khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)

Go down

Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1) Empty Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 9:43 pm

Được ra đời ở Ấn Độ khá sớm với một nền tảng tư tưởng vững chắc, Ấn Độ giáo đã tồn tại hết sức lâu đời và có ảnh hưởng to lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, Ấn Độ giáo cũng gặp khá nhiều khó khăn thử thách trong việc thay đổi nền tảng tư tưởng để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của xã hội cũng như những thách thức khi truyền bá tư tưởng sang những quốc gia khác. Cũng như những tôn giáo khác, Ấn Độ giáo cũng thờ những vị thần của riêng mình nhưng có sự thống nhất với nhau chỉ là phản ánh các mặt trạng thái khác nhau. Tồn tại 3 ngôi với 3 vị thần chính là Brahman, Siva và Vishnu với hình thức “Tam ngôi nhất thể”. Sự khác nhau về chức năng cũng như những vai trò mà họ đảm nhận mà những tín đồ có thể thờ khác nhau. Siva và Vishnu là 2 vị thần được thờ rất nhiều bởi những hóa thân của họ cũng như vai trò mà họ đang nắm giữ, ta rất ít thấy người ra thờ thần Brahma riêng. Tạo ra bảo tồn rồi hủy diệt đó là những nguyên lý hết sức cơ bản của Ấn Độ giáo. Bánh xe luân hồi làm cho người ta sinh ra lớn lên và rồi già cỗi phải chết đi sau đó hóa thân thành kiếp khác tùy vào nghiệp nhân quả của mình, cuối cùng vòng lẩn quẩn đó vẫn không thể nào thoát được ngoài trừ sự thiền định và tu tập để giải thoát khỏi cuộc sống đầy đau khổ. Những điều đó làm cho những tín đồ hết sức tin tưởng và cho rằng thần linh là những người có thể bảo vệ và giúp đỡ mình. Hàng loạt những tượng thần của rất nhiều vị thần khác nhau được xây dựng để thờ tự lên. Tuy nhiên, những tượng thờ này qua các thời kỳ mà có sự khác nhau trong cách mô tả cũng như phong cách tạc tượng. Đặc biệt là thay đổi rất nhiều khi truyền bá sang các quốc gia khác trên thế giới. Chính điều đó nó đã tạo cho chúng tôi sự thú vị muốn tìm hiểu về tượng Ấn giáo, muốn tìm hiểu từ chính những tư tưởng của Ấn Độ giáo bởi theo chúng tôi những tư tưởng của Ấn Độ giáo ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách tạc tượng các vị thần cũng như sự thần thánh hóa các vị thần thông qua những tượng phát hiện được.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]I. Ấn Độ giáo và những vấn đề xoay quanh nó:[/b]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]1. Nguồn gốc ra đời của Ấn Độ giáo:[/b]

Với cội nguồn ra đời cách đây hàng ngàn năm, Ấn Độ giáo có thể nói là một tôn giáo lâu đời nhất. Nhiều tín lý hòa lẫn trong Ấn giáo nhưng tất cả đều quy về một ý niệm cuộc đời của con người trên dương thế này là một phần của vòng luân hồi bất tận gồm: sinh, lão, bệnh, tử. Cứ mỗi lần chết đi là con người lại được tái sinh, hoặc nói đúng hơn là đầu thai vào một kiếp khác. Bằng cách sống lương thiện, con người có thể đầu thai vào kiếp khác lương thiện hơn, tốt đẹp hơn hoặc có thể thoát khỏi vòng luân hồi.

Về vấn đề nguồn cội dẫn đến sự ra đời của Ấn Độ giáo thì hiện nay tồn tại hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất, những tín đồ cho rằng Ấn Độ giáo còn được gọi là sanatana dharma, đạo pháp bất tử. Điều này có nghĩa là nguồn gốc của Ấn Độ giáo vượt ra khỏi lịch sử của con người và chân lý về tôn giáo này đã được hé lộ (shruti) và truyền đến ngày nay thông qua bộ kinh cổ nhất trong lịch sử, kinh Vệ Đà.[1] Rất nhiều quan điểm tin tưởng vào quan điểm này. Họ cố gắng giải thích nó theo yếu tố tín ngưỡng mang nhiều yếu tố thần thánh. Tuy nhiên, quan điểm này cũng không được nhiều người tán thành. Một số nhà nghiên cứu họ xét đến yếu tố lịch sử người Ấn nguyên thủy. Họ cho rằng, Ấn Độ giáo bắt nguồn cách đây khoảng 3000 năm và có cội nguồn từ người Aryan khi tiến đến xâm lược Ấn Độ. Ngày nay, hầu hết các tín đồ của Ấn Độ giáo theo chủ nghĩa dân tộc họ cho rằng tôn giáo này là quốc giáo, cho rằng chân lý thiêng liêng đã truyền cho người Aryans, dân tộc được cho là thượng đẳng và cao quý. Người Aryans đã đến Ấn Độ sinh sống đã vài ngàn năm. Họ sử dụng tiếng Phạn (Sankrit), một loại ngôn ngữ cao quý và nó cũng được dùng để viết kinh Vệ Đà. Người Aryan còn xây dựng cả nền văn minh Ấn Độ rực rỡ, bao gốm lễ nghi, văn chương và luật lệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi tiến đến xâm lược đánh bại người Dravida thì người Aryans đã chiếm được vị thế chủ đạo của người Punjab, các giá trị văn hóa tinh thần và nhất là tôn giáo cổ của người Dravida không những được bảo lưu mà còn được nâng cao hơn. Trong chừng mực có thể, đạo Brahma tiếp  tục phát triển, hoàn thiện kinh cầu nghi lễ. Những thương gia, những tri thức tôn giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo Brahma ra bên ngoài. Có thể các thế hệ người Dravida nguyên gốc và cả thế hệ hòa huyết các thế hệ thuần chủng Aryans về sau đã phát triển Brahma lên. Song lúc đó đạo Brahma đã thế tục hóa, hoàn chỉnh hơn với tên gọi Hindu giáo hoặc Ấn Độ giáo.[2]Theo quan điểm này, những tôn giáo phát triển ở Ấn Độ sau thời đại của người Aryans, chẳng hạn như đạo Phật, đạo Jain và đạo Sikh đều chỉ là một phần của Ấn Độ giáo. Nhưng rất nhiều tín đồ Ấn Độ giáo, cũng như tín đồ đạo Phật đạo Sikh không đồng ý như vậy. Thay vào đó, họ tin rằng chính những người bản địa sống ở Ấn Độ trước cả người Aryans họ đã sáng tạo nên những vị thần chủ yếu và đã có những bước phát triển tôn giáo quan trọng nhất trong đạo Hindu. Sau đó, người Aryan mới nhập cư vào vùng Tây Bắc Ấn Độ bắt đầu tiến đến chinh phục vùng đất giàu có và ổn định này. Họ áp đặt hệ tư tưởng của mình, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tinh túy và được ưa chuộng của nền văn hóa bản địa. Quan điểm này được nhiều học giả phương Tây chấp nhận. Những học giả này cho rằng người Aryans khoảng 1.500 BC bắt đầu di cư vào Ấn Độ và đến năm 1.200 BC thì bộ kinh Rig VeDa, bộ kinh cổ nhất của người Aryans mới xuất hiện. Giải thích quan điểm này thì ta có thể lấy dẫn chứng là sự phát hiện nền văn minh sông Ấn của các nhà khảo cổ người Anh và Ấn Độ ở miền Bắc Ấn Độ (ngày nay là Pakistan). Họ cho rằng niên đại của nó là 2.500 – 1.800 BC, thời gian này những người Aryans bắt đầu xâm nhập vào miền Tây Bắc Ấn Độ. Ở đây, đã có sự xuất hiện tôn giáo qua những hình ảnh biểu hiện dưới hình thức những đền miếu, tín ngưỡng phồn thực, hiến tế thú vật và nghi thức gột rửa trong một hồ lớn được xây bằng đá. Những phiến đá nung đất những dòng kinh và những biểu tượng tôn giáo đủ loại mà hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được.

Phải chăng vật thể hình sừng dựng đứng, vây chung quanh những con thú, mà người ta tìm thấy trên một phiến đất nung là hình ảnh tượng trưng sơ khai của thần Shiva? Những sinh thực khí nữ trong những thành phố ở Harappa và Mohenjo – daro và ở những vùng quê lân cận là biểu tượng của phồn thực hay là bằng chứng của một dạng nữ thần, qua nhiều thế kỷ vẫn được phát triển và thịnh hành cho đến ngày nay. Tín ngưỡng của người dân đã tương tự với Ấn Độ giáo. Giải thích về những biểu tượng trên các nhà nghiên cứu cho rằng, “các dấu triện cho thấy một bằng chứng về nghi lễ thờ cúng nữ thần Mẹ (Mother Goddess), bao gồm nghi lễ hiến tế dê và các loài thú khác. Một vài dấu triện cũng cho thấy có những hình ảnh tượng trưng cho một vị thần giống thần Shiva trong đạo Hindu. Một trong những số đó, Shiva được mô tả là có ba mặt và một cái đầu có sừng”[3]. Đây có thể đã tồn tại một thực thể tôn giáo thực sự mà theo nhiều nhà nghiên cứu gọi là Brahma – tiền đề cho việc hình thành nên Ấn Độ giáo.

Anjana Mothar Chandra cho rằng người Aryan chính là người đã tiếp nối những tôn giáo ở nền văn minh lưu vực sông Ấn và biến nó thành một tôn giáo được gọi là Ấn Độ giáo thật sự. Ông chia ra thành ba giai đoạn là Tiền Veda, Veda và Hậu Veda.

v  Giai đoạn tiền Veda: người Aryan xâm nhập vào Ấn Độ và sau đó hòa trộn với người Dravida để hình thành nên văn minh Veda. Họ tiếp nhận yếu tố tôn giáo trước đó làm thành tôn giáo của mình. Tuy nhiên yếu tố tôn giáo thực sự vẫn chưa thể hiện rõ.

v  Giai đoạn Veda: Mở đầu cho sự phân chia giai cấp. Ý thức tôn giáo của người Aryan đã phát triển khá cao, mặc dù họ không cầu nguyện tại đền thờ hoặc những nơi thờ cúng khác. Nghi lễ của họ bao gồm đốt lửa tại nhà, tụng kinh, dâng vật cúng lễ như gạo, sữa, hiến tế gia súc. Các vị thần của người Aryan bao gồm: Varana (Thần Sấm), Surya (Thần Mặt Trời), Agni (Thần Lửa), Vaju (Thần Gió) và Usha (Thần Bình Minh).

v  Giai đoạn Hậu Veda: Xã hội có sự phát triển vượt bậc, nông nghiệp trở thành yếu tố chủ đạo trong phát triển kinh tế. Nghề thủ công phát triển thành các làng nghề và kim hoàn. Sự xuất hiện của nhiều vương quốc nhỏ (janapada) để tạo thành 16 vương quốc lớn (mahajanapada). Giới quý tộc chiếm những vị trí thống trị. Tư tưởng tôn giáo có những bước tiến dài, với các quan niệm mới từ một nền văn hóa Hindu mới cắm rễ. Người Aryan sử dụng ngôn ngữ Sankrit cho đến thế kỷ VI trước công nguyên, khi nền văn hóa của họ bắt đầu nâng lên thành đạo Bà La Môn, một hình thức đạo Hindu nguyên thủy. [4]

Như vậy, có thể thấy rằng đạo Hindu được hình thành bắt nguồn từ nền văn minh sông Ấn với hình thức sơ khởi là thờ thần Brahma và tín ngưỡng thờ thần mẹ (Mother Goddess). Và sau đó, người Aryan tiến vào xâm nhập Ấn Độ và chính họ đã phát triển nó tạo đà cho nó trở thành một tôn giáo phát triển thành một đạo Hindu tồn tại rất lâu dài như vậy.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]2. Giáo lý, điều luật và những vấn đề xoay quanh nó:[/b]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]a/ Ý niệm về cuộc sống và sự luân hồi :[/b]

Các tín đồ Ấn giáo cùng có chung một ý niệm về Samsara (vòng luân hồi chết và sự tái sinh). Họ cố gắng đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi bằng ba con đường ghi trong bộ Bhagavad Gita (Chí tôn ca), đó là: jnava marga (con đường trí tuệ) tín đồ theo con đường này sẽ theo cách sống chuyên tâm về chiêm nghiệm, karma marga (con đường tác nghiệp) tín đồ phải thực hiện bổn phận của mình và bhakti marga (con đường tận hiến). Mỗi phương cách đều đòi hỏi con người phải hi sinh bản thân, không màng gì đến cảm quan và các vấn đề trần thế khác.

v  Samsara (vòng luân hồi): tín đồ Ấn giáo tin rằng con người khi sinh ra đã vướng vào vòng luân hồi, vòng luân hồi chính là chu kỳ bất tận của sự chết và tái sinh. Sau khi chết đi con người sẽ đầu thai vào kiếp khác. Tính chất của sự tái sinh này tùy thuộc vào trạng thái tâm linh của con người lúc từ trần. Thể hiện ở nghiệp báo của mình đã gieo trong suốt cuộc đời của mình.

v  Karma (nghiệp báo): liên quan đến hành động và luật nhân quả ảnh hưởng đến cuộc sống và sự đầu thai của con người. Nếu gieo nghiệp tốt ta sẽ cải thiện được kiếp sau của mình được cải thiện tốt hơn. Còn nghiệp xấu sẽ có báo ứng ngược lại.

v  Sự tồn tại của con người là một vòng bất tận của những khổ đau “Bánh xe luân hồi”. Con người muốn giải thoát chỉ có thể tìm đến thiền định. Tuy nhiên, con đường của sự giải thoát này chỉ là tạm bợ nhất thời không vĩnh viễn.[5]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]b/ Bốn mục tiêu của cuộc đời của tín đồ Ấn giáo :[/b]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]                [/b]Ấn Độ giáo chỉ ra bốn mục tiêu của kiếp nhân sinh: kama, artha, dharma và moksha. Con người có thể theo đuổi mưu cầu hoan lạc (tạo nghiệp tức kama) và sung túc (artha) miễn là không trái ngược với bổn phận luân lý (đạo pháp, tức Dharma) và sao cho đạt được mục đích tối hậu là thoát khỏi vòng luân hồi (giải thoát tức moksha).

v  Kama: Tức là theo đuổi niềm vui trong cuộc sống, nhu cầu có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Theo kinh sách nói rằng theo đuổi những niềm vui trong văn học và trong tình yêu.

v  Artha: Theo đuổi mục đích chính trị và vật chất để đáp ứng cho cuộc sống của mình. Chính điều này làm cho mọi người phải tranh giành lẫn nhau.

v  Dharma: Là bổn phận trách nhiệm thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ đối với đẳng cấp của mình. Dharma cá nhân khác nhau tùy thuộc vào địa vị xã hội và giai cấp của từng người, tùy theo từng giai đoạn trong đời và chịu ảnh hưởng của Dharma phổ quát (còn gọi là đạo pháp). Kinh sách Ấn giáo ghi rằng mỗi người phải thực hiện Dharma của mình không theo Dharma của người khác.

v  Moksha: Những người đã trưởng thành, bắt đầu thấy chán ghét vòng danh lợi, không thích tranh giành nữa và muốn giải thoát từ vòng luân hồi, khi họ tìm được con đường giải thoát họ sẽ hợp nhất với Brahman. Một số kinh sách của Ấn Độ giáo mô tả trạng thái hợp nhất này là sự hòa lẫn giữa linh hồn con người với Brahman. Những sách khác nói tìm về với thần linh.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]c. Kinh sách của Ấn Độ giáo :[/b]

                Như chúng ta đã biết, các tín đồ Ấn giáo lấy kinh Veda là kinh sách cơ bản trong việc thực hiện những nguyên lý giới luật đã quy định trong nó. Veda có nghĩa là tri thức. Kinh Veda gồm 4 tổng tập các sách khải huyền cổ, được soạn trước năm 1000 trước công nguyên. Bốn kinh Veda là Rig Veda, Yajur Veda, Sama Veda và Atharva Veda. Ba phần đầu của kinh Veda gồm những bài hát và thần chú, phần thứ tư là bùa phép. Đây là những kinh sách cổ nhất được biết trong đạo Hindu.

                Rig Veda là bộ kinh thiêng liêng và lâu đời nhất trong bốn cuốn kinh được viết vào khoảng năm 1200 trước công nguyên. Mười quyển của bộ kinh này chứa hơn 1000 thánh vịnh ngợi ca các thần linh. Rig Veda chủ yếu được dùng trong những nghi thức tại đền thờ thường gồm có hát ca và cầu kinh. Trong kinh Veda chưa đề cập đến vòng luân hồi. Bởi vì vào thời cổ xưa người ta hy vọng rằng linh hồn của cha ông họ khi chết đi sẽ lên thế giới thiên đường của các vị thần. Vì thế, họ không dựa vào việc làm tốt của mình ở thế gian mà tin tưởng nhiều hơn vào việc cúng bái và tế lễ ma thuật.

                Upanishad: Đây cũng là một kinh sách quan trọng của các tín đồ Ấn giáo. Từ Upanishad có nghĩa là “ngồi xuống bên cạnh một người”. Kinh Upanishad chứa đựng lời hướng dẫn huyền bí về giáo huấn thực sự của kinh Veda. Có một câu châm ngôn nói về quan hệ giữa kinh Upanishad và kinh Veda: Hai tác phẩm này là nhựa sống của dòng nhựa sống, là tinh hoa của tinh hoa. Học thuyết về thực thể duy nhất của vũ trụ và sự hiện diện của thần linh vũ trụ theo lời kinh của Upanishad : “ Đích thực cái mà từ đó mọi sự sống sinh ra, mọi sự sống tồn tại, mọi sự sống cũng quay trở lại – hãy nỗ lực hiểu – chính là Brahman. Linh hồn của mọi sinh vật sống là một, chỉ bị phân chia ở từng sinh vật. Hợp nhất và phân chia cùng song song tồn tại, như mặt trăng soi mình ở bất cứ nơi đâu có nước. Brahman là nơi trú ngụ của mọi sinh vật và cũng ngụ trong mọi thân xác của sinh vật. Đây là chân lý hệt như ngọn lửa cháy rực sẽ cho ngàn tia lửa giống hệt như nó. Đấng Vĩnh Hằng cũng có mặt trong tất cả mọi sinh vật để rồi cuối cùng mọi sinh vật cũng lại về với Đấng Vĩnh Hằng. Ai thấy mình trong mọi sinh vật và thấy mọi sinh vật trong bản thân mình sẽ được hợp nhất với Brahman tối thượng.”[6]

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]d. Sự phân chia đẳng cấp xã hội trong Ấn Độ giáo:[/b]

                Trong Ấn Độ giáo có sự phân chia đẳng cấp khác nhau. Bao gồm bốn đẳng cấp. Bốn đẳng cấp truyền thống trong xã hội người Aryan này được ghi chép trong bộ kinh Rig Veda là những phần thân thể của Thần Ngã (Purusha), được hình thành lâu đời từ lúc khai thiên lập địa. Khi đó con người đầu tiên là Purusha được hiến tế. Miệng, cánh tay, bắp đùi và bàn chân của Purusha trở thành 4 đẳng cấp (Varna) khác nhau.

v  Brahmana (hoặc Brahmin) là giai cấp tu sĩ Bà La Môn, là giai cấp cao nhất trong 4 đẳng cấp. Tương truyền rằng Brahman xuất phát từ miệng của thần Purusha nên họ hát những lời kinh thiêng liêng. Khả năng hát kinh đóng vai trò rất quan trọng của Ấn Độ giáo vì kinh kệ chỉ được lưu truyền bằng khẩu ngữ. Tầng lớp này được xem là cao quý nhất, có trách nhiệm giáo dục giảng kinh cho các dòng dõi quý tộc, được xem trọng và được hưởng nhiều quyền lợi nhất. Các tầng lớp dưới phải phục vụ đẳng cấp này.

v  Kshatriya là giai cấp chiến binh, được hình thành từ cánh tay của Thần Purusha nên tầng lớp này dùng đôi tay của mình để chiến đấu bảo vệ đất nước và nhân dân. Tầng lớp này cũng được mọi người xem trọng và có nhiều quyền lợi.

v  Vaishya là giai cấp thương buôn và nông dân bình thường, được sinh ra từ bắp đùi của Thần Purusha, do đó có trách nhiệm nâng đỡ cuộc sống của mọi người và làm nhiều công việc đòi hỏi những kỹ năng. Có rất ít quyền lợi, trong đó quyền được bỏ phiếu bầu cử.

v  Shudra là giai cấp nô lệ và nông dân nghèo không có ruộng đất được sinh ra từ bàn chân của Thần Purusha do đó được coi là dơ bẩn phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ những người khác, không có bất kỳ quyền lợi gì.[7]

Xét một cách cặn kẽ, tầng lớp (Varna) và đẳng cấp (jati) là hai thể chế xã hội khác nhau, mặc dù người ta thường cho rằng đẳng cấp tương ứng với varna. Jati nghĩa là “sinh ra” là một hệ thống thứ bậc xã hội được sắp xếp dựa theo sự trong sạch, cao nhất là Bà La Môn còn thấp nhất trong các đẳng cấp là “tiện dân”, bị cho là không trong sạch. Mặc dù hệ thống đẳng cấp không phụ thuộc vào tài sản, những người thuộc đẳng cấp cao nhất thường là những người giàu có nhất. Rõ ràng là những người thuộc đẳng cấp thấp sẽ không có đặc quyền đặc lợi kiểm soát những nguồn tài nguyên. Họ thường không có ruộng đất, cũng không có quyền lực về kinh tế.

Người Ấn Độ sinh ra ở đẳng cấp nào thì sẽ thuộc đẳng cấp đó, họ thường kết hôn với những người thuộc cùng đẳng cấp. Vào giai đoạn trước, những người cùng một đẳng cấp thường làm cùng một nghề, mặc dù quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa khiến họ không còn làm được những công việc truyền thống nữa. Vì những liên hệ về đẳng cấp và sự trong sạch, đẳng cấp cũng ảnh hưởng đến những mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những người sẽ dùng bữa cùng họ và nơi họ sinh sống. Những “tiện dân” thường bị buộc phải sống ngoài làng, xa những người thuộc đẳng cấp cao hơn. Từ năm 1950, hiến pháp Ấn Độ đã cấm việc đánh giá ai đó là một “tiện dân” và bất cứ vi phạm nào sẽ bị trừng phạt. Tuy vậy, tình hình này vẫn rất chậm thay đổi.[8]

Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm đó là sự phân biệt tôn ti thứ bậc giữa các đẳng cấp là rất rõ ràng. Chỉ ba đẳng cấp đầu mới được “thức sinh”: trong buổi lễ khai tâm (upanayana) bé trai thuộc ba đẳng cấp đầu được ban cho một sợi dây thiêng. Chỉ khi được thức sinh, những bé trai này mới được phép nghe kinh Veda. Còn đẳng cấp shudra có lẽ là được gộp chung vào những tầng lớp khác để tạo thành cộng đồng cư dân không phải người Aryan ở địa phương.[9] Như vậy, rõ ràng sự phân biệt đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc theo đạo của họ, ắt hẳn họ sẽ có những cách của riêng mình đển thực hiện con đường tu tập của họ.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]II. Tam vị Nhất thể trong Hindu giáo: [/b]

Tam vị nhất thể trong Hindu giáo chính là ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva. Đây là ba vị thần quan trọng nhất trong Hindu giáo.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]1.Thần Brahma.[/b]

Theo thần thoại Hindu thần Brahma là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ. Thần là cha của các thần và của loài người. Trong ý tưởng xưa của người Ấn Độ, thần này cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Thần Vishnu đã giải thích về bản chất của tam vị “ Chỉ có những kẻ không biết mới tưởng ta ( thần Visnu) khác với thần Shiva, thần Shiva, Ta và thần Brahma là một, chúng ta được gọi với những cái tên khác nhau để làm cái việc sáng tạo, duy trì và hủy diệt vũ trụ. Chúng ta là Tam vị Nhất thể, thấm nhập trong tất cả mọi sinh vật, cho nên người khôn sẽ  thấy tất cả nhũng người khác như là chính mình vậy.”[10]  Vishnu và Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, còn Brahma là một thế lực cân bằng.

Brahma còn là một sự nhân hóa của Brahman (Đại ngã). Ban đầu từ này được dùng để chỉ quyền năng thiêng liêng trong một buổi lễ hiến tế, nhưng sau đó nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là "Tuyệt đối" đằng sau mọi sự sáng tạo.

Thần Brahma thường được thể hiện với bốn đầu và bốn tay, mỗi tay cầm một cuốn kinh Vệ Đà, thánh điển của người Ấn Độ cổ đại. Thực ra lúc đầu Brahma có năm cái đầu, lúc mà ông phải lòng Saraswati. Saraswati có tính e lẹ và né tránh cái nhin của ông, vì thế Brahma tạo ra cho mình năm cái đầu để có thể nhìn thấy nàng cho dù nàng di chuyển đến đâu, bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau và phía trên. Cái đầu thứ năm của Brahma đã bị thần Shiva phá hủy vì thần Brahma xúc phạm đến thần . Các vật biểu trưng khác của thần gồm một chai đựng nước sông Hằng và một vòng hoa hồng. Vật cưỡi của Thần Brama là con thiên nga với tên gọi là Hamsa. Con chim thiên nga này tượng trưng cho kiến thức

v  Nữ thần Saraswati là vợ của thần Brahma. Bà rất được các tính đồ Hindu giáo, phật giáo tôn kính, được nói đến trong kinh Vệ Đà, bà đã một thời được thờ như một dòng sông mà ngày ngay nó gần như khô cạn và trên bờ đã có lúc diễn ra những cuộc hiến tế theo tôn giáo Vệ đà. Bà là nữ thần của kiến thức và nghệ thuật, đại diện cho nhận thức và tinh khôn và cũng được tôn thờ như nữ thần âm thanh và lời nói.

v  Saraswati nữ thần thường được miêu tả như một người phụ nữ ăn mặc rất đẹp trong màu trắng tinh khiết, thường ngồi trên hoa sen trắng, tượng trưng cho rằng cô được thành lập trong kinh nghiệm của chân lý tuyệt đối. Vì vậy, cô không chỉ có kiến thức mà còn là kinh nghiệm thực tế cao nhất. Cô chủ yếu liên quan với màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của kiến thức thực sự. Thỉnh thoảng, tuy nhiên, cô cũng được kết hợp với màu vàng, màu sắc của những bông hoa của cây mù tạt nở tại thời điểm của lễ hội vào mùa xuân. Không giống như nữ thần Lakshmi, Saraswati được trang trí với các đồ trang sức đơn giản và vàng, đại diện cho sở thích của mình kiến thức về những điều vật chất thế gian. Saraswati được tôn thờ vào ngày thứ năm của mùa xuân theo lịch Hindu, được gọi là Panchami Basant.

v  Bà thường được chứng minh là có bốn cánh tay, đại diện cho bốn khía cạnh của nhân cách con người trong việc học: tâm, trí tuệ, sự tỉnh táo, và cái tôi. Ngoài ra bốn cánh tay còn thể hiện là cầm bốn biểu tượng:

Ø  Một cuốn sách thể hiện: Đó là thánh kinh Vệ Đà,nó cũng là đại diện cho   nghệ thuật, khoa học và học tập.

Ø  Một cây đàn vina: Một dụng cụ âm nhạc đại diện cho sự hoàn hảo của tất cả các nghệ thuật và khoa học. Saraswati cũng liên quan với anurāga , tình yêu và nhịp điệu của âm nhạc, đại diện cho tất cả các cảm xúc và cảm xúc được thể hiện trong lời nói hoặc âm nhạc.

Ø  Một xâu chuỗi: Đại diện cho sức mạnh của thiền định và tâm linh.

Ø  Một nồi nước: Tượng trưng cho sự tinh khiết trong tất cả của ba, hoặc quyền lực của họ để thanh lọc tư tưởng con người.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]2. Thần Vishnu.[/b]

                Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Chức năng chính của Vishnu là đảm bảo sự chiến thắng của điều thiện đối với cái ác. Trong thánh ca cổ Rig-Veda của người Hindu, Vishnu chỉ là một vị thần nhỏ. Có vẻ như ông xuất thân là một vị thần mặt trời và trong hiện thân mặt trời, ông có thể bước ngang qua vũ trụ chỉ trong ba bước, một cử chỉ có lẽ để biểu trưng cho việc đo đạc vũ trụ của thần, để biến nơi này thành chỗ ở cho các vị thần và cho con người. Về sau dần dần thần Vishnu được gắn với các hóa thân khác nhau.

v  Cá Matsya: Trong hóa thân làm cá Matsya thì thần đã cứu loài người và thánh điển Vệ Đà khỏi trận lũ lụt.

v  Rùa Kurma: Đã giúp cho việc tạo ra thế giới bằng cách nâng thế giới trên lưng của mình.

v  Lợn rừng Varaha: Trong hóa thân thứ ba này của thần Vishnu giúp nâng trái đất lên khỏi mặt nước nhờ cặp răng nanh.

v  Narasimba: Đây là hiện thân với hình dạng nữa người nữa sư tử, giúp tiêu diệt vua quỷ hung ác.

v  Vamana: Trong hóa thân làm chú lùn Vamana, Vishnu đã cứu cả thế giới khỏi tay quỷ Bali. Chú lùn xin quỷ Bali cho chú một miếng đất chỉ vừa ba bước của chú thôi. Ngay khi quỷ Bali vừa đồng ý thỉnh cầu của mình, chú lùn Vamana liền biến thành một gã khổng lồ. Chỉ với hai bước, gã đã bước qua toàn thế giới, rồi giao lại cho các vị thần. Sau đó, gã lại gặp con quỷ đòi bước tiếp bước thứ ba như đã hứa. Không còn gì để giao nữa, quỷ Bali bèn lấy cái đầu của nó để thay thế. Thấy quỷ có hành động trung thực, thần Vishnu bèn ban cho nó quyền cai trị âm cung.

v  Bà la môn Parashurrama tiêu diệt đẳng cấp chiến sĩ

v  Rama là hóa thân thứ bảy của thần Vishnu và một trong những hóa thân được sùng bái  nhiều nhất là anh hùng trong tập sử thi tuyệt tác Ramayana, Rama đánh bại quỷ vương Ravana và giải cứu cho vợ của mình là Rita.

v  Thần Krishna giản cho chiến binh Arjuna nghe về bản thế tôn ca. Krishna là hiện thân của tình yêu,là sự hủy diệt cho đau khổ và tội lỗi, là người cai quản và bảo vệ âm thanh của loài bò, là sự kết hợp tình yêu cùa con người với thượng đế, là đại diện cho kiến thức.

v  Đức phật người sáng lập ra đạo phật được xem là hóa thân thứ chín của Vishnu. Truyền thuyết kể rằng Đức Phật đến thế gian để chấm dứt việc giết loài vật để tế thần.

v  Ngựa Kalki, hóa thân cuối cùng của Vishnu. Vị này chưa đến dương trần nhưng được trong chờ là sẽ đến trong nhân dạng chiến binh cưỡi bạch mã, tiêu diệt mọi cái ác làm triển nở điều thiện, khởi đầu mọi thời hoàng kim mới.

  Vishnu là người duy trì vũ trụ thần thường được miêu tả với bốn cánh tay tượng tưng cho bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc. Với những vật kèm theo đó là chiếc đĩa biểu trưng cho trí tuệ,và mặt trời mà mặt trời tượng trưng cho sự khống chế vũ trụ. Cây chùy bằng vàng tượng trưng cho kiến thức xưa và năng lực trí tuệ, đó là sự điều khiển, quyền uy và sự duy trì trật tự.  Còn Vỏ Ốc tượng trưng cho riếng “om” rung động cơ bản để từ đó mà có sáng tạo. Vỏi Ốc này được thổ lên ở các đền để báo hiệu sự hiện diện của thần Vishnu. Cùng với hơi thở của sự sống thoát ra từ  lỗ mũi của thần Vishnu, nếu điều khiển được hơi thở này sẽ đạt tới giác ngộ.

Vật cưỡi của Vishnu chính là Chim thần Garuda, đây là con vật lai người. Garuda cũng giống như chiếc đĩa của thần Vishnu, có sự liên quan tới mặt trời,  Garuda này xuất thân từ con ngựa thần thoại có tên là Tarksya, con ngựa này cũng có quan hệ với mặt trời. Mối liên hệ nữa là mối liên hệ giữ đường bay của con chim này với đường đi của mặt trời ngang qua bầu trời. Chim thần Garuda thường được thể hiện dưới dạng hình người có cánh với một chiếc mũi khoằm như mõ chim.  Garuda chở thần Vishnu bay đến Vaikuntha ( cỏi trời),  nơi thần ở.

 

v   Lakshmi : Là vợ của Vishnu. Lakshmi  là nữ thần bảo vệ và giàu có.  Nữ thần được biết đến là mang lại mai mắn và bảo vệ con người khỏi những rắc rối và khó khăn về tài chính. Nữ thần cùng xuất hiện với mỗi hóa thân của thần Vishnu, khi Vishnu hóa thân làm chàng lun vamana thì Lakshmi hòa làm hoa sen; khi Vishnu là Rama thì bà là Sita; với hóa thân Krishna thì bà là Radha. Bà được sinh ra khi các thần linh và quái vật cùng sáng tạo bằng cách quấy động biển sữa vũ trụ bằng  ngọn núi Mandara; ngọn núi này được đặt trên lưng của con rùa Kurma, hóa thân thứ hai của thần Vishnu. Sự khuấy động này tạo ra Lakshmi, cùng với một thứ rượu tiên làm cho các thần linh trở thần bất tử. Khi được thờ cúng riêng thì bà là LoKamata, Mẹ của thế giới. Nữ thần có 4 tay, hai tay mang hai hoa sen. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết của vũ trụ. Và được mô tả là ngồi trên một hoa sen.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]3. Thần Shiva.[/b]

                Thần Shiva được cho là xuất thân từ Rudra, một vị thần nhỏ được thấy trong Rig- Veda, bộ tập hợp thánh ca xưa của người Aryan có niên đại từ năm 1500 đến 900 trước CN. Dường như tầm vóc của vị thần này đã lớn dần lên sau khi hấp thụ một số tinh chất của một vị thần phì nhiêu ngày cưa đôi lúc được gọi là "tiền Shiva". Các hiện thân của thần này, ngồi trong tư thế một Yogi và có liên quan với súc vậtcây cối, được cho là do ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn vốn có niên đại từ trước năm 1500 trước CN. Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Ông cũng được thể hiện cổ đeo một vòng đầu lâu.

Shiva cũng là vị thần thời gian do đó là vị thần hủy diệt, Shiva là vị thần của sự phì nhiêu, sinh sản nhưng ông cũng là một tu sĩ khổ hạnh đã chế ngự được các dục vọng của mình để sống trên ngọn Kailasa của dãy Himalaya, đắm chìm trong thiền định để duy trì sự tồn tại của thế giới. Mặc dù Shiva đem lại chết chóc nhưng thần này cũng chinh phục cái chết cùng bệnh tật và được cầu khấn mỗi khi chữa bệnh.

v  Linga là vật thường gắn liền với thần Shiva.  Linga thường được thể hiện là một khối đá có hình bộ phận sinh dục nam. Một truyện thần thoại kể rằng thần Shiva đến thăm một rừng thông, tại đó có một số hiền nhân đang tu thiền. Các hiền nhân này không nhận ra Shiva mà tưởng đây là một anh chàng đến ve vãn vợ mình nên họ làm cho dương vật của Shiva mất đi. Tức thời, thế giới chìm trong tăm tối và các hiền nhân cũng không còn nam tính nữa. Cuối cùng họ phải cúng lễ vật cho thần Shiva và thế giới trở lại bình thường.

v  Shiva thường được miêu tả với bốn cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội quán, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Ông cũng có khi được mô tả mình lấm đầy tro để tượng trưng cho sự tu hành khổ hạnh của ông, cổ họng ông có tên là Nilakantha, hay "cổ họng xanh" do vai trò quan trọng của ông trong công việc khuấy đảo đại dương.

v  Con mắt thứ ba của thần Shiva tượng trưng cho một ý thức cao hơn. Đây cũng là thứ mà thần dùng tiêu diệt kẻ thù. Thần Shiva cũng có thể giết tất cả các thần linh và sinh vật khác trong cuộc hủy diệt định kỳ. Một truyền thuyết kể lại chuyện Shiva có thêm con mắt thứ là do khi Parvati đùa nghịch che kín hai con mắt kia của ông khiến cho thế giới bị chùm trong bóng tối và có nguy cơ diệt vong. Đột nhiên con mắt thứ ba nóng cháy hiện ra trên trán Shiva, xua tan bóng tối. Lửa từ con mắt ấy vọt ra chiếu sáng chói chang toàn cõi Hymalaya. Parvati bàng hoàng sửng sốt. Sau đó, Shiva tội nghiệp cho sự đau khổ của nàng nên đã phục hồi lại vẻ đẹp của các ngọn núi như cũ.

v  Vầng trăng lưỡi liềm: bao bọc quanh con mắt thứ 3 của thần Shiva là biểu tượng của bò đực Nandi, vốn cũng là một biểu hiện của khả năng sinh sản và  thường đi đôi với thần Shiva.

v  Chiếc trống hai mặt mà thần Shiva hay cầm, tiếng trống mở đầu một cuộc sáng tạo mới.

v  Chiếc mũ bằng những con rắn và xâu chuỗi bằng đầu lâu mà thần thần đeo trên cổ khi lảng vảng đến các nghĩa địa dưới dạng bhuteshwara. Chúa tể của các hồn ma và tà thần  cho thấy rõ khí cạnh hung hãng của thần.

v  Vật cưỡi của thần Shiva chính là Bò đực Nandin. Bò đực được xem là chứa đựng năng lực tình dục, cưỡi trên lưng bò thần Shiva làm chủ được các xung lực này. Nandin còn là chứng tích về mối liên quan của một vị thần trước đó đã lâu với sự thể hiện hình ảnh con bò đực và con trâu.

v   Vợ ông hay Shakti (năng lượng nữ) của ông có tên là Parvati. Bà là con gái của tuyết sơn ( Himalaya) thiêng liêng, là người khiêm tốn, bảo thủ và nổi tiếng về sự dịu dàng. Thường mô tả cùng với siva và người con là Ganesha. Các hình thái khác của bà này là Uma duyên dáng, Bhairavi hung tợn, Ambika tạo sinh, Sati hiền thục, Gauri sáng chói, Kali hắc nương, Durga bí hiểm. Trong các hình tượng này ta ta thấy hình thái Durga nữ thần thống trị, Durga là một vị thần đầy đủ quyền năng được tạo ra từ những súc mạnh hung hăng của nhiều vị thần. Tay cầm lao của thần Agni, cây đinh ba của thần Siva, và chiếc đĩa của thần Vishnu. Durga cưỡi một con sư tử hay một con hổ và thường đượcthể hiện trong sự chiến thắng trước quỷ trâu đang đe dọa sự ổn định của thế giới. Còn Kali là hình thức đáng sợ của Đại nữ thần. Kali trừ diệt cái ác, đồng thời có trách nhiệm tạo ra sự sống. Nước da Kali màu đen, tượng  trưng cho sự tan biến của mọi màu sắc. Khuôn mặt, với mái tóc dựng đứng, con mắt thứ ba nằm giữa trán như Shiva, miệng mở to, lưỡi đẫm máu thò dài ra ngoài, gợi cho chúng ta hình ảnh Nữ Ác Thần Meduse trong huyền thoại Hy Lạp. Kali cũng có khả năng hủy diệt đối thủ của mình bằng tia nhìn nảy lửa từ con mắt thứ ba của Bà, y hệt như Meduse. Chiếc lưỡi của kali có máu nhỏ giọt tượng trưng cho Rajas, sức mạnh vật chất trong vũ trụ đã làm nảy sinh sự nổ lực sự ham muốn và sự đau khổ. Cũng có thể kể đến kali như là tên của một trong 7 chiếc lưỡi của thần lửa Agi, được gọi là 7 chị em màu đỏ. Kali đeo thắt lưng bằng những cánh tay, có lẽ là những cánh tay của những con quỷ mà thần đã giết chết. Vòng chuỗi những đầu lâu và con rắn xung quanh cổ bà, biểu thị các khả năng tái sinh của thần, đó là sự đầu thai và năng lượng vũ trụ cùng năng lượng giới tính. Mang một sâu chuỗi gồm năm mươi sọ người, mỗi sọ ứng với một chữ trong vần Sanskrit, chứng tỏ sự thông thái, hay sự phù phiếm của “ danh sắc”.  Thần Kali có bốn tay, một tay cầm gương, một tay cầm một đầu người, còn hai tay nữa thì đưa ra để ban phước lành.
Thần Ganesha là con của Siva và Parvati. Ganesh được tôn là người dẹp bỏ chướng ngại, vị thần của sự khỏi nguyên và vị thần của học vấn. Thần Ganesha biểu tượng của trí tuệ, sự mạnh mẽ và may mắn  là vị thần luôn giúp đỡ con người vượt qua cái xấu và trở ngại đến với thành công.  Cái tên Ganesha có nghĩa là vua của các vua Gana ( người lùn). Ganesha được Shiva giao cho quyền lãnh đạo các gana , đám người lùn ồn ào của thần Shiva,  bù lại sự mất cái đầungười của thần Ganesha. Ganesha thường đem theo chiếc ngà ngãy,  là vị thần của học vấn, được xem là đã bẻ gãy chiếc ngà của mình để viết thiên sử thi Mahabharata. Cùng với một số vật mà thần thường mang theo bên mình là Gậy nhọn để thúc voi thần Ganesha  dùng  gậy nhọn để lùa đàn voi. Vật tiếp theo chính là cây chùy vốn dĩ nó  thường đi đôi với Vishnu vì vậy ở đây có thể là một ý đồ để đưa việc nhìn nhận con cái trong sự thờ thần Vishnu. Cây chùy tượng trưng cho sức mạnh cơ bản từ đó sinh ra mọi quyền năng vật chất và tinh thần. Cây đinh ba nhắc ta nhớ Ganesh là con của Shiva.  Ganesha thường được miêu tả là ôm một bát nước trước vòi để uống. trên đầu đội vương miện thường được xem là người đứng đầu các thần linh.  Truyền thuyết kể rằng khi Parvati thấy con mình mang cái đầu voi bà đã bật khóc. Để an ủi thì  thần Brahma bảo rằng từ nay về sau, Ganesha được đội thứ gì mà Ganesh thích nhất. Ganesha luôn được mô tả là đang cầm các thức ăn ngọt, thường là trong một loại bát có tên là laddus. Tính thèm ăn đồ ngọt của thần đã trở thành nổi tiếng trên điện thờ của thần này thường có các món ngọt . Một con rắn hổ mang quấn xung quanh bụng của Ganesha có tác dụng như sợ chỉ thiên của tính đồ Hindu thành tâm. Rắn hổ mang là con vật có liên quan đến thần Shiva, cũng nhắc nhở Ganesha là con của Shiva. Vật cưỡi có hình dáng không tương xứng với thần Ganesha chính là con chuột.  Vì chuột là loài có thể gặm thủng mọi thứ để tìm đường đi cho nên chuột tượng trưng cho khả năng dẹp bỏ chướng ngại của Ganesh
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết