khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca).

Go down

Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca). Empty Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca).

Bài gửi by atena Sun Aug 30, 2009 12:09 am

VÕ THỊ HUỲNH NHƯ

Tên tháp là tháp Thích Ca, trong khuôn viên chùa Phật Cung, được xây dựng năm Thanh Ninh thứ 2 nhà Liêu (1056), tại huyện Ứng Thành, tỉnh Sơn Tây, nên dân gian gọi là Tháp Gỗ huyện Ứng.
“Tháp có kết cấu gỗ theo sách cổ ghi chép có đến một ngàn tòa. Bấy giờ chùa nào cũng có tháp, và đều là tháp gỗ. Kết cấu gỗ có nét độc đáo của nó về phong cách nghệ thuật biểu hiện lầu gác nhiều tầng, nhưng do khó khăn hạn chế trong việc lấy gỗ, chống mục, chống cháy,…nên dễ bị hủy hoại theo thời gian”.
Tháp Thích Ca chùa Phật Cung là tòa tháp gỗ duy nhất còn gần như nguyên vẹn.
“Tháp huyện Ứng cao 63,71m, bên ngoài tháp là năm tầng hiên lớn, tầng đáy là hiên kép. Mỗi tầng thân tháp đều có đáy phẳng.
Mặt bằng của tháp hình bát giác, đường kính 30,27m, là tháp cổ có đường kính lớn nhất. Tháp sử dụng mặt bằng và kết cấu ống lồng hai lớp, mở rộng trụ trung tâm làm vòng trụ trong, tăng thêm độ cứng rất lớn cho tháp. Bên trong thân tháp có một tầng ngầm chuyển tiếp, trong tầng ngầm dùng nhiều xà, cột ngắn và cây chống nghiêng, kết hợp với cột gỗ của máng trong máng ngoài, làm thành khung giá gỗ kiểu xà kép nhiều hướng. Loại kết cấu bày chằng chịt, phức tạp, giữa các hướng có mối quan hệ chế ước lẫn nhau, khó bị biến hình, lại có tính đàn hồi tương đối lớn, là sáng tạo ưu tú nhất trong kiến trúc kết cấu gỗ Trung Quốc cổ đại. Trải qua nhiầu trận động đất lớn, tháp vẫn sừng sững uy nghiêm” .
Một miêu tả khác về tháp như sau: “tháp hình bát giác, dáng vẻ bên ngoài có 5 tầng, tầng dưới bên ngoài có hành lang có mái hiên, vì vậy tháp tổng cộng có 6 tầng mái hiên, hai lớp mái hiên dưới cùng tạo thành mái hiên kép. Bốn tầng phía trên dưới mỗi tầng đều có tầng ngầm, vì vậy trên thực tế tháp có 9 tầng, dáng vẻ bề ngoài của tầng ngầm gọi là “bình tọa”, là một vòng hành lang có lan can chạy quanh thân tháp. Mỗi tầng có vòng cột trong và ngoài, cột ở mỗi tầng đều hơi nghiêng vào trong, diện tích bề mặt giảm dần từ tầng dưới lên tầng trên, hình thể ổn định không thay đổi. Bức tường bên ngoài tầng đáy hoàn toàn không mở cửa sổ, hành lang vây quanh được tăng thêm mái hiên kép đã làm tăng thêm cảm giác ổn định cho toàn tháp. Đường kính tầng đáy là 30m, tính từ nền đài đến tháp sát toàn tháp cao tới 67m, tỉ lệ cân đối, tuy cao, nhưng không mất đi sự gắn kết hài hòa. Tầng “ bình tọa” của tháp rất quan trọng về mặt thiết kế tạo hình, cùng với mặt bằng theo hướng ngang, phối hợp với mái hiên của các tầng, tỉ lệ với thân tháp, đồng thời bằng sự đối sánh với mái hiên tháp bởi vật liệu, màu sắc và thủ pháp xử lý, tầng “bình tọa” đã kết hợp hài hòa với thân tháp, là khoảng quá độ phải có giữa hiên tháp và thân tháp để sự phân chia trở nên rõ ràng. “ Bình tọa” là phong phú thêm rất nhiều đường viền của tháp, đồng thời làm tăng cảm giác về chiều ngang của tháp: toàn tháp có 6 tầng mái hiên, bốn tầng nền tọa và 2 tầng nền đài, tổng cộng có 12 đường thủy bình, phối hợp hài hòa với mặt đất, khiến tháp tọa lạc trên mặt đất một cách vững chắc, giản dị mà hàm súc, tuyệt nhiên không gây cho người ta cảm giác tháp quá cao.”
“Cấu tạo bộ phận chi tiết cũng rất đẹp, như mối nối giữa cột đứng với đòn tay của tháp, tùy theo vị trí và tình trạng chịu lực khác nhau đã sử dụng hơn 60 loại đấu củng, các loại cấu kiện khác tỉ lệ kích thước và ngàm nối mộng mẹo, cũng thể hiện trình độ kỹ thuật kết cấu gỗ và tinh thông lý luận lực học của thầy thợ kiến trúc đương thời.”
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết