khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


THÁP A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1

Go down

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 Empty THÁP A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1

Bài gửi by  Thu Jun 18, 2009 9:40 am

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 800pxmysonmap2
1. Tháp A1

Tháp Mỹ Sơn A1 là một công trình kiến trúc lớn nhất khu Mỹ Sơn , cao 24m, mỗi cạnh rộng 10m, 2 cửa ra vào ở hướng đông và tây.
[URL=https://2img.net/r/ihimizer/i/450pxmysona1schematicdi.jpg/]THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 450pxmysona1schematicdi

mô hình tháp A1 tại bảo tàng Đà Nẵng


Mỹ sơn là một ngôi tháp kiểu Chăm điển hình với kết cấu gồm: “một thân lớn bên dưới, ba tầng thu nhỏ ở phía trên và đỉnh bằng sa thạch. Trên các tầng, mỗi mặt tường có một cửa giả, trang trí hình người đứng dưới vòm cửa cuốn. Hai cửa giả hai bên mặt tường của thân tháp có cấu trúc tạo bởi hai vòm cửa cuốn chồng lên nhau; mỗi vòm uốn là một hình tháp thu nhỏ. Hai cửa ra vào là hai tiền sảnh, mỗi tiền sảnh là một cấu trúc hình tháp có hai tầng và đỉnh nhọn bằng sa thạch. Hai bên tiền sảnh có hai cửa giả bên trong có người đang đứng chắp tay” .

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 800pxmysontempledetail
trang trí trên thân tháp theo phong cách Mỹ Sơn A1

Nổi bậc ở tháp A1 còn là nghệ thuật trang trí trên thân tháp với những trụ ốp doa theo tường vươn cao và những hình ảnh chạm khác vừa phong phú vừa nhẹ nhàng “những chiếc trụ ốp ( mỗi mặt tường có 5 chiếc) được kéo dài lên và được tách đôi bằng một rãnh giữa. hai mặt bên cột ốp được trang trí bằng những hoa văn cuộn lá tròn rậm rịt. Phần chân tháp là một cấu trúc cao hai tầng, được trang trí bằng những đóa hoa sen cách điệu và những ô hình chữ nhật. Phần chân của thân tháp được trang trí chạm khắc thành hình những con sư tử và voi duyên dáng đứng trước những tòa sen. Tầng dưới cũng có ình voi hưng có người cưỡi.Cứ giữa hai hình voi này là có một vòm cuốn tạo bởi hình Kala( hổ phù) trên đình và hai hình macara ( thủy quái) hai bên; trong mỗi vòm cuốn là một hình người đứng chắp tay.

Đặc biệt trong khu vực tháp A1 còn tìm thấy nhiều minh văn khắc trên trụ đá, bia đá:
Bài minh của Bhadravarman I, người sáng lập ra Mỹ Sơn, trên một tấm bia nằm ở phía đông tháp; bia có kích thước khá lớn cao 210cm, rộng 110cm, dày 16cm, đầu bia cong, hơi vát, màu gan gà; chữ được khác trên hia mặt, mặt A có 11 dòng, mặt B có 10 dòng, cỡ chữ cả hai mặt đều là 0,03m, và là chũ Sanskrit. Nội dung nói về việc vua Bhadravarman xây ngôi đền lớn Bhadresara và cung tiến toàn bộ đất đai và cả thung lũng quanh đền cho thần Bhadresava. Niên đại của tấm bia được xác định là thế kỷ V, nghĩa là trước khi tháp A1 được xây dựng.
Bài minh của vua Sambhuvarman, người phục hồi Mỹ Sơn sau cơn hỏa hoạn. điều thú vị là tấm bia này tìm thấy có vị trí gần với bài mình của vị vua sáng lập ra Mỹ Sơn Bharavarman mặc dầu cách nhau hơn 200 năm. Bia có khối hình chữ nhật dẹt, cao 70cm, rộng 45cm, dày 16cm, chữ khác cả ở hai mặt: mặt A có 24 dòng và mặt B có 23 dòng; cả hai mặt viết bằng chữ Sanskrit nhìn nghiêng . Nội dung nói đến hai vị vua là Sri Rudravarman và người kế vị Sambhuvarman, ngôi đền mới khôi phục có tên là Sambhuhadresvara.Và từ đây vị thần chủ của Mỹ Sơn, thần Sambhuhadresvara, trở thành thần chủ của cả Chămpa và là “ căn nguyên của hạnh phúc của vương quốc Champa”( lời bài minh). Cái tên Champa lần đầu tiên xuất hiện là trong bài minh này.
Bia ký số XXIV khác trên một tấm bia tìm thấy ở tháp A1, gồm có 21 dòng và một lời cầu khẩn viết bằng chữ Chăm. Bài minh văn nói về việc dâng cúng của Sri Jaya Indravarman vua của Gramapura Vijaya cho thần Srisanabhadresvara và việc vi vua này dựng các tượng khác nhau. Niên đại của bia có thể là thế kỷ XII.
Đặc biệt ở tháp A1 còn tìm thấy nhiều minh văn viết trên các cột đền. Bia số XXIV ( mặt B và C) khác trên hai mặt cột ( không tìm thấy tài liệu mô tả rõ hơn vị trí của bài minh văn này), gồm có 38 dòng viết bằng chữ Chàm. Bài minh gồm hai phần. Phần đầu nói đến vua Suryavarman, và phần thứ hai nói về một Yuvaraja tên là Managabna on Dhanapati. Thế nhưng cả hai phần lại được viết một cách liên tục và vì thế tạo thành một bài tường thuật, về cuộc chiến chống Cambodge. Đối tượng chính của bài minh là ghi lại việc Yuvarja đã dựng một hình tượng Siva vào năm Saka 1125( 1203 CN).
Bia ký số XXV( mặt A) khắc trên chiếc cột bên trong đền Mỹ Sơn A, gồm 10 dòng viết bằng chữ Chàm và có niên đại 1156 Saka( 1234 CN) do Jaya Paramesvaravarman II, vị vua cuối cùng tu bổ Mỹ Sơn. Bài minh của vua Jaya Indravarman V khác trên một chiếc cột bên trong A1, toàn bộ bài minh là một bài thơ có 10 câu viết bằng chữ Sanskrit; nói về bản thân vua Sri Jaya Indravarman V con trai của Sri Harivarmandeva, em trai của Sri Paramesvara.
Những bài minh này không chỉ thể hiện sống động cuộc sống của vua chúa Chămpa, những lễ nghi tôn giáo, mà thông qua những niên đại của các bài minh này ta thấy được rằng tháp A1 tuy được xây dựng vào khoảng thế kỷ X nhưng được sử dụng trong một khoảng thời gian rộng hơn rất nhiều. Những bản minh văn sớm cho ta thấy có thể trước đây dưới nền móng tháp A1 hoặc trong khu vực rất gần đó là kiến trúc xưa hơn( ở đây có thể là ngôi đền gỗ của vua Bhadravarman I) hoặc kiến trúc ban đầu của tháp A1 đã được tu bổ lại có phong cách như mô tả vào thế kỷ X. Những bài minh khác trên các trụ có niên đại sau thế kỷ X cho thấy tuy có thêm nhiều kiến trúc được xây dựng vào giai đoạn sau nhưng tháp Mỹ Sơn A1 vẫn tiếp tục được sử dụng.
2. Phong cách Mỹ Sơn A1
Có thể dễ dàng nhận ra phong cách tháp A1 giữa những quần thể kiến trúc khác nhờ những dấu hiệu sau:
- Kiểu trang trí hình cuộn lá tròn, rậm rịt (theo các nhà nghiên cứu mô típ này là do ảnh hưởng của nghệ thuật cổ Giava, Indanesia).
- Trên mỗi mặt tường của thân tháp thường có bố cục năm cột ốp.
- Cột ốp có khe hở chạy sâu vào dải trang trí và tách hai mặt bên của cột thành hai phần giống nhau.
- Khoảng giữa hai cột ốp được đóng khung nhô ra và có hình người đứng hoặc cưỡi voi.
- Diềm có trang trí nhô ra và chạm thủng.
- Hình điểm góc( các trang trí bằng đá ở góc các tầng tháp) được chạm thủng và có dáng vẻ nhẹ nhàng.
- Trên các cửa ra vào và cửa giá có các mô hình thu nhỏ của các ngôi tháp.
- Những ngôi tháp nhỏ mô phỏng tháp chính trang trí ở bốn góc trên các tầng của tháp.
Khác với phong cách Đồng Dương trước đó là một phong cách nặng nề khỏe khắn, có sức sống mạnh mẽ, Mỹ Sơn A1 thể hiện một sự trang nhã, tinh tế, duyên dáng nhưng vẫn mang cái sinh khí và sự nhịp nhàng vốn có từ phong cách sớm E1. Cùng với kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, nhất là những tác phẩm trang trí cũng thể hiện một sự nhẹ nhàng duyên dáng một khuynh hướng mới chưa từng thấy trong nghệ thuật điêu khắc Chăm trước và cả sau thời điểm đó . Thời kì lịch sử của phong cách Mỹ Sơn A1
Phong cách Mỹ Sơn A1, theo xác định của các nhà khoa học, thuộc thế kỉ X. Thế nhưng, chúng ta lại biết rất ít về lịch sử Chămpa thời kì này vì những tài liệu chủ yếu cho biết về đất nước Champa thế kỉ X được ghi lại các sử liệu cổ Trung Quốc và Việt Nam.
Các sử liệu cho biết, từ năm 877 trở đi, các vua chúa Chămpa không có một quan hệ ngoại giao gì với Trung Quốc, chỉ vào năm 951, những quan hệ này mới được vua Indravarman III nối lại. Vị vua Chămpa này được nhắc tới trong bia kí Hà Trung có niên đại năm 916 và bia kí Nhang Biển có niên đại 911.Cá sử liệu cũng cho biết thêm, người nối ngôi của Indravarman III là Jaya Indravarman Ico1 phái sứ đoàn đầu tiên của mình tới triều đình nhà Tống vào năm 961. Sau đó, cho đến năm 971, có phó vương-ghi chép đầu tiên về phó vương của nước Chămpa.
Vị vua tiếp nối là paramesvaravarman I tiếp tục cử không dưới sáu sứ đoàn đi TQ từ năm 972 đến 979. trong khi tiếp tục quan hệ tốt với TQ, vua Paramesvaravarman I lại gây ra những mâu thuẫn lớn với nhà Tiền Lê(980-1009) của nước Đại Việt. Kết quả là vua Lê Đại Hành phải đem quân đi đánh Chămpa (982). Vua Paramesvaravarman bị giết ngay trong trận đánh đầu tiên. Vị vua mới, Indravarman IV bỏ kinh thành, chạy về phía nam, kinh thành bị cướp phá. Vua Lê Đại Hành trở về kinh đô Hoa Lư với nhiều chiến lợi phẩm, một cung nữ và một nhà sư Ấn Độ. Từ năm 983, phía bắc Chămpa bị một người Việt là Lưu Kì Tông chiếm. Năm 985, vua Indravarman II cầu viện TQ nhưng không thành. Khi Indravarman II mất, Lưu Kì Tông chính thức lên ngôi vua Chămpa và báo việc này do triều đình TQ biết(986). Sự thống trị của Lưu Kì Tông đã khiến hàng trăm người dân Chămpa phải di trú tới đảo Hải Nam.
Với sự thoán đoạt ngôi vua của Lưu Kì Tông, đất nước Chămpa bắt đầu suy yếu và phải dời thủ đô về phía nam(vùng Bình Định ngay nay). Mặc dầu đã chuyển đô về phía nam, các vua Chămpa vẫn luôn trở lại Mỹ Sơn và đã cho xây dựng ở đây không ít những đền thờ. Từ cuối thế kỉ X đến cuối thế kỉ XI, một phong cách nghệ thuật mới xuất hiện thay cho phong cách Mỹ Sơn A1 của thế kỉ X. Đó chính là phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 Empty CÁC KIẾN TRÚC KHÁC THUỘC PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 TRONG KHU THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

Bài gửi by  Thu Jun 18, 2009 9:51 am

. Các kiến trúc khác thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 trong khu Thánh địa Mỹ Sơn.

Đa số các nhà nghiên cứu Mỹ Sơn đều nhận định, đa số các kiến trúc Mỹ Sơn còn lại đến ngày nay đều thuộc phong cách Mỹ Sơn A1. Ngoài A1 và các tháp khu A, gần như hầu hết các kiến trúc thuộc nhóm B, C, D ( những nhóm tháp còn nguyên vẹn nhất, còn lại nhiều di tích nhất và ở bên cạnh nhau trong một khu đất riêng) đều được xếp vào phong cách Mỹ Sơn A1.Nhóm B gồm các di tích: B2, B3( đền thờ), B5( tòa nhà phụ), B6( đền thờ),B8( ngôi điện nhỏ). Nhóm C gồm các di tích: C1( điện thờ chính), C2( tháp cổng), C4( tòa nhà phụ), C5( ngôi điện nhỏ), C6, và các kiến trúc D1 và D2 là hai kiến trúc nhà dài, các kiến trúc D3, D4, D5, D6 đều thuộc phong cách A1; Kiến trúc E7 cũng có nhiều đặc tính của phong cách A1( rãnh của trụ ốp đâu sâu vào các dãi trang trí và hàng con tiện ở cửa sổ.
Kiến trúc tiêu biểu của phong cách Mỹ Sơn A1, ngoài điện thờ chính A1, trước hết phải nói đến kiến trúc B5. Kiến trúc B5 có bình đồ hình chữ nhật có tầng mái trên hình yên ngựa( nhiều người gọi là mái hình thuyền). Cửa ra mở lên hướng bắc chứ không phải hướng đông như hầu hết các kiến trúc Tháp Chămpa( đây là một kiến trúc đặc biệt, ở mỗi khu tháp thường có một). Ở phía cửa ra vào có phần mái được chống đỡ bằng 9 trụ ốp, phí dưới mỗ trụ có một hình người nhỏ dang đứng chắp tay. Mặt tường thân tháp phía cửa có 7 trụ ốp kép ( kiểu trụ thường có rãnh ở giữa theo phong cách Mỹ Sơn A1, giữa trụ ốp có một người đứng chắp tay trên tòa sen đặt trên đầu voi, dưới một cửa vòm cuốn nhỏ được đỡ bằng hai trụ tròn. Những hình người này được đắp bằng gạch, chạn thẳng vào tường, đầu được làm riêng bằng sa thạch rồi lắp vào sau, tren đầu đội bộ đồ trang sức( kirita- mukuta)hình chóp nón, có 3 tầng, được trang trí bằng những bông hoa nhỏ, mắt không có con ngươi, đồ đeo tai to và nặng, và tất cả 5 tượng người ở mặt phía bắc đều có râu quai nón.

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 Mysonb5
tháp B5

Hướng tây và đông có nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ có 3 con tiện nhỏ, nằm dưới một vòm cuốn có hai trụ chống; dưới vòm cuốn có chạm hai con voi đấu vòi vào nhau dưới một bóng cây to, tren cây có chim đậu; trên mặt tường cũng có những chạm những hình người như ở mặt tường phía bắc. Tháp B5 được cho là nơi cất giữ lễ vật, hoặc chuẩn bị cho lễ tế( kiến trúc kiểu này tìm thấy ở tháp Pô Klong Garai, Phan Rang được người dân gọi là nhà hỏa, hay nhà bếp- nơi chuẩn bị đồ tế và lễ vật dâng lên tháp thờ).
Tháp C1 là tháp thờ chính của nhóm kiến trúc C. Về kiểu thức kiến trúc có nhiều điểm giống với tháp B5, nhưng có vài điểm hơi khác đi một chút. Tháp nằm theo chiều dọc, cửa tháp mở về hướng đông. Cấu trúc tháp gồm hai phần: tiền sảnh và thân tháp cả hai phần đều có phần mái cong giống nhau và giống với tháp B5. Tháp có ba cửa giả ở ba hướng tây, nam, bắc và hai cửa giả ở hai bên tiền sảnh. Mỗi cữa giả đều trang trí hình người đứng chắp tay phía dưới một vòm cuốn đỡ bằng hai trụ tròn. Hai bên các cửa giả ở ba mặt nam, bắc, tây có sáu cặp trụ ốp kép, giữa hai trụ ốp có hình người dưới vòm uốn, vòm được tạo bởi những đường gờ uốn cong, giữa có đường rãnh, trên đỉnh có một quả trứng và không trang trí hoa văn gì thêm. Tường không có hoa văn trang trí như tháp B5, những tượng người giữa hai kiến trúc cũng có sự khác biệt, ở C1 các hình người đứng chắp tay có khuôn mặt thanh tú, và khong có râu quai nón, đầu đội mũ Kirita một hoặc nhiều tầng có chóp nhọn và được trang trí bằng những đóa hoa.THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 800pxmysonbcd


Tháp Mỹ Sơn C1 là ngôi đền thờ trung tâm duy nhất trong nghệ thuật kiến trúc Chămpa cho đến nay được biết là có bố cục và hình dáng mái công hình yên ngựa(hình thuyền), chứ không phải hình tháp nhiều tầng như các đền thờ Chămpa truyền thống khác.
Mặc dầu, xét về mặt phong cách, tháp C1 thuộc cuối phong cách Mĩ Sơn A1(cuối thế kỉ X), nhưng một số tác phẩm điêu khắc của tháp như tắm lá nhỉ trên tráng cửa và tượng thần Siva được thờ trong tháp lại là những sản phẩm của phong cách cổ Mĩ Sơn E1(thế kỉ VIII).
Lá nhĩ là một phiến đá hình vòng cung lớn thể hiện cảnh Thần Siva đang múa. Ở trung tâm là Thần Siva đang múa điệu múa vũ trụ trên một cái ngai vuông. Cùng tham gia vào vũ điệu vũ trụ(Tanđava) của thần Siva có con bò Nandin nằm bên chiếc ngai, vị thánh gầy gò, hai nhạc công (một thổi sáo và một đánh trống); phía bên kia(bên trái Thần Siva) cũng có ba nhân vật là nữ thần Parvati ngồi trên ngai và đang mĩm cười, thần skanda(con trai của Siva và Parvati) đứng bên phải đang nhìn mẹ, và một nhân vật đang đứng chấp tay. Phía trên, bên phải, có hình thần mặt trời(Surya) đang cầm 2 đoá hoa sen trong tay. Rất tiếc là toàn bộ phần trên của Thần Siva đã bị vỡ. Qua cách thể hiện, y trang phục và đồ trang sức, các nhà khhoa học sắp xếp lá nhĩ C1 vào phong cách Mỹ Sơn E1.
Pho tượng thờ trong tháp C1(nay ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng-kí hiệu 3.3) là tượng Thần Siva đứng, 2 tay cong lại đưa ra phía trước, đầu búi lên gọn gàng, trên chóp có hình trăng lưỡi liềm, trên tráng có con mắt thứ 3, có bộ ria mép trên môi, nét mặt trong sáng, hiền từ. Cũng như tượng Thần Siva của tháp Mỹ Sơn A’4, tượng thần Siva của tháp C1 là hình ảnh diễn tả Siva đi ăn xin và điều thuộc phong cách cổ Mỹ Sơn E1(tk VIII).
Hai tác phẩm điêu khắc trên là những bằng chứng chứng tỏ tháp C1 được xây dựng trên một công trình cũ và có sữ dụng lại một só di vật của kiến trúc trước đó.
.Do vậy, tháp Mỹ Sơn C1 có một giá trị đặc biệt trong nền nghệ thuật kiến trúc cổ Champa.
Hai ngôi nhà dài D1 và D2 cũng được đoán định có chức năng tương tự như kiến trúc B5- là nơi đoán khách hành hương hoặc chuẩn bị lễ vật trước khi lên chính điện. xét về cấu trúc hai nhôi nhà dài này hoàn toàn tương tự nhau.
Toà nhà có 2 cửa ra vào ở 2 đầu hồi đông và tây. Qua bức tường phía bắc còn tương đối nguyên vẹn, chúng ta có thể hình dung được phần nào về toà kiến trúc này.
Tường phía bắc của D1 có 3 cửa sổ hình chữ nhật. mỗi cửa sổ có 3 con tiện giống của tháp B5 và nằm giữa 2 trụ ốp. Trên mỗi đầu trụ ốp có 2 nhân vật quỷ quay mặt về 2 hướng đông và nam, tay cầm vũ khí trong tư thê chiến đấu. Trên mỗi cửa sổ có một tấm điêu khắc hình chữ nhật. Tấm điêu khắc ở phía đông thể hiện một nhóm gồm 8 nhân vật: nhân vật đàn ông duy nhất ở hàng thứ 6, tính từ trái qua phải, đứng dưới một cái ô do 2 người cầm. Người đàn ông đặt tay chóng ngang hông và đứng cạnh một người đàn bà. Bốn người phụ nữ khác đứng sau người phụ nữ trên và đều đứng vòng tay cung kính. Có thể bức phù điêu phía đông thể hiện một cảnh sinh hoạt trong cung đình nước C thời ấy.
Tấm phù điêu phía tây cũng thể hiện 8 nhân vật đều là phụ nữ đứng vòng tay cúi sát vào nhau như đang trò chuyện. Phía trên bức chạm này và bức chạm phía đông có hình một tốp phụ nữ đang múa.
Cũng trên mặt tường phía bắc, giữa những trụ ốp, có 6 hình người chấp tay, đứng trên đầu voi, dưới 1 vòm cuốn giống của tháp B5. hoa văn trang trí trên các trụ ốp là loại hoa lá tròn uốn theo hình chữ S-kiểu hoa văn phổ biến của phong cách Mỹ Sơn A1.
Mặc dù có cấu trúc và hình dáng giống D1, nhưng D2 có những biểu hiện khác: tường của D2 không có trang trí hoa văn, các phù điêu bên trên các cửa sổ chỉ có các phụ nữ đang múa, trên mặt tường không có người đứng giữa các trụ ốp… tất cả nhũng sự khác biệt trên chứng tỏ D2 dược làm sao D1.
Ngoài những công trình kiến trúc lớn, ở Mỹ Sơn, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra không ít những tác phẩm điêu khắc nỗi tiếng thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 mà tiêu biểu là những pho tượng nhỏ bằng đá của nhóm B và nhóm A’, tượng thần skanda của tháp B3… chính những tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn này đã góp phần không nhỏ tạo lập ra bức tranh nghệ thuật điêu khác của phong cách Mỹ Sơn A1.
Các tác phẩm thuộc đầu phong cách điêu khắc Mỹ Sơn A1 (phong cách Khương Mỹ mà các nhà nghiên cứu đã đặt) ở Mỹ Sơn là những hình chạm nổi và các bức phù điêu có xuất xứ từ các nhóm A,B, những nhà dài D1 và D2 và từ một số những kiến trúc khác. Gần với phong cách Đồng Dương trước đó là bệ tương ở Mỹ Sơn A10 được trang trí bằng những nhân vật nhỏ đứng chắp tay. Cũng thuộc giai đoạn đầu của phong cách điêu khắc Khương mỹ, ngoài bệ A10, còn tượng một người chắp tay của B4, những người đứng chắp tay dưới các cửa vòm ở B5, C1, nhà dài D1… Trong số những tác phẩm này, nổi bật lên là hai nhóm tượng thần (Deva) của hai nhóm B và A.
Các bức tượng thần của nhóm B đều là tượng đàn ông được là nguyên bằng một khối đá cùng với bệ tượng, đều ngồi theo kiểu sattvaparyanka (ngồi chân bên trái đặt lên trên chân bên phải); hai bàn tay đặt lên hai đầu gối, bàn tay phải cầm một vật biểu tượng (phần lớn đã bị vỡ). Các đầu tượng đã bị vỡ, chỉ một số ít là còn. Tất cả các tượng, trừ một tượng dựa lưng vào một chiếc gối có hình trang trí đều được tạc thành hình chạm nổi hẳn lên. Tính đặc biệt của nhóm tượng là trên các bệ tượng ( trừ chiếc bệ của pho tượng tựa vào gối) đều có hình một con vật được chạm nổi (mỗi bệ tượng có một con vật). Các con vật đó là: con ngỗng, con voi (được tạc nhìn thẳng), con bò đực nằm, con trâu (không có u) được tạc nhìn trước mặt, con ngựa đeo vòng lục lạc, con tê giác (được nhận ra bởi cái sừng ở mũi)…Qua những con vật, có thể xác định được tên các vị thần vì các con vật này là vật cưỡi (vahana) của các thần. Các vị thần ở nhóm B là các vị thần trấn giữ các phương hướng (dikpalaka): Indra, phụ chính phương đông, cưỡi voi; Agni- đông nam, cưỡi tê giác; Yama – nam, cưỡi trâu; Vayu – tây bắc, cưỡi ngựa; Isana – đông bắc, cưỡi con bò đực, Brahma – cưỡi con ngỗng; Kubera (tượng tựa vào gối).
Ở nhóm A, cũng đã phát hiện ra cả một nhóm các tượng Deva như ở nhóm B. Khác với các tượng nhóm B, tất cả các tượng nhóm A đều tựa lưng vào tấm bia mà phía trên có hình vòng cung. Các tượng đều ngồi trong tư thế như của nhóm B, nhưng chân phải đặt lên chân trái.
Cũng như của nhóm B, trên bệ tượng của nhóm A, mỗi bệ có chạm hình một con vật cưỡi (vahana) của vị thần. Ở nhóm A là các con vật:con ngỗng, con ngựa đang phi, con tê giác, con voi đang đi và con yaksa (con quỷ) trong tư thế bay. Qua các con vật, có thể nhận thấy năm vị thần của sáu miếu thờ nhỏ trong nhóm A: Brahama trên con ngỗng, Agni- tê giác, Vayu – ngựa, Indra – voi, Nirrti – yaksa.
Một tác phẩm điêu khác có giá trị khác thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 được tìm thấy ở Mỹ Sơn là tượng thần Skanda (thần chiến tranh, con trai thần Siva và nữ thần Parvati) có xuất xứ từ kiến trúc B3. Đây là ngẫu tượng Skanda xưa nhất hiện được biết trong nghệ thuật Chămpa, mặc dầu hình tượng vị thần này đã xuất hiện (dưới dạng phù điêu) từ trước đó (trong phong cách cổ - trên các lá nhĩ của tháp Mỹ Sơn C1 và A’1). Tượng Skanda của Mỹ Sơn B3 được thể hiện rất thành công trong việc kết hợp với các con vật cưỡi của thần – con công. Thần skanda đứng dựa lưng vào cái gối hình chữ U ngược phía sau được gắn vào hình đuôi chim công đang xoè ra. Rất tiếc là đầu chim công đã bị mất. Mặc dầu có đôi chút cách điệu, con công được thể hiện rất tinh tế. Cách tạc bộ lông và nhất là đôi chim công chứng tỏ những nghệ sỹ Chămpa có sự quan sát rất kỹ đối tượng thể hiện. So với chim công, tượng thần Skanda được tạc kém hơn. Mặc dầu vậy, thần Skanda được thể hiện rất đặc biệt: tay cầm búa tầm sét (vajra), tóc búi thành năm múi (một múi tó to ở trung tâm, bốn nhỏ ở xung quanh) – kiểu búi tó Ấn Độ duy nhất được biết ở Đông Nam Á.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 Empty CÁC BẢN DỊCH VĂN TỰ CHŨ PHẠN TRÊN BIA VÀ CỘT ĐÁ KHU VỰC THÁP a1

Bài gửi by  Thu Jun 18, 2009 9:55 am

1. Bia kí XXIV , khác trên một tấm bia khác ở Mỹ Sơn A1

Kính chào Thần Siva
Đây là vua Sri Jaya Indravarmadeva của một nơi nổi tiếng được biến đến với cái tên là Gramapurvavijaya. Đức vua cai trị trước hết vì sự tốt đẹp của thế giới này.Ngài có một đội quân lớn (Prthuvala) và tự hào về lòng quả cảm của mình; Ngài tinh thông trong việc sử dụng tất cả các loại binh khí; Ngài luôn chiến thắng tất cả các kẻ thù trong các trận chiến; Ngài thành thạo tất cả các trước tác (Sastras) như về ngữ pháp, thiên văn, vân vân, và thông hiểu tất cả các học thuyết triết học cũng như giáo lý phất giáo Đại thừa (Mahayana). Ngài có một vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác thường; Ngài luôn tràn đầy năng lực trong công việc bảo vệ tất cả mọi tạo vật và tinh thông trong việc sử dụng bốn phương pháp: hoà giải, hào phóng, không theo chính thống và trừng phạt. Ngài thông tuệ tất cả các Dharmasastras, đặc biệt là Naradiya và Bharggarya, Ngài vui thú trong Dharma và ban phát quà cho tất cả mọi người.
Hoàng tử đã cho dựng Buddha Lokesvara, Jaya Indralokesvara và Bhagavati Sri Indresvari trong địa hạt của Buddhaloka, và dựng Bhagavati Sri Indra – Gaurisvari trong địa hạt của Sri Vinayaka.
Hiểu rằng Srisanabharesvara chính là bộ phận của Siva, luôn luôn ban phát, ở tất cả các thế giới, sự che chở của mình cho những người đàn ông ngoan đạo theo những ước muốn của họ, vì để làm tăng công đức của mình, hoàng tử đã dâng, vào những thời điểm khác nhau, tất cả sự giàu có và tất cả những vật phẩm cần thiết cho Srisanabharesavara.
ở nơi thứ nhất, vào năm saka 1085 (1163 CN) Ngài dâng một kosa vàng nặng 137 thil cùng hợp kim 200 thil bạc, được trang điểm bằng tất cả các loại ngọc như dhuni và ngọc bích.
Sau đó, Ngài dựng một antargrha bằng gỗ đàn hương nặng 2 bhara, 9 tul; tổng số bạc dùng để trang trí cho antargraha nặng 26 thei. Một cranan được dựng…4 naga vàng trang trí cranan này gồm 30 thei (vàng) và 17 thil bạc. Một tangau bạc…475 thil cùng với viên ngọc được gọi là suriacanti (?) trên đỉnh. Tất cả những thứ trên đều được dâng cúng vào năm 1086 saka (1164 CN).
Sau đó, vào năm saka 1087 (1165CN) Ngài dâng một sanraun vàng nặng 17 thil, một chiếc bình vàng nặng 24 thei cùng 1 hợp kim bạc nặng 26 thei; một bình rót vàng nặng 24 thei; một bak bằng vàng nặng 2 thil; một srumvil vàng nặng 45 thei cùng một hợp kim bạc nặng 99 thil…1 naga pattra phủ ngoài đĩa vàng.(?).
Ngoài ra, vào năm saka 1089(1167 CN), Ngài dâng cúng 1 tralay bằng vàng nặng 294 thei; một hluk bằng vàng nặng 100 thei.
Vào năm saka 1090, Ngài dâng cúng những con voi lớn, những người nô lệ nam nữ,…
Vào năm saka 1092, Ngài trang trí cho ngôi đền Srisanabhadresvara bằng 10 bhara, 3 tul, 5 kar, 17 thei bạc; và dùng 82 thei vàng để phủ lên tất cả các đỉnh của ngôi đền.
Đức vua, với lòng thành kính trong tâm, trong thân xác, và trong lời nói, đã dâng cúng tất cả đồ vật trên.

2.Bia ký XXIV( mặt B và C) khắc trên hai mặt cột ở A1

Kính chào thần Siva
Đây là vua Siva Suajavarmadeva, tức hoàng thân Vidianandana của vùng Thumprauk-vijaya. Đức vua đã thực hành đạo pháp của Mahayana, nghĩa là tuân theo những chỉ dẫn của chính kiến. Khi còn rất trẻ, vào năm saka biểu hiện bằng “trăng-trăng không-biển” tức năm 1104, đức Ngài đã tới Cambodge, khi nhận thấy ở Ngài có tất cả 33 dấu hiệu, đã tiếp đón Ngài một cách đầy thiện ý và đã dạy dỗ Ngài như dạy dỗ một hoàng tử, nghĩa là dạy Ngài tất cả những tri thức khác nhau và tryền dạy cho Ngài những khoa binh pháp khác nhau. Trong thời gian ở lai Cambodge, thành phố lệ thuộc của Cambodge tên là malyan, nơi ở của rât nhiều người xấu, đã nổi dậy chống lại vua Cambodge. Thấy hoàng tử tinh thông binh nghiệp, vua Cambodge lệnh cho Ngài thống lĩnh quân đội Cambodge đi đánh chiếm thành phố Malyan. Ngài đã làm xong tất cả những gì ma đức vua Cambodge muốn. Hài lòng với sự quả cảm của Ngài, đức vua Cambodge phong cho Ngài tước hiệu xứng danh là yuvaraja và ban cho Ngài mọi niềm khoái lạc và những đồ vậtt tốt có thể tìm thấy được trong vương quốc Cambodge.
Vào năm saka “nhị nguyệt-nguyệt-nguyệt” (1112), vua Sri Jaya Indravarman on Vatuv phát động cuộc chiến chống lại vua Cambodge. Vua Cambodge phái hoàng tử cầm đầu toán quân Cambodge đi chiếm Vijaya và đánh bại vua Sri Jaya Indravarman on Vatuv. Hoàng tử bắt được vị vua kia và quân Cambodge đưa ông ta về Cambodge. Ngài tuyên bố cho hoàng tử In tức Surya Jayavarmandeva, em rể vua Cambodge làm vua đô thị Vijaya. Sau đó, Ngài trở về và cai trị tại rajabura ở panran. Suốt thời kì trị vì ở Rajapura, nhiều giặc cướp biển nổi lên chống lại Ngài. Ngài đánh với chúng, đuổi chúng và đánh bại chúng.
Sri Suryavarman tức hoàng tử In, người được phong làm vua ở vương quốc Vijaya, đã bị hoàng tử rasupati đánh đuổi phải chạy về Cambodge. hoàng tử Rassupati trị vì ở vương quốc vijaya dưới cái tên Sri Jaya Indravarmandeva.
Vào năm Saka biển- trăng- trăng- trăng tức năm 1114, vua Cambodge phai1 các tướng cùng Sri Jaya Indravarman on Vatuv đi. Sri Jaya Indravarman on Vatuv gặp hoàng tử ở Rjapura. Hoàng tử chỉ huy quân Cambodge cùng Jaya Indravarman; Ngài chiếm được Vijaya, đánh bại và giết chết Cei Rasupati và cai quản Vijaya. Cùng năm đó, Sri Jaya Indravarman on vatuv bỏ trốn khỏi Cambodge và đi đến Amarvati. Ông ta nổi và đưa quân đến các vùng khác nhau ở Amarvati, Ulik, Vuyar, Jriy và Traik. Ông đưa quân đi chiếm Vijaya. Hoàng tử chỉ huy quân và đuổi (?)Sri Jaya Indravarman on Vatuv khắp mọi nơi ở Yan Bharuv- Vijaya; Ngài giao chiến đánh thắng, buộc đối thủ phải lui về Traik rồi bắt được đối thủ và buộc đối thủ phải chết ở đó. Từ đó, hoàng tử trị vì không hề gặp một sự chống đối nào.
Vào năm Saka “ năm trăng-trăng-trăng” tức năm 1115, những người Cambodge… nhà cửa chiếm bảy … chiếm tám…hoàng tử đã giao chiến với quân Cambodge và đánh bại được chúng.
Vào năm Saka “sáu trăng- trăng- trăng” tức năm 1116, vua Cambodge phái nhiều tướng cùng tất cả các quân chủng. Quân Cambodge đã giao chiến với hoàng tử. Tại trận đánh Jai Ramya-Vijaya, hoàng tử đã đánh thắng các tướng quân Cambodge …Sau trận chiến với chúng, hoàng tử đến Amaravati. Ngài đụng lại tất cả nhà cửa dựng lên toà nhà gọi là Sri Heruk-Harmya; Ngài làm một kosa bằng vàng; Ngài dâng cho Srisanabhadresvara một Sadmukha( 6 mặt) nặng 510 thei; Ngài dâng cúng một Suvok vàng nặng 5 thil; Ngài dâng Kanap của Simhapura cho Srisanabhadresvara nhằm dành được công đức ở thế giới này và thế giới kia.
Ta, Yuvarajia có nguồn gốc nổi danh, được gọi là Managabna on Dhanapati, Ta… thống trị (?) Chămpa, và Ta là người vinh quang. Ta lại tôn kính thần Siva, thần là Srisana, và Ta tôn thờ Thần một cách lễ độ. Ta dâng cho thần của cải và nô lệ vào năm Saka 1125, biểu hiện “bhutah bakasa 66ka yah” ( Bhutah Bakasa cò nghĩa là 25 và Majumdar cho là năm 1125; số 66 có thể là do đọc sai là 11 còn ông L.Phinol ngờ rằng niên đại này là 1166.

3. Bia XXV( Mặt A) khắc trên một chiếc cột trong điện A1

Đây là vua, hoàng thượng Sri jaya Paramesvaravarmadeva, tức on Ansaraja, của Turai- vijaya. Suốt thời gian thảm hoạ của cuộc chiến do người Cambodge gây ra kéo dài 32 năm, Ngài là vị vua duy nhất (Ekaechatra) ở vương quốc Chămpa. Ngài đã phục dựng lại tất cả những Linga ở phía nam như các linga của Yàn Pu Nagara, và các linga ở phía bắc như các linga của Srisanabhadresvara. Ngài đã dâng cúng một Kosa bằng bạc cùng với khuôn mặt vàng, và một Kosa của Bhrgu cùng tất cả những vật dụng bằng vàng và bạc. Tổng trị giá 100 thil vàng. Vào năm Saka 1156.

4.Bia kí XXII( mặt B) khác trên một chiếc cột trong đền Mỹ Sơn A1
1.Tôn kính thần Siva, người vui thú trong hồ Minasa mênh mông vô tận vùng Sakti ( vợ )của Thần bằng năng lực khác thường của chính mình; bằng cách đó hình hài của Thần hiển hiện, mặc dù Thần là người trời, cơ thể Thần là không thể nhận thấy được, và Thần có thể trầm tư mà không cần một hình thể nào.
2.Đây là vua Sri Jaya Indravarma, cháu trai của Sri Harivarmadeva, là con trai của Sri Harivarmadeva và là em trai của Sri Paramesvara.
3-8( bị mất mát nhiều chữ khiến không thể hiểu được nghĩa của các câu. Các câu này hiển nhiên là những lời tán dương đức vua).
9…người làm đồ cúng khác của vua.
10. Ngài khuấy cả đại dương như một trận chiến bằng vũ khí của Ngài là núi Mandara


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

THÁP  A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1 Empty Re: THÁP A1 VÀ PHONG CÁCH MỸ SƠN A1

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết