khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Khoe di chỉ khảo cổ Việt I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Khoe di chỉ khảo cổ Việt

Go down

Khoe di chỉ khảo cổ Việt Empty Khoe di chỉ khảo cổ Việt

Bài gửi by atena Thu Dec 10, 2009 4:24 pm

Nghiên cứu về độ từ cảm ở di chỉ Hang Con Moong đã cho kết quả khác với quan niệm trước đây rằng khí hậu của vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa "ổn định": có những giai đoạn thấy rõ sự thay đổi, xen kẽ giữa các pha lạnh - nóng, lạnh - mát, trong đó nóng nhất là vào khoảng 10.000 năm trước ngày nay.


Khoe di chỉ khảo cổ Việt Dicotnguoihangconmoong


Di cốt người được phát hiện ở Hang Con Moong.

Sáng 29/11, Đại hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương lần thứ 19 (IPPA 19) đã khai mạc tại Hà Nội. Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, đại hội đã quy tụ trên 400 nhà khoa học quốc tế và hơn 100 nhà khoa học trong nước để cùng cập nhật những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học (KCH) mới nhất về thời kỳ Cánh Tân, Toàn Tân cùng những vấn đề liên quan như sinh học, xã hội, môi trường; giáo dục và quản lý di sản.

Phát biểu trước đại hội, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương- Chủ tịch danh dự Hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định: những nghiên cứu về thời tiền sử, nghiên cứu về lịch sử của xã hội loài người sẽ giúp soi sáng những vấn đề hiện tại. Ông Trần Đức Lương đề cập trực diện đến 2 vấn đề "nóng" toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng nặng tới các nước nghèo: biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Trong thời kỳ Cánh Tân và Toàn Tân, khi chưa có khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính, khí hậu cũng không bình ổn, mực nước biển cũng thấp hơn ngày nay tới 120m, và nguồn năng lượng tạo nên những biến đổi này nằm ở biến động nội tại của Trái đất như động đất, núi lửa, sóng thần... Bởi thế, ông Trần Đức Lương đề nghị giới trí thức cần lên tiếng để tác động đến nhận thức của mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế về nguyên nhân và giải pháp đồng bộ, nhất là trước thềm hội nghị thượng đỉnh Copenhagen về biến đổi khí hậu.

Là chủ nhà nên Việt Nam được "ưu tiên" trình bày 12 báo cáo trước toàn thể đại hội, là những kết quả nghiên cứu mới nhất về di chỉ Con Moong (vắt từ Cánh Tân sang Toàn Tân) và đặc biệt chú trọng đến những phát hiện mới như Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (thuộc Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long), Khu di tích Đàn Nam Giao nhà Hồ (Thanh Hóa), di tích Hang Con Moong (Thanh Hóa), Tháp Dương Long (Bình Định), di chỉ khảo cổ học Thủy điện Sơn La, quần thể di tích ở Đông Triều - Quảng Ninh, khu 62 - 64 Trần Phú...

Khu di chỉ Hang Con Moong (Thanh Hóa) có thể xem là đặc trưng của di chỉ trải dài từ thời Cánh Tân sang giai đoạn đầu của thời Toàn Tân (từ 17.000 năm đến 10.000 năm cách ngày nay). Đây là vùng định cư lâu dài của cư dân, minh chứng cho sự thay đổi từ thời Đá cũ sang Đá mới, kinh tế săn bắt hái lượm sang trồng trọt sơ khai, cư trú trong hang sang cư trú ngoài trời... Theo PGS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học), phương pháp nghiên cứu về độ từ cảm đã cho kết quả khác với quan niệm trước đây rằng khí hậu của vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa "ổn định". Cụ thể, có những giai đoạn thấy rõ sự thay đổi, xen kẽ giữa các pha lạnh - nóng, lạnh - mát, trong đó nóng nhất là vào khoảng 10.000 năm trước ngày nay.

Đáng chú ý nhất là kết quả khai quật khu di tích KCH 18 Hoàng Diệu khi đã phát hiện kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê, khối lượng di vật khổng lồ của đủ các thời kỳ. Ấn tượng nhất là dấu tích nền móng, sân thềm, đường đi, hệ thống tường bao... của 28 công trình kiến trúc được xây dựng với kỹ thuật cao từ thời Lý, theo quy hoạch tòa ngang dãy dọc rất tổng thể và chuẩn xác về phương vị, trong đó có những công trình rất quy mô. Phần mái các kiến trúc thời Lý được trang trí rồng, phượng, uyên ương, lá đề... rất tinh xảo. Có thể nói, lịch sử 1.300 năm (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX) của khu di tích đã được chứng minh bằng những dấu tích kiến trúc, hiện vật rất phong phú.

Đàn tế Nam Giao nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) lại độc đáo bởi niên đại rất cụ thể (vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV), xây ở vùng núi, hoàn toàn bằng đá và chỉ thuộc một triều đại nên giữ được tính chất nguyên bản. Trải qua 4 lần khai quật từ 6/2004 đến 11/2009 với diện tích 12.000 m2 (trên tổng số 20.000 m2) đã hình dung quy mô cụ thể gồm 4 nền đàn, 3 vòng đàn, phát hiện nền điện thờ, bệ thờ, đường thần đạo, giếng nước để nhà vua tắm trước khi lên đàn làm lễ...

Đông Triều - Quảng Ninh là trung tâm thứ 3 của nhà Trần (sau kinh thành Thăng Long và Tức Mặc - Nam Định) với mật độ phân bố di tích dày đặc, chủ yếu là di tích liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, di vật thể hiện đặc trưng vương quyền. Những di tích được tập trung nghiên cứu là chùa Ngọa Vân nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu luyện, rồi viên tịch tại đây; chùa Quỳnh Lâm là trung tâm Phật giáo lớn phái Trúc Lâm thời Trần; Thái Lăng - lăng vua Trần Anh Tông.

Hay kết quả 3 cuộc khai quật năm 2006, 2007, 2008 tại tháp Dương Long (Bình Định) khi so sánh với quần thể kiến trúc Angkor (Campuchia) đủ để đưa đến kết luận: Dương Long thuộc giai đoạn phát triển đỉnh cao sau cùng của nghệ thuật Champa trước khi chuyển sang giai đoạn thoái trào.

Sau 12 báo cáo của Việt Nam, đại hội sẽ chia thành 5 tiểu ban, và tiếp tục làm việc đến hết ngày 5/12.

Khánh Linh


Nguồn: vietnamnet.vn
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết