trình cổ hóa sản phẩm cực kỳ quái dị. Tượng thành phẩm được đem ngâm trong một ao nước có pha một thứ dung dịch do ông pha chế, trên mặt ao thả bèo, được một thời gian thành phẩm lại được đem luộc trong một thứ nước nào đó thật lâu, rồi lại đem hạ thổ trong một hầm đất do ông đào ở đâu đó mang về…

Và món nợ chất lượng sản phẩm đã được trả đủ.”. Anh N một thợ chế tác cao cấp tiết lộ: “Mỗi một dạng hàng lại có một đặc điểm riêng, đất ở vùng tháp Dương Long khác với nơi có tháp Cánh Tiên. Vì vậy sự phong hóa bên ngoài cũng có màu sắc khác nhau. Ngay cả chất liệu đá để chế tác cũng không không hoàn toàn giống nhau. Và lý lịch sản phẩm cũng do vậy mà khác nhau, nếu không khéo léo ngụy tạo thì coi như bể. Ví dụ nếu giới thiệu đây là cổ vật mới được tìm thấy ở tháp Mẫm mà đường nét tượng lại là của Mỹ Sơn thì không ăn. Vì vậy khi sáng tác một món đồ giả bán với giá đồ giả thì rất dễ. Nhưng làm đồ giả để bán với đồ thật thì phải đầu tư nghiên cứu rất công phu, phải đọc nhiều, nghe nhiều, xem lắm, tư vấn kỹ thì mới có cơ hội thành công.”.

Ông T lại tiết lộ: ”Tượng, phù điêu của tôi làm ra bán rất sòng phẳng, loại chưa cổ hóa có giá riêng, loại đã cổ hóa có giá riêng, tùy ý khách lựa chọn. Họ mua không chỉ để chơi mà còn để bán lại nữa mà. Thợ ở đây mỗi người lại có một tuyệt kỹ, ông A có chiêu dùng keo dán đá vào những phế vật để hoàn chỉnh tác phẩm. Ví dụ tượng thần đào lên bị mất cái đầu, ông đem keo tự chế dán vào chỗ bị gãy rồi làm lại phần đầu. Vẫn mà chỗ dán vẫn không hề suy suyển. Ông B lại có khả năng đi tìm thông tin về những cổ vật tương truyền đã bị tiêu hủy, hoặc đã bị mất để làm ra cái mới rồi đem bán. Thông thường việc mua bán đều thông qua những chuyên gia trung gian trong nghề. Còn tôi, nghề của tôi là đánh gãy tác phẩm tại bất kỳ vị trí nào mà tôi muốn. Tại sao lại phải làm vậy, nên nhớ rằng trong danh mục các tượng Chăm, phù điêu Chăm mà giới khoa học đã thống kê có nhiều cái mà giới chuyên môn chỉ được nhìn thấy ảnh (đã được chụp cách đây vài chục năm) ít khi được sờ tận tay nhìn tận mắt cổ vật, có cái là tài sản của những sưu tập cá nhân, bản thân chủ nhân cũng giấu biệt chỉ một vài thân bằng quyến thuộc mới biết, và còn nhiều món tuy có trong trong danh mục nhưng thực ra đã bị mất từ lâu. Phần nhiều trong số ấy đều bị hư hao một chút, gãy bể một vài chỗ trên tay chân… Tôi tìm mua những tấm ảnh như vậy rồi chế tác lại, sau đó đánh gãy như thật rồi… cổ hóa. Đồ cổ phải gãy vỡ một chút mới dễ tin, nhưng tạo ra cho được những vết nứt gãy như vậy không phải là chuyện dễ!”.

Chúng tôi trở lại nhà ông Sáu Bê để xin phép chụp ảnh thì may mắn thay trong một giây cao hứng, ông đã đem ra hàng ngàn ảnh các tượng, phù điêu Chàm ra giới thiệu và tiết lộ: ”Theo mô tả của một nhà nghiên cứu người Pháp – ông De Lagree’ và một mô tả tương tự trong tác phẩm Les tours Miames de la Province de Binh Dinh – 1890 của Ch. Le mire thì phần lớn các của người Chăm đều làm bằng kim loại hoặc bằng đá thếp vàng. Các tượng này được quét một lớp nhựa sơn đen mà người Miên giờ vẫn còn dùng và gọi là marak. Bên trên phủ một lớp thần sa sơn đỏ (sơn đỏ) và một lớp mạ vàng. Đối với các tượng lớn được trưng bày ngoài trời, người ta trộn nhựa sơn marak với một thứ bột tro tạo thành vữa trát bên ngoài. Thời gian có thể làm bong lớp vàng mạ nhưng lớp sơn bóng thì vẫn bền vững. Đây là một bí mật của người xưa, nếu tìm ra kỹ thuật chế tạo loại sơn bóng này thì tôi sẽ có thêm một tuyệt kỹ nữa.

Chỉ tay vào pho tượng sáp còn dang dở trên bàn ông Sáu Bê bảo – Tôi đang tạo mẫu cho thợ đúc đồng Bằng Châu (một làng nghề đúc đã có hàng trăm năm tuổi) đúc dùm đây, còn lớp bên ngoài thì tôi đang thử một số mẫu …”Đồ giả cổ ngày càng khó bán hơn do thị trường quá hẹp. Hiện nay trong nội bộ của làng nghề độc đáo này xu hướng muốn công khai hóa 100% các bí mật ngày càng chiếm ưu thế.

Một bác thợ già tâm sự: ” Sở dĩ chúng tôi dám nói hết gan ruột mình ra với chú em là vì chúng tôi muốn sản phẩm của chúng tôi được bán ra với số lượng lớn và thu lãi từ đó chứ không phải là những cú đánh quả từng sản phẩm một. Nhiều người đã đến xem nhưng rồi lại ngại mua phải hàng giả cổ với giá hàng thật nên rồi lại thôi. Những người thợ tài hoa của làng nghề đang cần một môi trường làm việ mới với đầu ra đảm bảo ổn định hơn. Mặt khác chính họ cũng đang muốn được góp phần tham gia những tháp Chăm đang bị xuống cấp, hư hỏng bằng chính tài nghệ của mình – điều mà các cơ quan văn hóa dường như không mấy mặn mà.

Bá Phùng
\

Nguồn: http://tranbaphung.vnweblogs.com/post/1561/9683
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Những người chế tác thần linh Empty Re: Những người chế tác thần linh

Bài gửi by diepkhaoco52 Thu Jun 27, 2013 7:53 am

Cảm ơn vì bài viết.
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết