khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Similar topics
    Latest topics
    » Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

    » Những người chế tác thần linh
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

    » Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

    » Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

    » Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

    » Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

    » Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

    » Sách từ điển khảo cổ học
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

    »  Lý lịch MrDiep_archaeology
    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

    Affiliates
    free forum

    Đăng Nhập

    Quên mật khẩu


    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt)

    Go down

    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) Empty HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt)

    Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 10:47 am

    Nhìn chung cả hai luồn ý kiến trên đều có chổ hợp lý và không hợp lý. Và giáo sư Pleisotcene.I.Borrskorski đã có những nhận xét tương đối, khách quan hơn. Ông ủng hộ quan điểm cùa S.N.Ziniatnon cho rằng trong giai đoạn sơ kỳ đa cũ không có các nhóm địa phương khác nhau về công cụ đá và kỷ thuật chế tác đá. Ông đưa ra dẫn chứng là việc tìm thấy rìu tay và chopper tồn tại song song trong các địa điểm sơ kỳ đá cũ ở Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi. Vì thế không có cơ sở để tồn tại hai văn hóa (khu vực văn hóa) lớn, đối lập nhau ở sơ kỳ đá cũ trên thế giới. Nhưng khác với Zamratnin ông thừa nhận tính địa phương
    Của các địa điểm sơ kỳ đá cũ “dưới ánh sáng của những phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học mới không thể khẳng định tầng văn hóa đá cũ sơ kỳ ở tất cả mọi khu vực mà con người cư trú là hoàn toàn khác nhau. Các di tích sơ kỳ đồ đá cũ được nghiên cứu với số lượng lớn trên một vùng rộng lớn của Châu Phi, Châu Á và Châu Âu là hoàn toàn khác nhau và sự khác nhau đó không phải bao giờ cũng gắng liền với những sự khác nhau về niên đại.”(Pleisotcene.I.bonskaski, thời đại đá cũ sơ kỳ ở Nam Á ở Đông Nam Á( tiếng Nga), Leningrad, 1971, tr39 – 50. Lược dẫn theo Hà Văn Tấn. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á, trang 93,94). Theo ông sự khác biệt giữa các di tích sơ kỳ đá cũ cùng niên đại là không ổn định, những vùng văn hóa, những đưởng biển rõ ràng chỉ xuất hiện ở hậu kỳ đá cũ.
    Có lẽ quan điểm được mọi người dễ dàng đồng ý nhất là của N.N.Tcheboksarov, nhà xã hội học người Nga. Ông cho rằng không nên nói rằng loại công cụ nào đó là đặc điểm của phuông tây hoặc phuông Đông mà chỉ nên nói đến ưu thế của chúng. Ông cho rằng, nguyên liệu làm công cụ (trong một chừng mực nào đó là yếu tố quyết định sự khác nhau này (nhất là ở giai đoạn đầu). Ở Châu Âu, nguyên liệu chủ yếu là đá lữu chế tác tốt; còn ở Đông Nam Á, đá lứa ít, thường dùng các loại đá khác, khó ghè đẽo. Ông cũng nói rõ, càng về sau trải qua nhiều thế hệ, kỹ thuật chế tác của cm nhận được cố định lại bằng truyền thống và cuối cùng sẽ nảy sinh sự khác biệt có thực trong tỷ lệ số lượng công cụ các loại ở vùng cư trú của người vượn Phương Đông và Phương Tây. Như vậy ông cho rằng, cả những người tối cổ Phương Đông và Phương Tây đều có thể chế tác được các loại công cụ rất khác nhau, trong đó các nhóm Phương Đông thường tạo ra ehoppet, còn nhóm Phương Tây tạo ra rìu tay( N.N Tcheboksarov, sự phân cư đầu tiên và lịch sử tộc nhân tối cổ( tiếng nga), các dân tộc Đông Nam Á, Moskva, 1966, 27-28, Hà Văn Tấn, 99). Ngày nay vấn đề này vẫn chưa có được kết cuộc cuối cùng nhưng ngày càng nhiều người thừa nhận luận điểm của Moviers( có bổ sung của Tcheboksarov). Các nhà khảo cổ học Việt Nam (Hà Văn Tấn, Trình Năng Chung) Bởi vì những kết quả nghiên cứu gần đây chho thấy rõ ràng, rìu tay chiếm vị trí ưu thế trong các bộ sưu tập đồ đá cũ sơ kỳ, và loại hình này đã có truyền thống từ rất sớm, sự phát triển này thể hiện rõ rệt qua các giai đoạn phát triển từ tiền Abbevillien đến Mousterien. Điều này khác hẳn với Phương Đông nơi mà công cụ chặt thô chiếm ưu thế, và sự có mặt cuả công cụ này rìu tay ở một vài nơi cũng chỉ là hiện tượng riêng lẻ và giữ vai trò thứ yếu. (rìu tay ở Patjitan, Núi Đọ ( Việt Nam), Nhiều người coi rìu tay tìm thấy ở Pajitan là sự phát triển độc lập trên cơ sở kỹ thuật chế tác công cụ chopper- chopping tool. Còn rìu tay trong văn hoá Anyath sơ kỳ hay Tam Pan không phát triển thành 1 dạng chân chính ở các giai đoạn sau như một truyền thống. Thứ hai, như đã trình bày trên, giai đoạn sơ kỳ đá cũ kéo rất dài trong lịch sử (2.6- 150.000 BP). Một khoảng thời gian dài như vậy, chỉ giới con người phân bố trên một địa vực cư trú rộng lớn, vì vậy con người đủ điều kiện hình thành một khu vực văn hoá có sắc thái riêng. Và dĩ nhiên sự phân chia này chỉ giới hạn trong một thời điểm sơ kỳ đá cũ mà thôi( bởi vì thời kỳ đá cũ 2,6- 150,000 Bp). “ Đó là khoảng thời gian địa chất từ Pleistocene trung kỳ -> Pleistocene hậu kỳ đó cũng là giai đoạn Abbevillien-> Achculeen trong khảo cổ học Châu Âu, đồng thời là thời đại của nhóm Homo Erertus-> khác nhau sống trên cựu lục địa”. (Trình Năng Chung góp bàn về con đường phát triển giai đoạn thời đại đá cũ ở Đông Nam Á, 39). Sự khác biệt của địa phương không phải là ưu thế của một địa hình công cụ nào đó mà biểu hiện ở sự khác nhau về kỹ thuật gia công đồ đá. Tuy nhiên vẫn có một vài địa điểm cá biệt có những đặc điểm mà khu vưvj khác không có, do vị khi so sánh các địa điểm thuộc các khu với nhau này phải đặt nó trong một chuỗi phát triển và trong khu vực. Vì vậy sự khác biệt quan trọng hơn giữa hai khu vực đó là con đường phát triển văn hoá của từng khu vực, sự khác biệt này bao trùm toàn bộ những khác biệt trên, đồng thời nó thể hiện rõ các truyền thống cũng như những hiện tượng văn hoá mới, xem xét nó là sự phát triển tự thân hay ảnh hưởng từ bên ngoài.
    Như vậy ta có thể phát triển con đường phát triển ở 2 khu vực Đông và Tây như sau!
    + Khu vực Phía Tây( Châu Âu, Phi,Tiểu, Á, Nam Á) đó là con đường cổ điển mà các nhà khảo cổ học đồ đá cũ đã vạch ra từ rất sớm: tiền Abbeville-Abbeville- Acheul đến Moustier. Trong đó, giai đoạn đầu (tiền Chelles là thời kỳ thống trị tuyệt đối của kỹ thuật elaction, công cụ là những mảnh tước thô, dày ngắn, mặt ghè lồi, mặt ghế rộng, mặt bụng thường có vết vỏ trai hoặc có nhiều sóng chất động, mặt ghè và bụng thường hợp thành 1 tù…Từ giai đoạn Trung Kỳ Acheul, kỹ thuật Levallois và từ đó giữ vị trí chủ đạo cho cả những thời kỳ sau. Đó là kỹ thuật tạo mảnh tước, dài, mỏng, hình bầu dục, mặt ghè bớt rộng và có sửa sang trước ghè, u ghè nhỏ, biến thiên …tạo bởi mặt ghè và mặt bụng tiến tới gần một góc vuông, từ cuối giai đoạn Acheul và là từ thời Moustier trở về sau, kỹ thuật Levallois phát triển và thống trị. Kỹ thuật này bước sang hậu kỳ đá cũ phát triển thành những kỹ nghệ phiến tước, tạo điều kiện tiền đề hình thành truyền thống đồ đá nhỏ ở giai đoạn sau đó. Ta có thể đơn giản hoá con đường phát triển này bằng một lượng đồ sau:
    Công cụ hạch-> Công cụ mảnh tước-> Công cụ phiến tước –>đồ đá nhỏ
    + Ở khu vực phía Đông, rìu tay không phát triển 1 cách có hệ thống như Phương Tây qua các dạng Chelles-Acheul-Micoqien. Thay vào đó là sự tồn tại dai dẳng của công cụ chặt thô chopper-chopping tool, kỹ thuật clacton tồn tại dai dẳng, kỹ thuật Levallois xuất hiện khá muộn ở mờ nhạt.
    Mặt khác cũng cần phải thấy rằng, giữa hai khu vực nói trên là sự bao quát cho cả khu vực chứ không bao hàm tất cả những hiện tượng riêng biệt, cần phải thấy rằng mỗi khu vực vẫn còn có những đơn vị địa phương nhỏ hơn, mỗi đơn vị địa phương có những địa điểm khác nhau, thậm chí có 1 địa điểm thuộc khu vực này lại có tính chất của khu vực kia. Ví dụ ở phương Tây có một số địa điểm Apichadi (một địa điểm đã cũ ở châu Âu) chỉ có 3 rìu tay, cùng nhiều công cụ chặt thô hay như ở châu Âu, cũng tìm thấy vết tích cuội có niên đại lên đến băng hà Mindel, Riss hay muộn hơn, hay ở châu Phi, có hai vùng văn hóa Chelle-Acheul, 1 vùng Chelle-Acheul không có Cleaver ở phía Bắc và vùng Chelle-Acheul văn hóa có Cleaver ở phía Nam .Ở phía Đông ,ví dụ khu vực Ấn Độ trên giai đoạn xưa nhất là giai đoạn tương ứng với tiền Abbeville.Với những di vật tiên Soan vùng Tây Bắc Ấn- giai đoạn tương ứng với Abbville là những nền văn hóa Soan sơ vùng ở Tây Bắc và Madras ở Nam Ấn Độ với hai hướng phát triển :Nam Ấn nghiêng về rìu tay, trong khi vùng Tây Bắc lại nghiêng về phía Chopper-chopping tool tương ứng với thời kì Moustie là văn hóa Nesava nổi tiếng, xuất hiện kĩ thuật Levallois- hậu kì đá cũ ở Ấn Độ là những hiện vật của kĩ nghệ Renigunta, với công cụ mảnh tước tước chiếm địa vị thống trị, -từ thời đại đồ đá giữa xuất hiện và phổ biến kĩ thuật đồ đá nhỏ cho đến thời đại kim khí. Sự phát triển của đồ đá ở Ấn Độ rõ ràng tuy là không hoàn toàn nhưng vẫn có nét giống ở châu Âu và châu Phi .
    Trung Quốc cũng chia thành 2 khu vực:Bắc Trung Quốc với ưu thế về phát triển kĩ nghệ mảnh tước và phiến tước, trong khi đó vùng Nam Trung Quốc phát triển theo con đường hạch cuối lên đồ đá lớn .


    Join date : 01/01/1970

    Về Đầu Trang Go down

    HAI KHU VỰC VĂN HÓA- RÌU TAY & CHOPPER (tt) Empty notice!

    Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 10:49 am

    hết rùi!


    Join date : 01/01/1970

    Về Đầu Trang Go down

    Về Đầu Trang

    - Similar topics

     
    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết