khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Go down

Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn Empty Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jun 11, 2009 9:33 am

]]CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ KHẢO CỔ HỌC MÔI TRƯỜNG

1.1. Khảo cổ học môi trường
Khảo cổ học môi trường ngày nay là một lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu và phát triển. Ngành này quan niệm con người là một phần của tự nhiên, có tác động qua lại với những loài sinh vật khác trong hệ thống sinh thái hay hệ sinh thái. Môi trường tự nhiên tác động đến loài người: Kinh độ và vĩ độ, địa mạo và khí hậu quyết định đến hệ thực vật và tác động trở lại cuộc sống của động vật. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại xác định nơi chốn và cách thức con người sinh sống hay ít ra cũng cho ta biết những gì mà con người đã làm trong những thời gian gần đây.
Trên thực tế, các nhà khoa học chỉ quan tâm nghiên cứu nhiều đến những chứng cớ do con người tạo ra chứ rất ít khi quan tâm đến những biến đổi sinh vật học và sinh thái học địa cầu xẩy ra xung quanh các di tích. Môi trường tự nhiên được xem như một sự vật dễ thay đổi, không bền vững hay đồng nhất theo không gian và thời gian.
Tái hiện lại môi trường tự nhiên trước hết cần lời giải đáp thỏa đáng cho những câu hỏi đơn giản nhất về niên đại học và khí hậu. Bước tiếp theo hợp logic là xem xét hệ động vật, đầu tiên là động vật vi mô bao gồm các loại côn trùng, ốc sên và gặm nhấm, chúng cho ta những chỉ dẫn hết sức nhanh nhạy về sự biến đổi của khí hậu.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng việc tái hiện môi trường tự nhiên là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản. Để hiểu chức năng của mỗi con người được hình thành ra sao và cộng đồng của họ, điều đầu tiên chúng ta phải hiểu được môi trường của họ như thế nào.
Nhưng khi nghiên cứu môi trường thì việc quan trọng nhất là nghiên cứu môi trường sống của cư dân.
Sau khi xác định chính xác diện tích đất đai được con người khai thác trong những thời kỳ khác nhau là bao nhiêu, chúng ta sẽ trở lại những phương pháp xác định ảnh hưởng của sử thay đổi khí hậu lên bề mặt trái đất. Hiện nay, không ai nghiên cứu di tích mà bỏ qua khảo sát những chi tiết như lớp trầm tích và môi trường ở xung quanh nó. Mục tiêu là hướng đến sự tái hiện hoàn hảo nhất, trong phạm vi có thể, một khu vực, một vùng nào đó và đưa nó vào bối cảnh chung của vùng, từ đây người ta có thể đánh giá môi trường tự nhiên mà cư dân tại nơi đó phải đối mặt trong lịch sử qua nhiều các thời kỳ khác nhau, từ đó cũng có thể giúp giải thích sự mất tích, xói mòn, bị vùi lấp lớp trầ tích hay bị các tác động xấu của tự nhiên làm huỷ hoại.
Hơn nữa, trước khi tiến hành điều tra, phân loại các nguyên nhân môi trường tự nhiên thay đổi và con người thích nghi với những điều kiện tự nhiên mới ra sao nhất thiết phải biết những điều đã xẩy ra. Phần nhiều nghiên cứu dạng này do các nhà khoa học địa cầu đảm nhiệm, tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều chuyên gia đã đề nghị các nhà khảo cổ học hoàn thiện các nghiên cứu này. Những thay đổi quan trọng tác động lên môi trường sống hẳn nhiên phù hợp với khả năng của người nghiệp dư. Ví dụ, trong những trường hợp hệ thống tười tiêu trước đây tại nhiều vùng đất hiện nay trở thành sa mạc, nơi mà các giếng đào phơi mình trên mặt đất do hiện tượng xói mòn trầm tích xung quanh hay do các đợt núi lửa phun trào nhấn chìm dưới lớp tro tàn, nham thạch.
1.2. Tái hiện môi trường quá khứ
Mục tiêu hàng đầu của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về môi trường là việc tái hiện lại môi trường quá khứ ở tại một thời điểm nhất định.
1.2.1. Tái hiện môi trường tự nhiên thực vật
Thực vật đóng vai trò cơ bản trong quy trình làm ra thức ăn. Quần thể thực vật tại một vùng hay một thời kỳ nào đó sẽ cung cấp những chứng cớ về động vật trong vùng và cuộc sống của con người, đồng thời phản ánh điều kiện khí hậu đất trồng. Một vài loài thực vật phản ứng nhanh trước sự thay đổi khí hậu. Nghiên cứu thực vật trong khảo cổ học đã được làm nổi bật vai trò quan trọng nhờ kết hợp phân tích hệ động vật, đơn giản vì xương dễ tìm thấy hơn di tích thực vật khi tiến hành khai quật khảo cổ học. Một trong những kỹ thuật khai thác thông tin hiệu quả nhất, đánh giá tổng quát quần thể thực vật trong một giai đoạn cụ thể yêu cầu tiến hành phân tích không chỉ trên các di tích thực vật lớn mà còn cả thực vật nhỏ, đặc biệt là các phấn hoa.
1.2.2. Tái hiện môi trường sống của động vật
Các di tích động vật là những chứng cớ đầu tiên được các nhà khảo cổ học thế kỷ XIX được sử dụng để mô tả các nét đặc trưng của khí hậu các thời kỳ tiền sử mà họ đang nghiên cứu. Do đó, thời đại Mamut, thời đại Aurochs và thời đại Reindeer được sử dụng phổ biến cho đến khi sự phân loại công cụ đá thay thế chúng. Ngày nay, để sử dụng di tích hệ động thực vật như những dấu hiệu nhận biết môi trường tự nhiên, chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa các động vật hiện đại và môi trường của chúng. Cũng vậy, chúng ta phải xem xét làm thế nào những di tích động vật hiện diện tại di tích khảo cổ, là do tự nhiên, do hoạt động của các loài thú ăn thịt hay do con người – và do đó chúng có thể đại diện cho tính đa dạng, mức độ đa dạng của động vật vào thời điểm đó.
1.2.3. Tái hiện môi trường sống của con người
Tất cả các cộng đồng người đều tác động lên môi trường sống của họ, trong phạm vi địa phương hẹp hay vùng rộng lớn. Trong đó, ảnh hưởng quan trọng nhất của con người đến môi trường tự nhiên là việc thuần hóa động thực vật, cách thức loài người quản lý, khai thác môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nét cơ bản của môi trường tự nhiên con người sinh sống là địa điểm cư trú và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa địa điểm cư trú. Và việc đầu tiên mà con người cải thiện khu vực sinh sống là kiểm soát việc dùng lửa. Con người đã sử dụng đất, hình thành các khu vườn, làm ôi nhiễm không khí và nước sau đó là việc quản lý và sử dụng đất. Tiến hành sản xuất kinh tế trên những điều kiện tự nhiên.
1.3. Anh hưởng của con người lên môi trường sinh thái trên đảo
Tác động ấn tượng nhất của con người lên môi trường trên đảo là các cư dân đảo đã thuần hóa nhiều động, thực vật mới. Việc kết hợp khoa học nghiên cứu địa chất, phân tích các di tích động thực vật đủ kích cỡ, cùng nhiều kỹ thuật khác đã đưa ra bức tranh toàn cảnh vè những biến động của môi trường. On người đặt chân lên đảo và sinh sống ở đây đầu tiên đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng trong suốt thời gian cư trú. Nhìn chung dữ liệu ghi chú hệ động thực vật trong vùng cho thấy lượng thịt, nguồn thức ăn cho con người giảm đáng kể. Hầu hết những nguồn cung cấp thức ăn này không bao giờ khôi phục lại ban đầu và nhiều loài bị biến mất. Nguyên nhân chủ yếu là do cư dân khi tới đây đã mang theo nhiều giống loài, trong đó có nhiều loài cạnh tranh sinh tồn cao do vậy đã tác động mãnh liệt lên môi trường dễ tổn thương trên đảo.
Nói cách khác, con người đã mang đến đây “các môi trường sống” của riêng họ và nhanh chóng làm thay đổi môi trường tự nhiên trên đảo. Phân tích môi trường trên đảo cho kết quả không kể đến những đợt núi lửa phun trào, thì các thảm họa tự nhiên như động đất, sóng thần hầu như không để lại ảnh hưởng rõ nét. Các thay đổi về tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên chỉ xuất hiện từ khi con người bước chân lên đảo.
Để nghiên cứu vấn đề khảo cổ học ở đảo mà cụ thể là ở tại di tích Côn Đảo, ta thử nhìn nhận nó dưới góc độ sinh thái nhân văn.
[/justify]
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn Empty Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jun 11, 2009 9:37 am

CHƯƠNG 2. KHẢO CỔ HỌC CÔN ĐẢO DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA SINH THÁI NHÂN VĂN

2.1. Môi trường tự nhiên Côn Đảo
Nhìn trên bản đồ Côn Đảo giống như con long mã. Thung lũng này có hình bán nguyệt phần cong lõm của nó là khoảng tiếp giáp Núi Chúa và Núi Thánh Giá, phía tây bắc được giới hạn bởi mũi Lò Vôi, phía tây nam bị giới hạn bởi dãy núi chạy từ núi thánh giá ra biển mà chỗ xa nhất của nó là mũi cá mập. Côn Đảo có hai vịnh biển về hướng đông nam là vịnh Côn Sơn và vịnh Cỏ ông; phía tây nam vịnh bến Đầm. Bao quanh phía đông nam và tây nam bán đảo chính là hòn Bảy Cạnh, Hòn Tài, Hòn Bà. Hòn Bảy cạnh án trước vịnh Cỏ ống, hai hòn tài án trước vịnh Côn Sơn, Hòn Bà tạo ra vịnh bến Đầm; các hòn đảo này chặn bớt gió đông nam từ biển thổi vào, nhưng vào mùa gió chướng (gió đông bắc) hòn Bảy Cạnh và núi đảo phía cỏ óng như một cái phễu làm mạnh hơn luồng gió cuốn qua mũi chim chim và mũi lò vôi vào trung tâm đảo. Thung lũng cỏ ống, Côn Sơn thành tạo bởi cát biển, có những đồi và dải cồn cát cao, xen giữa chúng là những thung lung nhỏ. Lớp phủ thực vật trên cát này là rừng nhiều tầng cây khá rậm rạp, đây là loại hình cây trên cát độc nhất vô nhị ở hải đảo và ven biển nước ta; với Côn Đảo rừng trên đồi cát không chỉ là rừng đặc hữu mà còn là rừng phòng hộ giữ cho nguồn nước ngầm trên đảo không bị cạn kiệt và tạo sự đa dạng sinh thái của côn đảo. Cả hai thung lũng đều bị giới hạn bởi các quả núi; phía bắc đông bắc núi chúa với mũi lò vôi chạy ra biển, phía tây, tây nam núi thánh giá với mũi cá mập lao về phía Hòn Tài; thung lũng Cỏ ống là núi đầu ngựa và đông bắc núi Chúa.
Côn Đảo không có suối khe có nước quanh năm ở hai thung lũng có khá nhiều đầm bàu không bao giờ cạn kể cả mùa khô như: hồ Sen, hồ An Hải. Khác với khu Cỏ ống, nơi có những khe chỉ có nước vào mùa mưa; thung lũng trung tâm côn đảo có hai dòng chảy từ núi đổ ra biển: một dòng tù núi thánh gía chạy men theo chân núi nối một loạt bàu nhỏ với mở rộng thành con suối đổ nước vào hồ An Hải, một con suối khác từ núi chúa chảy cắt ngang thung lung ở đầu phía đông bắc phía chân núi mũi lò vôi chia làm hai nhánh: một đổ ra mũi lò vôi, một chảy dọc gần mép thung lũng đổ vào hồ An Hải. Có lẽ xưa kia khi là rừng đại ngàn với những cây lớn cả trên núi và các dải cồn cát thì hai dòng suối này có nước quanh năm (hiện nay con suối đổ ra mũi Lò Vôi bị ngắt thành từng đọan và cửa đã bị lấp, đoạn chạy từ mũi lò vôi về hồ An Hải trở thành đường dẫn nước thải của thị trấn, con suối kia nữa phía thượng nguồn chỉ có nước vào mùa mưa đến giữa mùa khô là cạn, nữa phía dưới nhờ có vài ban bàu nước tuy không cạn nhưng vào mùa khô chỉ là dòng nước tù). Ơ Cỏ ống cũng như ở Côn Đảo có những dãi ruộng trồng lúa song đều là ruộng chờ mưa chỉ có cấy được một vụ ăn chắc, cư dân trên đảo làm nhiều nương vườn tại sườn sát chân núi. Rừng trên đảo rất rậm, đa số là rừng nguyên sinh đa dạng về chủng loại cây cối. Môi truờng trên đảo với rừng đầm bàu, vịnh kín rất thuận lợi cho sự sinh tồn phát triển của các loài động vật trên cạn, dưới nước và có nhiều loài thảo mộc có thể thu hái quả, lá củ sử dụng vào sinh hoạt hằng ngày được. Hiện tại nhân dân vẫn thu hái các loại rau quả rừng và đánh bắt động vật thuỷ sinh trong các đầm hồ trên đảo sử dụng trong các sinh hoạt. (rừng côn đảo nhiều muông thú, trước kia có cả trâu rừng, báo nhưng nay các loại này đã vắng bóng chỉ còn lại lợn rừng là loài thú to hơn cả các loại chim muông cây cối và một số loài động vật biển ở côn đảo là đối tượng bảo tồn đa dạng sinh học cấm săn bắn nên lâu nay chúng phát triển rất tốt.
Biển quanh Côn Đảo đa phần là biển nông đáy, biển nhiều đá ngầm, các loại rong rêu ở vịnh Côn Sơn và vịnh cỏ ống phát triển rất mạnh; đây là môi trường sinh tụ của các loài hải sản ven bờ, nơi này đặc biệt nhiều ốc, cua, tôm, cá… và chỉ vài chục năm trước biển Côn Đảo còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật biển như đồi mồi, vích, du gon (cá cúi hay bò biển nhưng nay chỉ còn một đàn dugon chừng 10 con, đồi mồi tuy còn nhưng hiếm gặp, vích cũng còn không nhiều và chúng không vào các bãi biển ở đảo chính để đẻ trong mùa sinh sản mà di sang đảo hòn cau và hòn bảy cạnh. Khi triều xuống, đáy vịnh lộ ra, cách bờ vài ba trăm mét nước chỉ sâu vài mét có chổ chỉ dăm ba mươi phân rất dễ nhặt bắt ốc, cua, cá. Ngoài khơi quanh Côn Đảo lòng biển khá sâu, là ngư trường rất phong phú hải sản, tàu thuyền từ khắp nơi trong nước thừơng dồn về khai thác tại ngư trường này.
Thung lũng trung tấm Côn Đảo có ba dãi cồn cát lớn chạy gần song song với nhau và với mép biển. Xa nhất và gần núi nhất là dải cồn kéo dài từ ven hồ An Hải trước miếu bà Phi Yến tới chân núi chúa; dải thứ hai từ mép hồ An Hải nhưng gần biển hơn, chạy suốt đến khu nghĩa địa Hàng Dương; dải thứ ba sát biển nhất, từ hồ kéo đến mũi Lò Vôi. Xen giữa ba dải cồn cát này là các đổi cát, các thung lũng nhỏ, đầm bàu có nước quanh năm hay có nước vào mùa mưa. Tai một số nơi hoặc nằm trong cồn cát, hoặc bám vào núi có một số đồi đất đỏ Bazan có nguồn gốc từ núi lửa.
Ở Cỏ ống những đồi cát tuy không dài song cũng khá cao, nhiều chỗ cát bám vào núi tạo thành chuồi đến sát mép biển, điều nay tương tự như Núi Một – An Hội.
Ở đảo Hòn Cau – cách trung tâm đảo 15km theo duong chim bay về hướng Đông, một thung lũng nhỏ rông 32ha mở về phía Đông Nam cũng có một rải đê nằm sát mép biển. Thung lũng Hòn Cau khá rậm, loịa cây chủ dạo ở đây là cau và dừa, ngoài ra còn có một số cây ăn quả thân gỗ và chuối. Vịnh Hòn Cau nông, khi triều xuống nền đấ phơi lộ, cua cá nằm lại trong các vũng nước, hốc đá rất nhiều. Ở Côn Đảo ngoài đảo lớn, chỉ Hòn Cua là có nước ngầm nhưng có trữ lượng hạn chế, trên Đảo chỉ duy nhất có một cái giếng vuông hteo kiểu giếng hàm vào nước chảy theo khe núi vào mùa mưa thôi.
Về khí hậu thủy văn Côn Đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, vào mùa khô nó chịu ảnh hương của gió Đông Bắc (hay còn gọi là gió chướng); do ở giữa biển, Côn Đảo còn chịu ảnh hưởng của biển và triều biển nên ở một góc độ nào đó, côn Đảo còn có khí hậu đại dương khá mát mẻ, ngày nắng trong năm nhiều, lượng mưa trung bình, ít khi có bão. Chính gió và sóng biển đã tạo ra các thung lũng đảo lớn Côn Đảo và Hòn Cau nơi mà con người có thể cư thú được, tại các đảo khác sóng và gió biển chỉ tạo ra những bãi cátbám vào chân đảo. Môi trương sinh thái và khí hậu và mặt bằng tại các thung lũng và đảo Hòn Cau là nơi thuận lợi cho con người cư ngụ và sinh tồn.
Ở thung lũng trung tâm mùa mưa, nước từ triền núi dồn xuống làm đầy khe suối, đầm hồ tạo ra những dòng chảy cả trên núi lẫn trong biển. Mùa khô gió ào ào theo cái phễu tạo bởi hon Bảy Cạnh và triền Đông Nam Núi Chúa cuộn qua mũi Chim Chim và mũi Lò Vôi vào thung lũng cuốn cát trên những dải cồn từ phía Đông Bắc về phía Tây Nam. Mưa và gió làm mòn dần những cồn cát song lại làm đầy lòng những thung lũng xen giữa.
Nhìn trên bề mặt hiện tại, htì thung lũng trung tâm Côn Đảo có hai góc Đông Bắc và Tây Nam sát chân Núi Chúa, núi Thánh Giá là cao hơn. Gồm khu ruộng phúa sau nghĩa trang Hanh Dương và lang An Hải cũ (đằng sau miếu bà Phi Yến). Đây là nơi những nền dưới đáy cao nhưng bề mặt phẳng không có các cồn cát cao nên có thể cư trú , trồng cây được. Ngoài ra tại nơi Núi Chúa và núi Tnánh Giá gặp nhau – chỗ cong lõm nhất của thung lũng trung tâm – cũng có một thung lũng nhỏ (Ma Thiên lãnh) thấo dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hiện là một cánh đồng trồng lúa, màu khá lớn kiểu bậc thang.
Khu vựu Cỏ óng các dải cồn cát đều nằm ở phía Tây Nambám vào chân núi có chỗ thnàh triền đến sát mép biển. Thung lũng Cỏ ống nhiều hơn khu trung tâm Côn Đảo, ruộng ở đây rộng hơn, song nguồn nước ngầm ít hơn.
Khu vực bến Đầm không mấy thuận tiện cho việc cư trú nhất là vào thời Tiền sử_ Sơ sửdo đi lại khó khăn, khan hiếm nguồn nước ngọt. Mó lẽ mãi đến gần đây khi việc sử dụng nước giếng trở thành phổ biến con người mới đến đây sinh sống, cũng chỉ có thể đến nơi này bằng thuyền qua vịnh Bến Đầm.
Các hòn đảo khác trong quần đảo không có điều kiện thuận lợi cho viẹc cư trú, sinh sông, nguồn nước ngọt, tuy nhiên cũng có thể đánh bắt hải sản ở quanh các hòn đảo này tại những nơi nước nông. Hệ sinh thái Côn Đảo gồm đọng vật , thực vật gióng với khu Đông Nam bộvà các nhà địa chất học đã xác địng Côn Đảo xưa gắn liền với vùng trên sau bị tách ra bởi những trận động đất từ hàng trăm ngàn hay cả triệu năm trước. Vì vậy Côn Đảo có những dải đất đỏ bazan hay đồi mang nguồn gốc núi lửa ở thung lũng trung tâm, Cỏ Ống và ven chân núi Hòn Cau.
Sinh cảnh hiện tại của Côn Đảo với tất cả thuận lợi cơ bản nhiều mặt cho con người cư ngụ và kiếm sống ở đó, tuy nhiên do nằm giữa biển nên sinh sống trên đảo cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là sự giao tiếp với đất liền không phải lúc nào cũng dễ dàng và không phải bất cứ lúc nào các thương thuyền ngược xuôi trên Biển Đông cũng ghé vào. Trên đảo không có nguồn nguyên liệu - đá, kim loại - dùng vào việc chế tac công cụ lao động, đồ trang sức mà phải du nhập từ bên ngoài. Song dẫu sao thì với khả năng chế tác thuyền mảng để đi từ đất liền ra đảo cung điều kiện thuận lợi kháclà trên tuyến đượng biển Bắc Nam từ Phú Quý xuôi xuống Nam Du, Thổ Chu và ngược lại, các tàu thuyền chỉ có nơi duy nhất vào lấy nước ngọt là Côn Đảo thì việc giao du với các nơi khác cũng không phải là không thực hiện được. Có lẽ vì vậy mà hơn 3000 năm trước con người đã xuất hiện trên quần đảo nổi tiếng là tươi đẹp này. Ở đây con người có thể hoạt động kiếm sống: thú hái rau củ quả còn được gọi là rau hoang dại mọc ở ven các đầm bàu ven biển: bẫy bắt chim muông cùng các loại thủy sản nước ngọt nước lợ, nước mặ ven bờ tại các vịnh biển nông thậm chí là các động vật biển như vích, đồi mồi; và với ruộng nương , hoạt động sản xuát nông ngiệp triển khai khá thuận lợi. Việc trao đổi bên ngoài dẫu không thường xuyên song cũng khôn gmấy khó khăn mà các sản vật vùng biểnở đây có thể dùng để buôn bán, đổi chác lấy những thứ trên đảokhông có là rất dồi dào.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn Empty Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jun 11, 2009 9:43 am

2.2. Môi trường ở Côn Đảo trong lịch sử[/b]
Côn Đảo – đặc biệt là đảo chính Côn Sơn và đảo nhỏ Hòn Cau, phải trải qua hàng ngàn năm thiên nhiên mới tạo ra được môi trường sinh thái với tất cả những thuận lợi và khó khăn ấy. Khoảng 6000-7000 năm trước đây, mực nước đại dương bây giờ cao chừng từ 6-7m, toàn bộ các thung lĩng ở Côn Đảo bây giờ lag những vịnh biển nông; sóng biển và giỏ thổi cát vào những chân núi tạo ra những triền cát khá cao ở An Hội vả rải rác từ lối lên chùa Miên đến khu Sở Tiêu tại chân núi Thánh Giá, ở góc Bắc- Đông Bắc thung lũng trung tâ. Ơ nhũng thiên niên lỷ tiếp, nước biển rập rình hạ xuống, thung lũng núi Thánh Giá, Núi Chúa gặp nhau lộ ra (trước đó nó chỉ lộ phần đỉnh cao dưới chân Ma Thiên Lãnh) và dải cồn cát cao chạy từ miếu bà Phi Yến đến chân Núi Chúa( chỗ Sở Đá) bắt đầu hình thành dưới dải chân núi này những thung lũng hẹp, các đầm bàu ở đây địng hình rồi dần ngọt hóa: điều kiện đầu tiên để con người có thể cư ngụ và sinh sống theo đó xuất hiện và dần dần ổn định
Nước tiếp tục rút xuống, dải cồn cát cao phía ngoài hồ Quan Trung bắt đầu nổi cao; cánh đồng phía Tây sau Hang Dương xuất lộ, biển lùi về phía Tây Nam, hồ Quang Tung và nửa trên của hồ An Hải trở thành một vịnh kín nối với biển qua cái cửa là phần chính yếu của hồ An hải bây giờ. Biển tiếp tục rút, các cồn cát đơn lẻ ở phía Đông Bắc cao dần lênvà khu vực nỳ có đáy nền cao nên biển co về phía hồ An Hải, hồ Quang Trung tách khỏi biển và nối với hồ An Hải – lúc đó đã là vịng biển – bởi một con lạch nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa.biển rút xuống đến mức cao hơn bây giờ từ 2- 2,5m, dải cồn cát cao sát biển xuất hiện. Đó là thời điểm cách nay từ 3000- 2500 năm và đến nay thiên nhiên đã cơ bản hoàn tất quá trình tạo thành thung lũng trung tâm Côn Đảo.
Cỏ Ống ban đầu nước biển tạo ra các triền và cồn cát cao ở phía Tây Nam thung lũng và vách núitừ đó đến chân mũi Chim Chim, sau đó các côn cao tiến dần ra biển và cuối cùng là các cồn sát biển tại phía Tây Nam thung lũng. Duy chỉ có núi Đầu Ngựa với núi Chúa ở đây được tạ thành nhờ gió Tây Nam.
Đảo Hòn Cau, thung lũng được hình thành vào lúc nước biển cao hơn hiện tại 2-2,5m; mực nước này tạo ra một con đê cát cao sát mép biển( con đe này đã bị san bạt vào cuối năm 1930 khi người Pháp xxây nàh tù biệt giam của nhà tù Côn Đảo trên Đảo Hòn Cau)
Khoảng 3500-3000 năm trước những điều kirnj cơ bản để con người sinh sống ở Côn Đảo đã ổn định và dấu tích của chủ nhân đầu tiên trên hòn đảo này cũng đuợc phát hiện vào khoảng thời gian ấy. Khảo cổ học Côn đảo được biết đến lần đầu tiên vào năm 1943với phát hiện một số công cụ đá mài khi người Pháp mở con đường từ trung tâm đến Bến Đầm, tên Bến Đầm được sử dụng để chỉ bộ sưu tập này. Vào thời điểm ấy đường Bến Đầm dài chừng 2km ( rất có thể địa điểm Bến Đầm là khu vực An Hội bây giờ, năm 2001-2002 tìm thấy một số mảnh gốm tại đồi cát cao bên cạnh nơi người Pháp giam đồng chí Lê Hồng Phong).
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn Empty Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jun 11, 2009 9:45 am


[b]2.3. Những hoạt động Khảo cổ học trên Côn Đảo

Khảo cổ học Côn Đảo thực sự khởi phát thừ năm 1995 với viẹc phát hiên các di chỉ từ Hồ Sen và Hòn Cau. Năm 1999, di chỉ Hòn Cau đựoc khai quật và khu mộ cổ Cồn Hải Đăng được phát hiện mở ra giai đoạn mới trong khảo cổ học tiền sử-sơ sử Côn Đảo. Liên tiếp những năm sau đó khảo cổ học tại Côn Đảo, nhiều địa điẻm mới đã được phát hiện và khai quật, nhận thức về thời Tiền sử và sơ sử dần rõ nét. Ngoài hai địa điểm ở Hồ Sen và Hòn Cau đã có thêm 11 địa điẻm khảo cổở thung lũng trung tâm Côn Đảo đựợc biết đến có hai khu mộ coor là Cồn Hải Đăng và Cồn Miếu Bà đã được khai quật. Về cơ bản đã có thể dựng được “ Bản đồ khảo cổ học tiền sử và sơ sử Côn Đảo”.
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng rất lớn sự phân bố các di tích cảc cư trú, mộ táng ở Côn Đảo. Ngược lại sự phân bố những di tích cũng cho thấy khả năng ứng xử với môi trường nhămạo ra sự can bằng với tự nhiêncủa người cổ Côn Đảo. Cách lựa chọn nơi cư trú và đặt mộ táng của các chủ nhân đầu tiên và quần đảo này vừa giữ đwocj tính truyền thống vốn có, vừa tạo bước phát triển cao hởntong điều kiện sống mới với môi trường sinh thái của họ.
Các di chỉ cư trú ở Côn Đảo đều có xu hướng tiến ra biển và thường không cách xa mép nước. Trên dải cồn cát cao sát chân núi Thánh Giá - phía Bắc bờ hồ Quang Trung - nơi có di chỉ Hồ Sen được phát hiện năm 1995 (địa điêm này đã bị phá hủy năm 2000 khi xây dựng nhà máy nước Côn Đảo) dấu tích cư trú cổ dày đặc trong khoảng chiều dài hơn 300m, có thể nói đay là di tích rộng nhất ở Côn Đảo; di tích hướng về phía Hồ Sen mà vào thời điểm ấy là một vịnh kín. Phía sau ngôi làng cổ này là một thung lũng ngăn cách cồn cát với núi Thánh Giá, có thể khai phá, cải tạo để trồng cấy. Từ chỗ cư trú, chủ nhân di tích triển khai hoạt động kinh tế một cách thuận lợi: họ có thể đánh bắt hai sản biển ở vịnh trước mặtvà biển phía trước thung lũng; lùi về phía sau họ có thể thự hiện việc săn bắt muôn thú, hái lượm cây quả, đào bới các loại củ, và trồng cấy trong thung lũng Ma Thiên Lãnh. Họ còn đánh bắt hải san trong cvịnh Côn Sơn hay quanh các hòn đảo nhỏ khác và giao tiếp với bên ngoài nờ con dường hàng hải chạy qua quần đảo của mình.
Cách di chỉ Hồ Sen 500m về phía Tây- Tây Nam là địa điểm Sở Tiêu dược phát hiện tháng 10- 2006 tại một cồn cát cao dưới chân Đông- Đông Bắc núi Thánh Giá, sát rìa Tay Nam thung lũng Ma Thiên Lãnh. Di chỉ này năm tựa vào núi và mở ra thung lũng rộng ở phía trước, ngay cacnhj là một bàu nước gần như không cạn bao giờ ( mươi năm trở lại đây các gai đình sông sát bàu đã dùng nó làm nơi chứa nước thải và rác, nên giờ nó gần như không có nước vào mùa khô). Từ đây về phía sau chỉ nhân di tích triển khai hoạt đọng săn bắt, hái lượm, làm nương rẫy, tiến ra thung lũng họ có thể thực hiẹn việc sản cuất nông nghiệp hoặc trồng các loại rau củ; và với quả dải cồn cát trước mặt họ sẽ gặp biển nơi cung cấp cho họ những sản vật nước mặn rất phong phú không quá khó trong viẹc nhặt bắt.
Khi biển rút ra xa hơn và cồn cát phía ngoài hồ Quang Trung hình thành, khu ruộng phía sau Hàng Dương cũng bắt đầu nổi cao. Ơ giai đoạn đầu việc cấy trồng ở đây chưa thuận lợi do đát bị nhiễm mặn và lầy thụt nhưng khảng chân núi mở rộng hơn việc khai khẩn nương rẫy tốt hơn những đầm bàu ven triền Lò Vôi cũng là điểm đánh bắt nước ngọt lý tưởng.
Ven hồ An Hải có một di chỉ cư trú ven hồ An Hải phát hiện năm 2005. Di tích khá rộng, tầng văn hóa tương đối dày song đã bị bóc mất lớp mặt bởi việc khai thác xây dựng. Tại đay thu thạp được một số công cụ đá ghè đẽo, 1 mảnh đá mài, 1 mảnh vỡ của công cụ mài, 1 mảnh khuôn đúc kim loại với một ít mảnh gốm vỡ…Trong hố thám sát, thu đợc một số công cụ khong định hình cùng cùng mảnh gốm vỡ. Cồn An Hải tọa lạc trên một cồn cát nhỏ, thấp nằm ở khoảng giữa thung lũng tạo bởi dải cồn cát cao sát biển và dải cồn phía ngoài hò Quang Trung. Trước mặt là một hồ nhỏ tách ra từ hồ An Hải, vài ngàn năm trước khi hồ An hải còn là vịnh biển thì di tích này nằm gần sát mép nước. Xu thế biển của chủ nhân là rất rõ ràng; tuy nhiên hoạt động kiếm sóng của họ không chỉ là khai thác các thế mạnhcủa biển ở sự tiện dụng trong giao tiếpvới bên ngaòi hay là nguồi hải sản vô tậnmà hoạt động săn bắt hái lượm cây quả muông thú trên rừng và ngay trong thung lũng cũng được họ quan tâm thích đáng.
Di chỉ Hòn Cau cách biển chừng 30m, Hòn Cau không có nước ngọt trên bề mặt, do vậy chỉ có thể cư trú ở đây vào mùa mưa nên cư dân cổ Hòn Cau là những người đến đâylà những người đến đây khai thác vào một mùa nhất định trong năm. Hoạt động nông nghiệp rất hạn chế do không thể cấy lúa mà chỉ có thể trồng rau củ ngắn ngày quanh chân núibao quanh thung lũng thích ứng với thời gian cư trú không dài của chủ nhân di tích. Hoạt động kiểm sống chính là đánh bắt hải sản và động vật biển, đào bới các loại củ rừng , thu hái rau quả hoang dại và săn bắn muông thú trên đảo. Sự giống nhau đến kỳ lạ của các công cụ ghè đẽo, các phác vật đục đá, quốc đá hình tứ giác. Hòn Cau với các di vật của các địa điểm Hồ Sen, Sở Tiêu, cồn An Hải... Cho thấy mối quan hẹ cội rễ của cư dân nơi đây với chủ nhân của các di tích trên đảo lớn côn Sơnmà nói một cách chính xác thì họ là cộng đồng của người côn Đảo xưa tới Hòn Cau kiếm sống theo mùa. Cách luặ chọn nơi cư trú thế giúp chủ nhân của các di tích tránh được những trận bão cát và mùa gió chướng, nhờ sự che chắn của các rừng cay khác rậm rạp trên các cồn cát cao. Đó là sự đạt tới tự nhiên, cân bằng môi trường sinh thái tự nhiên của người Côn Đảo trong việc lựa chọn nơi cư trú nhằm tạo ra sự thuận lợi cho cuộc sống và dễ dàng hơn trong viẹc triển khai các hoạt động kinh tế của mìn. Mối quan hệ của môi trương với dân cư Côn Đảo xưa còn thể hiện qua các di tích mộ táng.
Năm 1999, sau khi khai quật di tích Hòn Cau , chúng tôi thực hiện một cuộc điều tra khảo cổ học ngắn ngày trên đảo lớn Côn Đảo, khu mộ cổ cồn Hải Đăng được phát hiện và đào thám sát. Năm 20021khu mộ này được khai quật,hơn 100 vò mộ cùng khá nhiều đồ tùy táng được lấy lên trong diện tích 480m2 khu mộ năm trên triền phía trong của dải cồn cát cao sát biển , đỉnh của cồn caom hơn mực nước đại dương 12-15m và cách mép hồ An Hải hiện tại chừng 70m theo đường chim bay về hướng Đông- Đông Bắc, cách di chỉ cồn An Hải hơn 100m về phía Đông Nam. Cách khu mộ vài chục mét về phía Đông Bắccó một bãi lẫn lộn đầy mảnh sứ Việt Nam, Trung Quốc có nien đạ thế kỷ 17-18, có một bàu nước gần tròn có đường kính 14-16m sâu 5-7mgioongs như một giếng đất cách khu mộ 10-15m về hướng Đông –Đông Bắc. Trước 1995 khi chưa có con đập ngăn bịt cửa lối thông hồ An Hải với biển , khi nước biển triều cường trành vào hồ và mép nước lan đến mép sát khu mộ. Ngược về trước 3000-2500 năm , lúc hồ An hải đang còn là vịnh biển rộng hơn bây giơg thì nước cách khu mộ cỡ 15-20m. Vào thời điểm đó cồn cát cũng cao hơn ngày nay nhiểu vì nó chư bị nước mưa và gió chướng bào mòn và rửa trôi nhiều.
Khu mộ Cồn Miếu Bà dấu tích đầu tiên của nó được GS Trần Quốc Vượng phát hiện năm 1997 khi đến Côn Đảo. Năm 1999 đào vài hố thám sát tại đây, di vật thu được gồm mảnh gốm vỡ, công cụ đá ghè đẽo và một mảnh đồng nhỏ. Năm 2001, khu mộ này được thám sát lại; năm 2002 được khai quật với diện tích 50m2. Có khoảng 8 cụm mộ được lấy lên cùng các đồ tùy táng gồm: 80 đò gốm nguyên hay gần nguyên, vòng kim loại, mảnh khuông sắt kim loại, mảnh công cụ săt, công cụ ghè đẽo… khu mộ chạy ở phía trong dải cồn chạy từ miếu bà Phi Yến đến chân núi Chúa ; trước khu mộ là hai ba bàu nước ngọt có cước quanh năm.
Hai nơi giống nhau ở chỗ mộ đều đặt cạnh nước: một bên là mép vịnh biển còn bên kia là mép bàu nước ngọt, và cả hai đeu hướng vào núi, đối diện với biển qua cồn cát cao. Ưu thế của cách đặt mộ này là chúng tránh được gió chướng , tác nhân chủ yếu gây ra sự bào mòn bề mặt và làm thay đổi hình dáng của cồn cát trên đảo và do đó khu mộ ít bị đối tượng này tác động. Những người đặt mộ đã loại bỏ được các yếu tố tự nhiên gây tác động mạnh nhất tác động xấu trực tiếp đến mồ mả người thân của họ. Đây cũng là phương thức ứng xử nhằm có được sự cân bằng, đòng hòa với môi trường sinh thái trên lĩnh vực mộ tánh của dân cư Côn Đảo cổ.
Môi trường không chỉ tác dộng vào cách thức cư trú , chọn chỗ mai táng người chết mà còn tác động mạnh mẽ cũng như định hướng hoạt động kinh tế của chủ nhân với các di tích khảo cổ Côn Đảo. Điều kiện sống với mặt bằng cư trú là đồi cát bao quanh là núi cao, rừng rậm có quần thể đọng thực vật đa dạng, phong phú nhưng tương đối khó triển khaihoạt động trồng cấy các loại cây lương thựcnhư lúa bởi các khu rưộng ở thung lũng Ma Thiên Lãnh, An Hải, Hàng Dương, Cỏ ống vào khoảng 3000 năm trước dẫu đã hình thành nhưng nhiều chố chưa thật ổn định thì cách kiếm sống tốt nhất là hái lươm cây quả, đào các loại củ rừng làm chính với sự trợ giúp của việc trồng lương thực ở một mức độ nhất định kết hợp với tròng rau củ , đậu đỗ tại các nương vừờn kết hợp với việc săn bắt động vật hoang dã và hải sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ để bảo tồn cho sự phát triển, tồn tại là phương thức tối ưu nhát của cư dân Côn Đảo xưa.. Phương thức kinh tế này vừa cho thấy sự thích úng với môi trường tự nhiênvừa cho thấy sự quy định và tác động của môi trường sinh thái kinh tế tự nhiênvới hoạt động của chủ nhân các di tích tiền sử, sơ sử Côn Đảo. Bộ cộng cụ tìm thấy trong các di tích cũng thể hiện rõ phương thức kinh tế kiếm sốngcủa người xưa tại đay thực hiện việc trao đổi với cộng đồng cư dân khác trong và ngòai lãnh thổ Viẹt Nam ngày nay.
Di chỉ Hòn Cau, trong gần 175m2 được khai quật thu được gần 1000 công cụ các loại mà hầu hết là công cụ đá song công cụ đá mài không nhiều lắm mà chỉ có duy nhát một chiếc đục đồng nhỏ, ngoài số này còn có 1 mũi dao ngạnhlàm bằng xương thú và bằng đã ghè đẽo. Tại hố II có dấu tích của bếp lửa quanh đó và rất nhiều xương vích bị chặt hay đập vỡ. (có tới 200kg xương vích khô). Các công cụ ghè đéo Hòn Cau chủ yếu là không địng hình dạng ngạch, hạch hình khối hay công cụ mảnh có trong tất cả mọi lớp mọi lớp trong các hố khai quật. Bãi đá ngầm nông trọng vịnh Hòn Cau thường lộ khi triều xuống có rất nhiều công cụ ghè đẽo giống đồng loại của chungtrong tầng văn hóa khảo cổ, nằm rải rác - chúng là những công cụ của chủ nhân di chỉ Hòn Cau sử dụng vào việc khai thác hải sản chủ yếu là bắt các loại cua ốc. Hàng trăm kg xương rùa họ thấy động vật biển là đối tượng săn bắt quan trọng trong hoạt động kiếm sống của nhóm ngư dân này. Công cụ đá ghè đẽo chiếm số lượng lớn trong tàng văn hóa chứng minh rằnghoạt động hái lượm cay quả và những chiếc cuốc đá màicho hay việc đào bới các loại của rừng vãn chiếm tỉ trọng rất lởntong phương thức của người cổ ở đây. Thời gian cư trú là mùa mưa thì với những cuốc đã mài toàn thân người Hòn Cau còn có thể trồng một số cây rau đậu, dưa leo…. Trong hay ven núi quanh thung lũng gần nơi họ cư trú.
Tại địa điểm Hồ Sen tìm thấy những công cụ đá ghè đẽo kiểu Hòn Cau, cồn An hải, công cụ đá ghè đẽo giữ vai trò chủ đạo; mà loại hình công cụ này, gắn với nền kinh tế hái lượm-săn bắt. Nhưng có một vái di vật khá đặc biệt là một viên đạn xì đồng bằng đất sét tìm thấy ở địa điểm hồ Sen và bi cốm được phát hiện ở di chỉ Hàng Dường II cả hai di vật này gắn với hoạt dộng săn bắn, một khía cạnh quan trọng ở khu kinh tế hái lượm.
Ơ địa điểm Sở Tiêu trong diện tích 8m2 ngoài 16 bàn mài, 68 mảnh bàn mài và đấ nguyên liệu làm bàn mài là 16 công cụ đấ kiểu ghè đẽo theo kiểu Hòn Cau , 2 cuốc đá mài toàn thân, 2 đục dá mài, 1 phác vật cuốc đá, 1 phác vật đục đá. Với những công cụ đá ghè đẽo, cuốc đá mài dễ dàng triển khai hạt động thu hái kết quả,
Đào bới các loại củ rừng hoăc trồng một số cây, kể cả cây lương thực, trên nương rẫy sát chân nuis và đại thung lũng. Vượt qua dải cồn cát cao trước mặt, người cổ ssở Tiêu đã đững trước vịnh Hồ Sen nơi họ có thể tthu bắt nhiều loại hải sântng cường cho bữa ăn của mình.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn Empty Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jun 11, 2009 9:45 am

Tại các di tích này số lượng mảnh gốm rất nhiều, về loại hình đa số là đồ đun nấu:nồi niêu để chế biến thức ănhơn là những đồ đựng. Ơ các khu mộ di vạt chôn theo hầu hết là những công cụ đá ghè đẽo và một số mảnh khuôn đúc kim lộẳi khu mộ Cồn Miếu Bà, Hàng Dương I, Hòn Cau, An Hải… Những mảnh khuôn đúc kim loại (chủ yếu là đúc rìu bôn) những công cụ bằng đồng cùng những chiếc đá mài toàn thân tìm thấy ở hòn An Hải, Sở Tiêu, Hòn Cau chỉ gợi ý về khả năng chế tạo loại công cụ chuyên sử dụng vào việc chế tạo các phương tiện đi biển (bè mảng, thuyền..). Hoặc để khai phá, chặt đốn cây cối làm nhà hay làm nương rẫy nhằm trồng hái 1 loại cây nào đó bởi nền kinh tế sản xuất chiếm tỉ trọng không cao làm tông khi hoạt động kiếm sống bằng săn bắt, hái lượm đang giữ vai trò chủ đạo. Một hoạt động khác cũng có vai trò tương đối quan trọng mà người Côn Đảo luôn phát huy là giao lưu, trao đổi với chủ nhân các di tích cùng thời ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Những hạt chuỗi bằng thuỷ tinh, bằng đá đen có nguồn gốc ở ấn Độ và Trung Á; những đồ gốm có chất liệu chủ yếu là gốm phù sa cùng hạt cườm nhỏ là đá màu vàngvà các công cụ, đồ trang sức bằng kim loại.
Trên quần đảo Côn Sơn hoạt động kinh tế chính yếu của chủ nhân các di tích ở đây là hái lượm, săn bắt mặc dù nhiều ơi khác trên lãnh thổ Việt Nam nền kinh tế sản xuất (cả đánh bất hải sản nước ngọt cũng như hải sản biển) đã phát triển khá cao và tỉ trọng tương đối lớn trong đời sống xã hội. Môi trường sinh thái tác động mạnh mẽ đến phương thức kiếm sống của người xưa. Sinh cảnh môi trường sinh thái với rừng nhiều tầng cây rất phong phú các loại cây có thể thu hái quả, lá, củ cho bữa ăn hàng ngàyvà có quàn động vật đa dạng có thê bổ sung vào nguồn thực phẩm vốn đã rất dồi dào nhờ vùng biển quanh đảo sẵn cá, tôm cua, ốc… khi điều kiện cấy trồng cây lương thựcchính như lúa không thực sự thuận lợi đã tạ ra xu hướng lấy săn bắt chim thú rừng - hái lượm các loại cây quay hoang dại và đánh bắt hải sản làm hoạt động kiếm sống cơ bản của người Côn Đảo. Nằm trên tuyến đường hàng hải chính trên biển Đông (có lẽ con người đến Côn Đảo cũng chính nhở trục đường biển từ Hạ Long qua đảo Lý Sơn, Phú Quý, đến Côn Đảo rồi tới Nam Du, Thổ Chu, Phú Quốc và từ Côn Đảo vào ven biển trung bộ, Nam Bộ cũng khá thuận lợi) nên ngoài những hoạt động kinh tế triẻn khai ngay trên đảo, việc trao lưu với các vùng miền khác trong và ngoài lnãh thổ Viêt Nam cũng có một vai trò nhất định, tuy không lớn lắm trong tổng thể hoạt động kinh tế của chủ nhân các di tích Côn Đảo.
Môi trường sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức sốngvà kiếm sống của chủ nhân các di tích khảo cổ ở Côn Đảo. Điều kiện môi sinhvừa khuyến khích, vừa định hướng phương thức kinh tế cơ bản của người người cổ Côn Đảovà thông qua yếu tố chủ chốt này quy định cách thức lựa chọn cư trú cũng như nơi đặt mộ táng của họ. Môi trường trong trường hợp này không chỉ đơn thuàn cung cấp cho chủ nhân các di tích khảo cổ ở Côn Đảo nguồn thức ăn phong phú đa dạng các động vật trên cạn lẫn động vật dưới biển cùng đủ loại trái cây, cây quả, các loại củ và rau mọc tren rừng, ven biển có thể thu hái và sự dụng trong bữa ăn hàng ngày mà còn cung cấp cho họ cả những sản vật biển dồi dào để trao đổi với các nhóm cư dân cùng thời tại các vùng miền khác để lấy những thứ mà học không có (như đá tốt hay kim loai để chế tạo công cụ hay đồ trang sức). Khả năng thích ứng và hoà đồng để khai thác đến mức cao nhất sự thuận lợicủa môi trường sinh thái biển đảo đồng thời với việc hạn chế những tác động xấu có thể gây ra cho đời sống thể hiện năng lực văn hoá, trình độ văn minh của người cổ Côn Đảo trong việc tạo ra sự cân bằng với tự nhiên đảm bảo cho xã hội của họ tồn tạivà phát triển một cách bền vững. Môi trường vừa quy định một phương thức sống và kiếm sống của con người vừa khuyến khích con người phát huy năng lực sáng tạo để để hoà nhâp và khắc phục những hạn chế, khó khăn đê luôn tiến về phía trước trong quá trình tồn tại và phát triển. Sự sáng tạo của một công đồng người trong một sinh cảnh cụ thể là nguồn gốc nội sinh đưa cộng đồng đó đạt tới văn minh mà cư dân cổ Côn Đảo là một trong những cộng đồng điển hình ở vùng hải đảo phía Nam nước ta thời điểm bình minh của lịch sử dân tộc.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn Empty Re: Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết