khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)

Go down

Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) Empty Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)

Bài gửi by diepkhaoco52 Thu Jun 27, 2013 8:11 am

1.        [b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Đặc trưng và tính chất văn hóa của di chỉ Văn Tứ Đông[/b]
Di chỉ Văn Tứ Đông nằm ở thôn Văn Tứ Đông xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, tọa độ 12007199 vĩ Bắc và 109009567” kinh Đông, độ cao 5 - 7m so với mực nước biển. Di chỉ rộng khoảng 8000m chạy dài từ phía Nam chân núi Hòn Nhọn đến đầm nuôi hải sản thôn Văn Tứ Đông. Di tích đã bị phá hủy một phần, phần có thể khai quật rộng khoảng 2500m2. Di chỉ được cán bộ bảo tàng Khánh Hòa phát hiện và khảo sát vào tháng 9 - 2005. Đợt khảo sát đã thu về hơn 80 đồ đá gồm hòn ghè, hòn kê, bàn mài, mảnh vòng, rất nhiều gốm mảnh và vài mảnh xương động vật cỡ lớn. Tầng văn hóa, quan sát ở các hố đào vỏ sò, chủ yếu là lớp vỏ sò điệp, có chỗ dày tới 2m. Đầu tháng 10/2005, Bảo tàng Khánh Hòa phối hợp với Viện khảo cổ học điều tra và đào hai hố thám sát với tổng diện tích 8m2 để kiểm tra địa tầng di chỉ. Địa tầng các hố thám sát dày 160cm gồm: Lớp mặt đất màu xám đen dày 40 cm. Tầng văn hóa là lớp vỏ sò điệp ken chặt dày 120cm. Sinh thổ là lớp đất sét vàng lẫn nhiều đá vụn. Hiện vật trong hố thám sát: 1 mảnh rìu, 1 mảnh  vòng và 250 mảnh gốm, ngoài ra còn sưu tầm được 67 hiện vật đá. Những người khảo sát nhận định di chỉ là một trong những địa điểm có tầng văn hóa dày nhất Khánh Hòa hiện biết cho đến nay. Để có một cái nhìn toàn diện hơn về di chỉ Văn Tứ Đông trong không gian văn hóa tiền sơ sử Khánh Hòa, tháng 6-7/2006 Bảo tàng Khánh Hòa đã phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành khai quật và thám sát với tổng diện tích 79m2, trong đó diện tích khai quật là 75m2 , chia làm hai hố: Hố H1 50m2  (10m×5m), hố H2 25m2  (5m×5m). Giữa hai hố có một bờ ngăn cách dài 3m, rộng 50cm. Địa tầng di chỉ Văn Tứ Đông dày trung bình 130cm, chia làm các lớp:

v  Lớp mặt dày 10cm, chỉ ở hố H1, còn hố H2 vỏ sò điệp xuất lộ ngay từ trên bề mặt. Lớp mặt đất màu xám đen, lẫn nhiều rễ cây, đất rất cứng và kết vón lại thành từng tảng nhỏ, khi gặp nước đất lại rất mềm và tơi xốp. Trong đất có lẫn nhiều mảnh gốm, mảnh sò vụn, đá tự nhiên và một vài mảnh xương động vật.

v  Tầng văn hóa dày trung bình 120cm, nghiêng theo hướng đông nam - tây bắc, dày nhất là ở góc A hố H2 (130cm), mỏng ở vách nam H1 (40cm). Tầng văn hóa là lớp vỏ sò điệp ken dày đặc, đóng thành từng vỉa mỏng, được xếp như giấy tập, có màu trắng đục, do thân mỏng nên dễ vỡ vụn và chóng bị mục. Lớp vỏ sò lẫn với lớp đất đen nằm rải rác ở khắp hố và xen lẫn với lớp vỏ sò điệp.

v  Sinh thổ là lớp đất sét màu nâu có lẫn những tảng đá basalte đang trong quá trình phong hóa mạnh. Hố kiểm tra ở góc A hố H2 có kích thước 2m 0.5m cho thấy, dưới lớp đất sét màu nâu lẫn đã tự nhiên khoảng 30cm là lớp đá dăm vụn xen lẫn với những tảng đá lớn hơn ([1]).
Địa tang ở các hố thám sát:
Ø    Hố thám sát 1 mở ở rìa phía đông nam gò, trên đường đi vào di tích, không thu được kết quả.
 
Ø   Hố thám sát 2 cũng được mở ở phía đông nam gò, cách các hố khai quật khoảng 60cm và cách hố thám sát 1 về phía Bắc 15m. Hố nằm ở triền thấp của cồn sò điệp sát đầm tôm. Diễn biến địa tầng tương tự ở hố khai quật H1 và H2
Kết quả thám sát cho thấy diện phân bố di chỉ khá rộng, từ chân dãy núi Hòn Nhọn xuống đến sát khu vực đầm tôm thôn Văn Tứ Đông. Tuy nhiên, càng tiến về phía đầm tôm tầng văn hóa càng mỏng và hiện vật xuất lộ cũng thưa hơn.

Di tích: Xuất hiện 4 vết tích bếp lửa và có liên quan đến bếp lửa nằm chia đều ở hai hố khai quật. Tiêu biểu là cụm di tích kí hiệu 06.VTĐ.H2.L6. Cụm 1, là một cụm gốm vụn, hình gần bầu dục, nằm dốc nghiêng theo địa hình của hố khai quật. Độ sâu trung bình so với lớp mặt 60cm. Trong cụm gốm tìm thấy 1 hòn kê, 1 mũi nhọn xương có chức năng làm dùi, rất nhiều than tro và xương vụn dạng xương cá, xương càng cua...

Ngoài ra, trong cả hai hố khai quật xuất lộ những viên đá tự nhiên có kích thước trung bình khoảng 10 - 15cm nằm tập trung thành từng nhóm 3 - 5 viên.
Bộ di vật:  Trong hai hố khai quật thu được 261 hiện vật gồm các loại hình đồ đá, đồ xương, đồ gốm, hàng vạn mảnh gốm, tàn tích xương động vật và vỏ nhuyển thể.

v  Đồ đá: 151 hiện vật được chia làm 3 nhóm:

Nhóm công cụ lao động: 54 rìu, 10 mảnh rìu, 47 bàn mài, 17 bàn đập - hòn kê. Rìu đá với 54 hiện vật được chia làm hai loại dựa vào mặt cắt ngang là rìu hình bầu dục và rìu tứ giác. Cả hai nhóm này đều có đặc điểm chung là phần đốc rìu thu nhỏ tạo cho mặt ngoài rìu có dạng gần hình thang. Nhóm rìu bầu dục chiếm đại đa số nhóm rìu đá với số lượng 42/54 tiêu bản. Nhóm rìu có mặt bổ dọc và mặt cắt ngang thân hình bầu dục, phần đốc thu nhỏ, phần lưỡi rộng, lưỡi xòe cân. Rìu được làm từ đá basalte màu xanh đen, mặt ngoài phủ một lớp patine màu vàng nhạt, một số chiếc có mặt ngoài bị phong hóa tạo lớp lỗ chỗ. Rìu mài toàn thân, tuy nhiên vẫn quan sát rõ vết ghè đẽo tạo hình dáng. Dựa vào những vết mẻ lớn hoặc vỡ lớn ở phần lưỡi cho thấy nhóm rìu này được sử dụng với lực chặt, đập rất mạnh. Nhóm rìu tứ giác chiếm 12/54 tiêu bản. Rìu có hình thang và mặt cắt ngang hình tứ giác (loại gần hình chữ nhật hoặc hình thang có mặt trên và mặt đáy hơi lồi), phần đốc thu phần lưỡi rộng, xòe cân. Về chất liệu cũng được làm từ đá basalte, màu xanh đen như nhóm rìu hình bầu dục. Rìu được mài toàn thân kỹ hơn nhóm trên, nhưng những vết ghè đẽo vẫn còn thấy rõ. Bàn mài gồm 47 tiêu bản có hai nhóm chính là nhóm bàn mài phẳng - lõm và nhóm bàn mài trong. Trong nhóm bàn mài phẳng - lõm chiếm đa số với 44/47 tiêu bản. Bàn mài được làm từ nhóm đá cát màu nâu xám hoặc xám trắng, một số chiếc được làm từ đá phiến schiste hạt mịn màu xám xanh. Bàn mài ở đây được sử dụng rất nhiều, có chiếc độ dày chỉ còn 0,5cm. Bàn đập - hòn kê có 17 tiêu bản gồm có hòn ghè, hòn kê hoặc hòn đập. Chúng đều được sử dụng từ đá cuội tự nhiên có hình trong dẹt hoặc hình thoi làm từ loại đá Granite, màu xanh đen, hạt thô. Mặt ngoài các viên cuội đều có màu xám nhạt.
Đồ trang sức: 13 mảnh vòng, 2 tinh thể thạch anh. Mảnh vòng có 13 hiện vật được làm từ loại đá phiến schiste, màu xanh đen, một số chiếc được làm từ đá basalte màu xanh xám. Vòng được chế tạo từ đá xấu, bản rộng, độ dày lớn và thô. Có hai nhóm chính là vòng mặt cắt hình tam giác và nhóm có mặt cắt gần hình chữ nhật hay chữ D kéo dài. Về mặt kỹ thuật chế tạo là đục lỗ giữa sau đó dùng bàn mài trong mài lại. Có chiếc chỉ được mài phần mặt ngoài còn phần lõi trong vẫn để nguyên vết đục. Nhóm có mặt cắt ngang gần hình tam giác chiếm đa số, được làm từ chất liệu đá phiến schiste màu xanh đen. Kỹ thuật chế tác tương tự như loại trên. Nhóm có mặt cắt ngang gần hình chữ nhật hay hình chữ D kéo dài có hai tiêu bản được chế tạo từ đá basalte màu xanh xám. Nhóm này có hiện tượng khoan tách lõi và chỉ tìm được ở các lớp trên. Tinh thể thạch anh được tìm thấy ở các lớp trên. Chúng có hình lăng trụ 6 cạnh, có một đầu nhọn và một đầu kia để thô.
Phác vật - phế vật vòng: 8 phác vật - phế vật vòng đều được làm từ đá phiến Schiste dạng phiến màu đen, hạt mịn ([2]).

v  Đồ xương: Hiện vật xương thu được trong cả hai hố khai quật gồm 84 hiện vật chia làm các nhóm: mũi nhọn có ngạnh, không ngạnh và mảnh xương mài. Các hiện vật xương hầu hết đều được làm từ mảnh xương ống các loại thú lớn.

v  Đồ gốm:

Ø   Hiện vật gốm có 26 tiêu bản: 3 mảnh vòng, 2 chiếc có mặt cắt ngang hình tam giác, 1 chiếc có mặt cắt ngang hình tròn, 17 mảnh gốm ghè tròn, đường kính trung bình 5cm, dày 0.5cm.

Ø   Gốm mảnh thu được trên hai vạn mảnh:

l   Về loại hình: chủ yếu là đồ đun nấu, đồ đựng như vò, nồi, bát bồng...Các loại bình, nồi, vò thường có miệng thẳng hoặc hơi cong và loe xiên ra ngoài, mép miệng vê tròn. Các loại bát, bát bồng thường có miệng cong khum. Loại đồ đựng không có chân đế, đồ đun nấu có kích thước lớn chiếm tỉ lệ lớn hơn ở các lớp dưới và giảm dần khi lên trên.

l   Về chất liệu: phần lớn là loại gốm tương đối mịn, loại gốm thô chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Gốm được chế tạo từ đất sét pha cát mịn. Căn cứ vào màu sắc có thể chia làm 2 loại gốm xương đen và gốm xương đỏ. Trong đó loại gốm xương đen có tỉ lệ áp đảo so với gốm xương đỏ. Gốm có lớp áo màu xám, xám hồng hoặc đỏ. Thành phần xương gốm gần như toàn bộ là đất sét pha cát mịn, bã thực vật và một số thành phần hợp chất khác. Phân tích thành phần nguyên liệu gốm cho thấy xương gốm Văn Tứ Đông còn thấy có một thành phần phụ gia khác là vỏ các loài nhuyễn thể, chúng được nghiển nhỏ và pha trộn trong quá trình xử lý nguyên liệu.

l   Về hoa văn: phần lớn nhóm đồ đựng có văn chải ở mặt ngoài, các loại hoa văn khắc vạch, in chấm thường thấy với số lượng rất ít. Đặc biệt xuất hiện một vài mảnh gốm văn chải ở mặt trong, vân mây cách điệu kết hợp với băng chải ngang làm viền ngoài rất đẹp ở mặt ngoài. Kiểu trang trí này thấy nhiều ở nhóm đồ đựng và nhiều nhất ở phần thân. Những vết văn chải này rất dễ nhầm lẫn với văn thừng nhưng qua quan sát trên kính phóng đại có thể nhận diện, đây là những vết chải khá đều tay và có xu hướng chồng lên nhau rất khác với những gai bện của kỹ thuật đập tạo văn thừng. Loại hoa văn khắc vạch ở đây có số lượng khá khiêm tốn, chúng được tạo bằng que. Có loại được tạo văn bằng que nhiều răng chải đan nhau theo hình sin. Một số thấy trang trí ở phần chân đế đồ gốm còn có mục đích gia tăng sự kết dính của đế với phần thân trên.

l   Gốm Văn Tứ Đông được chế tạo bằng kỹ thuật nặn tay kết hợp với bàn đập - hòn kê. Nhóm gốm cứng chiếm tỉ lệ tuyệt đối, được nung ở nhiệt độ tương đối cao. Gốm ở các lớp dưới có độ cứng chắc hơn, có thể do nằm ken trong lớp vỏ sò điệp, có sự thẩm thấu Canxi vào xương gốm. Cư dân Văn Tứ Đông không sản xuất đồ gốm bằng kỹ thuật bàn xoay, qua số lượng thu được không thấy có kỹ thuật này. Phương pháp nặn tay được sử dụng để tạo những đồ gốm nhỏ, các loại vành miệng và chân đế. Dấu vết nặn tay còn lưu lại rất rõ trên bề mặt các sản phẩm gốm qua độ dày mỏng của xương gốm không đều, miệng và chân đế có nhiều chỗ lồi lõm hoặc dấu ấn ngón tay. Phương pháp bàn đập - hòn kê là phương pháp chính để tạo nên phần thân đồ gốm. Sau khi nặn tạo hình, người thợ sẽ sử dụng hai vật cứng đập bên ngoài và kê bên trong để tạo dáng và tăng độ cứng chắc cho đồ gốm. Một số kỹ thuật khác cũng được áp dụng là cho chải mặt ngoài đồ gốm kết hợp miết ngón tay hoặc miết láng để tăng sự kết dính của thành phần nguyên liệu. Ở một số mảnh gốm có độ xương dày còn thấy có hiện tượng xương gốm được đắp hai lần ([3]).
Như vậy có thể thấy rằng, Văn Tứ Đông thuộc loại hình di tích cồn sò điệp hay "đống rác bếp" (Kjokkenmodding). Loại hình này lần đầu tiên phát hiện ở Khánh Hòa. Trước đó một số người cho rằng Xóm Cồn cũng thuộc loại hình này nhưng khi nghiên cứu cho thấy tầng văn hóa tích tụ nhuyễn thể rất ngắn chỉ khoảng 40cm mà thôi. Văn Tứ Đông là khu vực cư trú lí tưởng cho con người thời tiền sử. Điều kiện tự nhiên cho kinh tế săn bắt, hái lượm và đánh bắt các loại hải sản, thảo mộc và thú rừng cùng với những loài nhuyễn thể biển như sò, điệp ốc...là nguồn thức ăn chính của cư dân nơi đây. Khu vực này cũng là nơi cao ráo, thoáng mát và tạo điều kiện cho con người có thể cư trú lâu dài. Niên đại của di chỉ vào khoảng 4.000BP – 3.500BP.
[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]2.        [/b][b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Bằng chứng và những ảnh hưởng của môi trường cổ tới cư dân Văn Tứ Đông[/b]
Mở đầu cho việc chinh phục khai phá vùng đất Khánh Hòa là nhóm cư dân Văn Tứ Đông. Nhóm cư dân này cư trú ở cồn cát cổ ven biển, cồn cát này theo các nhà nghiên cứu cho thấy môi trường hiện nay không thay đổi so với lúc trước lắm, ngoài ra qua những tư liệu khảo cổ nghiên cứu còn cho thấy Văn Tứ Đông là làng chài cổ nhất hiện biết ở Khánh Hòa.
Nhóm cư dân này chủ yếu khai thác nhuyễn thể biển là chính, qua phân tích giám định những loài nhuyễn thể theo địa tầng cho thấy ở di chỉ Văn Tứ Đông có sự xuất hiện loài Ốc Tê Tê (Telescope Snail), Con Xút (Tumid Venus), các loại Hàu như Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), Hàu dưới triều (Crassostrea lugubris), Ốc Xà Cừ (Great Green Turban), Ốc nhảy da vàng (Yellow Conch), Ốc ngọt Li nê (Lineate Nerite), Ốc gai (Carinate Rock - shell), Sò (Ark Clams), Sò lông (Antique Art), Ngao đá (Venus Clams), Vộp (Clams), Hến tím (Elongate Gari), Ốc len (Sulcate Swamp Cerith), Ốc cối vàng (Oak Cone) và Điệp gương (Windowpane Oyster) .
Những loài nhuyễn thể này chủ yếu sống ở vùng bãi triều và vùng dưới triều từ độ sâu 5 - 10m, chất đáy thích hợp là đất pha cát bùn thuộc vùng cửa sông và bãi bồi. Chúng thường vùi mình từ 2 đến 5m, qua một số giám định cũng như những tính chất của những loài nhuyễn thể này cho thấy cư dân ở đây phải có những dụng cụ chuyên biệt để đánh bắt các loài này, độ sâu của những loài này rất khó có thể khai thác được, ắt hẳn cư dân ở đây đã biết được tính chất của độ nước nông sâu hay mực nước thủy triều để có thể khai thác, đặc biệt là sự xuất hiện của Ốc Tê Tê (Telescope Snail) và Ốc Gai (Carinate Rock - Shell) đây là 2 loài nhuyễn thể sống tập trung trong các vùng rừng ngập mặn, đáy bùn nên không hiểu những cư dân khai thác và  bắt chúng như thế nào nữa nhưng dù gì đi nữa chúng cũng là bằng chứng của việc đi khai thác nhuyễn thể để ăn.
Tầng văn hóa tích tụ ken dày rất nhiều nhuyễn thể lên tới 1.20m cho thấy đây là loại hình đống rác bếp do cư dân ở đây khai thác về ăn xong rồi vứt bỏ. Một hiện tượng cũng đáng lưu ý là các loài ốc ở đây khi khai quật cũng không còn nguyên vẹn mà  bị đập vỡ phần đầu hay phần đít.
Cùng với nhuyễn thể còn thấy nhiều xương cá, cua, rùa và cả động vật trên cạn cho thấy cư dân Văn Tứ Đông đã đánh bắt khá nhiều động vật để làm phong phú thêm cho đời sống vật chất của mình. Tất cả các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Văn Tứ Đông đều được con người khai thác về với mục đích làm thực phẩm, kết quả giám định cho thấy những loài này có giá trị dinh dưỡng khá cao và là một trong những nguồn đạm quan trọng của cư dân cổ.
Nhưng có điều đáng lưu ý là cư dân cổ Văn Tứ Đông không sử dụng nhuyễn thể biển không sử dụng chúng để làm đồ trang sức cũng như công cụ như ở di chỉ Xóm Cồn, đây cũng là một sự khác biệt nếu chúng ta muốn so sánh hai di chỉ này với nhau. Những điều kiện sống của các loài hai mảnh vỏ phần nào phản ánh môi trường cổ của cư dân Văn Tứ Đông. Đó là vùng bãi bồi, cửa sông, các đầm phá, các bãi triều ven biển và cả vùng biển nông sâu. Do cư trú ở các môi trường khác nhau nên có thể thấy rằng phương thức đánh bắt của cư dân cổ ở đây có sự đa dạng.
Với số lượng khổng lồ vỏ nhuyễn thể trong di chỉ, sự phong phú về loài, có loài phân bố gần như khắp các độ sâu, đã chứng tỏ rằng môi trường khai thác của cư dân Văn Tứ Đông xưa là phong phú và đa dạng, khá ổn định trong suốt một thời gian dài, môi trường đó hầu như ít bị ô nhiễm.
Ngoài ra, cư dân cổ Văn Tứ Đông còn sử dụng xương các loài động vật để làm công cụ khai thác như những mũi nhọn có ngạnh, không ngạnh và cả mảnh xương mài, các mũi nhọn này được cắt, khía những đoạn ngang ngắn để buộc dây hoặc để tăng độ ma sát khi cầm, cũng có thể là dấu hiệu của chủ nhân công cụ đó. Những mũi nhọn có ngạnh có thể là mũi lao hoặc được sử dụng làm suốt đan, vá lưới như cư dân các làng chài ven biển hiện vẫn sử dụng.
Các công cụ xương hầu hết được làm từ mảnh xương ống của các loài thú lớn. Điều này cũng cho biết được là xương các loài thú này đã được những cư dân ở đây săn bắt được. Và sau khi ăn xong thì họ tận dụng nó để chế tạo thành công cụ để sử dụng trong đời sống kinh tế vật chất của mình.
Bộ di vật đá ở đây cũng nói lên được phần nào về chức năng sử dụng của chúng cũng như môi trường cho việc sử dụng công cụ ở đây, với các loại hình như rìu, mảnh vỡ rìu, hòn kê - đập, bàn mài, tinh thể thạch anh và đồ trang sức, đồ đá phổ biến nhóm rìu hình bầu dục chuôi thuôn nhỏ, hai rìa cạnh lồi, lưỡi xòe và hầu hết đều có những vết mẻ lưỡi lớn. Kích thước của chúng từ trung bình đến lớn nhìn hình dáng bên ngoài cũng như những vết mẻ lớn cho thấy chúng đảm nhận chức năng chính là chặt. Bàn mài phát hiện tương đối nhiều cho thấy được sử dụng để mài cũng như để tu chỉnh lại những công cụ bị gãy vỡ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra còn phát hiện được những phác vật công cụ đá ở di chỉ Văn Tứ Đông.
Như vậy có thể thấy được rằng cư dân Văn Tứ Đông chế tạo công cụ tại chỗ và sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong vùng, biết lựa chọn nguyên liệu để chế tác từng loại hình khác nhau.
Cùng với đồ đá thì cư dân Văn Tứ Đông chế tác gốm từ nguồn nguyên liệu đất sét khai thác tại chỗ. Đồ gốm hầu như tiến hành nặn tay, không tráng men và cho nung nhẹ lửa. Nhìn chung loại hình chính là đồ đựng. Sự xuất hiện của đồ gốm trong tầng văn hóa ổn định đã phần nào làm rõ hơn về đời sống cư trú của cư dân tiền sử Văn Tứ Đông. Phản ánh những thị hiếu trong việc sử dụng các đồ dùng bằng gốm và nhận thức thẩm mỹ của người dân ở đây.
Như vậy có thể thấy rằng, cư dân Văn Tứ Đông khai thác thức ăn chính từ biển với các loài hải sản thuộc đới gần bờ. Có tác giả còn đưa ra giả thuyết "Cư dân tiền sử Văn Tứ Đông là những tay lưới lành nghề và là những chiến binh săn bắt thiện nghệ. Họ có thể di chuyển tốt trên biển bằng bè gỗ, nhiều khả năng họ còn làm được nhà và thuyền mảng để ra khơi? ([5]).
Tuy nhiên, có thật sự cư dân Văn Tứ Đông dựa vào nguồn lợi từ biển là chính không? Hay đó chỉ là những thực phẩm phụ mà thôi còn họ đã bước vào để phát triển một nền nông nghiệp sơ khai ? Vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu thêm.
Ngoài ra cư dân Văn Tứ Đông còn biết chú ý đến nhu cầu làm đẹp của mình như làm đồ trang sức. Những vòng tay được làm bằng đá phiến (Schiste) một loại đá được sử dụng khá nhiều để chế tác vòng, họ đã chọn cho mình chất liệu đá phù hợp vừa đẹp vừa dễ chế tác, với 15 mảnh vòng đá tìm được, bản rộng, độ dày lớn, họ sử dụng kỹ thuật khoan tách lõi vào để chế tác nhưng kỹ thuật này cũng không phổ biến lắm mà kỹ thuật chủ đạo đó là đục lỗ giữa sau đó dùng bàn mài trong mài lại. Dấu vết còn để lại đó là những chiếc chỉ được mài mặt ngoài còn lõi trong để nguyên vẫn còn nguyên vết đục, ngoài ra cư dân Văn Tứ Đông họ tự tay làm những chiếc vòng đeo tay này chứ không phải nhập từ bên ngoài vào hay do giao lưu mà có, bằng chứng để lại là những phác vật phế vật vòng đang bị dở dang trong quá trình chế tác hay những phế vật bị hỏng do chế tác, những phác vật này đều làm từ đá phiến đen hạt mịn, được ghè phác hoặc mài qua tạo hình tròn sau đó được đục lỗ từ hai bên vào, khâu cuối cùng là dùng bàn mài trong mài nhẵn tạo sản phẩm hoàn chỉnh.
Không chỉ chế tác đồ trang sức bằng đá mà cư dân Văn Tứ Đông còn chế tác vòng đeo bằng đất nung, cho đến nay đã thu được 3 mảnh vòng, 3 tiêu bản này đều được làm từ chất liệu gốm xương đen, áo màu nâu hoặc nâu đỏ. Hai chiếc có mặt cắt ngang hình tam giác, chiếc còn lại mặt cắt ngang hình tròn, những vòng đeo bằng đất nung được tìm thấy ở đây được chế tạo bằng phương pháp nặn tay, độ rộng của vòng tương tự như những vòng tay đá.
Như vậy từ những bằng chứng trên có thể cho thấy được rằng nhu cầu thẫm mỹ của cư dân cổ Văn Tứ Đông trong việc tự chế tác vòng trang sức để làm đẹp cho mình, họ không phải là những người hoang dã chỉ biết đến việc khai thác tìm kiếm thức ăn để nuôi sống bản thân để tồn tại mà chính họ còn nhận thức, ý niệm được làm đẹp là như thế nào để rồi tạo ra những sản phẩm trang sức cho chính mình. Ngoài những đồ trang sức này thì những mảnh gốm ghè tròn ở trong di chỉ cũng góp phần trong việc tìm hiểu được đời sống tinh thần của cư dân, mặc dù cho đến hiện nay vấn đề về chức năng của gốm ghè tròn vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng theo ý kiến của tác giả nó gắn liền với trò chơi "lò cò" của con nít ở đây. Đồng thời dựa trên bộ di vật như đồ đá, đồ gồm, đồ xương và những tàn tích nhuyễn thể, động vật và bào tử phấn hoa thì càng chứng tỏ được rằng bước đầu ở đây đã có sự phân hóa lao động, đàn ông đi săn bắt thú và đánh bắt cá, còn phụ nữ đi mò cua bắt ốc, khai thác những loài nhuyễn thể, cũng có thể chăm sóc hay trồng rau và trông nom nhà cửa. Tuy vậy, vấn đề về đời sống tinh thần của cư dân cổ ở đây cần được làm sáng tỏ thêm để hiểu được nhiều hơn về cư dân nơi đây.
[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]TÀI LIỆU THAM KHẢO[/b]
1.        Nguyễn Công Bằng và nnk (1993), Văn hóa Xóm Cồn với tiền sử và sơ sử vùng đất Khánh Hòa, Nha Trang.
2.        Nguyễn Công Bằng (2003), "Khái quát về văn hóa Tiền - sơ sử ở Khánh Hòa" trong Diện mạo văn hóa Khánh Hòa (sách kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3.        Phan Hoàng Huy (2010), "Đồ gốm trong di chỉ khảo cổ học Văn Tứ Đông". Trong Kỷ yếu Hội thảo Khảo cổ học Khánh Hòa, Nha Trang, tr.42 - 57.
4.        Huỳnh Chương Nhiệm (2010), "Một số nhận định về địa bàn cư trú của cư dân cổ ở Khánh Hòa qua các cuộc khảo sát, khai quật". Trong Kỷ yếu Hội thảo Khảo cổ học Khánh Hòa, Nha Trang, tr.120 - 137.
5.        Phạm Thị Ninh, Ngô Thế Phong (1993), "Văn hóa Xóm Cồn (Trung Bộ Việt Nam) với nhóm di tích cồn sò ở quần đảo Ryukyu (Nhật Bản)". Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.168 - 170.
6.        Hà Văn Phùng và nnk (2004), "Trống Đại Cát (Khánh Hòa)". Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.208 - 211.
7.        Vũ Công Quý (1991), Văn hóa Sa Huỳnh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
8.        Nguyễn Ngọc Quý, Trần Quý Thịnh (2006), "Nhóm công cụ đá di chỉ Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)". Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.43 - 45.
9.        Nguyễn Khắc Sử, Bùi Quang Nghị (2006), "Kết quả giám định những loài nhuyễn thể biển trong di chỉ Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)" Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr..46 - 50.
10.     Trần Quý Thịnh và nnk (2006) "Khai quật di chỉ cồn sò điệp Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) năm 2006" Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, Tr. 40 - 41.
11.     Trần Quý Thịnh và nnk (2010), "Khai quật di chỉ Văn Tứ Đông (Khánh Hòa) tháng 6 - 7 năm 2006". Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học khảo cổ học Khánh Hòa, Nha Trang, tr.32 - 41.
12.     Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2003), Địa chí Khánh Hòa, NXB Chính trị quốc gia.
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết