Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
TÁNG TỤC VÀ MỘ TÁNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở TÂY NGUYÊN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TÁNG TỤC VÀ MỘ TÁNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở TÂY NGUYÊN
TÁNG TỤC VÀ MỘ TÁNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở TÂY NGUYÊN
Mai Thị Khánh Hà
I. DẪN NHẬP:
Vùng đất Tây Nguyên nằm gần biên giới Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, nằm trong vùng giao thoa văn hóa giữa văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn ở phía Bắc, văn hóa Champa ở miền Trung, văn hóa Đồng Nai ở phía Nam. Lịch sử vùng đất này còn nhiều bí ẩn, nhất là giai đoạn tiền sử - sơ sử. Vì các di chỉ được phát hiện không nhiều, hiện vật tìm được rất ít, không đủ để “phác họa lại bức tranh tiền sử - sơ sử ở vùng đất này” (Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử, 2006) .
Những nền văn hóa đã được nghiên cứu ở Tây Nguyên (“Văn hóa Biển Hồ”, “Văn hóa Lung Leng”,…) chỉ mang tính cục bộ, địa phương, không có mối quan hệ của một nền văn hóa tổng thể, không phải là nền văn hóa đặc trưng của một tộc người mà là phức hệ văn hóa của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng được bảo lưu lâu đời.
Táng tục là một phong tục đã tồn tại và bảo lưu lâu đời ở Tây Nguyên. Táng tục và mộ táng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu khảo cổ học ở Tây Nguyên. Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng gặp không ít khó khăn vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Tây Nguyên là những dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng,...
Đề tài này trình bày về táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên cũng như vai trò của việc nghiên cứu táng tục và mộ táng trong việc nghiên cứu khảo cổ học ở Tây Nguyên, nơi được xem là “vùng đất trắng” của khảo cổ học.
II. NỘI DUNG :
1. Điều kiện tự nhiên :
Tây Nguyên chiếm 1/6 diện tích tự nhiên cả nước (54.451,39 km2). Gồm 5 tỉnh: Kom Tum (9.614,38 km2), Gia Lai (15.495,71km2), Đăk Lăk (13.062,01km2), Đăk Nông (6.514,38km2), Lâm Đồng (9.764,79 km2). Nằm trải dài theo phía Nam dãy Trường Sơn, trong tọa độ từ 11o13’ 15 o15’ vĩ độ Bắc, 107o02’ 109o05’ kinh độ Đông. Có ranh giới tự nhi6n từ thung lũng ông Bùng ở phía Bắc (giáp Quảng Nam) và bình nguyên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn ở phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai); phía Đông giáp Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và phía Tây giáp Bình Phước và Lào, Camphuchia; có đường biên giới dài 600 km (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 12) .
Nhìn tổng quan, địa hình Tây Nguyên đa dạng và phức tạp, tương ứng với độ cao từ 250m đến gần 2.600m so với mực nước biển; bao gồm nhie62ubcao nguyên, thung lũng, bình nguyên và bình sơn nguyên tương đối bằng phẳng và thấp dần về hướng tây; phía hai đầu và sườn đông có núi cao hiểm trở, gập ghềnh (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 13).
Các nhà địa lý đã chia Tây Nguyên thành 3 khu vực : khu Kom Tum – Nam Nghĩa, khu Đăk Lăk – Phú Bình và khu vực Nam Trung Bộ. Mỗi khu vực địa lý này, lại được phân chia thành các vùng địa lý, tất cả có 21 vùng địa lý. Cho đến nay đã tìm thấy di tích khảo cổ ở hầu khắp các vùng địa lý kể trên. Trong các văn kiện địa lý hành chính hiện nay thường chia ra thành Bắc Tây Nguyên (gồm tỉnh Kom Tum và tỉnh Gia Lai) và Nam Tây Nguyên (gồm tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng). Các di chỉ khảo cổ giai đoạn hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí tâp trung với mật độ cao thuộc 2 vùng cao nguyên: Cao nguyên Pleiku (Gia Lai) và Cao nguyên Đăk Nông (Đăk Nông), sau đó là các vùng địa hình trũng như trũng Kom Tum, trũng An Khê, trũng Krông Pách – Lăk, cuối cùng là vùng bán bình nguyên Ia Súp (Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử, 2006: 23).
Khí hậu ở Tây Nguyên mang những sắc thái 9a85c biệt của một vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên (ôn hòa, mát, khô, ít có bão và sương muối; mùa mưa có lượng mưa cao và thường có sương mù). Trữ lượn nước mưa hằng năm khoảng 100 tỉ m3 (50% theo dòng chảy các sông suối đổ ra biển. Đặc điểm nổi bật của khí hậu ở đây là sự khác nhau giữa các khu vực do tính đa dạng của địa hình và độ cao theo hai triền đông – tây ở miền cực nam của dãy Trường Sơn, trải dài trên nhiều vĩ tuyến (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 17).
Tây Nguyên là đầu nguồn của nhiều dòng sông dài. Sông ở Tây Nguy6en thường có lưu vực lớn và mạng lưới nhánh dày đặc, chảy qua những địa hình phức tạp, tạo nên nhiều thác ghềnh. Hệ thống sông suối vùng Tây Nguyên có một nhánh chảy theo hướng đông đổ ra Biển Đông và một nhánh chảy theo hướng tây đổ vào sông Mê Kông (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 19).
Những điều kiện tự nhiên đó đã gây ra nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu khào cổ học ở Tây Nguyên nói chung và việc nghiên cứu táng tục và mộ táng nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu :
Tây nguyên có nguồn gốc từ tên gọi vắn tắt của “Ban vận động đồng bào thiểu số cao nguyên miền Tây Nam Trung Bộ” – một tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Liên khu V (thuộc Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ – năm 1946). Ngoài ra, Tây nguyên còn có các tên gọi khác như “Cao nguyên miền Thượng”, “Cao nguyên Trung Phần”, “Cao nguyên Nam Trung Bộ”, “Cao nguyên trung tâm” (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 11).
Trước năm 1975, khảo cổ học Tây Nguyên ngủ yên trong sự quên lãng. Chỉ có vài sưu tập hiện vật lẻ tẻ của các cha cố. Như: một số rìu, bôn đá được linh mục R.P. Gurlach sưu tầm ở Kom Tum (được ông gọi là “búa trời”, “vật thiêng” và được nhắc tới trong tác phẩm “Les Sauvages Bahnars” – Những người Mọi Bahnar của ông); hay trong tập “Mission Pavie” (1894) của M.Massie và “Tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ” (1902) L.Cadière cũng có nhắc đến những viên đá tiền sử mà họ gọi là “Le Pierres de foudre” – Những viên đá sét đánh. Người Pháp chỉ tập trung nghiên cứu dân tộc học và biên soạn từ điển, còn khảo cổ học vùng này chỉ có 3 phát hiện đáng chú ý là trống đồng Đăk Glao (Kom Tum), bộ đàn đá Ndut Lieng Krak (Đăk Nông) và 4 di tích khảo cổ học tiền sử ở Pleiku (Gia Lai) là Tơ Nuêng (Biển Hồ), Plei Deling, Plei Plei và Ia Puch (Bầu Cạn) dó B.P.Lafont tìm thấy vào năm 1953 – 1954. Riêng ở Ia Puch, ông đã sưu tầm được hơn 200 đồ đá, một số đồ gốm và mộ chum. Dựa vào lý thuyết về sự tương ứng giữa từng loại hình rìu đá với ngôn ngữ tộc người do Heine Gendern khởi xướng năm 1932, B.P. Lafont cho rằng, trên đất Tây Nguyên có sự tiếp xúc giữa cư dân nói ngôn ngữ Malayo – Polyneien và cư dân nói tiếng Mon – Khmer. Sự tiếp xúc đó diễn ra rất muộn, bằng chứng là rìu tứ giác có rất ít, còn rìu có vai nhiều và cả hai đều được chế tác ở trình độ khá cao, tương ứng với thời đại đá mới (Nguyễn Khắc Sử, 2007: 41, 42) .
Trong suốt 30 năm xâm lược miền Nam Việt Nam, người Mỹ và chính quyền ngụy không có một phát hiện nào về khảo cổ học Tây nguyên. Vì vấn đề mà họ quan tâm lúc này chính là vấn đề quận sự, hơn là tìm tòi, nghiên cứu vùng đất Tây Nguyên. Vùng đất Tây Nguyên cũng là một trong những nơi diễn ra những hoạt động quân sự và tranh chấp thường xuyên giữa lực lượng cách mạng với chính quyền Việt Nam cộng hòa. Trong khí đó, các chiến sĩ của ta, dưới làn mưa bom đạn nổ đã phát hiện được di tích Draixi (Đăk Lăk), Suối Đôi, Buôn Hốc và Ia Gama (Gia Lai), Plei Cần (Kom Tum), thu được rìu đá và đồ gốm, được Viện Khảo cổ học xác minh (1974) ngay từ thời đại đá mới, cư dân vùng này đã bước vào nền kinh tế nông nghiệp dùng cốc với đặc thù riêng (Nguyễn Khắc Sử, 2007: 42).
Từ sau ngày miền Nam giải phóng, 30/04/1975, khảo cổ học ở Tây Nguyên thực sự chuyển mình với các công trình, dự án do Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan khác nghi6n cứu.. Như: “Khảo sát vùng lòng hồ thủy điện Italy” của Bộ Năng Lượng (1991); “Chương trình nghiên cứu Trường Sa – Tây Nguyên – Nam Bộ” của Thủ tướng chính phủ (1993 – 2000); “Dự án khai quật di chỉ Lung Leng (Kom Tum)” do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tài trợ (2001); “Chương trình điều tra cơ bản khảo cổ học Tây Nguyên – Nam Bộ (2001 – 2003)” của Viện Khoa học Xã hội; “Chỉnh lý tư liệu di chỉ Lung Leng (2003 – 2004)” của Bộ Khoa học và Công nghệ; “Dự án khai quật di dời các di chỉ khảo cổ trong lòng hồ thủy điện Plei Krông (2005 – 2006)” và một số đề tài khác do Viện Khảo cổ học hoặc Bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên, các nhà nghi6n cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Khắc Sử, 2007). Ngoài 3 công trình: “Tiền sử Gia Lai” (1995), “Khảo cổ học tiền – sơ sử miền Trung và Tây Nguyên” (2006), đến nay đã có hiều công trình nghiên cứu về khảo cổ học Tây Nguyên được công bố trên “Tạp chí Khảo cổ học” (1996, 2004, 2000) và “Những phát hiện mới về Khảo cổ học” (từ 1990 đến nay). Ngoài ra còn có một số luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ về khảo cổ học Tây Nguyên đã được bảo vệ thành công (Nguyễn Khắc Sử, 2007: 42).
Cho đến nay, ở Tây Nguyên đã khai quật được 21/100 địa diểm khảo cổ học đã phát hiện. Các di chỉ tiêu biểu: Lung Leng, Thôn Năm, Thôn Ba, Sui Rôi, Sa Nhơn, Đăk Wớt, Đăk Phá, Đăk Păk, Đăk Mút, Đăk Rei (Kom Tum); Biển Hồ, Trà Dôm, Thôn bảy, Taipêr, Làng Ngoi (Gia Lai); Đồi Nghĩa Trang (Đăk Nông); Buôn Triết, Dhaprông, Chư K’tu (Đăk Lăk ); Phù Mỹ, Thôn Bốn, Cát Tiên, Đại Lào, Đại Làng (Lâm Đồng),…(Nguyễn Khắc Sử, 2007: 42).
Trong các di tích đó, có nhiều di tích là di tích cư trú, có di tích là di chỉ xưởng (Thôn Bốn, Thôn Ba, Đồi Nghĩa Trang), có di tích là di tích mộ táng (Đại làng, Đại Lào, Cát Tiên), có nhiều di tích là phức hợp: cư trú – xưởng – mộ táng (Lung Leng, Biển Hồ, Taipêr)…Những di tích có mộ táng chính là nguồn tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên
Vùng đất Tây Nguyên nằm gần biên giới Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, nằm trong vùng giao thoa văn hóa giữa văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn ở phía Bắc, văn hóa Champa ở miền Trung, văn hóa Đồng Nai ở phía Nam. Lịch sử vùng đất này còn nhiều bí ẩn, nhất là giai đoạn tiền sử - sơ sử. Vì các di chỉ được phát hiện không nhiều, hiện vật tìm được rất ít, không đủ để “phác họa lại bức tranh tiền sử - sơ sử ở vùng đất này” (Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử, 2006) .
Những nền văn hóa đã được nghiên cứu ở Tây Nguyên (“Văn hóa Biển Hồ”, “Văn hóa Lung Leng”,…) chỉ mang tính cục bộ, địa phương, không có mối quan hệ của một nền văn hóa tổng thể, không phải là nền văn hóa đặc trưng của một tộc người mà là phức hệ văn hóa của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng được bảo lưu lâu đời.
Táng tục là một phong tục đã tồn tại và bảo lưu lâu đời ở Tây Nguyên. Táng tục và mộ táng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu khảo cổ học ở Tây Nguyên. Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng gặp không ít khó khăn vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Tây Nguyên là những dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng,...
Đề tài này trình bày về táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên cũng như vai trò của việc nghiên cứu táng tục và mộ táng trong việc nghiên cứu khảo cổ học ở Tây Nguyên, nơi được xem là “vùng đất trắng” của khảo cổ học.
II. NỘI DUNG :
1. Điều kiện tự nhiên :
Tây Nguyên chiếm 1/6 diện tích tự nhiên cả nước (54.451,39 km2). Gồm 5 tỉnh: Kom Tum (9.614,38 km2), Gia Lai (15.495,71km2), Đăk Lăk (13.062,01km2), Đăk Nông (6.514,38km2), Lâm Đồng (9.764,79 km2). Nằm trải dài theo phía Nam dãy Trường Sơn, trong tọa độ từ 11o13’ 15 o15’ vĩ độ Bắc, 107o02’ 109o05’ kinh độ Đông. Có ranh giới tự nhi6n từ thung lũng ông Bùng ở phía Bắc (giáp Quảng Nam) và bình nguyên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn ở phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai); phía Đông giáp Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và phía Tây giáp Bình Phước và Lào, Camphuchia; có đường biên giới dài 600 km (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 12) .
Nhìn tổng quan, địa hình Tây Nguyên đa dạng và phức tạp, tương ứng với độ cao từ 250m đến gần 2.600m so với mực nước biển; bao gồm nhie62ubcao nguyên, thung lũng, bình nguyên và bình sơn nguyên tương đối bằng phẳng và thấp dần về hướng tây; phía hai đầu và sườn đông có núi cao hiểm trở, gập ghềnh (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 13).
Các nhà địa lý đã chia Tây Nguyên thành 3 khu vực : khu Kom Tum – Nam Nghĩa, khu Đăk Lăk – Phú Bình và khu vực Nam Trung Bộ. Mỗi khu vực địa lý này, lại được phân chia thành các vùng địa lý, tất cả có 21 vùng địa lý. Cho đến nay đã tìm thấy di tích khảo cổ ở hầu khắp các vùng địa lý kể trên. Trong các văn kiện địa lý hành chính hiện nay thường chia ra thành Bắc Tây Nguyên (gồm tỉnh Kom Tum và tỉnh Gia Lai) và Nam Tây Nguyên (gồm tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng). Các di chỉ khảo cổ giai đoạn hậu kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí tâp trung với mật độ cao thuộc 2 vùng cao nguyên: Cao nguyên Pleiku (Gia Lai) và Cao nguyên Đăk Nông (Đăk Nông), sau đó là các vùng địa hình trũng như trũng Kom Tum, trũng An Khê, trũng Krông Pách – Lăk, cuối cùng là vùng bán bình nguyên Ia Súp (Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử, 2006: 23).
Khí hậu ở Tây Nguyên mang những sắc thái 9a85c biệt của một vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên (ôn hòa, mát, khô, ít có bão và sương muối; mùa mưa có lượng mưa cao và thường có sương mù). Trữ lượn nước mưa hằng năm khoảng 100 tỉ m3 (50% theo dòng chảy các sông suối đổ ra biển. Đặc điểm nổi bật của khí hậu ở đây là sự khác nhau giữa các khu vực do tính đa dạng của địa hình và độ cao theo hai triền đông – tây ở miền cực nam của dãy Trường Sơn, trải dài trên nhiều vĩ tuyến (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 17).
Tây Nguyên là đầu nguồn của nhiều dòng sông dài. Sông ở Tây Nguy6en thường có lưu vực lớn và mạng lưới nhánh dày đặc, chảy qua những địa hình phức tạp, tạo nên nhiều thác ghềnh. Hệ thống sông suối vùng Tây Nguyên có một nhánh chảy theo hướng đông đổ ra Biển Đông và một nhánh chảy theo hướng tây đổ vào sông Mê Kông (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 19).
Những điều kiện tự nhiên đó đã gây ra nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu khào cổ học ở Tây Nguyên nói chung và việc nghiên cứu táng tục và mộ táng nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu :
Tây nguyên có nguồn gốc từ tên gọi vắn tắt của “Ban vận động đồng bào thiểu số cao nguyên miền Tây Nam Trung Bộ” – một tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Liên khu V (thuộc Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ – năm 1946). Ngoài ra, Tây nguyên còn có các tên gọi khác như “Cao nguyên miền Thượng”, “Cao nguyên Trung Phần”, “Cao nguyên Nam Trung Bộ”, “Cao nguyên trung tâm” (Nguyễn Tuấn Triết, 2007: 11).
Trước năm 1975, khảo cổ học Tây Nguyên ngủ yên trong sự quên lãng. Chỉ có vài sưu tập hiện vật lẻ tẻ của các cha cố. Như: một số rìu, bôn đá được linh mục R.P. Gurlach sưu tầm ở Kom Tum (được ông gọi là “búa trời”, “vật thiêng” và được nhắc tới trong tác phẩm “Les Sauvages Bahnars” – Những người Mọi Bahnar của ông); hay trong tập “Mission Pavie” (1894) của M.Massie và “Tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ” (1902) L.Cadière cũng có nhắc đến những viên đá tiền sử mà họ gọi là “Le Pierres de foudre” – Những viên đá sét đánh. Người Pháp chỉ tập trung nghiên cứu dân tộc học và biên soạn từ điển, còn khảo cổ học vùng này chỉ có 3 phát hiện đáng chú ý là trống đồng Đăk Glao (Kom Tum), bộ đàn đá Ndut Lieng Krak (Đăk Nông) và 4 di tích khảo cổ học tiền sử ở Pleiku (Gia Lai) là Tơ Nuêng (Biển Hồ), Plei Deling, Plei Plei và Ia Puch (Bầu Cạn) dó B.P.Lafont tìm thấy vào năm 1953 – 1954. Riêng ở Ia Puch, ông đã sưu tầm được hơn 200 đồ đá, một số đồ gốm và mộ chum. Dựa vào lý thuyết về sự tương ứng giữa từng loại hình rìu đá với ngôn ngữ tộc người do Heine Gendern khởi xướng năm 1932, B.P. Lafont cho rằng, trên đất Tây Nguyên có sự tiếp xúc giữa cư dân nói ngôn ngữ Malayo – Polyneien và cư dân nói tiếng Mon – Khmer. Sự tiếp xúc đó diễn ra rất muộn, bằng chứng là rìu tứ giác có rất ít, còn rìu có vai nhiều và cả hai đều được chế tác ở trình độ khá cao, tương ứng với thời đại đá mới (Nguyễn Khắc Sử, 2007: 41, 42) .
Trong suốt 30 năm xâm lược miền Nam Việt Nam, người Mỹ và chính quyền ngụy không có một phát hiện nào về khảo cổ học Tây nguyên. Vì vấn đề mà họ quan tâm lúc này chính là vấn đề quận sự, hơn là tìm tòi, nghiên cứu vùng đất Tây Nguyên. Vùng đất Tây Nguyên cũng là một trong những nơi diễn ra những hoạt động quân sự và tranh chấp thường xuyên giữa lực lượng cách mạng với chính quyền Việt Nam cộng hòa. Trong khí đó, các chiến sĩ của ta, dưới làn mưa bom đạn nổ đã phát hiện được di tích Draixi (Đăk Lăk), Suối Đôi, Buôn Hốc và Ia Gama (Gia Lai), Plei Cần (Kom Tum), thu được rìu đá và đồ gốm, được Viện Khảo cổ học xác minh (1974) ngay từ thời đại đá mới, cư dân vùng này đã bước vào nền kinh tế nông nghiệp dùng cốc với đặc thù riêng (Nguyễn Khắc Sử, 2007: 42).
Từ sau ngày miền Nam giải phóng, 30/04/1975, khảo cổ học ở Tây Nguyên thực sự chuyển mình với các công trình, dự án do Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan khác nghi6n cứu.. Như: “Khảo sát vùng lòng hồ thủy điện Italy” của Bộ Năng Lượng (1991); “Chương trình nghiên cứu Trường Sa – Tây Nguyên – Nam Bộ” của Thủ tướng chính phủ (1993 – 2000); “Dự án khai quật di chỉ Lung Leng (Kom Tum)” do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tài trợ (2001); “Chương trình điều tra cơ bản khảo cổ học Tây Nguyên – Nam Bộ (2001 – 2003)” của Viện Khoa học Xã hội; “Chỉnh lý tư liệu di chỉ Lung Leng (2003 – 2004)” của Bộ Khoa học và Công nghệ; “Dự án khai quật di dời các di chỉ khảo cổ trong lòng hồ thủy điện Plei Krông (2005 – 2006)” và một số đề tài khác do Viện Khảo cổ học hoặc Bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên, các nhà nghi6n cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Khắc Sử, 2007). Ngoài 3 công trình: “Tiền sử Gia Lai” (1995), “Khảo cổ học tiền – sơ sử miền Trung và Tây Nguyên” (2006), đến nay đã có hiều công trình nghiên cứu về khảo cổ học Tây Nguyên được công bố trên “Tạp chí Khảo cổ học” (1996, 2004, 2000) và “Những phát hiện mới về Khảo cổ học” (từ 1990 đến nay). Ngoài ra còn có một số luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ về khảo cổ học Tây Nguyên đã được bảo vệ thành công (Nguyễn Khắc Sử, 2007: 42).
Cho đến nay, ở Tây Nguyên đã khai quật được 21/100 địa diểm khảo cổ học đã phát hiện. Các di chỉ tiêu biểu: Lung Leng, Thôn Năm, Thôn Ba, Sui Rôi, Sa Nhơn, Đăk Wớt, Đăk Phá, Đăk Păk, Đăk Mút, Đăk Rei (Kom Tum); Biển Hồ, Trà Dôm, Thôn bảy, Taipêr, Làng Ngoi (Gia Lai); Đồi Nghĩa Trang (Đăk Nông); Buôn Triết, Dhaprông, Chư K’tu (Đăk Lăk ); Phù Mỹ, Thôn Bốn, Cát Tiên, Đại Lào, Đại Làng (Lâm Đồng),…(Nguyễn Khắc Sử, 2007: 42).
Trong các di tích đó, có nhiều di tích là di tích cư trú, có di tích là di chỉ xưởng (Thôn Bốn, Thôn Ba, Đồi Nghĩa Trang), có di tích là di tích mộ táng (Đại làng, Đại Lào, Cát Tiên), có nhiều di tích là phức hợp: cư trú – xưởng – mộ táng (Lung Leng, Biển Hồ, Taipêr)…Những di tích có mộ táng chính là nguồn tư liệu chính phục vụ cho việc nghiên cứu táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên
Khanh Ha- Moderator
- Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009
TÁNG TỤC VÀ MỘ TÁNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở TÂY NGUYÊN (TT)
3. Táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên :
Phương thức mai táng (táng thức) và đi liền với nó là nghi lễ tang ma (táng tục) là một trong một vài đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa khảo cổ và văn hóa tộc người (tất nhiên, không thể xem là đặc trưng duy nhất). Tài liệu Khảo cổ học và Dân tộc học đã cho biết trong một văn hóa khảo cổ hay trong một tộc người, có thể có nhiều táng thức khác nhau ở cùng một thời gian hay thay thế nhau qua những giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, táng thức và táng tục là hiện tượng văn hóa phản ánh khá rõ những quan niệm tín ngưỡng và sau này là ý niệm tôn giáo của con người. Thực chất, táng thức nào cũng hàm chứa tín ngưỡng về cái chết và sự sống, đó là thân xác con người cuối cùng trở thành tro bụi nhưng linh hồn thì bất tử, sau khi lìa khỏi thân xác sẽ tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác .
Có nhiều táng tục và mộ táng phổ biến ở các dân tộc Tây Nguyên. Mỗi tộc người sử dụng loại hình mộ táng và táng thức cũng như quan niệm về cái chết và thế giới bên kia khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu một số nét đặc trưng của các táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên.
3.1. Một số táng thức tiêu biểu ở Tây Nguyên :
Các táng thức điển hình như thổ táng, hỏa táng, điểu táng, thủy táng,… Do điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người mà ở Tây Nguyên thường phổ biến các táng thức thổ táng, hỏa táng, điểu táng hoặc kết hợp các táng thức (hỏa táng – thổ táng).
Thổ táng là hình thức mai táng người chết bằng cách chôn cất trong huyệt mộ dưới lòng đất. Có khi hài cốt được cải táng, tức là đào mộ lên, lấy xương cốt đem chôn nơi khác (Nguyễn Văn Xô, 1998: 59) . Thổ táng là táng thức phổ biến cho rất nhiều dân tộc, không chỉ ở Tây Nguyên mà còn có thể tìm thấy ở hầu hết các di tích ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới.
Cũng có nơi, thổ táng được kết hợp với hỏa táng bằng cách đem đốt xác người chết rồi cho xương cốt vào chum, vò và chôn xuống đất.
Táng thức mộ chum (vò) là hình thức dùng những chum (vò) bằng gốm đất nung để chôn nguyên thi thể người chết (hung táng), than tro hỏa táng hay cải táng di cốt. Như: mộ chum, vò ở di chỉ Lung Leng (thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm ở bờ Bắc sông Krông Pô Kô, cách thị xã Kon Tum 15km về phía Đông, cách thị trấn Sa Thầy 12km về phía Bắc và cách nhà máy thủy điện Ialy chừng 10km về phía Tây Nam). Hoặc mộ chum, vò ở di tích Biển Hồ (nằm cạnh hồ Biển Hồ, vốn là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu, nay thuộc xã Biển Hồ, nằm ở phía Đông thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố 6km theo đường chim bay).
Cũng có thể trong chum (vò) chỉ có đồ tùy táng mà không có di cốt hay than tro (mộ tượng trưng) . Như mộ chum ở di chỉ Buôn Triết (thuộc thôn Đoàn Kết 1, xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) .
Ngoài ra còn có mộ đất (người chết được chôn trong huyệt đào dưới đất và đắp đất thành gò mộ cao lên (có khi được san bằng phẳng)). Hoặc mộ gạch (đá) (huyệt mộ được chèn gạch, đá bên trong và kè, xây gạch, đá bên ngoài) thường dùng cho tầng lớp quý tộc.
Đặc biệt, ở Thánh địa Cát Tiên người ta còn tìm thấy loại hình kiến trúc mộ tháp. Tuy nhiên, ở đây ngoài mộ tháp còn có đền tháp, hai loại hình này có nhiều điểm tương đồng với nhau. Trong lòng tháp giữa đền tháp và mộ tháp có cấu tạo khá giống nhau, cùng có một trụ gạch hoặc một bệ gạch hay một ô gạch, ở giữa có một lỗ vuông thông suốt, phần dưới có cát trắng chứa nhiều lá vàng và nhiều đồ quý. Trong lòng tháp, quanh trụ gạch hoặc bệ gạch được xây và nện chặt nhiều lớp đá, gạch, cuội và cát rắn chắc (Hoàng Xuân Chinh, 2005: 182) .
3.2. Nhà mồ và tượng nhà mồ :
“Nhà Mồ” và “Tượng Mồ” là một mảng văn hóa cổ truyền đặc sắc ở Tây Nguyên. Thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Sau lễ bỏ mả, người ta không chôn quan tài xuống đất nữa mà để trong nhà mồ, sau đó bỏ về làng và không bao giờ quay lại nữa.
Nhà mồ có nhiều loại khác nhau, thường được dựng bằng tre, gỗ, đá (một số nhà mồ hiện nay đã được xây bằng gạch, lợp ngói).Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng. Như: người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái...
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.
Ví dụ: Quá trình người Gia-rai đẽo tượng, đặc biệt là bức tượng người ôm mặt (kra-kôm), loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như sau: đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người ôm mặt. Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng. Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên .
Các tượng nhà mồ được đẽo khắc rất thật, sinh động, tinh tế. Ngoài ra, các bức tượng còn được trang trí với màu sắc rất sặc sỡ lấy tử thiên nhiên (nhất là màu đỏ, thường làm từ máu động vật, đá non trộn nhựa cây po-pẹ,…). Như: Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng.
Theo quan niệm của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thì tượng nhà mồ là người bảo vệ nhà mồ, nơi đặt quan tài người chết. Một số dân tộc đẽo tượng nhà mồ để linh hồn người chết có chổ trú ngụ sau khi lìa bỏ thân xác. Nhiều tộc người rất sợ người chết quay về hài người sống nên họ đẽo tượng nhà mồ để có người bầu bạn, hầu hạ người chết, để người chết không buồn bã mà đi tìm người sống. Vậy nên, các tượng nhà mồ thường được đẽo và trang trí rất đẹp. Một số là tượng tĩnh, đứng nghiêm trang; một số khác là tượng động, diễn tả các sinh hoạt thường ngày của buôn làng.
Nhà mồ và tượng nhà mồ là nét đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Nhưng do địa hình hiểm trở, do quan niệm của người Tây nguyên nên đã gây trở ngại lớn cho các nhà nghiên cứu. Đến nay, vẫn có nhiều bí ẩn xung quanh nhà mồ và tượng nhà mồ Tây Nguyên đang chờ được khám phá.
3.3. Các loại quan tài phổ biến :
Có dân tộc không sử dụng quan tài, chỉ bó thi thể và chôn xuống đất, có dân tộc sử dụng quan tài thân cây khoét rỗng, có dân tộc dùng quan tài ván ghép, quan tài gốm (chum, vò),…
Ví dụ: Một mộ táng bằng chum gốm thô sơ (được phát hiện ở gần dòng suối Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 120km) có kích thước rất lớn, đáy lồi, miệng loe, đường kính phần miệng chừng 48 cm. Hiện vật tùy táng có 3 cá thể gốm, 1 cuốc đá, 1 bôn hình răng trâu (mới chế tác, chưa qua sử dụng) và 97 hạt chuỗi bằng đá, mài - đẽo tròn hình cúc áo, thân nhỏ, mỏng (1-2mm), khoan lỗ ở giữa, cùng với 18 mảnh xương và 17 răng người. Đây là ngôi mộ thời tiền sử đầu tiên được tìm thấy ở Tây Nguyên dành được nhiều sự chú ý nhất bởi thông thường một người chết thời kỳ này chỉ được kèm theo 1-2 công cụ tùy táng. Điều đó chứng tỏ vị trí của người chết khi còn sống, hẳn là người đó đã giữ một vai trò quan trọng nào đó trong cộng đồng. Lý giải về việc mộ táng có đá chôn theo cơ thể, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: “Đây vừa là cách đánh dấu huyệt mộ, xuất phát từ quan điểm “vạn vật hữu linh” của người xưa. Họ quan niệm rằng, đá chính là nơi trú ngụ của linh hồn. Con người sinh ra từ đá và chết đi lại trở về với đá”(Lê Hân) .
Quan tài làm từ thân cây khoét rỗng là một độc đáo khác của các dân tộc ở Tây Nguyên, vốn sống nơi rừng núi, có nhiều cây to. Áo quan (bông) chỉ được làm khi trong làng có người chết. Người Mnông làm ra áo quan từ hai loại cây rtung và blang, trước khi hạ cây và khi bắt đầu đẽo áo quan đều có những nghi thức kèm theo. Khi làm áo quan chỉ dùng rìu chứ không kết hợp vừa dùng rìu vừa đốt như làm thuyền độc mộc. Tùy theo từng nhóm địa phương của người Mnông mà quan tài có những hình dáng khác nhau. Dáng quan tài thường gặp nhất là hình ngôi nhà, mà đáy như lòng nhà, còn nắp quan tài thì hình mái nhà, rìa chờm ra ngoài khoảng 5cm. Ở người Mnông Gar và Mnông Rơ lâm, quan tài còn được trang trí sừng (trâu hay voi) ở phía đầu quan tài, phía dưới là mắt và phía chân quan tài có gắn đuôi ở rìa nắp. Quan tài cùa người Ê đê cũng gần giống với của người Mnông, cũng có hình ngôi nhà, phía đầu có gắn sừng trâu. Phía nóc đầu quan tài của người Ê đê thì có gắn hình chim diều hâu, tượng trưng cho linh hồn người chết (Ngô Đức Thịnh, 2004: 352, 353) .
Hiện nay, do rừng ngày càng bị thu hẹp, gỗ lớn có thể làm quan tài ngày càng khan hiếm, và do bị ảnh hưởng từ người Việt nên nhiều tộc người ở Tây Nguyên đã chuyển sang dùng quan tài ván ghép. Ví dụ: một số làng Êđê gần thành phố Buôn Ma Thuột, vì khan hiếm gỗ, cũng đã dùng quan tài ván ghép, tuy hình dáng vẫn giữ đúng như kiểu quan tài thân cây khoét rỗng (Ngô Đức Thịnh, 2004: 356).
Ở một số dân tộc khác thì không dùng quan tài hoặc chỉ dùng cho tầng lớp quý tộc. Còn tầng lớp bình dân chỉ dùng chiếu, dát tre để bó gói thi hài rồi đem chôn trong huyệt đất. Như: tộc người Bru, Tà Ôi,… dùng quan tài thân cây khoét rỗng cho các tù trưởng, tộc trưởng, những người khá giả, còn đại đa số dân làng thì thường được mai táng mà không có quan tài.
Tóm lại, quan tài của các dân tộc ở Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng. Do nhiều yếu tố ảnh hưởng nên các quan tài ngày nay đã bị biến đổi nhiều. Quá trình biến đổi của nó vẫn đang được nghiên cứu.
3.4. Nguyên nhân làm hình thành những hình thức táng tục đa dạng ở Tây Nguyên:
Địa bàn Tây Nguyên vốn rất rộng lớn nhưng lại bị chia cắt nhiều, chủ yếu là rừng núi vì vậy dân cư sinh sống rải rác, không nhiều, không tập trung, cư dân chủ yếu sống theo từng buôn làng và tổ chức sinh hoạt của họ bị bó hẹp trong một khu vực nhất định từ đời này qua đời khác. Chính điều này đã dẫn đến việc biệt lập của một số dân tộc Tây Nguyên so với các dân tộc khác. Sự biệt lập trên đã dẫn đến ở Tây Nguyên hình thành nên nhiều dân tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau đặc trưng cho mỗi dân tộc đó.
Ở các dân tộc, việc mai táng người chết cũng được xem là một hoạt động cộng đồng quan trọng, quan tài chôn cất người chết, cách mà người ta quan niệm về cái chết cũng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa thuộc về dân tộc đó. Việc chôn cất người chết trong rừng, trong các hang động thể hiện sự gắn bó của cư dân ở Tây Nguyên đối với núi rừng, với nơi mà họ gắn bó cuộc sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và tất nhiên, mỗi dân tộc gắn bó với thiên nhiên ở nhiều mức độ khác nhau, nền văn hóa của họ cũng phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, do đó sự khác nhau về cách thức mai táng và chôn cất người chết ở các dân tộc cũng tất yếu có sự khác nhau.
Táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên hết sức độc đáo cũng chính vì sự biệt lập và đa dạng của các nền văn hóa ở Tây Nguyên, mỗi một dân tộc có một cách khác nhau để mai táng người chết, thông qua việc nghiên cứu cách mà các dân tộc tiến hành các nghi thức táng tục và khảo sát các khu vực mộ táng có thể giúp khảo cổ học có thêm nhiều thành tựu nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phác họa bức tranh tổng thể về lịch sử Tây Nguyên
Phương thức mai táng (táng thức) và đi liền với nó là nghi lễ tang ma (táng tục) là một trong một vài đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa khảo cổ và văn hóa tộc người (tất nhiên, không thể xem là đặc trưng duy nhất). Tài liệu Khảo cổ học và Dân tộc học đã cho biết trong một văn hóa khảo cổ hay trong một tộc người, có thể có nhiều táng thức khác nhau ở cùng một thời gian hay thay thế nhau qua những giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, táng thức và táng tục là hiện tượng văn hóa phản ánh khá rõ những quan niệm tín ngưỡng và sau này là ý niệm tôn giáo của con người. Thực chất, táng thức nào cũng hàm chứa tín ngưỡng về cái chết và sự sống, đó là thân xác con người cuối cùng trở thành tro bụi nhưng linh hồn thì bất tử, sau khi lìa khỏi thân xác sẽ tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác .
Có nhiều táng tục và mộ táng phổ biến ở các dân tộc Tây Nguyên. Mỗi tộc người sử dụng loại hình mộ táng và táng thức cũng như quan niệm về cái chết và thế giới bên kia khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu một số nét đặc trưng của các táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên.
3.1. Một số táng thức tiêu biểu ở Tây Nguyên :
Các táng thức điển hình như thổ táng, hỏa táng, điểu táng, thủy táng,… Do điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người mà ở Tây Nguyên thường phổ biến các táng thức thổ táng, hỏa táng, điểu táng hoặc kết hợp các táng thức (hỏa táng – thổ táng).
Thổ táng là hình thức mai táng người chết bằng cách chôn cất trong huyệt mộ dưới lòng đất. Có khi hài cốt được cải táng, tức là đào mộ lên, lấy xương cốt đem chôn nơi khác (Nguyễn Văn Xô, 1998: 59) . Thổ táng là táng thức phổ biến cho rất nhiều dân tộc, không chỉ ở Tây Nguyên mà còn có thể tìm thấy ở hầu hết các di tích ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới.
Cũng có nơi, thổ táng được kết hợp với hỏa táng bằng cách đem đốt xác người chết rồi cho xương cốt vào chum, vò và chôn xuống đất.
Táng thức mộ chum (vò) là hình thức dùng những chum (vò) bằng gốm đất nung để chôn nguyên thi thể người chết (hung táng), than tro hỏa táng hay cải táng di cốt. Như: mộ chum, vò ở di chỉ Lung Leng (thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm ở bờ Bắc sông Krông Pô Kô, cách thị xã Kon Tum 15km về phía Đông, cách thị trấn Sa Thầy 12km về phía Bắc và cách nhà máy thủy điện Ialy chừng 10km về phía Tây Nam). Hoặc mộ chum, vò ở di tích Biển Hồ (nằm cạnh hồ Biển Hồ, vốn là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu, nay thuộc xã Biển Hồ, nằm ở phía Đông thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố 6km theo đường chim bay).
Cũng có thể trong chum (vò) chỉ có đồ tùy táng mà không có di cốt hay than tro (mộ tượng trưng) . Như mộ chum ở di chỉ Buôn Triết (thuộc thôn Đoàn Kết 1, xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) .
Ngoài ra còn có mộ đất (người chết được chôn trong huyệt đào dưới đất và đắp đất thành gò mộ cao lên (có khi được san bằng phẳng)). Hoặc mộ gạch (đá) (huyệt mộ được chèn gạch, đá bên trong và kè, xây gạch, đá bên ngoài) thường dùng cho tầng lớp quý tộc.
Đặc biệt, ở Thánh địa Cát Tiên người ta còn tìm thấy loại hình kiến trúc mộ tháp. Tuy nhiên, ở đây ngoài mộ tháp còn có đền tháp, hai loại hình này có nhiều điểm tương đồng với nhau. Trong lòng tháp giữa đền tháp và mộ tháp có cấu tạo khá giống nhau, cùng có một trụ gạch hoặc một bệ gạch hay một ô gạch, ở giữa có một lỗ vuông thông suốt, phần dưới có cát trắng chứa nhiều lá vàng và nhiều đồ quý. Trong lòng tháp, quanh trụ gạch hoặc bệ gạch được xây và nện chặt nhiều lớp đá, gạch, cuội và cát rắn chắc (Hoàng Xuân Chinh, 2005: 182) .
3.2. Nhà mồ và tượng nhà mồ :
“Nhà Mồ” và “Tượng Mồ” là một mảng văn hóa cổ truyền đặc sắc ở Tây Nguyên. Thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.
Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Sau lễ bỏ mả, người ta không chôn quan tài xuống đất nữa mà để trong nhà mồ, sau đó bỏ về làng và không bao giờ quay lại nữa.
Nhà mồ có nhiều loại khác nhau, thường được dựng bằng tre, gỗ, đá (một số nhà mồ hiện nay đã được xây bằng gạch, lợp ngói).Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng. Như: người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái...
Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.
Ví dụ: Quá trình người Gia-rai đẽo tượng, đặc biệt là bức tượng người ôm mặt (kra-kôm), loại tượng được coi là lớp tượng cổ nhất, có thể mô tả như sau: đầu tiên, người thợ dùng rìu, đẽo lấy phần ngực của bức tượng, phần bị đẽo lõm vào của khúc gỗ chính là ngực của bức tượng, sau đó người thợ dùng rìu tạc lấy hai tay của bức tượng người ôm mặt, bằng những nhát bổ trên thân gỗ, hai mảng nổi tiếp giáp nhau là chỗ khuỷu tay và đầu gối sẽ tạo thành một hình thể của người ôm mặt. Khuôn mặt tượng được phạt phẳng, chỗ trán tượng được nhô hơn so với mặt tượng, hai tai được đẽo bằng đường bổ lượn vòng của rìu, phần mắt được khoét bằng với vài nhát đơn giản, sống mũi của tượng nhô lên khi phạt bằng bề mặt tượng. Trước khi hoàn tất công việc, người đẽo dựng đứng bức tượng lên quan sát xem các chi tiết nào trên tượng cần phải sửa chữa. Theo xu thế hiện đại, người ta tu chỉnh mắt, mũi, miệng, tai tượng, với cây chà gạc nhỏ bé. Với các bức tượng có hình dáng khác như: tượng người đánh trống, tượng nam nữ ái ân, tượng chim, thú... cũng được thực hiện theo nguyên tắc trên .
Các tượng nhà mồ được đẽo khắc rất thật, sinh động, tinh tế. Ngoài ra, các bức tượng còn được trang trí với màu sắc rất sặc sỡ lấy tử thiên nhiên (nhất là màu đỏ, thường làm từ máu động vật, đá non trộn nhựa cây po-pẹ,…). Như: Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng.
Theo quan niệm của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thì tượng nhà mồ là người bảo vệ nhà mồ, nơi đặt quan tài người chết. Một số dân tộc đẽo tượng nhà mồ để linh hồn người chết có chổ trú ngụ sau khi lìa bỏ thân xác. Nhiều tộc người rất sợ người chết quay về hài người sống nên họ đẽo tượng nhà mồ để có người bầu bạn, hầu hạ người chết, để người chết không buồn bã mà đi tìm người sống. Vậy nên, các tượng nhà mồ thường được đẽo và trang trí rất đẹp. Một số là tượng tĩnh, đứng nghiêm trang; một số khác là tượng động, diễn tả các sinh hoạt thường ngày của buôn làng.
Nhà mồ và tượng nhà mồ là nét đặc trưng của các dân tộc ở Tây Nguyên. Nhưng do địa hình hiểm trở, do quan niệm của người Tây nguyên nên đã gây trở ngại lớn cho các nhà nghiên cứu. Đến nay, vẫn có nhiều bí ẩn xung quanh nhà mồ và tượng nhà mồ Tây Nguyên đang chờ được khám phá.
3.3. Các loại quan tài phổ biến :
Có dân tộc không sử dụng quan tài, chỉ bó thi thể và chôn xuống đất, có dân tộc sử dụng quan tài thân cây khoét rỗng, có dân tộc dùng quan tài ván ghép, quan tài gốm (chum, vò),…
Ví dụ: Một mộ táng bằng chum gốm thô sơ (được phát hiện ở gần dòng suối Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 120km) có kích thước rất lớn, đáy lồi, miệng loe, đường kính phần miệng chừng 48 cm. Hiện vật tùy táng có 3 cá thể gốm, 1 cuốc đá, 1 bôn hình răng trâu (mới chế tác, chưa qua sử dụng) và 97 hạt chuỗi bằng đá, mài - đẽo tròn hình cúc áo, thân nhỏ, mỏng (1-2mm), khoan lỗ ở giữa, cùng với 18 mảnh xương và 17 răng người. Đây là ngôi mộ thời tiền sử đầu tiên được tìm thấy ở Tây Nguyên dành được nhiều sự chú ý nhất bởi thông thường một người chết thời kỳ này chỉ được kèm theo 1-2 công cụ tùy táng. Điều đó chứng tỏ vị trí của người chết khi còn sống, hẳn là người đó đã giữ một vai trò quan trọng nào đó trong cộng đồng. Lý giải về việc mộ táng có đá chôn theo cơ thể, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: “Đây vừa là cách đánh dấu huyệt mộ, xuất phát từ quan điểm “vạn vật hữu linh” của người xưa. Họ quan niệm rằng, đá chính là nơi trú ngụ của linh hồn. Con người sinh ra từ đá và chết đi lại trở về với đá”(Lê Hân) .
Quan tài làm từ thân cây khoét rỗng là một độc đáo khác của các dân tộc ở Tây Nguyên, vốn sống nơi rừng núi, có nhiều cây to. Áo quan (bông) chỉ được làm khi trong làng có người chết. Người Mnông làm ra áo quan từ hai loại cây rtung và blang, trước khi hạ cây và khi bắt đầu đẽo áo quan đều có những nghi thức kèm theo. Khi làm áo quan chỉ dùng rìu chứ không kết hợp vừa dùng rìu vừa đốt như làm thuyền độc mộc. Tùy theo từng nhóm địa phương của người Mnông mà quan tài có những hình dáng khác nhau. Dáng quan tài thường gặp nhất là hình ngôi nhà, mà đáy như lòng nhà, còn nắp quan tài thì hình mái nhà, rìa chờm ra ngoài khoảng 5cm. Ở người Mnông Gar và Mnông Rơ lâm, quan tài còn được trang trí sừng (trâu hay voi) ở phía đầu quan tài, phía dưới là mắt và phía chân quan tài có gắn đuôi ở rìa nắp. Quan tài cùa người Ê đê cũng gần giống với của người Mnông, cũng có hình ngôi nhà, phía đầu có gắn sừng trâu. Phía nóc đầu quan tài của người Ê đê thì có gắn hình chim diều hâu, tượng trưng cho linh hồn người chết (Ngô Đức Thịnh, 2004: 352, 353) .
Hiện nay, do rừng ngày càng bị thu hẹp, gỗ lớn có thể làm quan tài ngày càng khan hiếm, và do bị ảnh hưởng từ người Việt nên nhiều tộc người ở Tây Nguyên đã chuyển sang dùng quan tài ván ghép. Ví dụ: một số làng Êđê gần thành phố Buôn Ma Thuột, vì khan hiếm gỗ, cũng đã dùng quan tài ván ghép, tuy hình dáng vẫn giữ đúng như kiểu quan tài thân cây khoét rỗng (Ngô Đức Thịnh, 2004: 356).
Ở một số dân tộc khác thì không dùng quan tài hoặc chỉ dùng cho tầng lớp quý tộc. Còn tầng lớp bình dân chỉ dùng chiếu, dát tre để bó gói thi hài rồi đem chôn trong huyệt đất. Như: tộc người Bru, Tà Ôi,… dùng quan tài thân cây khoét rỗng cho các tù trưởng, tộc trưởng, những người khá giả, còn đại đa số dân làng thì thường được mai táng mà không có quan tài.
Tóm lại, quan tài của các dân tộc ở Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng. Do nhiều yếu tố ảnh hưởng nên các quan tài ngày nay đã bị biến đổi nhiều. Quá trình biến đổi của nó vẫn đang được nghiên cứu.
3.4. Nguyên nhân làm hình thành những hình thức táng tục đa dạng ở Tây Nguyên:
Địa bàn Tây Nguyên vốn rất rộng lớn nhưng lại bị chia cắt nhiều, chủ yếu là rừng núi vì vậy dân cư sinh sống rải rác, không nhiều, không tập trung, cư dân chủ yếu sống theo từng buôn làng và tổ chức sinh hoạt của họ bị bó hẹp trong một khu vực nhất định từ đời này qua đời khác. Chính điều này đã dẫn đến việc biệt lập của một số dân tộc Tây Nguyên so với các dân tộc khác. Sự biệt lập trên đã dẫn đến ở Tây Nguyên hình thành nên nhiều dân tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau đặc trưng cho mỗi dân tộc đó.
Ở các dân tộc, việc mai táng người chết cũng được xem là một hoạt động cộng đồng quan trọng, quan tài chôn cất người chết, cách mà người ta quan niệm về cái chết cũng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa thuộc về dân tộc đó. Việc chôn cất người chết trong rừng, trong các hang động thể hiện sự gắn bó của cư dân ở Tây Nguyên đối với núi rừng, với nơi mà họ gắn bó cuộc sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và tất nhiên, mỗi dân tộc gắn bó với thiên nhiên ở nhiều mức độ khác nhau, nền văn hóa của họ cũng phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, do đó sự khác nhau về cách thức mai táng và chôn cất người chết ở các dân tộc cũng tất yếu có sự khác nhau.
Táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên hết sức độc đáo cũng chính vì sự biệt lập và đa dạng của các nền văn hóa ở Tây Nguyên, mỗi một dân tộc có một cách khác nhau để mai táng người chết, thông qua việc nghiên cứu cách mà các dân tộc tiến hành các nghi thức táng tục và khảo sát các khu vực mộ táng có thể giúp khảo cổ học có thêm nhiều thành tựu nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phác họa bức tranh tổng thể về lịch sử Tây Nguyên
Khanh Ha- Moderator
- Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009
TÁNG TỤC VÀ MỘ TÁNG TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở TÂY NGUYÊN (TT)
4. Vai trò của táng tục và mộ táng trong việc nghiên cứu khảo cổ học ở Tây Nguyên và trong bối cảnh rộng hơn :
Việc nghiên cứu này là cần thiết để lấp đầy những khoảng trống khảo cổ đang gây tranh cãi ( Vùng đất Tây Nguyên có phải là một bộ phận của văn hóa Sa Huỳnh không? Hay là nơi giao thao của các nền văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung, Đồng Nai ở Đông Nam Bộ? Người Tây Nguyên hiện nay có phải là hậu duệ của văn hóa Sa Huỳnh không? Khảo cổ học Tây Nguyên và Khảo cổ học Champa có mối quan hệ gì với nhau không?,…).
Nghiên cứu táng tục và mộ táng Tây Nguyên, chúng ta sẽ hiểu thêm về một phong tục tập quán được gìn giữ, bảo lưu từ thời tiền sử đến nay. Từ đó, có thể tìm hiểu thêm về đời sống của người Tây Nguyên cổ, các nền văn hóa tiền sử - sơ sử và các giá trị khoa học vật thể và phi vật thể khác.
Các di cốt người và đồ tùy táng trong các ngôi mộ táng là những tư liệu quý để nghiên cứu chủ nhân của các nền văn hóa cũng như phong tục tập quán và đời sống tâm linh của cư dân cổ ở Tây Nguyên.
Vấn đề khảo cổ học Tây Nguyên, nhất là thời kì tiền sử - sơ sử, được giới nghiên cứu cho là một vấn đề mới. Vì trước kia, các nhà nghiên cứu xem Tây Nguyên là “vùng đất trắng” của khảo cổ học nên không quan tâm nghiên cứu nhiều. Hình dáng và kích thước mộ phản ánh trình dộ nhận thức và kĩ thuật của người xưa. Việc nghiên cứu gò mộ, thành mộ có thể cho biết công cụ mà người xưa đã dùng để đào đất, đắp đất. Chiều sâu của mộ cho phép đoán định kĩ thuật đào đất. Trong mộ, đồ tùy táng trong mộ giúp chúng ta khôi phục lại cuộc sống của người xưa cũng như mối liên hệ với các hiện vật trong tầng văn hóa ở gần đó. Số lượng và chất lượng của đồ tùy táng cũng như cách xây mộ cho chúng ta biết địa vị của người chết, cũng như các mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu xương người trong mộ táng, chúng ta có thể biết được giới tính, tuổi tác, chủng tộc của người chết, cũng như chế độ xã hội của thời kì đó (mẫu hệ, phụ hệ, thị tộc…) Từ đó, góp phần nghiên cứu nguồn gốc dân tộc, tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Do Tây Nguyên nằm trong vùng rừng nhiệt đới rậm rạp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình núi non hiểm trở, nhiều đèo cao, vực thẳm, suối sâu,…nên gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu của các nhà khảo cổ học.
Cư dân Tây Nguyên là các dân tộc thiểu số, phần lớn họ sống khép kín, quanh năm không ra khỏi bản, lại không biết tiếng Việt, không muốn tiếp xúc với các nhà khảo cổ học và dân tộc học. Họ coi táng tục và mộ táng của dân tộc mình là những bí mật linh thiêng, không thể tiết lộ cho người ngoài nên các nhà nghiên cứu khó tìm được tư liệu.
Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng nói riêng cũng như việc nghiên cứu tổng thế khảo cổ học Tây Nguyên nói chung rất quan trọng đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nền văn hóa tiền sử - sơ sử ở Việt Nam và ở cả khu vực Đông Nam Á.
III. KẾT LUẬN:
Táng tục và mộ táng ở Tây nguyên rất đa dạng và phong phú. Bên trong nó chứa đựng rất nhiều bí ẩn mà khảo cổ học vẫn chưa nghiên cứu hết được. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, cùng với đội ngũ các nhà nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học ngày càng lớn và có kiến thức chuyên sâu, hi vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ khám phá hết các bí ẩn của táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên.
Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu khảo cổ học nói chung và khào cổ học Tây Nguyên nói riêng. Nó góp phần lấp đầy những khoảng trống, những “vùng trắng” của khảo cổ học Tây Nguyên. Nó giúp chúng ta giải đáp những bí ẩn về chủ nhân của các nền văn hóa cổ cũng như cư dân hiện tại ở vùng đất này.
Trong thời đại ngày nay, hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên góp phần gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục của nước nhà, để hòa nhập mà không hòa tan. Đồng thời, có thể giới thiệu truyền thống, bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em tr6n đất nước Việt Nam với bạn bè thế giới. Tây Nguyên vốn cũng từ lâu được xem là nóc nhà của Đông Dương, từ nơi đây có thể trông sang các nước lân cận như Lào và Campuchia, nghiên cứu về táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên có thể góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều điều chưa được biết về đời sống xã hội, văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc ít người hiện đang cư trú không chỉ trên phần đất Tây Nguyên thuộc lãnh thổ Việt Nam nói riêng mà mở cả sang các dân tộc ở Lào và Campuchia nói chung.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách:
1. Hoàng Xuân Chinh, “Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)”, NXB Lao Động, Hà Nội – 2005.
2. Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử, “Khảo cổ học tiền sử - sơ sử Miền Trung – Tây nguyên”, NXB ĐH Huế - 2006).
3. PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, “Khảo cổ học tiền sử Tây Nguyên ”, NXB Giáo Dục, Hà Nội – 2007.
4. Ngô Đức Thịnh, “Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam”, NXB Trẻ, TP.HCM – 2004.
5. TS. Nguyễn Tuấn Triết, “Tây Nguyên – Những chặn đường lịch sử, văn hóa”, NXB KHXH – 2007.
6. Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Diệp Đình Hoa, “Cơ sở khảo cổ học”, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Xô, “Tiếng Việt thông dụng”, NXB Trẻ, TP.HCM – 1998.
Internet:
1. “Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ”, http://vi.wikipedia.org.
2. Lê Hân, “Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên”, http://antg.cand.com.vn.
3. Nguyễn Thị Hậu, “Táng Tục mộ chum ở Đông Nam Á”, www.vannghesongcuulong.org.
4. Nguyễn Thị Hậu, “Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt Nam”, www.vannghesongcuulong.org.
5. Theo Công an nhân dân, “Mối liên hệ giữa "động táng lớn nhất Việt Nam" với các động táng trên thế giới “, http://www.khoahoc.com.vn.
6. V.Tiến, “Lung linh Lung Leng…”, http://www.kontum.gov.vn.
Việc nghiên cứu này là cần thiết để lấp đầy những khoảng trống khảo cổ đang gây tranh cãi ( Vùng đất Tây Nguyên có phải là một bộ phận của văn hóa Sa Huỳnh không? Hay là nơi giao thao của các nền văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung, Đồng Nai ở Đông Nam Bộ? Người Tây Nguyên hiện nay có phải là hậu duệ của văn hóa Sa Huỳnh không? Khảo cổ học Tây Nguyên và Khảo cổ học Champa có mối quan hệ gì với nhau không?,…).
Nghiên cứu táng tục và mộ táng Tây Nguyên, chúng ta sẽ hiểu thêm về một phong tục tập quán được gìn giữ, bảo lưu từ thời tiền sử đến nay. Từ đó, có thể tìm hiểu thêm về đời sống của người Tây Nguyên cổ, các nền văn hóa tiền sử - sơ sử và các giá trị khoa học vật thể và phi vật thể khác.
Các di cốt người và đồ tùy táng trong các ngôi mộ táng là những tư liệu quý để nghiên cứu chủ nhân của các nền văn hóa cũng như phong tục tập quán và đời sống tâm linh của cư dân cổ ở Tây Nguyên.
Vấn đề khảo cổ học Tây Nguyên, nhất là thời kì tiền sử - sơ sử, được giới nghiên cứu cho là một vấn đề mới. Vì trước kia, các nhà nghiên cứu xem Tây Nguyên là “vùng đất trắng” của khảo cổ học nên không quan tâm nghiên cứu nhiều. Hình dáng và kích thước mộ phản ánh trình dộ nhận thức và kĩ thuật của người xưa. Việc nghiên cứu gò mộ, thành mộ có thể cho biết công cụ mà người xưa đã dùng để đào đất, đắp đất. Chiều sâu của mộ cho phép đoán định kĩ thuật đào đất. Trong mộ, đồ tùy táng trong mộ giúp chúng ta khôi phục lại cuộc sống của người xưa cũng như mối liên hệ với các hiện vật trong tầng văn hóa ở gần đó. Số lượng và chất lượng của đồ tùy táng cũng như cách xây mộ cho chúng ta biết địa vị của người chết, cũng như các mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu xương người trong mộ táng, chúng ta có thể biết được giới tính, tuổi tác, chủng tộc của người chết, cũng như chế độ xã hội của thời kì đó (mẫu hệ, phụ hệ, thị tộc…) Từ đó, góp phần nghiên cứu nguồn gốc dân tộc, tộc người, tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Do Tây Nguyên nằm trong vùng rừng nhiệt đới rậm rạp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình núi non hiểm trở, nhiều đèo cao, vực thẳm, suối sâu,…nên gây không ít khó khăn cho việc nghiên cứu của các nhà khảo cổ học.
Cư dân Tây Nguyên là các dân tộc thiểu số, phần lớn họ sống khép kín, quanh năm không ra khỏi bản, lại không biết tiếng Việt, không muốn tiếp xúc với các nhà khảo cổ học và dân tộc học. Họ coi táng tục và mộ táng của dân tộc mình là những bí mật linh thiêng, không thể tiết lộ cho người ngoài nên các nhà nghiên cứu khó tìm được tư liệu.
Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng nói riêng cũng như việc nghiên cứu tổng thế khảo cổ học Tây Nguyên nói chung rất quan trọng đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nền văn hóa tiền sử - sơ sử ở Việt Nam và ở cả khu vực Đông Nam Á.
III. KẾT LUẬN:
Táng tục và mộ táng ở Tây nguyên rất đa dạng và phong phú. Bên trong nó chứa đựng rất nhiều bí ẩn mà khảo cổ học vẫn chưa nghiên cứu hết được. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, cùng với đội ngũ các nhà nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học ngày càng lớn và có kiến thức chuyên sâu, hi vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ khám phá hết các bí ẩn của táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên.
Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu khảo cổ học nói chung và khào cổ học Tây Nguyên nói riêng. Nó góp phần lấp đầy những khoảng trống, những “vùng trắng” của khảo cổ học Tây Nguyên. Nó giúp chúng ta giải đáp những bí ẩn về chủ nhân của các nền văn hóa cổ cũng như cư dân hiện tại ở vùng đất này.
Trong thời đại ngày nay, hội nhập và phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việc nghiên cứu táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên góp phần gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục của nước nhà, để hòa nhập mà không hòa tan. Đồng thời, có thể giới thiệu truyền thống, bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em tr6n đất nước Việt Nam với bạn bè thế giới. Tây Nguyên vốn cũng từ lâu được xem là nóc nhà của Đông Dương, từ nơi đây có thể trông sang các nước lân cận như Lào và Campuchia, nghiên cứu về táng tục và mộ táng ở Tây Nguyên có thể góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều điều chưa được biết về đời sống xã hội, văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc ít người hiện đang cư trú không chỉ trên phần đất Tây Nguyên thuộc lãnh thổ Việt Nam nói riêng mà mở cả sang các dân tộc ở Lào và Campuchia nói chung.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách:
1. Hoàng Xuân Chinh, “Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)”, NXB Lao Động, Hà Nội – 2005.
2. Lê Đình Phúc – Nguyễn Khắc Sử, “Khảo cổ học tiền sử - sơ sử Miền Trung – Tây nguyên”, NXB ĐH Huế - 2006).
3. PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, “Khảo cổ học tiền sử Tây Nguyên ”, NXB Giáo Dục, Hà Nội – 2007.
4. Ngô Đức Thịnh, “Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam”, NXB Trẻ, TP.HCM – 2004.
5. TS. Nguyễn Tuấn Triết, “Tây Nguyên – Những chặn đường lịch sử, văn hóa”, NXB KHXH – 2007.
6. Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Diệp Đình Hoa, “Cơ sở khảo cổ học”, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Xô, “Tiếng Việt thông dụng”, NXB Trẻ, TP.HCM – 1998.
Internet:
1. “Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ”, http://vi.wikipedia.org.
2. Lê Hân, “Bí ẩn ngôi mộ cổ ở Ia Mơr-Tây Nguyên”, http://antg.cand.com.vn.
3. Nguyễn Thị Hậu, “Táng Tục mộ chum ở Đông Nam Á”, www.vannghesongcuulong.org.
4. Nguyễn Thị Hậu, “Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt Nam”, www.vannghesongcuulong.org.
5. Theo Công an nhân dân, “Mối liên hệ giữa "động táng lớn nhất Việt Nam" với các động táng trên thế giới “, http://www.khoahoc.com.vn.
6. V.Tiến, “Lung linh Lung Leng…”, http://www.kontum.gov.vn.
Khanh Ha- Moderator
- Tổng số bài gửi : 83
Join date : 11/06/2009
Similar topics
» Mối liên hệ giữa "động táng lớn nhất Việt Nam" với các động táng trên thế giới
» Bảo tàng khảo cổ học dưới nước
» Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn
» Bảo tàng khảo cổ học dưới nước
» Lý thuyết về khảo cổ học môi trường và khảo cổ học côn đảo dưới góc nhìn địa sinh thái nhân văn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52