Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Khánh Hòa: Tìm thấy một làng cổ cách đây 3.000 năm tại Vân Phong
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khánh Hòa: Tìm thấy một làng cổ cách đây 3.000 năm tại Vân Phong
Khánh Hòa: Tìm thấy một làng cổ cách đây 3.000 năm tại Vân Phong
Người viết: RPVA
Di chỉ khảo cổ học Vĩnh Yên thuộc thôn Vĩnh Yên (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) có tọa độ 12o42’356’’ vĩ Bắc và 109o22’809’’ kinh Đông; nằm cách quốc lộ 1A 12km về phía tây (đoạn gần chân đèo Cổ Mã), cách UBND xã Vạn Thạnh khoảng 6km về phía đông nam, cách ngã ba Cổ Mã - Đầm Môn khoảng 400m về phía đông bắc, cách Tp. Nha Trang khoảng 70km về phía Nam. Di chỉ Vĩnh Yên có diện tích khoảng 1,5ha (chiều rộng 110m, chiều dài 140m) có độ cao 4m so với mặt biển, thuộc khu vực Vân Phong.
Di chỉ Vĩnh Yên được cán bộ Viện Khảo cổ và Bảo tàng Khánh Hòa phát hiện từ tháng 7.2006. Tại thời điểm này, đoàn đã đào thám sát 1,5m2 và thu được rìu đá, các mảnh rìu, mảnh tước, bàn mài, hòn ghè, viên thổ hoàng và mảnh vòng tay bằng đất nung. Trong tháng 7 và 8 vừa qua, Viện Khảo cổ học và Bảo tang Khánh Hòa đã tiến hành mở hố khai quật vói diện diện tích 50m2, cách hố thám sát năm 2006 1,5m. Địa tầng hố khai quật dày 1,2m, được chia thành các lớp sau:
- Lớp canh tác: Dày 20-25cm, cấu tạo từ cát biển, màu xám lẫn mùn thực vật. Trong lớp này có sành, sứ và 1 ít mảnh gốm tiền sử.
- Tầng văn hóa: Lớp cát có màu đen, càng xuống sâu (lớp 6, 7) cát chuyển sang màu xám nhạt. Tầng văn hóa được chia ra làm 2 mức: Mức trên dày trung bình 70cm, mức dưới dày trung bình 25-30cm. Tại mức trên, tập trung khá nhiều công cụ đá như rìu, bôn, hòn ghè, đồ gốm (ken đặc thành một lớp dày trung bình 40-45cm, có màu đỏ và đỏ nhạt) và than tro. Mức dưới ở độ sâu 95cm trở xuống, dày trung bình 25-30cm, có thưa thớt hiện vật đá và gốm (gốm có màu xám, xương gốm dày, pha nhiều bã thực vật và hạt cát thô).
- Sinh thổ: Lớp cát biển màu vàng sáng, không chứa hiện vật khảo cổ, càng xuống sâu cát chuyển dần sang màu trắng.
Tuy diện tích khai quật không lớn, nhưng đã tìm thấy một số di tích trong hố khai quật như: Cụm rác bếp, cụm gốm, cụm đá tập trung và mộ táng. Ở độ sâu 50cm đã xuất lộ 2 cụm mộ táng với đá, mảnh gốm tập trung, than tro và xương răng động vật (trên cạn và dưới nước). Xuất lộ ở độ sâu 60cm trên diện tích từ 70cm2 đến 3m2 có 10 cụm gốm đá. Có 8 mộ táng đều thuộc loại hình mộ nồi gốm; thân nồi hình cầu, đáy tròn, miệng loe, đường kính khoảng 35-40cm, cao khoảng 30-35cm, từ ngang thân trở xuống được trang trí hoa văn chai hay văn thừng. Tại đây, còn thu được một số xương răng động vật trên cạn (hưu, nai, lợn rừng) và xương mai động vật dưới nước (cá, rùa, ba ba, vích, ốc tai tượng).
Có tất cả 402 hiện vật đá, đồng và đất nung đã thu được trong hố khai quật này. Đồ đá có 347 hiện vật với các loại hình khá sinh động như: Phác vật rìu bôn, rìu bôn, đá có vết ghè đẽo, đá có vết sử dụng, bàn nghiền, bàn kê, hòn kê, hòn ghè, tinh thể thạch anh, khuôn đúc rìu, đồ trang sức (hạt chuỗi, vòng tay). Đồ đồng tìm thấy gồm 2 mảnh đồng và 1 mảnh họng rìu đồng. Đồ gốm nguyên có 20 tiêu bản, phần lớn được tìm thấy trong mộ táng và hầu hết bị đập vỡ với các loại hình như: Vòng tay, tượng thú, mảnh khuôn đúc, bát tô, bát bồng và các di vật đất nung khác. Ngoài ra, còn tìm thấy 126.682 mảnh gốm là phần vỡ của nồi, vò bình, bát, chậu… trong hố khai quật. Đồ gốm Vĩnh Yên có thể phân thành 2 mức: Mức dưới gốm thô thành dày, màu xám mốc, trang trí hoa văn đập thừng thô, không se; mức trên thành mỏng, mịn, cứng, trang trí văn thừng mịn, tô thổ hoàng hoặc bôi đen ánh chì.
Từ quy mô của di chỉ và mật độ các cụm rác bếp trong di chỉ cho thấy, Vĩnh Yên là một làng cổ cư dân hậu kỳ đá mới, cách ngày nay trên dưới 3.000 năm. Cư dân ở đây tương đối đông đúc, sống định cư với nền kinh tế chủ đạo là trồng trọt, chế tạo gốm, luyện kim đúc đồng kết hợp với hoạt động đánh cá và khai thác hải sản. Di chỉ Vĩnh Yên có những nét tương đồng với các di tích trong hệ thống văn hóa Xóm Cồn và có mối quan hệ rộng hơn với các di tích Tiền Sa Huỳnh ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Tuy đây là lần đầu tiên di chỉ Vĩnh Yên được khai quật với diện tích khá kiêm tốn, nhưng cuộc khai quật này cho chúng ta những tư liệu quý để tìm hiểu tiền sử Khánh Hòa, cũng như đã mở ra nhiều triển vọng cho công cuộc nghiên cứu tiền sử khu vực vịnh Vân Phong.
Di chỉ Vĩnh Yên được cán bộ Viện Khảo cổ và Bảo tàng Khánh Hòa phát hiện từ tháng 7.2006. Tại thời điểm này, đoàn đã đào thám sát 1,5m2 và thu được rìu đá, các mảnh rìu, mảnh tước, bàn mài, hòn ghè, viên thổ hoàng và mảnh vòng tay bằng đất nung. Trong tháng 7 và 8 vừa qua, Viện Khảo cổ học và Bảo tang Khánh Hòa đã tiến hành mở hố khai quật vói diện diện tích 50m2, cách hố thám sát năm 2006 1,5m. Địa tầng hố khai quật dày 1,2m, được chia thành các lớp sau:
- Lớp canh tác: Dày 20-25cm, cấu tạo từ cát biển, màu xám lẫn mùn thực vật. Trong lớp này có sành, sứ và 1 ít mảnh gốm tiền sử.
- Tầng văn hóa: Lớp cát có màu đen, càng xuống sâu (lớp 6, 7) cát chuyển sang màu xám nhạt. Tầng văn hóa được chia ra làm 2 mức: Mức trên dày trung bình 70cm, mức dưới dày trung bình 25-30cm. Tại mức trên, tập trung khá nhiều công cụ đá như rìu, bôn, hòn ghè, đồ gốm (ken đặc thành một lớp dày trung bình 40-45cm, có màu đỏ và đỏ nhạt) và than tro. Mức dưới ở độ sâu 95cm trở xuống, dày trung bình 25-30cm, có thưa thớt hiện vật đá và gốm (gốm có màu xám, xương gốm dày, pha nhiều bã thực vật và hạt cát thô).
- Sinh thổ: Lớp cát biển màu vàng sáng, không chứa hiện vật khảo cổ, càng xuống sâu cát chuyển dần sang màu trắng.
Tuy diện tích khai quật không lớn, nhưng đã tìm thấy một số di tích trong hố khai quật như: Cụm rác bếp, cụm gốm, cụm đá tập trung và mộ táng. Ở độ sâu 50cm đã xuất lộ 2 cụm mộ táng với đá, mảnh gốm tập trung, than tro và xương răng động vật (trên cạn và dưới nước). Xuất lộ ở độ sâu 60cm trên diện tích từ 70cm2 đến 3m2 có 10 cụm gốm đá. Có 8 mộ táng đều thuộc loại hình mộ nồi gốm; thân nồi hình cầu, đáy tròn, miệng loe, đường kính khoảng 35-40cm, cao khoảng 30-35cm, từ ngang thân trở xuống được trang trí hoa văn chai hay văn thừng. Tại đây, còn thu được một số xương răng động vật trên cạn (hưu, nai, lợn rừng) và xương mai động vật dưới nước (cá, rùa, ba ba, vích, ốc tai tượng).
Có tất cả 402 hiện vật đá, đồng và đất nung đã thu được trong hố khai quật này. Đồ đá có 347 hiện vật với các loại hình khá sinh động như: Phác vật rìu bôn, rìu bôn, đá có vết ghè đẽo, đá có vết sử dụng, bàn nghiền, bàn kê, hòn kê, hòn ghè, tinh thể thạch anh, khuôn đúc rìu, đồ trang sức (hạt chuỗi, vòng tay). Đồ đồng tìm thấy gồm 2 mảnh đồng và 1 mảnh họng rìu đồng. Đồ gốm nguyên có 20 tiêu bản, phần lớn được tìm thấy trong mộ táng và hầu hết bị đập vỡ với các loại hình như: Vòng tay, tượng thú, mảnh khuôn đúc, bát tô, bát bồng và các di vật đất nung khác. Ngoài ra, còn tìm thấy 126.682 mảnh gốm là phần vỡ của nồi, vò bình, bát, chậu… trong hố khai quật. Đồ gốm Vĩnh Yên có thể phân thành 2 mức: Mức dưới gốm thô thành dày, màu xám mốc, trang trí hoa văn đập thừng thô, không se; mức trên thành mỏng, mịn, cứng, trang trí văn thừng mịn, tô thổ hoàng hoặc bôi đen ánh chì.
Từ quy mô của di chỉ và mật độ các cụm rác bếp trong di chỉ cho thấy, Vĩnh Yên là một làng cổ cư dân hậu kỳ đá mới, cách ngày nay trên dưới 3.000 năm. Cư dân ở đây tương đối đông đúc, sống định cư với nền kinh tế chủ đạo là trồng trọt, chế tạo gốm, luyện kim đúc đồng kết hợp với hoạt động đánh cá và khai thác hải sản. Di chỉ Vĩnh Yên có những nét tương đồng với các di tích trong hệ thống văn hóa Xóm Cồn và có mối quan hệ rộng hơn với các di tích Tiền Sa Huỳnh ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Tuy đây là lần đầu tiên di chỉ Vĩnh Yên được khai quật với diện tích khá kiêm tốn, nhưng cuộc khai quật này cho chúng ta những tư liệu quý để tìm hiểu tiền sử Khánh Hòa, cũng như đã mở ra nhiều triển vọng cho công cuộc nghiên cứu tiền sử khu vực vịnh Vân Phong.
theo tạp chí Hoạt động khoa học (http://docoviet.net)
Khanh Ha- Moderator
- Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009
Similar topics
» THÁP A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1
» Phát hiện lăng mộ Tào Tháo
» TÌM THẤY LUCY VÀ CÁC HÓA THẠCH QUÝ BÁU KHÁC
» Phát hiện lăng mộ Tào Tháo
» TÌM THẤY LUCY VÀ CÁC HÓA THẠCH QUÝ BÁU KHÁC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52