khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN

Go down

CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN Empty CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN

Bài gửi by  Tue Jun 09, 2009 8:43 am

đáng lý ra không thể post bài này vào mục này nhưng không thể tìm ra mục nào hợp lý hơn

Khu di tích Cát Tiên thuộc xã Quãng Ngãi, huyện Cát Tiên, TỉnhLâm Đồng, trong khu vực đồi núi giáp ranh giữa miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, ở độ cao trung bình 100-200 so với mực nước biển. Các di tích phân bố dày đặt ở thung lũng theo hướng đông tây; phía bắc giáp tỉnh Bình Phước với nhiều ngọn đồi nhỏ; phía nam và tây giáp Đồng Nai với sông Đồng Nai và rừng quốc gia Cát Tiên; phía đông giáp huyện Đạ Tẻh ( Lâm Đồng). Diện tích tự nhiên khoảng 35900ha.
Khu di dích Cát tiên được phát hiện lần đầu vào năm 1984 trong một đợt điều tra diền dã của Bảo Tàng Lâm Đông. Năm 1985, 1986 cán bộ Ban Khảo cổ học thuốc viện Khoa Học Xã Hội Nam Bộ cùng Bảo Tàng Lâm Đồng đã điều tra và phát hiện nhiều gò dất có dấu vết kiến trúc, cùng nhiều hiện vật chứng dỏ đây là khu di tích có quy mô lớn.
Qua nhiều lần khai quật từ khi phát hiện đến nay, đặt biệt là đợt khai quật theo dự án “ điều tra cơ bản và khai quật di tích khỏa cổ hoc Cát Tiên”, đã thu được một lượng lớn các di vật nhiều chủng loại: vật liệu kiến trúc gạch, đá các di vật gốm, đồ đồng, sắt, thủy tinh, đá quý, đặt biệt có các hiện vật bằng vàng chủ yếu là những lá vàng dát mỏng có khắc họa tiết( một số ít trơn).
Vị trí phát hiện các lá vàng.
Số lượng các lá vàng được tìm thấy : di tích Ia là 166, di tích IIa 109, di tích IIb 6, di tích III có, VIa có 59, VIb có 17, VII là 5, VIII có 12, Gò Đức Phổ có 16 và hố thám sát số 8 có kí hiệu 03,CT,H2 có 9 mảnh vàng.
- di tích Gò Ia: nằm trên một quả đồi cao gần 50m, phía nam là thác nước, phía đông là sông Đồng Nai, phía bắc là Đèo Khỉ, phía bắc là một thunh lũng thuộc địa bàn xã Quãng Ngãi. Đây là kiến trúc tháp thờ có quy mô vào loại lớn nhất ở Cát Tiên. Mặt bằng kiến túc tháp có bình đồ vuông, cạnh 12m x 12m cửa quay về hướng đông, diên tích lòng tháp rộng hình vuông cạnh 6,4m x 6,4m; trụ gạch giữa tháp (trụ giới) có kích thước 1,2m x 1,2m x 2,18m ; giữa trụ giới có ô vuông trống chạy từ trên xuống đáy (0,4m x0,4m), trong đó có chứa 166 mảnh vàng dát mỏng, 4 linga bằng vàng đặc và 1 linga bằng đồng bịt bạc.
- di tích Gò IIa: nằm trên một khu đất khá bằng phẳng ở thunh lũng, sát chân Gò I về hướng tây, cách khoảng 400m.
+Kiến trúc IIa: nằm ở góa tây nam của cụm Gò II, cách sông Đồng Nai 75m. Đây là một phế tích kiến túc tháp, phần đế tháp cao 1,6m có bình đồ hình vuông cạnh 7,8m; thân tháp có bình đồ hình chữ nhật hướng đông- tây dài 5,6m rộng 5,2m, lòng tháp cũng hình chữ nhật hướng đông tây 3,6m x 3,4m. Dưới độ sâu 2,8m, hơi lệch về hướng đông nam là trụ giới khối hình hộp vuông đứng cạnh dài 0,75m x 0,75m cao 1,3m, giữa có lõi vuông 12cm x 12cm; dưới đáy trụ trong lớp cát màu vàng nhạt tìm thấy 109 lá vàng mỏng với nhiều kích cỡ khác nhau.
+ Kiến trúc IIb: xây sát IIa về phiá bắc; tháp có bình đồ vuông, lòng tháp có kích thước 2,4m x 2,6m; sát với phần sinh thổ hơi dịch về hướng đông, có 4 viên gạch có kích thước 31cm x 18,5cm x 8cm xếp thành hình vuông để trống ở giữa, diện tích 18,5cm x 18,5cm, trong là lớp cát sạch chứa 6 hiện vật là lá vàng.
- Gò III: nằm ở phía nam Gò II, phía bắc sông Đồng Nai cách sông 25m , mặt bằng bình đồ vuông ( 9,6m x 9,6m ),bình đồ tháp bẻ góc nhiều lần, giật cấp cạnh bo dần vào phía trong, bình đồ thân tháp hình vuông cạnh 6,2m x 6,2m, lòng tháp hình vuông cạnh 3m x 3m . Giữa tháp ở độ sâu 4,68m có 4 viên gạch kích thước lớn xếp vuông góc với nhau tạo nên một hộp vuông xó tính chất như một trụ giới. trong đó tìm được 28 lá vàng (27 co trang trí hình).
- Gò số VI: là một ngọn đồi thấp nằm sát rìa bắc sông Đồng Nai , phía bắc là tỉnh lộ 721, phía đông là thung lũng, phía tây sát chân đồi là một trạm kiểm lâm (vì vậy còn được gọi là đồi kiểm lâm)
+ Kiến trúc VIa : có bình đồ hình chữ nhật, dạng bẻ góc, cân xứng giữa 2 phần bắc và nam qua trục đông tây. Trung tâm kiền trúc có một cấu trúc hình khối vuông xây bằng 33 lớp gạch ăn thông từ đáy lên bề mặt kiến trúc, dưới đáy khối trụ này có chôn theo 90 hiện vật quý trong đó có 59 lá vàng.
+ Kiến trúc VIb: có kiến trúc giống kiến trúc VIa nhưng quy mô nhỏ hơn. Trung tâm kiến trúc có một bệ thờ linga ; ngay dưới bệ thờ này cách mặt đất 1,50m phát hiện một hố vuông (0,3m x 0,3m) trong hố tìm được 4 hộp đựng linga và 19 hiện vật vàng.
- Gò số VII: nằm giữa gò Ia và Gò VI. Gồm 3 kiến trúc trong đó lá vàng tìm thấy ở trung tâm kiền trúc VIIa. toàn bộ lòng kiến trúc bị đào phá nhiều lần, địa tầng bị xáo trộn, chỉ có thể thu thập được 5 mảnh vàng không có hình chạm.
- Kiến trúc VIIIa: nằm trong cụm gò số VIII, cách gò Kiểm Lâm 840m về phía bắc, vừa được khai quật năm 2004, đã bị phá hủy hoàn toàn phần kiến trúc phía trên. Nền tháp dạng hình chữ nhật(10m x 6,4m) lòng tháp hình vuông cạnh 2m đã bị đào phá đến đáy. Ở đây tìm được 12 hiện vật là các mảnh vàng.
- Kiến trúc Đức Phổ: thuộc xã Đức Phổ , Kiến trúc có quy mô khá lớn nằm theo hướng đông tây bẻ góc ở đầu đông, diện tích 19m x 12m. Trung tâm kiến trúc là một đền tháp vuông cạnh 5,3m, ở hố thờ đào sâu 3,1m tìm thấy 16 hiện vật.
- Hố 03 TC H2 , cách gò Kiểm Lâm 300m về hướng đông đông bắc, là một kiến trúc mộ hỏa táng dạng hình vuông cạnh 5,6m trong lòng mộ có một hố vuông cạnh 0,8m trong đó tìm được 9 mảnh vàng trong đó có một mảnh khắc văn tự cổ.
 Điểm chung của vị trí tìm thấy các mảnh vàng : hấu hết đếu tìm được trong các kiến trúc tháp thờ, ở đáy các trụ gạch- trụ giới nằm trong lòng tháp. Chúng nằm giữa các lớp cát được làm sạch, thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định( kiến trúc IIa, Gò III, Gò VI…).


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN Empty HIỆN VẬT VÀNG TÌM THẤY Ở CÁT TIÊN- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Bài gửi by  Tue Jun 09, 2009 8:44 am

- Vì xuất hiện trong các công trình kiến trúc tôn giáo nên nội dung các đề tài khắc trên lá vàng thường lấy từ Hindu giáo. Thường thấy các mô típ trang trí sau:
+ Hình thần, người, tu sĩ(?): được tạc với nhiều tư thế khác nhau như: ngồi môt cách thoải mái( đặc biệt có nhiều trong kiến trúc Gò IIa có tới 29 lá vàng) ,các vị thần có thể ngồi bắt chéo chân, một chân co một chân duỗi, hai cha 6 giang rộng, hai chân co tư thế nghĩ ngơi, hai chân xếp bằng giao nhau… . Đứng hoặc cỡi trên con vật nào đấy( trâu, bò, voi ngựa chim…), có thể có thêm vật cầm tay( bông sen, dinh ba, ốc…). Hình ảnh các vị thần mang đặc điểm của các vị thần Hindu giáo: “Siva, Vishnu, và rám vị thần bảo vệ bảo vệ các vùng ánh sáng( Dikpala) trong thần thoại, tôn giáo tín ngưỡng Ấn Độ như thần: Vayu, Kubera, Isana, Varuna, Indra, Surya, Yama, Agni hay 9 vị thần linh (9 Deva) Ấn giáo là các thần Surya, Soma hay Sandra, Yama, Brahma hay Varuna, Indra, Kubera, Agni, Rahu, Ketu” (Đào Linh Côn, Bùi Chí Hoàng, 2008, 406). Đặc biệt ờ gò VI có cả lá vàng khắc hih2 ảnh của vua quỷ Ravana trong Hindu giáo, đây là đề tài phổ biến ở cả khu vực Đông Nam Á. Trong tháp VIa người ta còn tìm thấy 3 lá vàng dập hình các thợ thủ công đang làm gốm, đây là tư liệu quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu về vai trò của nghề gốm trong xã hội Cát Tiên.
+ Hình động vật: thường được tạc dưới dạng các con vật cưỡi cùng chung với các vị thần, hoặc tạc một mình: voi, ngựa, bò, trâu, rắn, cá…
+ Hình thực vật: tìm thấy nhiều nhất là hình hoa sen
+ Ngoài ra còn tìm thấy các hình mẫu khác: các vật thờ tùy thân của các vị thần( đinh ba, linga, Vajra, con ốc) và đặc biệt là chữ phạn cổ.
- Khác với các nơi khác ( Champa, Óc Eo) trong di tích Cát Tiên có sự dung hòa giữa việc thờ hai vị thần Vishnu và Siva. Bên cạnh các hình ảnh Siva, những hóa thân của thần(đinh ba, mặt trăng) các biểu tượng của thần( linga)có số lượng không nhỏ các lá vàng chạm hình Vishnu. Laskmi, các hình ảnh vỏ ốc, quả cầu, bánh xe…Đặc biệt ở kiến trúc Gò VII có tìm được một tượng tròn thần Hari-Hara, một dạng kết hợp của thần Siva và Vishnu, duy nhất ở Cát Tiên, không thấy khắc trên mảnh vàng. Tuy nhiên xét về mặt tổng số hiện vật thu được thì thần Siva có phần nhiều hơn thần Vishnu.
- Kỹ thật chạm khắc: các lá vàng thường có kích thước nhỏ hình tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật, đặc biệt một số lượng lớn các lá vàng được cắt theo hình trang trí mà nó thể hiện; có 2 phương pháp cơ bản: vẽ miết chìm và dập nỗi. Vẽ miết chìm là dùng một vật cứng nhọn để vẽ lên lá vàng cho hình vẽ cứng và đơn giản. Dập nỗi : người ta dùng một vật kim loại có đầu hơi tù để gỏ lên lá vàng đã dát mỏng theo hình đã định sẵn làm cho đồ án nỗi lên rất sinh động tạo nên một sự hoành tráng trên một diện tích nhỏ .
- Ta dễ dàng nhận thấy có nhiều diểm tương đồng giữa lá vàng ở Cát Tiên và lá vàng trong văn hóa Óc Eo. Về kỹ thuật chế tác, cùng có 2 phương pháp khắc miết và dập. Về đề tài trang trí : các vị thần, các linh vật, các biểu tượng của thần , … là những hình ảnh phổ biến trong các lá vàng ở Óc Eo và Cát Tiên; nó giống cả về phong cách thể hiện. Tuy nhiên các lá vàng ở Cát Tiên có sự tinh xảo hơn được, trao chuốt hơn, có nhiều nét kế thừa và phát triển ở trình độ cao hơn. “Những chữ viết trên các lá vàng càng khẳng định sự thống nhất trong hệ thống ký tự giữa các lá vàng tìm thấy ở Cát Tiên và các di tích thuộc văn hóa Óa Eo.”( Lê Đình Phụng, 2006, 243).
- Đối với văn hóa Champa, những lá vàng ở Cát Tiên cũng có những nét tương đồng về đề tài : rùa, sen, nhưng cách thể hiện thì khác hẳn. Các là vàng trong văn hóa Cham pa được thể hiện dơn giản, tỉ lệ vàng thấp, chất lượng vàng kém hơn. Sự giống nhau này có thể được giái thích là do cà hai đều có ảnh hưởng từ Hindu giáo; điểm khác nhau là đó là những nét đặc thù riêng của vùng dất và chủ nhân của văn hóa Champa và di tích Cát Tiên. ( Lê Đình Phụng, 2006, 235,236).


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN Empty MỘT SỐ HIỆN VẬT VÀNG TIÊU BIỂU Ở CÁT TIÊN

Bài gửi by  Tue Jun 09, 2009 8:46 am

- Hiện vật có kí hiệu 96- CT G1 01. kích thước 16,5 cm x 4 cm. đựơc chia làm 4 ô điều nhau . Ô đầu là hình bánh xe vỏng tròn khắc chìm, từ tâm tỏa ra cân xứng như bánh xe. Ô thứ 2 trang trí hình VaJra (kim cương chùy) thể hiện nằm ngang hơi chéo, mỗi đầu có ba mũi nhọn dài, mũi giữa vươn dài hẳn ra, trên cánm gắn hình bán nguyệt, đây là vật thể hiện quyền lực vô năng của Hindu giáo. Ô thứ 3 là một con thú trong tư thế dũng mãnh có mặt to dữ, mắt lồi, bờm rậm rạp phủ quanh cổ, thân khối tròn mập dáng kkhỏe mạnh, có thể là hình sư tử. Ô thứ 4 là một hình bán nguyệt uốn cong, to kéo dài suốt chiều rộng lá vàng. Đây điều là những đề tài liên quan đến thần Siva.
- Hiện vật có kí hiệu 96 CT- GI 33. lá vàng dát mỏng cắt theo hình trang trí , kích thước 4,5cm x 5.5 cm. thể hiện hình ảnh một vị thần cữoi trên lưng thú. Thần đựơc thể hiện nhìn nghiêng, đầu đội mũ chóp nhọn thấp mắt hướng về phía trứơc hơi hất lên. Thân to tròn, ngực nở, bụng to, 2 tay dang rộng, tay đưa lên phía trước cầm con dao nhọn ngắn, tay phía sau nắm lấy đuôi thú, chân co áp sát mình con thú. Thú được thể hiện mình tròn dài như rắn, đầu tròn có vòi vươn lên cao, miệng há lưỡi thè, chân có bốn móng nhọn, đuôi vắt lên, có thể đây là con cá sấu. con thú còn lại có thể là con Makara, một loài thủy quái ngoài biển, chuyên gây hị cho con người, cũng có truyền thuyết cho rằn Makara là koài vua rắn nước mang nước đến cho mùa màng bội thu được con ngừơi thờ cúng.
- Hiện vật có kí hiệu 96 CT – GI 30. Là lá vàng mỏng cắt theo hình trang trí, kích thước 5cm x 3,2cm . Thể hiện thần Vishnu cưỡi chim thần Garuda. Thần đội mũ trụ tròn, chóp bằng, mặt tròn, trán rộng, mũi cao miệng rộng, cằm vê tròn, phía sau có tán che hình bán khuyên xòe 2 bên cân xứng. từ vai thần tỏa ra bốn cánh tay, hai cánh phía sau cầm con ốc ở tay phải, bánh xe tròn ở bên trái, hai tay trước chống hai bên sườn tư thế cữơi trên lưng chim Garuda thể hiện đứng. Chim Garuda có đầu chim mình người, trán rộng mắt nhỏ, mỏ nhọn, thân ngực nở cường tráng, hai tay ôm lấy chân vị thần ngồi phía trên. Hai chân khỏe mạnh đứng khuỳnh, đầu gối chụm vào nhau trong tư thế vững chắc. làm nền phía sau có một hình bán nguyệt, hai đầu nhọn nhô lên cân đối hai bên. Có ý kiến cho rằng đây là thể hiện phức hợp Vishnu và Laksami “Visnu đầu đội mũ tròn, mái tóc xõa đều sau gáy xuống vai, hoa tai chỷa xuốngn trước ngực, có bốn cánh tay hai tay phía trước hơi buông thỏng cầm hai thanh kiếm hay gậy ngắn. Hai tay phía sau, tay phải cầm ốc voắn, tay trái cầm vòng bánh xe. Hai chân vắt trước ngực Laksami. Laksami không có đồ đội, tóc xõa đều xuống hai bên đầu, mặt thon, mắt to, mũi nhỏ, miệng hé mở, khuôn ngực nở vừa phải, bụng nở hông rất rộng, cặp đùi to, bàn chânquay về bên trái. Phía sau hình tượng này dường như có biểu tượng của một vầng trăng khuyết để ngữa như một con thuyền” (Nguyễn Tiến Đông, 87).
- Hai hiện vật có kí hiệu 96- CT- GI 38 và 39 là những lá vàng dát mỏng cắt theo hình trang trí, kích thước 4,1cm x 4cm và 4cm x 2,6cm thể hiện cácc vị thân đứng. Vị thần đội mũ trụ tròn phía sau gáy có hai tán nhỏ hình bán nguyệt, gương mặt trái xoan, mắt nhỏ tròn, sống mũi thấp, cánh mũi nở, miệng hẹp cằm vê tròn; thân thon, bụng thót hai chân đứng thẳng gót chụm vò nhau.; hai tay buông xuôi một tay cầm hoa sen một tay cầm roi dangắn đầu uốn cong gập. Đây có thể là hình tượng thần Vishnu.
- Hiện vật có kí hiệu 96-CT-GI 37 là lá vàng cắt theo hình trang trí , kích thước 4,5cm x 4cm . Một vị thần đứng nhìn nghiêng. Thần có gương mặt trái xoan, trán thấp, mắt to dài, sống mũi cao; ngực nở. thân gọn khỏe, bụng thon, hai chân đứng nghiêng , đầu gối hơi chùng; hai tay dang rộng, một tay cầm chuôi dây lòng thòng một tay cầm đầu dây lòng thòng; dáng trong tư thế động như đang muốn bắt vật gì.
- Hiện vật có kí hiệu 96- CT- GIIa 06 thể hiện 4 vị thần trong tư thế nghiêng có gương mặt trái xoan, sống mũi cao thẳng miệng hẹp; vai vuông ngực nở thân gọn, tay chống trong nhiuề tư thế.có kích thước 4,1cm x 1,4cm. Đây có thể là hình ảnh các tín đồ hay vị thần vẫn chưa xác định. Trong các rác phẩm diêu khắc theo nội dung phật giáo hiện giờ chưa tìm thấy tác phẩm nào thể hiện đông các vị thần trên một tác phẩm. Cho nên đây có thể là hình ảnh các vị tu sĩ Balamôn, những người trung gian nối thần linh với các tín đồ, đang trong tư thế ngồi tu luyện (?).
- Ba hiện vật có kí hiệu 95 CT GIIa 21- 23- 24 đều thể hiện hình voi, vật cưỡi của thần Indra. hiện vật 21, con voi có đầu to, trán rộng, mắt nhỏ dài, hai tai to xòe rộng, vòi vươn dài, cuối vòi hơi uốn cong lại; thân tròn to, lưng uốn cong, bốn chân to vững chãi; đuôi chảy dài về phía sau. Hiện vật 23 thể hiện đầu voi nhìn thẳng với trán rộng nở, mắt to tròn lồi hẳn ra; trán trang trí hoa văn móc xoắn nối nhau thành dãy treo phía trước; voì nhỏ dài vắt sang một bêntrên tráng và vòi có vạch ô chéo. Hiện vật 24 thể hiện hình voi trong tư thế động, đầu to trán rộng nhô ra, mắt nhỏ dài tai to chảy xuống, vòi dài uốn cong, ngà ngắn nhọn.
- Hiện vật có ký hiệu 95-CT IIa 32. là một vị thần ngồi trên tòa sen với tư thế thoải mái nhìn thẳng phía trước.Thần đội mũ tròn dẹt, cung mày cao, dài, mắt nhỏ, sống mũi nhắn thấp, cằm vê tròn. Tai đeo đồ trang sức chảy xuống vai. Vai nở, người thon bụng to phệ, hai chân mở rộng, một chân đặt trên mặt bệ, một chân co, một tay chống, một tay đặt trên đầu gối. Xung quanh trang trí các hoa sen hướng lên. Đây có thế là hình ảnh thần Brahma.
- Hiện vật có ký hiệu 98- CT- IIb 01 là một lá vàng mỏng hình tròn, đường kính 6,3cm, trên khắc bông sen tám cánh nở xòe đều vây lấy đài sen tròn trung tâm. mặt đài sen thể hiện các chấm.
- Hiện vật có ký hiệu 01 CT- GIII 12 là một lá váng mỏng hình gần vuông kích thước 7,5cm x 7,2cm khắc hình rắn Naga bảy đầu xòe tán. Theo đường chéo lá vàng, bảy chiếc đầu được khắc thon nhọn cổ dài từ thân tỏa ra so le , tạo ra như một cái tán rộng. Đầu rắn được thể hiện cách điệu thon nhọn, mắt tròn nhỏ, cổ có hai đường cong nhẹ thót dần về thân.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN Empty TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài gửi by  Tue Jun 09, 2009 8:49 am

CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM NHỮNG TÀI LIỆU MÀ MÌNH ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ VIẾT BÀI TRÊN
1. Đào Linh Côn, Bùi Chí Hoàng, Khu di tích Cát Tiên qua hai mùa điền dã, Một số vấn đề khảo cổ học miền Nam Việt Nam, tập 3. NXB KHXH,2008.
2. Nguyễn Tiến Đông, Bước đầu tìm hiểu các hiện vật kim loại vàng ở di tích Cát Tiên, tạp chí Khảo cổ học, số 2/2001.
3. Lê Thị Liên, Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X. NXB Thế Giới, 2006.
4. Đinh Thị Nga, Cát Tiên, mê cung của các thần linh. NXB Trẻ, 2007.
5. Lê Đình Phụng, Di tích Cát Tiên Lâm Đồng lịch sử và văn hóa, NXB KHXH, 2006


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN Empty Re: CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết