Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Thành An Thổ (Phú Yên)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thành An Thổ (Phú Yên)
Vị trí
Toà thành cổ ở thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Lịch sử
Thành được xây dưới thời Minh Mạng, khoảng năm 1836, là tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên trong những năm 1836-1888, trước khi tỉnh lỵ dời về Tuy Hoà. Kể từ khi địa danh Phú Yên được chính thức xác lập vào năm 1611 cho đến năm 1945 - thời điểm kết thúc chế độ phong kiến, có 4 địa điểm được chọn đặt làm thủ phủ Phú Yên, đó là thành Hội Phú, nay thuộc thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An (1611 đến 1836), thành An Thổ, nay thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An (1836 đến 1888), thôn Xuân Thạnh, xã Xuân Thọ I, huyện Sông Cầu (từ 1888 đến 1889) và thôn Long Bình, thị trấn Sông Cầu, huyện Sông Cầu (từ 1889 đến 1945).
Kiến trúc
Thành An Thổ xây theo kiến trúc Vauban - tên một kỹ sư Pháp, tác giả các kiểu thành ở Việt Nam thời Gia Long, Minh Mạng. Theo Nguyễn Đình Tư, thành An Thổ được xây bằng đá và vôi, cao chừng 2 thước tây, dày độ 8 tấc, mỗi chiều hơn 200 thước. Xung quanh thành có đào hào sâu và rộng. Tại mỗi mặt thành có xây cửa ra vào, gọi là cửa Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Theo sách Đại Nam nhất thống chí – tỉnh Phú Yên thì: “Thành chu vi bằng đất, dài 66 trượng 6 thước, có bờ hào” và cũng xác nhận “nguyên trước ở thôn Hội Phú” .
Theo sách Đại Nam thực lục chính biên của Quốc Sử quán triều Nguyễn thì: “Bốn mặt thành đều dài 60 trượng, thân thành cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng 5 tấc. Khi công cuộc xây dựng xong, tiền thưởng cho quân và dân đã làm việc là 3000 quan tiền”. Còn sách Đại Nam nhất thống chí cũng của Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi rằng: “Thành đạo Phú Yên: chu vi 333 trượng, cao 8 trượng linh, mở 4 cửa, ngoài thành có hào, ở thôn Long Uyên, huyện Đồng Xuân, thành đất, đắp từ năm Minh Mạng”.
Thành An Thổ có bình đồ hình vuông, mặt tiền quay về hướng Đông, mặt Nam cách sông Phú Ngân (nhánh sông Cái) khoảng 400m, mặt Bắc cách sông Vét (sông Con) khoảng 150m và được xây dựng theo quy chuẩn của triều đình lúc bấy giờ. Bao quanh bên ngoài là chiến hào, tiếp đến là thành ngoại, thành nội ở vào vị trí trung tâm của khu thành và bên trong thành nội là nơi đặt công đường làm việc của bộ máy quan lại.
Kết quả khảo sát ở di tích này cho thấy các bờ thành ngoại ở 4 mặt đều có độ dài tương đương nhau, xấp xỉ 300m. Các bờ thành có bình diện không phải là một đường thẳng mà cấu tạo bẻ khúc, lõm vào ở đoạn giữa và dôi ra ở hai đầu. Vì các bờ thành đều có bố cục và độ dài giống nhau nên nhìn về tổng thể khu thành có bình diện rất vuông vức và cân đối. Ở các góc thành có những mô đất cao, có thể là dấu vết của các tháp canh.
Dấu vết hệ thống hào nước bao quanh khu thành hiện nay vẫn còn tương đối rõ. Độ rộng của hào phụ thuộc vào kiến trúc của tòa thành. Ở các góc thành, hào rộng từ 10-15m; ở phía trước và hai bên cửa thành, hào rộng từ 25-30m; độ sâu hiện tại của hào là 2,5-3m, có điểm sâu đến 5-6m. Tại góc Đông Bắc có dấu vết một cửa nước chảy ra bầu Vôi đến sông Vét thông với cửa biển Tiên Châu và vịnh Xuân Đài. Những tư liệu thu được qua các đợt khảo sát cho thấy trước đây hào nước rất sâu, dưới hào là lớp bùn dày, trồng sen, những bờ tre dày kín được trồng ở bên ngoài, tạo nên hệ thống phòng thủ rất kiên cố.
Vai trò
Thành An Thổ là tỉnh lỵ của Phú Yên trong khoảng 60 năm. Cuối thế kỷ XIX, thành không còn phù hợp với vị trí của tỉnh đường. Sau cuộc khởi nghĩa Cần Vương, khu vực này thiếu sự ổn định về an ninh. Hơn nữa, đến giai đoạn này, các loại tàu lớn không ra vào được cảng Tiên Châu. Đây chính là những lý do mà thôn Xuân Thạnh, xã Xuân Thọ nằm phía Bắc Tỉnh đường cũ được chọn làm thủ phủ mới vào năm 1889. Từ đó, thành An Thổ trở thành phủ lỵ của phủ Tuy An cho đến năm 1945.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52