khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM

Go down

THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM Empty THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jul 02, 2009 11:11 pm


PGS. TS. PHẠM ĐỨC MẠNH(*)

Trong các mùa điền dã vừa qua, Bộ môn Khảo cổ học thuộc Khoa Lịch Sử (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGTP. Hồ Chí Minh) đã xây dựng các chương trình hợp tác điền dã và nghiên cứu với một số cơ quan khoa học ở Trung Ương và địa phương (Viện Khảo cổ học, Viện KHXH tại Tp.HCM, Bảo tàng các tỉnh ở miền Nam) và tổ chức một số đợt điều tra-thám sát khảo cổ học trên địa bàn các tỉnh ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ, đã có nhiều thu hoạch rất thú vị Các chương trình hợp tác điền dã – nghiên cứu của Bộ môn đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia ngoại quốc đặt vấn đề hợp tác nghiên cứu, trao đổi tư liệu giảng dạy chuyên ngành .v.v…; Ví như: TS Andreas Reinecke (Viện Khảo cổ học chung và so sánh Đức tại Bonn); TS Mariam Haidlle (Trường Đại học Tuebinghen (Đức); PGS. TS. Tăng Chung (Đại học Trung văn ở Hong Kong); GS Eji Nitta (Trường Đại học Kagoshima, Nhật Bản), TS Mariko Yamagata (Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản),.v.v… Kết quả các công trình độc lập và hợp tác nghiên cứu này thể hiện qua các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (về “Đàn đá Lộc Ninh” – đã nghiệm thu; về “Trống đồng Đông Sơn” – đã đăng ký .v.v…) và được tổng kết trong các tạp chí, chuyên khảo và kỷ yếu chuyên ngành của Viện Khảo cổ học, Hội Khoa học Lịch Sử Tp.HCM; đuợc trình bầy thường niên tại Hà Nội trong Hội nghị Thông báo Khảo cổ học, Hội nghị Khảo cổ học Tây Nguyên – Nam Bộ và trong cả hội thảo Quốc tế tổ chức tại Việt Nam “Một trăm năm Khảo cổ học Việt Nam” (Phạm Đức Mạnh, 2000-2002; Phạm Đức Mạnh – Lê Công Tâm, 2000; Phạm Đức Mạnh – cộng sự viên, 2000-2002; Mariko Yamagata – Phạm Đức Mạnh – Bùi Chí Hoàng, 2000; Nguyễn Hồng Aân – Lưu Văn Du – Phạm Đức Mạnh, 2000).
Ngoài ra, chính những lần “thực tập” này giúp ích cho sinh viên vững vàng hơn kiến thức tiếp thu từ giảng đường; khơi dậy trong họ lòng yêu nghề và mê say nghiên cứu khoa học. Không ít sinh viên đã có nhiều nỗ lực “tập sự nghiên cứu khoa học” đáng khích lệ, đã biết bước đầu thua thập tư liệu chuyên ngành đặc thù để “khôi phục Lịch Sử”; đã thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp – khóa luận, tiểu luận qua những lần thực tập “đào khảo cổ” cùng các chuyên gia; Ví như, các luận án tốt nghiệp viết về các di tích: Bình Đa, Gò Me, Suối Linh (Đồng Nai), Gò Đá – Mỹ Lộc (Bình Dương), Giồng Phệt – Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp.HCM), Đạ Đờn (Lâm Đồng), An Sơn, Rạch Núi, Gò Canh Nông, Lộc Giang (Long An) .v.v… và nhiều khóa luận – tiểu luận – thu hoạch thực tập khác. Một số sinh viên tích cực tham gia viết bài tham dự các Hội thảo khoa học (có 5/10 tham luận gửi Hội thảo nghiên cứu khoa học của Sinh viên Khoa Sử năm 2002) và Hội nghị thường niên của toàn ngành; thậm chí đã có một số bài còn được sử dụng trong tập san: “Xã hội – Nhân văn” của Trường (Nguyễn Tuyết Trinh, Phan Thanh Toàn, Đỗ Mạnh Duy, Phạm Ngọc Thảo) và được mời đọc tại Hội nghị Thông báo Khảo cổ học tại Viện Khảo cổ học Hà Nội và đăng Kỷ yếu “Những phát hiện mới về Khảo cổ học” trong các năm 2000- 2002 (Nguyễn Quốc Mạnh, Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phan Thanh Toàn, Nguyễn Giác, Phạm Ngọc Thảo, Đỗ Mạnh Duy, Trần Minh Hậu) .v.v…
Chỉ tính riêng trong niên khóa này (2002), ngoại trừ một số nhóm sinh viên tham gia các cuộc khai quật lớn của Viện Khảo cổ học Việt Nam ở Đồng Nai (di chỉ Rạch Lá), Đồng Tháp (di tích Gò Tháp Mười) và của Viện KHXH tại TP Hồ Chí Minh ở Lâm Đồng (di tích Cát Tiên), các di tích – di vật Khảo cổ học đáng nói nhất ở bài này tập trung trên địa bàn 2 tỉnh: Gia Lai (Tây Nguyên) và Long An (Nam Bộ).

I. SƯU TẬP DI VẬT NGUYÊN THỦY MỚI PHÁT HIỆN Ở GIA LAI.

Mới đây, trong dịp phúc tra di chỉ khảo cổ học Biển Hồ (Gia Lai), sinh viên Khoa Sử (Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGTP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành khảo sát các doi đất xung quanh hồ lớn. Tại một doi đất basalt phong hóa được nhân dân địa phương khai phá trồng các loại cây công nghiệp cách vị trí hố khai quật chính của Viện Khảo cổ học năm 1993 khoảng 1000m theo đường chim bay về hướng đông, đoàn đã thu được một số rìu có vai còn nguyên vẹn và rất nhiều mảnh tước, mảnh gốm các loại hình và chất liệu. Quan sát trên bề mặt ghi nhận mật độ phân bố mảnh khá dầy đặc, với nhiều mảnh của đồ đựng cỡ lớn còn nằm nguyên hình tại hiện trường.
1. ĐỒ ĐÁ: Trong nhóm di vật đá, các tiêu bản đáng lưu ý nhất là những chiếc bôn làm bằng đá silic và phtanite mầu nâu vàng hay trắng ngà, với bản lưỡi gần vuông, chuôi tra cán khá dài, vai rộng, thuộc các kiểu: vai xuôi, vai ngang hay vai nhọn, quy mô trung bình dao động trong khoảng: 5,5 – 6,5 x 4,3 – 4,8 x 0,6 – 1,1cm, riêng chuôi cỡ: 3 x 1,7 x 1cm – 2,7 x 2,2 x 1,2cm. Ngoài ra, còn có nhiều phác vật, phế vật công cụ, các mảnh tách – mảnh tước, mảnh bàn mài bằng sa thạch và đá vỡ đủ dạng. Một số tiêu bản có khả năng là mảnh của công cụ mũi nhọn có ngạnh kiểu mũi tên hay mũi lao; hoặc là mảnh của dạng chày có rãnh gần song song với nhau.
2. ĐỒ GỐM: Trong nhóm gốm tiêu biểu thu thập được, có tiêu bản được ghè và mài tròn và nhẵn (2,3 x 1,8 x 0,3cm); có chiếc là đầu của loại bàn đỡ – bàn xoa; một số mảnh đồ đựng và đế của bát bồng thường làm từ sét pha cát hạt mịn hoặc thô, bã thực vật nghiền vụn, xương đen, áo ngoài mầu hồng gạch hay xám trắng. Nhiều mảnh mang hoa văn khắc vạch và in chấm khá tinh tế, với các đồ án trang trí quen thuộc như răng sói, hình vuông và hình bình hành nối tiếp nhau, các dải in chấm thuộc nhiều cỡ rãnh .v.v…
3. NHẬN XÉT SƠ BỘ:
Các di vật đá và gốm vừa phát hiện bên bờ Biển Hồ về cơ bản mang những đặc trưng chung từng biết về văn hóa tiền sử Gia Lai mang tên di chỉ này (Vũ Ngọc Bình (chủ biên) – Nguyễn Khắc Sử – Đào Huy Quyền – Bùi Văn Liêm, 1995); chứng tỏ diện cư trú dàn trải của cộng đồng cư dân bản địa nơi đây rất rộng lớn, gần như phủ khắp các doi đất huyền vũ nham kề sát vùng hồ này. Bên cạnh đó, một số di vật ghi nhận mối liên hệ loại hình với các di tích tiền sử ở Lâm Đồng và miền Đông Nam Bộ. Ví như, các tiêu bản giống chày đá dùng đập vải vỏ cây và núm gốm của loại bàn đỡ – bàn xoa sử dụng trong công đoạn tạo hình đồ đựng phổ biến ở Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai ø.v.v…
Cùng với các phát hiện mới gần đây liên quan đến các làng cổ và công xưởng chế tác đá như Soi Tre, An Thành, An Định, Cù An – An Khê, Iatô – Chư Prông, Ianhin, Iaka – Chư Pah, Sa Thầy (phác vật rìu đá lửa, hòn ghè hình trụ bằng đá quặng đen, chày nghiền, mũi nhọn, khuyên tai 3 mầu và khuôn đúc rìu đồng xoè cân trang trí văn vạch carô đúc nổi và trống đồng Đông Sơn .v.v…); nhóm di vật ven Biển Hồ góp phần làm phong phú và đa dạng thêm bức tranh văn hóa Khảo cổ học thời nguyên thủy trên đất Gia Lai nói riêng và cả miền cao nguyên Tây Nguyên nói chung
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM Empty THU HOẠCH MỚI VỀ KHẢO CỔ HỌC Ở MIỀN NAM

Bài gửi by Hasuongkch Thu Jul 02, 2009 11:12 pm

II. KẾT QUẢ ĐIỀN DÃ KHẢO CỔ HỌC Ở LONG AN.

Trong địa phận Long An, đoàn đã phối hợp cùng các cán bộ nghiệp vụ của Bảo tàng tỉnh (1) điều tra thám sát trên cả 3 miền địa hình cơ bản: vùng sình lầy ven biển Cần Đước – Cần Giuộc; vùng đất xám trên phù sa cổ Đức Hòa – Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười.
A. DI TÍCH – DI VẬT THỜI TIỀN SỬ
1. Rạch Núi (10°32’45” vĩ bắc – 106°40’37” kinh đông): Di tích thuộc Aáp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc). Trên sườn gò đất thoải phía tây của sân tiền Chùa Núi, đoàn mở 1 hố thám sát cách hố khai quật 1978 khoảng 15m để kiểm tra hiện trạng địa tầng và thu nhặt thêm một số di vật mới. Ngoài di cốt động vật, vỏ nhuyễn thể dính tro than và nhiều mảnh gốm xám – nâu thô (đa phần thuộc loại nặn bằng tay pha ít bã thực vật, vỏ sò nghiền và cát mịn, với hoa văn thừng rãnh sâu); các hiện vật đá đáng chú ý nhất gồm:
- Công cụ có vai: 1 cuốc, làm từ đá sừng hoặc phtanit cấu tạo khối trạng cứng chắc, hạt biến tinh mầu nâu đen, mài bóng láng với chuôi tra cán nhỏ, lưỡi cong sắc khỏe, quy mô: 14,8 x 3,1 – 6 x 2,1cm.
- Công cụ tứ giác: 4 chiếc, gồm: 3 rìu-bôn (1 chiếc có chuôi nhỏ lưỡi xoè rộng, quy mô: 9 x 2,5 – 5,3 x 2,1cm và 2 chiếc chuôi rộng, thân gần hình thang, quy mô: từ 8,3 x 3,2 – 4,3 x 2,3cm đến 10,8 x 3,5 – 5,2 x 2,2cm) và 1 đục gần hình chữ nhật dài (quy mô: 9,1 x 2 – 2,5 x 1 – 1,1cm).
- 1 phác vật rìu không vai, với đầu lớn chưa được ghè tạo hình rìa lưỡi.
2. An Sơn (10°59’19” vĩ bắc – 106°17’41” kinh đông): Di tích thuộc Aáp Ninh Sơn (An Ninh Tây – Đức Hòa), ở 1 trong 2 hố thám sát (tổng diện tích 8m² ở phía đông chân gò ngoài khuôn viên Chùa Đất) đã ghi nhận có 1 nồi gốm thô chôn đứng có nắp đậy bằng đĩa gốm, bên trong chứa nhiều di cốt động vật và vết tích than tro, có thể là đồ tùy táng tiền sử (?). Ngoài 3 mảnh gốm ghè tròn thuộc 3 cỡ khác nhau (3 – 4,4cm) và khá nhiều mảnh đồ đựng các loại hình và chất liệu, hiện vật đá lượm được tới 60 tiêu bản thuộc các loại hình:
- Cuốc tứ giác: 2 chiếc có thân dài, lưỡi cong rộng vòng cung, quy mô 15,6 x 3,5 – 6 x 2,2cm và 15,7 x 3 – 7,8 x 2cm.
- Rìu-bôn tứ giác: thuộc 2 kiểu đốc nhỏ (2 cỡ lớn: 9,5 x 2-5cm; 11 x 3,1 – 6cm; 4 cỡ trung bình: 8,5 x 2,5 – 4,3 x 1,9cm – 8,9 x 2,5 – 5,1 x 1,8cm ; 2 cỡ nhỏ: 5,5 x 2 – 4cm; 6 x 3 – 4cm) và đốc lớn (1 cỡ lớn: 11 x 3,5-5cm; 5 cỡ trung bình: 8,5 x 3,5 – 5 x 2cm – 9 x 3 – 4,8 x 1,8cm; 1 cỡ nhỏ: 5 x 2,5 – 3cm).
- Rìu-bôn có vai ngang thân ngắn: 4 chiếc, quy mô trung bình 9 – 10,6 x 5 – 5,6 x 1,5 – 2,6cm, chuôi cỡ 2,1 – 2,6 x 2 – 3,2 x 1,1 – 2cm.
- Phác-phế vật rìu-bôn: 23 tiêu bản và Mảnh tách-mảnh tước: 16 tiêu bản.
3. Lộc Giang (10°59’40” vĩ bắc - 106°17’26” kinh đông): Di tích thuộc địa phận ấp Lộc Chánh, đoàn thu được 16 hiện vật đá các loại, bao gồm:
- Rìu-bôn tứ giác: 8 chiếc, thuộc 2 kiểu: thân dài (4 chiếc: 9 x 3,1 – 3,9 x 2,3cm – 10 x 3,3 – 6,2 x 1,5cm) và thân ngắn (2 chiếc: 7 x 2,5 – 5 x 1,6cm – 7,9 x 3,6 – 5,7 x 0,9cm).
- Đục: 1 chiếc, quy mô: 6,5 x 1,1 – 2,4 x 1,8cm.
- Phế vật công cụ và mảnh tách – tước: 9 tiêu bản. Ngoài nhiều mảnh đồ đựng tiền sử – cổ sử có hoa văn đẹp được thu thập, còn có 1 di vật gốm đỏ nâu khá lạ có hình gần như dọi se sợi nhưng cỡ lớn và khá nặng, cao 7cm, đường kính trên-dưới dao động 5,5 – 8cm, với lỗ trổ rộng tới 1,5cm, chưa rõ công dụng.
4. Gò Canh Nông (11°00’08” vĩ bắc - 106°17’20” kinh đông): cách Lộc Giang khoảng 1km về phía bắc-tây bắc, đoàn thu được dọc chân gò nhiều gốm cổ, cùng 23 hiện vật đá các loại, bao gồm:
- Rìu-bôn tứ giác: 6 chiếc, thuộc 2 kiểu: thân dài (3 chiếc cỡ lớn: 9 – 10 x 3,3 – 6,2 x 1.5-3,2cm; 1 chiếc cỡ trung bình: 8 x 3 – 4,2 x 1,7cm; 1 cỡ nhỏ: 6,9 x 3,2 – 4 x 1,9cm) và thân ngắn (1 chiếc: 5,5 x 3 – 4 x 2,5cm).
- Rìu-bôn vai ngang: 2 chiếc, thuộc kiểu thân lưỡi dài (5 x 2,6 – 2,9 x 1,1cm; chuôi cỡ 1,2 x 1,3-1,5 x 0,6cm) và thân ngắn (6,7 x 5,5 – 5,9 x 1,5cm, chuôi: 1,9 x 1,8 – 2,5 x 1cm).
- Đục: 1 chiếc, quy mô: 9 x 2 – 2,5 x 1,6cm và Phế vật công cụ: 14 tiêu bản.
B. DI TÍCH – DI VẬT THỜI CỔ SỬ
1. Cổ Sơn Tự (10°49’46” vĩ bắc - 105°52’14” kinh đông): Di tích thuộc Aáp Cả Bản (Tuyên Bình – Vĩnh Hưng). Đợt khảo sát 2002 thu nhặt thêm nhóm di vật liên quan đến kiến trúc cổ thuộc văn hóa Oùc Eo như gạch xây dựng, diềm ngói, đầu ngói dạng búp sen và một số mảnh gốm thô và mịn. Đáng nói nhất là 1 mảnh gạch (13 x 9cm) còn mang 1 lỗ thủng tròn chưa rõ công dụng và 1 mảnh tượng tròn. Mảnh tượng làm bằng sa thạch mầu xanh lục, hạt rất mịn, bên ngoài phủ lớp patine mỏng mầu xám nâu, hiện còn cao 10,5cm (đo từ đế lên thân), với đế hình nửa bầu dục, dài 13cm, rộng 7,2cm (chu vi 35,2cm). Đây chính là phần đế của một tượng Phật tham thiền quen thuộc trong một số di tích thuộc văn hóa Oùc Eo từng biết ở đồng bằng sông Cửu Long vào các thế kỷ 5 – 6 AD.
2. Gò Ô Chùa: (10°00’18” vĩ bắc - 105°46’18” kinh đông): Di tích thuộc Aáp 2 (Hưng Điền A – Vĩnh Hưng). Ngoài một số di vật đá như: 2 mảnh rìu, 1 bàn mài lớn, 1 mảnh quả cân (?) hình trụ tròn; 2 dọi se sợi có mặt cắt gần hình tam giác (đường kính khoảng 3,5 – 4cm) .v.v…, Đoàn khảo sát thu được khá nhiều hiện vật liên quan đến giai đoạn văn hóa Oùc Eo như: hàng trăm chạc (hay chông?) gốm với 3-4 nhánh nhọn và đủ dạng thân và mặt đế; gốm mầu và nhiều mảnh đồ đựng mang hoa văn khác lạ hình tam giác, sóng nước, ô vuông hay chữ nhật .v.v…, quai và nắp gốm, cùng một số di cốt động vật lớn xếp lớp trong lòng muơng gò lớn. Di vật độc đáo nhất thu được bên cạnh di cốt thú và gốm Oùc Eo là 1 bánh xe bằng gỗ sao cỡ lớn. Người thợ xưa đã cưa 1 khoanh gốc cổ thụ thân tròn đều, đường kính rộng tới 60,5cm, dầy 8,5cm. Ở chính giữa, họ đục thủng 1 lỗ gần vuông (12 x 10,5cm) để tra trục bánh xe.
C. NHẬN XÉT CHUNG
1. Những di vật khảo cổ học vừa phát hiện góp thêm tư liệu vật chất về thời hồng hoang ở Long An, về diện dàn trải của từng “làng” cổ trọng yếu trên những phân vùng văn hóa nguyên thủy cơ bản của địa bàn mang chất bản lề “đông – tây” Nam Bộ trong thiên kỷ I trước Công lịch. Ngoài các loại hình di vật quen thuộc, các “tín hiệu mới” ghi nhận ở những di chỉ này là nồi gốm đựng xương thú ở An Sơn; những công cụ đá có vai vốn là “của hiếm” ở Rạch Núi; những công cụ chặt thân dài, lưỡi trũng ở Lộc Giang hay Gò Canh Nông .v.v… Chúng góp phần minh định đặc trưng văn hóa của cộng đồng cư dân nông nghiệp – những người săn bắn thiện xạ và là các ngư dân giỏi, thợ thủ công chế tác đá-gốm-xương sừng động vật và mai rùa biển từng sống lâu niên trên gò nổi kiểu “Chùa Đất”; “Gò Tháp”; “Gò Chùa Nổi” xưa, mà không phải ngẫu nhiên mà có nhà khảo cổ coi họ chính là những người sáng tạo văn hóa riêng ở Nam Bộ – “Văn hóa Rạch Núi” (Phạm Văn Kỉnh, 1978).
2. Bên cạnh di vật đặc trưng văn hóa Oùc Eo từng biết ở Gò Ô Chùa và Cổ Sơn Tự , lần đầu tiên chúng ta biết thêm 1 bánh xe bằng gỗ sao cỡ lớn và 1 đế tượng Phật tham thiền cỡ nhỏ nhiều khả năng liên hệ đến thời kỳ sáng tạo văn minh Cổ sử ở Long An nói riêng và cả Nam Bộ Việt Nam nói chung (Trần Thị Kim Quý, 2002). Hiển nhiên, những di vật này còn cần được khảo cứu – giám định và phân tích địa tầng cẩn trọng hơn; và đó là 1 trong các nhiệm vụ của chương trình hợp tác điền dã – nghiên cứu Khảo cổ học giữa Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP HCM và Bảo tàng tỉnh Long An trong năm nay./.

TÀI LIỆU DẪN
Mariki Yamagata – Phạm Đức Mạnh – Bùi Chí Hoàng, 2000 “Western Han Bronze Mirrors recently discovered in Central and Southern Viet Nam” – “Indo-Pacific Prehistory: The Melaka Papers”, Vol.5 (Proceedings of the 16th Congress of the Indo-Pacific Prehistory Association; Melaka, Malaysia, 1 to 7 July 1998; Indo-Pacific Prehistory Association – Canberra: Australian National University, 2001. Editorial Team for this Issue: Peter Bellwood, Doreen Bowdery, Ian Glover, Mark Hudson, Susan Keates.
Nguyễn Hồng Aân – Lưu Văn Du – Phạm Đức Mạnh, 2000”Nhóm hiện vật đồng ở Phú Túc (Đồng Nai)” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2000”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr.208 (viết chung 2 TG khác).
Nguyễn Tuyết Trinh, 2001. “Thánh địa Mỹ Sơn, một số vấn đề cần quan tâm” – “Xã hội Nhân văn”, số 4, Tr11-12.
Phạm Đức Mạnh, 2000. “Về các mẫu vật đá Hàng Gòn 7A-B (Đồng Nai) giám định dưới kính hiển vi phân cực” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2000”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr.242-244; 2001. “Đàn đá Việt Nam, chuỗi nhạc kỳ ảo từ tiền sử” – “Xã hội Nhân văn”, số 4-2001, Tr.9-10, 16; 2002a. “Các phương pháp khoa học – kỹ thuật – công nghệ mới ứng dụng trong Khảo cổ học hiện đại” – “Xã hội Nhân văn”, số 6-2002, Tr.9-10; 2002b. “Lấy “mật” trong thực tế” – “Xã hội Nhân văn”, số 6, tr19-20;2002c. “Mộ hợp chất ở Gia Định và Nam Bộ xưa” – “Nam Bộ – đất và người”, Hội KHLSTPHCM, NXB Trẻ, Tr.158-188; 2002d. “Những khám phá khảo cổ học mới ở miền Nam Việt Nam” – Tập san: “Khoa học Xã hội và Nhân văn”, số 21-2002, Tr. 13-23; 2002e. “Tiền sử và sơ sử Bình Phước – định tính tư liệu và tiềm năng điền dã” – Kỷ yếu Hội thảo: “Về Khảo cổ học Nam Bộ và Tây Nguyên”, Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 2002.
Phạm Đức Mạnh – Lê Công Tâm, 2000. “Điền dã khảo cổ học ở Đồng Nai trong năm 2000” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2000”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr.204-207.
Phạm Đức Mạnh – Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2000 “Đồng Nai, thời Tiền sử và Sơ sử” – “Địa chí – Văn hóa Đồng Nai”, T.I. Lịch sử, NXB Đồng Nai, tr. 5-58; 395-426.
Phạm Đức Mạnh – Nguyễn Quốc Mạnh, 2000 “Điều tra khảo cổ học vùng ngã ba sông Bé – sông Đồng Nai” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2001”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr. 290-294.
Phạm Đức Mạnh – Nguyễn Khánh Trung Kiên, 2000 “Về sưu tập đá lạ ở Suối Linh (Đồng Nai” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2001”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr. 344-346
Phạm Đức Mạnh – Phan Thanh Toàn, 2000 “Khảo sát các quần thể mộ cổ ở Đồng Nai” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2001”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr. 536-538.
Phạm Đức Mạnh – Trần Duy Hậu, 2000 “Về những khẩu thần công ở Thành cổ Quảng Trị” – “Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2001”, NXBKHXH, Hà Nội, 2001, tr. 720-722.
Phạm Thị Ngọc Thảo, 2002. “Sau một chuyến đi” – “Xã hội Nhân văn”, số 6, Tr ,20;23.
Phạm Văn Kỉnh, 1978. Thử sắp xếp các văn hóa hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng ở các tỉnh phía Nam – KCH, số 1:42-43.
Trần Thi Kim Quý, 2002. Di tích tiền sử – sơ sử ở Long An (dưới ánh sáng của những phát hiện mới) – Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Khảo cổ học; Đại học KHXH&NV TP HCM 1998-2002.
Vũ Ngọc Bình (chủ biên) – Nguyễn Khắc Sử – Đào Huy Quyền – Bùi Văn Liêm, 1995. Tiền sử Gia Lai, Pleiku-1995.



Summary:

NEW HARVEST ABOUT ARCHAEOLOGY IN SOUTH VIETNAM

Pham Duc Manh

Based on an investigation of a number of “Biển Hồ Culture” sites, these paper attempts to shed light on the ancient areas bordered “Ocean Lake” in Gia Lai province. With some new characteristic archaeological artifacts described in detail it is then possible to apply the information to the pre- and proto-historical context of the region and attempt to understand the Biển Hồ Culture within the Central Highlands and especially its relationship to the Southeastern Parts of Vietnam in the Metal Ages.
The paper is also to present a preliminary report on the 2001-2002 campaign at Long An province. Work concentrates on training our students in fieldwork at the pre- and proto-historical sites (Rach Nui, An Sơn, Loc Giang, Go Canh Nong and Go Ô Chua, Co Son Tu). Based on the findings a common dating of these sites in the Metal and Oc Eo Civilization Ages is most probable. This paper will summarise the author research about some typical sites of Long An province – ancient villages of aboriginal rice farmers and handicraftsmen during II – I Millenium BC to 2 – 7th centuries AD.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết