khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu

Go down

Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu Empty Tìm hiểu về loại hình Bôn răng trâu

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 7:45 pm

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]I.Khảo tả về hiện vật “bôn răng trâu” :[/b]

Bôn răng trâu là loại hình công cụ được chế tác bằng chất liệu đá thời tiền sử. Khi nhắc đến bôn răng trâu thì người ta biết được những chiếc bôn răng trâu này thuộc văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên và có niên đại 4500 năm BP – 3000 năm BP. Có thể nói đặc trưng của văn hóa Biển Hồ chính là bôn răng trâu. Đây là loại hiện vật được chế tác bằng đá phtanite, một số được chế tác bằng đá bazalte, trung bình kích thước bôn răng trâu thân dài 6,10 cm, chuôi dài 2,60 cm, lưỡi rộng 3,65 cm, thân dày 1,46 cm. Hầu hết bôn răng trâu được chế tác bằng cách ghè đẽo những hòn đá sau đó được mà nhẵn toàn thân, có hiện vật không mài toàn thân nhưng sau khi chế tác xong được ghè đẽo kỹ ở phần lưỡi để tạo độ bén, sắc. Một số người cho rằng bước vào hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí thì cư dân Tây Nguyên đã sống bằng nông nghiệp do đó họ dựa hình răng con trâu để làm nên loại hình “bôn răng trâu”. Công dụng: Bôn răng trâu được sử dụng khá phổ biến ở khu vực Tây Nguyên thời tiền sử, nó được dùng để chặt cây, phá rừng và làm đất, chắc hẳn nó cũng được dùng để đào củ mài và một số củ khác nằm trong đất. Về tên gọi cũng khá thú vị, ban đầu cư dân cho nó là những cái “búa trời” khi bị bệnh có thể mài ra sắc uống thì sẽ hết nên họ thường cho con mình đeo vào để phòng bệnh, một phần là để trừ tà do cư dân ở đây rất mê tín, tin vào sức mạnh của thần linh và ma quỷ, các nhà khảo cổ khi mới phát hiện thì gọi nó là “rìu” , sau đó phân loại ra thì chia làm 2 loại “rìu” và “bôn” và đặt tên cho nó là “bôn” nhưng về sau lại có nhiều loại bôn với nhiều hình dáng khác nhau, có loại bôn hình lưỡi mèo, bôn có vai, bôn tứ giác. Do thấy bôn này giống hình răng trâu nên gọi nó là “bôn răng trâu” hay “bôn hình răng trâu”. Chắc hẳn khi cư dân cổ ở đây chế tạo nó theo loại hình và kiểu dáng này cũng có liên hệ với thực tế. Bôn răng trâu không chỉ có ở văn hóa Biển Hồ mà còn tìm thấy rất nhiều ở khu vực Tây Nguyên như ở văn hóa Lung Leng phát hiện rất nhiều còn phổ biến hơn cả Biển Hồ nữa hay ở văn hóa Bàu Tró, văn hóa Hoa Lộc và cả giai đoạn về sau như văn hóa Sa Huỳnh nên nhiều người dựa vào đặc trưng này mà đưa ra sự giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa. Sau đây sẽ trình bày tiếp từ loại hình bôn răng trâu giải thích mối quan hệ giữa các nền văn hóa khu vực.

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]II. Từ “Bôn răng trâu” giải thích mối quan hệ giữa các nền văn hóa khu vực:[/b]

1.Về mối quan hệ trong khu vực Tây Nguyên qua so sánh loại hình bôn răng trâu giữa văn hóa Biển Hồ và văn hóa Lung Leng :

Bôn răng trâu phổ biến rộng rãi trong khu vực Tây Nguyên, khi khai quật Lung Leng đã phát hiện rất nhiều bôn răng trâu có hình dáng và cấu tạo rất giống với ở văn hóa Biển Hồ như cũng được chế tạo bằng đá Phtanite, đá Bazalte một số bằng đá Opal, kích thước cũng tương tự. Như vậy thì mối quan hệ của Lung Leng là Biển Hồ là do trao đổi học hỏi kỹ thuật, họ cùng địa bàn là khu vực miền núi Tây Nguyên, có cùng sinh hoạt kinh tế săn bắn là chủ yếu, Lung Leng nằm ở Sa Thầy (Kon Tum) còn Biển Hồ nằm trên cao nguyên Pleiku (Gia Lai) vì địa bàn cũng gần nhau nên việc trao đổi quan hệ với nhau là điều dể hiểu.

2. Trong việc giải thích cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh:
Khi giải thích cho cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực miền Trung thuộc giai đoạn sơ kỳ sắt thì giáo sư Hà Văn Tấn đưa ra “Nguồn gốc đa tuyến” mà tiêu biểu là ba tuyến : Bàu Tró – Sa Huỳnh, Tây Nguyên – Sa Huỳnh, Đồng Nai – Sa Huỳnh. Trong bài Từ Bàu Tró đến Sa Huỳnh, Hà Văn Tấn cho rằng Bàu Tró là một trong những cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh, ngoài việc lấy gốm Bàu Tró có tô màu thổ hoàng, có tô ánh chì ông còn nhắc tới loại hình “bôn răng trâu” cũng là đặc trưng của văn hóa Bàu Tró mà trong văn hóa Sa Huỳnh cũng có, cũng giải thích như vậy, PGS Nguyễn Khắc Sử người gắn bó với việc nghiên cứu tiền sử Tây Nguyên cũng cho rằng Tây Nguyên cũng là một trong những nguồn cội của văn hóa Sa Huỳnh, ông cũng chứng minh là phát hiện được mộ vò hình trứng, gốm có tô đen ánh chì và tô màu đỏ thổ hoàng, ngoài ra ông còn chứng minh “bôn răng trâu” một loại hình tiêu biểu trong văn hóa Biển Hồ, Lung Leng… cũng xuất hiện trong văn hóa Sa Huỳnh. Như vậy, “bôn răng trâu” xuất phát từ đâu, từ Bàu Tró hay từ Tây Nguyên thì cũng còn nhiều tranh cãi và thực sự nguồn cội của văn hóa Sa Huỳnh có phải “ Nguồn gốc đa tuyến” như Hà Văn Tấn đã đề cập thì vấn đề đó cần nghiên cứu. Nhưng theo quan điểm của em, “bôn răng trâu” xuất phát từ khu vực Tây Nguyên. Việc phổ biến loại hình “bôn răng trâu” ở các khu vực khác là do sự tiếp biến, trao đổi và giao lưu mà có, xét về số lượng “bôn răng trâu” ở Tây Nguyên chiếm rất nhiều như ở Lung Leng chiếm đa số…việc trao đổi có thể cả kỹ thuật nữa cũng có thể do cùng làm nông nghiệp nên họ cùng tư duy là từ răng trâu nghĩ ra chế tác loại hình “bôn răng trâu”. Nhưng dù sao “bôn răng trâu” cũng là loại hình khá độc đáo, được sử dụng nhiều trong đời sống của cư dân cổ và cũng góp phần quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ của các văn hóa tiền sử và giải thích cội nguồn của văn hóa Sa Huỳnh.
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết