khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ

Go down

CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ Empty CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ

Bài gửi by atena Fri Jan 07, 2011 9:02 am

CÁC DI TÍCH TIỀN SỬ Ở TRUNG VÀ HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ
Võ Thị Huỳnh Như
1. Gò Canh Nông
Tọa độ địa lý 11o00’08” độ B và 106o17’20”Đ nằm ở ấp Lộc Chánh, lộc GIang, Đức Hòa, Long An. Cách di chỉ Lộc Giang 1km về hướng tây – tây bắc, tả ngạn sông Vàm Cỏ.
Di chỉ nằm trên một gò cao 3,5m, đỉnh gò lộ nhiều gốm cổ và rìu đá. Ở chân gò, dưới những con mương dẫn nước có gốm cổ lộ ra dày đặc, cách mặt đất khoảng 20 – 30cm.
Năm 1996, Bảo Tàng Long An khảo sát và thu được 7 rìu đá và một số mảnh gốm đỏ không có hoa văn.
Tháng 2/2002 thầy và sinh viên trường ĐH KHXH & Nhân văn TP HCM đến khảo sát nhặt được 2 rìu đá, 1 đục đá và một số mảnh gốm cổ.
Mặc dù chưa khai quật và chưa được nghiên cứu kỹ nhưng những thông tin thu thập được đã cho thấy tính chất của di chỉ khảo cổ học Gò Canh Nông, đây là một di chỉ tiền sử, có thể là một di tích cùng thời với Lộc Giang.
2. Lộc Giang
Tọa độ 10o59’40”B và 106o17’26” Đ, ấp Lộc Chánh, Lộc Giang, nằm sát tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, ngay trên thềm phù sa cổ, cao hơn mực nước sông 5-7m, cách di tích An Sơn 800m về hướng Đông Nam.
Địa điểm Lộc Giang được L. Malleret nhắc tới lần đầu tiên vào năm 1963, như một di tích Óc Eo.
Tháng 3 năm 1978, giáo sư Lê Xuân Diệm đã tiến hành khảo sát khu vực này, và gọi tên là di tích Lộc Chánh. Trong lần khảo sát này đoàn đã thu lượm những hiện vât trên bề mặt và quan sát trắc diện do nhân dân đào đất tạo nên. Theo Lê Xuân Diệm, tầng văn hóa bào gồm than tro nhiều màu sắc, có lẫn các mảnh gốm dày tới 2m.
Đầu năm 1988, di chỉ được bảo tàng Long An phối hợp với Viện Khảo cổ tiến hành khai quật với quy mô 20m2.
Năm 1992, Bảo Tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát lại di tích và nhìn nhận đây là một di tích có ý nghĩa khoa học rất lớn, cần được nghiên cứu sâu kỹ.
Năm 1993, Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo Tàng Long An tiến hành khai quật lần thứ hai di tích. Đoàn khai quật mở một hố thám sát ở sườn đông nam của gò, cách đỉnh gò từ 0,8m – 1m, sau đó mở rộng hố này thành một hố khai quật diện tích 15m2; mở 2 hố thám sát ở khu vực dưới gò, cách gò hơn 100m về hướng nam, mỗi hố có diện tích 2,25m2; một hố khai quật 30m2 cách hố 115m về hướng nam.
Đồ gốm thu được qua 2 lần khai quật (1992, 1993) giống nhau cơ bản về loại hình, hoa văn và chất liệu, lượng mảnh gốm thu được qua 2 lần khai quật rất lớn ( chỉ riêng năm 1993 đã thu được 11.598 mảnh, nhưng vẫn chưa đồ sộ bằng lượng gốm năm 1992). Gốm ở đây chủ yếu được phân thành 4 loại chính: gốm xương đỏ, gốm xương đen, gốm miết láng xương nâu và gốm Óc Eo.
Ngoài ra còn tìm thấy nhiều mảnh gạch, đất nung và nhiều hiện vật có khả năng là xỉ kim loại.

3. An Sơn
Năm 1938, nhân dân địa phương phát hiện được nhiều hiện vật lạ. Cùng năm này, Malleret và Levy đã đến khảo sát và đào hai hố thám sát, thu được một số công cụ đá, mảnh gốm cổ và một vài viên gạch cổ. Từ kết quả thám sát Malleret cho rằng An Sơn đã trải qua hai thời kỳ nối tiếp nhau là thời đại đá mới và giai đoạn Óc Eo.
Năm 1977, các nhà khảo cổ học Viện khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Ty văn hóa thông tin Long An điều tra lại di tích. Năm 1978, Lê Xuân Diệm cùng các nhà khoa học thuộc hai cơ quan này tiến hành khai quật An Sơn lần thứ nhất. Diện tích khai quật là 144m2 chia là 3 hố. Hố 1 ở đỉnh gò (9x6m), hố 2(10x5) và 3 (10x4m) ở dưới chân, phía đông gò. Kết quả khai quật được Lê Xuân Diệm công bố năm 1978. Lần đầu tiên ở Nam Bộ, có một di tích tiền sử có tầng văn hóa dày 4,50m. Trong tầng văn hóa đã phát hiện dấu vết của nhiều bếp, than tro, 3 ngôi mộ có chôn theo đồ tùy táng, trên 500 hiện vật là công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng các chất liệu đá, đất nung, xương, vỏ ốc…Di tích được xếp vào giai đoạn sơ kỳ thời đại kim khí, có niên đại hơn 4000 năm cách ngày nay.
An Sơn được khai quật lần thứ hai năm 1997, dưới sự chủ trì của Bùi Phát Diệm, cùng sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc Bảo tàng Long An, Viện Khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh, Viện Khảo cổ học và một số nhà khoa học đến từ Nhật Bản. Hố khai quật có diện tích 32m2, được thực hiện trên đỉnh gò. Hai hố thám sát 1x1m và một hố thám sát 2x2m cũng được tiến hành gần đó. Tầng văn hóa dày 4,50m, được chia thành 28 lớp nhỏ theo màu sắc của tích tụ hay 3 lớp lớn theo cấu tạo thổ nhưỡng. Trong tầng văn hóa cũng đã phát hiện được dấu vết của bếp lửa, các nền cứng, các hố chôn cột và các công cụ lao động, đồ trang sức, đồ dùng. Qua thống kê, so sánh diễn biến về loại hình của các đồ đựng bằng gốm và các công cụ đá, các tác giả phân chia thành ra được 4 giai đoạn phát triển liên tục ở các di tích An Sơn, trong thời đại đá mới, tuy chưa thể chỉ ra những lớp nào thuộc giai đoạn nào. Mười ba mẫu than được phân tích bằng phương pháp carbon phóng xạ đã cung cấp một hệ thống niên đại của các di tích liên tục từ 4000 năm đến 3000 năm trước đây.
Tháng 12 năm 2004, đoàn công tác của Bào tàng Long An và Viện KHXH vùng Nam Bộ, do TS. Phạm Quang Sơn làm trưởng đoàn, đã tiến hành khai quật di tích An Sơn lần thứ 3, trong 2 tuần đầu còn có 14 sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành khảo cổ học, khoa Sử, trường ĐH KHXH & NV TP Hồ Chí Minh tham gia.
Trong đợt khai quật này có 3 hố đào và 5 hố thám sát, tổng diện tích 313m2. Hố 1(H1) nằm ở rìa phía đông của gò, có địa thế tương đối cao và dốc, kích thước 6x4m; hố khai quật 2 (H2)được mở ở phía tây hố 1, nằm giữa hố 1 và gò Núi Đất, kích thước 8x12m; hố 3 (H3)nằm ở phía nam cách hố 2 17m, kích thước 17x10m, trong quá trình khai quật, hố được mở rộng thêm 5m2 ở góc đông bắc và 18m2 ở góc tây bắc; các hố thám sát đều có kích thước 2x1m, TS1 được thực hiện ở phái nam H1 nhằm khảo sát hiện trạng tầng văn hóa, TS2 ở phía bắc H2 nhằm xác định vị trí hố khai quật năm 1978, các hố TS3,4,5 nằm trên cùng một đường thẳng nối liền H2 và H3 giúp cho việc xác định cấu trúc địa tầng cho cả khu vực.Bề dày văn hóa là 1,50m – 1,80m ở sườn gò và khoảng 4m- 4,5m ở đỉnh gò, chia thành 4 lớp cơ bản,
Đợt khai quật này đã thu được 703 tiêu bản hiện vật đá gồm nhiều nhất là rìu có vai, rìu tứ giác, công cụ đục, dao, bàn mài, hòn nghiền và bàn nghiền… Bên cạnh đó còn có một số công cụ được chế tác từ xương và sừng cá loài thú: công cụ mũi nhọn, lưỡi câu, giáo,... và cả hạt chuỗi bằng võ nhuyễn thể. Nhiều xương, răng động vật: chim, cá, mai rùa, sừng hươu,…đã được thu thập.
Đồ gốm An Sơn thu được với số lượng lớn, được làm bằng đất sét với hàm lượng cát khá cao. Chất lượng gốm thay đổi với độ cứng giàm dần cùng với sự tăng lên của hàm lượng bã thực vật trong xương gốm cũng như sự tăng lên về độ dày và kích thước của đồ đựng. Màu sắc gốm có sự chuyển biến từ sắc nâu đen – nâu đỏ - nâu vàng – vàng nhạt rối đến màu đỏ tươi – đỏ sắc xỉn. Loại hình gốm khá đa dạng: nồi thân hình cầu, bình thân hình cầu có chân đế, hũ, thố, đĩa nông lòng, tô sâu lòng, bát bồng, ly hình trụ có chân đế, cà ràng…trong đó có thể nhận thấy có sự ổn định dương như từ sớm đến muộn của loại nồi có dáng hình con tiện. Sự xuất hiện và dần chiếm ưu thế ở giai đoạn sau của loại thố thân hình trụ, loại nồi, vò có dáng cổ đứng, kích thước lớn. Đồng thời cũng có thể thấy được sự chuyển biến của loại hình gốm có trang trí ở vành mép với việc chiếm ưu thế cùa loại đĩa nông lòng có vành miệng được nặn – ấn tạo thành viền mép, trong khi đó đến giai đoạn muộn hơn dần được thay thế bởi loại đồ đựng sâu lòng miệng trang trí cắt hình răng cưa và sau đó chỉ đơn giản với những nét gạch chìm chéo song song nhau.
Kết quả của đợt khai quật lần này đã giúp xác định được tại An Sơn đã tồn tại riêng biệt nhiều loại hình di tích khác nhau như khu cư trú, công xưởng làm gốm, nghĩa địa. Niên đại của di tích theo những người thực hiện có thể kéo dài đến khoảng 2500 BP.
Những kết quả nghiên cứu ngoài được trình bày trong báo cáo còn được nhiều nhà khoa học công bố những vấn đề của đợt khai quật trong Hội thảo NPHMVKCH năm 2004: Nguyễn Lân Cường – Về những di cốt người cổ ở An Sơn (Long An) qua lần khai quật thứ 3, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Trịnh Thị Kim Qúy – Sưu tập hạt chuỗi ở di tích An Sơn và Công cụ xương và sừng ở An Sơn đợt khai quật năm 2004, Nguyễn Quốc Mạnh – Một số loại hình gốm di chỉ An Sơn qua lần khai quật thứ ba 2004…
4. Rạch Nhum
Tọa độ địa lý 10o53’17” vĩ độ Bắc, 106o20’38” kinh độ Đông.
Địa điểm khảo cổ học Rạch Nhum thuộc ấp Tân Quy Thượng, xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, Long An, nằm phía Bắc rạch Nhum, nằm tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, cách bờ 300m.
Gò Rạch Nhum có độ cao 0,5m so với mặt ruộng xung quanh, rộng khoảng 200m2, nề mặt bị san phẳng đào mương để mương để trồng điều, đậu phộng và canh tác lúa. Đây là địa điểm nằm trong khu vực đất thấp ven sông rạch, chịu tác động nhiều bởi nước sông Vàm Cỏ và các rạch nhỏ xung quanh. Đất di chỉ là đất sét pha cát, xốp, màu xám vàng hoặc xám nâu.
Di tích được khảo sát lần đầu tiên năm 1987, lần thứ hai năm 1996. tuy nhiên chỉ thu được một rìu đá, một vài mẫu thủy tinh, một số mẫu gốm cổ, trong đó có một số là gốm Óc Eo.
Rạch Nhum được xem là một di chỉ tiền sử có tính chất giống di chỉ Rạch Heo, Đức Huệ (nằm bên phải sông Vàm Cỏ Đông), nằm ở vùng đất thấp gần sông rạch
5. Gò Cao Su
Di chỉ khảo cổ Gò Cao Su thuộc ấp Nhơn Hòa 1, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa. Gò Cao Su nằm cách sông Vàm Cỏ Đông 4km về hướng đông bắc. Nhân dân địa phương còn gọi gò này là gò Chùa. Tên gọi Gò Cao Su có từ thời thuộc Pháp, bởi trên gò có trồng nhiều cây cao su.
Gò hình bầu dục, diện tích khoảng 4000m2, song khu vực phân bố mảnh gốm chỉ tập trung ở đỉnh gò. Giáp chân gò, phía bắc là một bầu nước hình bầu dục, dài khỏng 70m, rộng 30m.
Địa điểm Gò Cao Su được phát hiện ngẫu nhiên năm 1988 – 1989. Được nghiên cứu bởi Bảo tàng tổng hợp Long An, và được xếp vào thời Tiền sử, với tên là Gò Chùa.
Cuối tháng 12 năm 1993- đầu năm 1994, phòng cổ học Lịch Sử thuộc Viện khỏa cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo Tàng Long An tiến hành khảo sát lại địa điểm Gò Cao Su ( Gò Chùa). Trong lần khảo sát này đã tiến hành đào 2 hố thám sát trên khu vực đỉnh gò. Tổng diện tích là 7m2. Hố thứ nhất nằm giữa đỉnh gò, hố thứ hai cách hố thứ nhất 5m về hướng đông.
Hố thứ nhất sâu 1,25 m gồm 7 lớp đào. Hố thứ hai, sâu 1m, gồm 4 lớp đào. Ở cả hai hố đều có sinh thổ là lớp cát màu trắng, pha sét vàng nhạt, tươi xốp. Hiện vật tìm thấy gồm nhiều mảnh gốm vỡ, chân cà ràng, quai gốm và một vài mảnh đá.
Qua địa tầng và di vật của đợt khảo sát này có thể bước đầu kết luận, Gò Cao Su là một di chỉ cư trú, và có khả năng tìm được những dấu vết văn hóa tiếp giáp với văn hóa Óc Eo, niên đại của di tích có thể nằm trong khoảng sơ kỳ dồ sắt đến đầu công nguyên.
Tháng 12 năm 1994, đầu năm 1995, Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo Tàng tổng hợp Long An tiến hành khai quật địa điểm này. Đợt khai quật lần này mở một hố với diện tích 24m2, trên đỉnh gò cách hố thám sát thứ nhất năm 1993 1m về hướng tây. Hố đào sâu tới 1, 97m với 13 lớp đào.
Hiện vật thu được nhiều nhất vẫn là những hiện vật gốm: 68.733 tiêu bản trong đó 63.854 tiêu bản là các mảnh gốm vỡ, 4903 cục đất nung, mảnh khuôn đúc rìu, bi gốm, mảnh cà ràng, nắp đậy gốm có trang trí, dọi xe chỉ, mảnh nồi nấu kim loại, chậu gốm, quai gốm,…Gốm Gò Cao Su bên ngoài lớp xương gốm đều có phủ một lớp áo gốm, lớp áo này có sự thay đổi theo trình tự sớm muộn. Gốm các lớp sớm thường có màu vàng nhạt, nâu, hồng, xám đen, đỏ gách, trắng mốc – xám… Ở các lớp đào bên trên, ngoài các màu kể ở lớp dưới còn có sự gia tăng rất lớn số lượng các mảnh gốm áo đỏ ( đỏ tươi, hoặc đỏ gạch). Lớp áo này dễ bong tróc, làm lộ ra lớp xương gốm bên trong màu xám đen. Bên cạnh đó,ở giai đoạn muộn vẫn duy trì loại gốm áo màu trắng mốc. Đáng chú ý là loại gốm màu đen, bóng, được miết láng, bóng như sừng, có mảnh rất mỏng, chỉ tìm thấy ở lớp trên. Loại gốm này tuy mỏng nhưng rất cứng, độ nung cao, tinh tế, một loại gốm phổ biến trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo. Gốm ở đây được sản xuất bằng hai loại nguyên liệu: đất sét thông thường và đất sét trắng, có pha thêm cát và bã thực vật. Gốm ở đây được sản xuất bằng 2 phương pháp: bàn xoay gốm và nặn tay. Kỹ thuật tạo hoa văn phổ biến ở cả giai đoạn sớm và muộn là kỹ thuật khắc vạch (1 răng hoặc nhiều răng) chải ( chải nét to và chải mịn nét nhỏ). Ở lớp trên xuất hiện và phổ biến (từ lớp 5) các kỷ thuật in ấn, văn thừng và văn đắp nổi. Các kỹ thuật tạo hoa văn này được sử dụng kết hợp với nhau, tạo ra nhiều mô típ hoa văn khác nhau (theo thống kê, có tới 70 mô típ)
Trong đợt khai quật này cũng phát hiện 5 mảnh hiện vật có khả năng là công cụ đá, nhiều chày nghiền, bàn mài, quả cân đá và một linga đá. Đoàn khai quật cũng đã tìm thấy 13 cục quặng Hematit màu đỏ ở các lớp muộn (I, II, III) và cả các lớp sớm hơn (V-IX). Tuy không tìm thấy một hiện vật kim loại nào còn nguyên vẹn nhưng đã tìm thấy nhiều mảnh rỉ đồng, rĩ sắt, và đất có dấu tích kim loại.
Niên đại Gò Cao Su qua lần khai quật này được xác định gồm hai lớp văn hóa sớm, muộn, phát triển liên tục: lớp văn hóa thứ nhất từ khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN đến đầu Công nguyên; lớp văn hóa thứ hai muộn hơn kéo dài từ đầu Công nguyên đến tiếp xúc với văn hóa Óc Eo. Kết quả giám định C14 là 3.370+/-80 BP ( độ sâu 1,15m, ở lớp đào 10); 2.650 +/- BP (0,5m, lớp đào 3) .
6. Gò Cây Da
Địa điểm khảo cổ học Gò Cây Da nằm ở ấp Bình Tả II, xã Đức Hoà Hạ, huyện Đức Hoà. Tọa độ địa lý của di tích là 10o49’52” vĩ độ Bắc, 102o28’21” kinh độ Đông. Gò cao 0,8m so với mặt ruộng xung quanh, rộng khoảng 500m2.
Di chỉ được khảo sát lần đầu tiên năm 1987, lần thứ hai vào năm 1996. Hiện vật thu được gồm một số mảnh gốm màu nâu hoặc màu đen, xương gốm khá chắc do chất liệu sét pha cát và võ nhuyễn thể nghiền nhỏ, và được nung ở nhiệt độ khá cao, mặt ngoài được trang trí văn thừng và văn chải; một số mảnh gốm mịn đặc trưng của gốm Óc Eo.
Gò Cây Da được xem là một di chỉ cư trú có 2 giai đoạn phát triển sớm muộn khác nhau, trong đó giai đoạn sớm thuộc vào thời kỳ tiền sử và giai đoạn tiếp theo là nơi cư trú của cư dân văn hóa Óc Eo.
7. Gò Nổi
Địa điểm khảo cổ học Gò Nổi thuộc ấp Bình Tiền, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa. Tọa độ địa lý là 10o47’21” vĩ độ Bắc, 106o27’38” kinh độ Đông.
Gò cao hơn 1m so với mặt ruộng xung quanh, rộng khoảng 500m2, nằm trong khu vực đất ven sông rạch, chịu tác dộng nhiều của mực nước sông nên bề mặt di tích bị xâm thực, bóc mòn.
Gò Nổi được khảo sát lần đầu tiên năm 1989, lần thứ hai năm 1995. Kết quả 2 lần thám sát cho thấy tầng văn hóa di chì gồm nhiều lớp đất khác nhau, xen kẽ ( đen, đỏ, vàng nhạt, xám trắng) tương tự ở Lộc Giang và Gò Xoài, nhiều mẫu gốm ở đây mang đặc điểm của loại hình gốm Rạch Rừng và Gò Xoài. Tạm thời những kết qảu khảo sát cho thấy đây là một di tích khảo cổ thởi Tiền Sử nằm gần sông rạch, vùng đất trũng.
8. Gò Xoài.
Tọa độ địa lý 10o47’42” vĩ độ Bắc, 106o25’20” kinh độ Đông. Thuộc ấp I, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, nằm sát ngay tả ngạn sông Vàm Cỏ. Di chỉ là một gò đất đỏ nằm trong khu vực đất đen, hiện được người dân sử dụng để trồng rau màu và cây ăn quả.
Di tích được phát hiện năm 1987 bởi Bùi Phát Diệm, đã được ghi nhận có nhiều tầng văn hóa, với nhiều mảnh gốm cổ màu xám vàng hoặc xám nâu và nhiều mảnh di cốt động vật vỡ vụn.
Năm 1995, Bảo Tàng Long An tiến hành khảo sát và đào thám sát. Mặt cắt hố thám sát ở phần cao nhất phía Tây gò cho thấy tầng văn hóa có 5 lớp, sâu 0,95m. Hiện vật thu được gồm nhiều mảnh gốm cổ có xương trắng mốc, màu đỏ hồng, xám, gốm màu nâu đen và màu xám đen và một vài mảnh gốm mịn Óc Eo màu trắng xám. Ngoài ra còn thu được một số hòn đất nung màu đỏ gạch và một mảnh răng nhỏ màu xám trắng, được đóan định là răng voi.
Những người khảo sát đã nhận định Gò Xoài là một di chỉ cư trú tuy cao nhưng gần nguồn nước, bị xâm thực bởi chiều dài và chiều rộng bởi sông Vàm Cỏ Đông. Gốm Gò Xoài dễ nhận biết màu sắc, chất liệu và hoa văn, xương gốm làm bằng đất sét pha nhiều cát thô, độ nung không đều; hoa văn chủ yếu là văn chải kết hợp văn khắc vạch. Về niên đại, Gò Xoài được xac định thuộc giai đoạn tiền sử có thể kéo dài đến thời kỳ văn hóa Óc Eo.
9. Giồng Trôm
Địa điểm khảo cổ học Giồng Trôm thuộc địa phận ấp 4 xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Huệ. Tọa độ địa lý 10o56’41” vĩ độ Bắc, 106o16’31” kinh độ đông. Cách bờ phải sông Vàm Cỏ Đông khoảng 1km. Di chỉ là một gò cao 0,7m so với mặt ruộng xung quanh, diện tích khoảng 500m2. Đất ở đây màu xám trắng, thuộc dạng đất xám trên phù sa cổ.
Năm 1987, do Ty Văn hóa – Thông tin Long An phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát lần thứ nhất. Năm 1995, di chỉ được khảo sát lần thứ hai. Nhiều mảnh gốm cổ và rìu đá, bàn mài được phát hiện trên bề mặt; qua hai hố thám sát ở đông bắc và tây nam di chỉ tầng văn hóa ở đây dày khoảng 30 – 40cm, gốm có các loại: gốm thô xương đen và gốm nâu miết láng; một ít gốm mịn Óc Eo ở lớp trên.
Địa điểm Giồng Trôm được nhận định là một di tích tiền sử rộng nhưng tầng văn hóa mỏng và được tiếp nối bởi một giai đoạn văn hóa Óc Eo sau đó.
10. Rạch Heo
Rạch Heo thuộc ấp I, xã Mỹ Hạnh Đông huyện Đức Huệ. Tọa độ địa lý 10o52’11” vĩ độ Bắc. 106o20’08” kinh độ Đông, sát hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một cụm gồm 3 di chỉ:
- Gò Tháp I rộng 1.500m2 cao 2m so với mặt ruộng xung quanh.
- Gò Tháp II, cách gò tháp I khoảng 100m, rộng 1.000m2, cao 1m so với mặt ruộng xung quanh.
- Gò Tháp III, cách gò Tháp II khoảng 100m, rộng khoảng 1.200m2 cao 3m so với mặt ruộng xung quanh.
Đây là khu vực vùng trũng thấp ven sông, chịu ảnh hưởng của sông Vàm Cỏ Đông và các rạch nhỏ xung quanh.
Địa điểm Rạch Heo được khảo sát nhiều lần vào những năm 1989, 1994 và 1995 do Bảo Tàng Long An phối hợp với Viện Khoa học xã hội tại TP HCM. Nhìn chung, hiện tượng xâm thực và quá trình canh tác của nhân dân đã làm cho di chỉ bị hủy hoại nhiều. Gốm cổ xuất lộ trên bề mặt. Trong một hố thám sát tầng văn hóa được ghi nhận từ mặt gò xuống độ sâu 1m. Hiện vật thu được gồm có một số mảnh gốm tiền sử mỏng, màu đỏ hoặc nâu đỏ với hoa văn thừng và văn chải. Theo người dân, trước đây còn thu được một số rìu đá.
Địa điểm này được nhân định là một cụm di tích tiền sử có tầng văn hóa mỏng nhưng diện tích phân bố rộng nằm sát bờ phải sông Vàm Cỏ Đông.



. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
1. Đời sống Kinh tế - xã hội của cư dân vùng trung và hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông
1.1 Kinh tế.

Hoạt động nông nghiệp.
Việc đã từng tồn tại trong khu vực này những hoạt động sản xuất nông nghiệp từ rất sớm đã không còn là giả thuyết. Những cư dân nơi đây đã biết làm kinh tế sản xuất, không đơn thuần là kinh tế chiếm đoạt tự nhiên. Việc tồn tại những di tích có địa tầng dày đáng kể tương ứng với thời gian cư trú lâu năm và không gián cách, nghĩa là cư dân vùng này phải có một cơ sở thiết yếu đảm bảo cho sự tồn tại của mình và nếu chỉ có kinh tế tự nhiên rất khó đảm bảo được đều này – đó là một bằng chứng gián tiếp cho sự tồn tại của một hoạt động sản xuất. Và đó phải là nền kinh tế nông nghiệp, hiển nhiên theo hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Qua bộ sưu tập những hiện vật thu được ta thấy chính xác hơn đó là một nền nông nghiệp không dùng cày, sức kéo.
Kết quả bước đầu của cuộc khai quật An Sơn lần thứ 4 đã cho thấy những bằng chứng cho sự tồn tại của những hạt lúa trồng (không phải lúa trời), trong thành phần một loại gốm thô ngừơi ta phát hiện nhiều mảnh gốm có pha toàn vỏ lúa.
Di chỉ Lộc Giang, được xem là cùng thời với An Sơn, tuy chưa tìm được những bằng chứng trực tiếp “nhưng qua sự tiến bộ của đồ đá và đồ gốm, có thể nghĩ rằng cư dân cổ ở Lộc Giang đã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Cư dân dùng rìu để phát quang, vỡ đất trồng lúa, tuy nhiên một công cụ thường gắn liền với nông nghiệp là chiếc cuốc lại không tìm thấy. Tuy nhiên cũng phái nhớ rằng vùng đất này ngày nay khá khô và cứng, tuy nhiên, cách đây 3000 – 4000 năm, đây là một vùng đất mềm, trên thềm rìa của phù sa cổ phủ lên một lớp phú sa mới bồi đắp khoàng 20cm – 30cm, đất mềm và màu mỡ, chỉ cần một cây gỗ nhỏ cũng có thể chọt lỗ, tra hạt, một hình thức canh tác mà đến ngày nay vẫn còn duy trì. Đương nhiên là những cành cây ấy khó có thể còn lại đến ngày nay. Cũng có thể, để xới đất, thay vì dùng cuốc, người ta có thể dùng các loại rìu, bôn, hoặc rìu bôn những loại hình hiện vật chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các hiện vật đá. Những công cụ trong cả hệ văn hóa Đồng Nai nói chung thường là những công cụ “phổ rộng” – công cụ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau, nhất là ở khu vực khan hiếm công cụ đá như vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông. Trong các di tích đã khai quật trong khu vực này, không hoặc chỉ có một vài chiếc dao đá – một loại công cụ được xem là công cụ thu hoạch ( một số ý kiến chức năng của những công cụ này đơn giản là dao hay nạo ). tuy nhiên về vấn đề thu hoạch, tùy thuộc vào đối tượng sẽ thu hoạch mà công cụ phải như thế nào hoặc cần thiết có công cụ để thu hoạch hay không. Đối với các loại lúa trồng trên cạn, cứng, dai nên nhất thiết phải có công cụ, còn “ở Đông Nam Á, đối tượng thu hoạch là lúa nước, giai đoạn đầu công cụ thu hoạch không phải là chuyện thiết yếu” . Lúa hoàn toàn có thể thu hoạch bằng tay, khi mà những bàn tay ấy không “yếu ớt” như bàn tay con người ngày nay. Cũng có thể tìm thấy một cách thu hoạch lúa rất đặc trưng của vùng sông nước, sình lầy ở Tây Nam Bộ là dùng cây gạt những bông lúa vào khoang thuyền, ghe rồi dùng cây đập cho những hạt lúa rơi vào thuyền, ghe. Và những kết quả nghiên cứu lịch sử hình thành khu vực này ở phần trên đã cho thấy, vào khoảng 4000 BP, nước biển bắt đầu rút sau một đợt dâng cao và vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông là một vùng đầm lầy với những gò hình thành trên thềm phù sa cổ cao hơn – được chọn làm nơi cư trú, việc trồng lúa ở vùng đất ẩm ướt, thường xuyên ngập nước, thì cách thu hoạch như trên cũng có thể là một giả thuyết.
Ở di chỉ Gò Cao Su tuy chưa tìm thấy những hạt lúa hay võ trấu nhưng nằm trong cùng một truyền thống văn hóa của các cư dân tả ngạn, hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông, với niên đại muộn hơn ( thời kỳ đồ sắt, niên đại sớm nhất là khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên), cư dân Gò Cao Su chắc chắn là đã làm nông nghiệp hay phải nói đúng hơn là nghề nông đã trở thành hoạt động kinh tế chính.
Tuy nhiên có vẻ như sản xuất nông nghiệp giai đoạn đầu chưa thể phát triển thuận lợi bởi vì vùng đất này vẫn đang nằm trong vòng ảnh hưởng trực tiếp của biển. Môi trường tự nhiên tuy không thuận lợi cho trồng trọt nhưng sản vật nơi đây lại rất dồi dào, không chỉ là sản vật của vùng Đông Nam Bộ mà còn bao gồm những tài nguyên sinh vật của vùng phù sa mới đang hình thành ở Tây Nam Bộ. Sự phong phú giàu có về tài nguyên đã tạo nên cuộc sống tương đối ổn định nơi đây. Cư dân trong vùng biết đánh bắt thủy hải sản và săn thú để tìm nguồn đạm động vật cho bữa ăn của mình. Những công cụ phục vụ vho hoạt động này được tìm thấy trong nhiều di chỉ, gồm cá loại: mũi nhọn, lao, giáo, lưỡi câu, chì lưới…được tạo ra từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như: đá, xương – sừng, đất nung,…Nhiều răng, xương động vật đã được tìm thấy trong di tích An Sơn là một minh chứng cho những gì đã được trình bày trên: mễn (muntiacusk muntiac), chồn Ngân Hương, mèo rừng (felis sp), Vọc (semnopithecus sp), cheo cheo (tragalus sp), kỳ đà Mốc (Varanus cf Salvator), khỉ (Macasa),hươu (cxervus porcinus, cervus eldi), nai Cà toong, tê giác, cá sấu, rùa, rái cá, cua bể, …một số lượng lớn vỏ nhuyễn thể có nguồn gốc biển được dùng pha chung với xương gốm, lưỡi câu bằng xương cá…Bên cạnh việc săn bắt các động vật tự nhiên, cư dân nơi đây còn biết thuần hóa các động vật thành vật nuôi, tuy người ta mới chỉ tìm thấy một ít xương chó nhà và lợn nhà trong di chỉ An Sơn nhưng đó đã là một dấu hiệu cho sự phát triển của việc chăn nuôi, của việc con người ngày càng biết sản xuất chứ không chỉ là khai thác thiên nhiên.
Ngoài ra các hoạt động thủ công nghiệp ở nơi đây cũng khá phát triển, với các nghề : làm đồ gốm, đồ đá, đồ xương sừng, dệt vải, đúc kim loại…
Kết quả nghiên cứu đồ gốm ở những di tích đã được khai quật nghiên cứu cho thấy sự phát triển trong nghề làm gốm ở cư dân vùng này. An Sơn đã được nhiều nhà khoa học nhận định là một nơi sản xuất gốm bằng nguyên liệu tại chổ . Bằng chứng mà các nhà khảo cổ học đưa ra là những gò nhỏ trong lòng hố khai quật với những lớp đất cứng, mềm và than tro xen kẽ nhau, rất có khả năng là nơi dùng để nung gốm ngoài trời . Ở Gò Cao Su, tuy chưa tìm thấy những dấu vết nung gốm, nhưng dựa vào lượng gốm thu được, sự phát triển của các loại hình gốm, xương gốm, độ nung gốm, những người khai quật cũng đã khẳng định,nơi đây cũng là một nơi sản xuất gốm , thậm chí ở đây người ta còn tìm thấy những mảnh khuôn đúc bằng đất nung chứng tỏ người dân đã phải hiểu rất rõ về việc nung gốm. Kỹ thuật làm gốm cũng có bước phát triển qua các giai đoạn phát triển trong vùng. Ở An Sơn và Lộc Giang, qua nhiều cuộc khai quật, đã ghi nhận, gốm chủ yếu được làm bằng phương pháp bàn đập con kê, phương pháp dải cuộn ; ở gia đọan muộn hơn, trong di tích Gò Cao Su, trừ những hiện vật như : bi gốm, chày gốm, tay cầm gốm, diềm gốm, bàn đập gốm,… phải làm bằng tay, còn lại hầu hết hiện vật gốm đều được tạo dáng bằng bàn xoay gốm. Lượng gốm sản xuất ra, ngoài phục vụ cho cư dân trong cộng đồng, ắt hẳn chúng đã trở thành những hiện vật đem trao đổi giữa các cộng đồng với nhau. Tuy ở vào các giai đoạn khác nhau nhưng các di chỉ An Sơn, Lộc Giang, Đồng Canh Nông, Gò Cao Su có chung một truyền thống san xuất đồ gốm với những đặc trưng sau: đồ gốm được miết láng với 2 loại dày và mỏng; đồ gốm có pha cát và một tỉ lệ nào đó bã thực vật, xương gốm màu xám nhạt; gốm có hai màu áo khác nhau giữa bên trong và bên ngoài; kỹ thuật tạo hoa văn là chải, đập thừng, in ấn, khắc vạch, nhưng đặc biệt thích sử dụng phương pháp chải; hoa văn trang trí vốn là truyền thống của vùng là motip sóng nước và việc sử dụng kết hợp nhiều motip hoa văn trang trí trên một đồ án phối hợp với hoa văn sóng nước,…
Nghề chế tạo, gia công công cụ đá cũng là một hoạt động thủ công khá phát triển. Những hiện vật đá ở đây thường được chế tạo bằng các loại đá phiến biến chất, đá sừng, sa thạch,…những loại đá này vốn chỉ có thể tìm thấy ở vùng thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông và sông Đồng Nai. Tuy vậy, những mảnh công cụ, những bàn mài được tìm thấy đã làm các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng những công cụ này được chế tạo tại chổ với truyền thống là sự chiếm ưu thế của công cũ rìu không vai so với rìu có vai, khác với truyền thống của Đồng Nai lúc bấy giờ là sự chiếm ưu thế của công cụ có vai. Những công cụ đá với thân được chuốc bóng, lưỡi sắc, dáng cân đối đã thể hiện trình độ cao của kỹ thuật chế tác đồ đá. Bên cạnh những kỹ thuật ghè, đẽo, đã xuất hiện những kỹ thuật mài, cưa, khoan, đục…
Các di tích khu vực này hầu hết đều được xếp vào giai đoạn kim khí, tuy nhiên ở An Sơn, Lộc Giang vẫn chưa tìm thấy những công cụ kim loại hay dấu tích của việc chế tạo công cụ kim loại. Điều này có thể giải thích bằng sự vắng mặt của nguồn nguyên liệu quặng kim loại. Đến giai đoạn phát triển của Gò Cao Su, vào khoảng thiên niên kỷ I BC, kỹ thuật đúc đồ kim loại đã xuất hiện và phát triển, đó có thể là kết quả của một quá trình không ngừng phát triển bên trong cộng đồng cư dân và quá trình mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài, những nơi có nguồn quặng kim loại.
Trong tất cả những nghề thủ công nơi này, có lẽ nghề chế tác đồ xương sừng là đặc điểm nổi bậc nhất. Sự khan hiếm về nguồn nguyên liệu đá và gốm đã buộc cư dân nơi đây phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu của thiên nhiên. Những hiện vật được chế tạo bằng xương – sừng có độ dày mỏng khác nhau, hình dáng khác nhau chứng tỏ sự thành thạo của những người thợ chế tạo ra chúng. Những hiện vật này không chỉ là những công cụ lao động mà còn có cả những đồ trang sức.
Ngoài các nghề kể trên, có lẽ cư dân cổ vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông còn biết đén nhiều nghề thủ công khác như xe sợi, dệt vải, đóng bè, đan lát, nghề mộc,… Đối với nghề mộc, tuy ở đây chưa tìm thấy những dấu vết của những hiện vật gỗ được gia công nhưng rõ ràng ta có đủ lý do để tin rằng đã có sự tồn tại của nó. Thứ nhất với sự khan hiếm của công cụ như đã trình bày, cả nguồn nguyên liệu xương sừng còn được tận dụng thì không có lý do gì cư dân nơi đây lại từ chối nguồn nguyên liệu dồi dào xung quanh mình – thực vật. Một thân cây nhỏ vác nhọn đã có thể trở thành một chiếc lao đâm cá hữu hiệu. Nhiều chiếc rìu đá được tìm thấy ở các di tích An Sơn, Lộc Giang có vẻ như khá ít so với quy mô cộng đồng, những vũ khí bằng gỗ có thể là những công cụ đắc lực. Thứ hai người ta cũng phải chế tạo gỗ để làm cán cho rìu, bôn, làm bẫy thú, làm bè thuyền,…Thứ ba, người ta còn tìm thấy ở An Sơn nền đất với những lỗ tròn hình trụ, có đường kính tương tự nhau,trong khoảng 10 -12cm, có thể là lỗ cột, đây có thể là vết tích còn sót lại của một ngôi nhà bằng cây lá , nếu đều này là chính xác thì cư dân nơi đây còn biết đẽo cột làm nhà. Những chiếc cột gỗ vẫn còn chưa tìm thấy trong khu vực này nhưng ở di tích Gò Rạch Rừng (sát bờ phải sông Vàm Cỏ Tây, thuộc huyện Mộc Hoá, Long An, có niên đại C14 ở độ sâu 1,7m là 2800+/- 45 năm BP) đã phát hiện ở độ sâu 0.75m nhiều mẫu cọc gỗ, đầu được đẽo nhọn, cắm thẳng đứng.
1.2 Đời sống văn hóa – xã hội.
Những cư dân đầu tiên đến vùng đất này đã lựa chọn những vùng gò cao giữa một vùng đất sình lầy ẩm thấp làm nơi cư trú. Họ sống quần cư thành những “làng”, cùng nhau săn bắn, cùng nhau trồng trọt, làm gốm, chế tạo công cụ,…
Thời gian đầu lao động vì mục đích sinh tồn là chính. Sau này khi mà cuộc sống đã dần ổn định hơn, họ dần dần quan tam đến việc làm ra những sản phẩm làm đẹp cho cuộc sống.
Ban đầu họ cư trú chủ yếu ở vùng trung lưu, về tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, bởi đây là rìa của khối phù sa cổ Đông Nam Bộ, được phủ một lớp phù sa mỏng với môi trường vừa có những sinh vật của vùng phù sa cổ và những sinh vật của vùng phù sa mới, ngập mặn chịu tác dụng của biển. Theo thời gian, có lẽ do áp lực về dân số buộc con người phải di cư xuống các vùng thấp hơn với số lượng đông, những di tích như Rạch Heo, Giồng Trôm với diện phân bố rộng nhưng mỏng.
Cư dân tồn tại và phát triển gắn liền với những dòng sông. Dấu ấn sông nước đã in sâu trong tư duy cư dân vùng sông Vàm Cỏ. Việc họ dùng màu đen để tô cho các đồ gốm có thể lý giải đó là màu của bùn đất đen, màu của vùng đất đầm lầy vốn đã gắn bó với họ, thậm chí cả những công cụ đá cũng được chuốc bên ngoài một lớp màu đen. Họ dùng vỏ sò ốc làm vòng chuỗi. Trong đợt khai quật năm 2004, đoàn khai quật đã tìm thấy ở An Sơn 2094 hạt chuỗi, có màu trắng ngà, có vân ở thân, với nhiều dạng khác nhau như: hình trụ tròn dài, hình ovan thuôn dần ở hai đầu, hình trụ không tròn đều hoặc dẹt, hình trụ tròn nhỏ như đầu tăm. Đồ trang sức được chế tạo từ vỏ nhuyễn thể đã được phát hiện nhiều trong các di chỉ ở vùng phụ cận miền Trung và Nam Bộ. Tuy nhiên những hiện vật đó chỉ là vòng, khuyên tai. Hạt chuỗi làm bằng vỏ nhuyễn thể là những di vật hiếm hoi.
Sống trong khu vực chuyển tiếp giữa hay miền Đông và Tây Nam Bộ với sông Vàm Cỏ Đông chảy như một con hào tự nhiên, cư dân nơi đây được ưu đãi bởi những sản vật của rừng và biển, một mọi trường sinh thái đa dạng với sản vật dồi dào. Cư dân lưu vực sông Vàm Cỏ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các cư dân ở lưu vực sông Đồng Nai, vì vậy trong khi các cư dân ở đó đã đạt đến một trình độ cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì các cư dân sông Vàm Cỏ vẫn còn tiếp tục phát triển theo hướng khai thác những ưu đãi của tự nhiên.
Dù vậy, qua một quá trình phát triển trong lòng xã hội cư dân trong vùng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Trong cộng đồng, có một số ít người có địa vị cao hơn, giàu có hơn những thành viên còn lại. Trong đợt khai quật An Sơn năm 2006, các nhà khoa học đã tìm thấy một ngôi mộ có ký hiệu 06ASH3M1, người chết được chôn tách biệt, nằm hơi xa về phía trước khu mộ chung, gò nổi cao, đồ tùy táng hết sức phong phú, có thể suy đoán người quá cố là một người có địa vị quan trọng trong cộng đồng. Đây là một bằng chứng cho hiện tượng phân hóa xã hội trong xã hội cổ. Ở Gò Cao Su người ta còn tìm thấy một hiện vật khá giống vương miện bằng đất nung, đây có thể là một vật dụng biểu hiện quyền lực(?)
Hiện chưa tìm thấy những tín hiệu thể hiện những niềm tin tôn giáo sơ khai của cộng đồng cư dân trong giai đoạn đầu. Nhưng ở khoảng thiên niên kỷ thứ I BC, đá có những bằng chứng cho thấy có thể lúc này Bàlamon giáo đã được du nhập vào cộng đồng cư dân sống trong giai đoạn này. Ở di chỉ Gò Cao Su, người ta đã phát hiện được 11 viên đá có màu sắc rất đẹp, có dấu vết gia công nhưng hoàn toàn không phải dùng để làm công cụ hay đồ trang trí, những viên đá tương tự như vậy cũng được tìm thấy ở Dốc Chùa, những người khai quật cho nó có ý nghĩa tôn giáo, là một loại đá thờ . Ngoài ra trong lần khai quật đó (1994), người ta cũng đã phát hiện một chiếc linga ở độ sâu 0.75m bằng sa thạch, có lẽ còn đang chế tạo dang dở, nếu điều này là đúng thì đây là chiếc linga sớm nhất Việt Nam hiện được biết đến và đạo Bàlamon được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm có thể là tử trước công nguyên.
2. Các di tích vùng trung và hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông trong mối quan hệ với khu vực
Lưu vực hai con sông Đồng Nai – Vàm Cỏ vốn là địa bàn cư trú chính của cư dân thuộc phức hệ văn hóa Đồng Nai, vì vậy cư dân sống trong khu vực đang xét hẳn nhiên là có mối quan hệ với các di tích trong phức hệ văn hóa Đồng Nai.
Trước hết xét về bộ công cụ đồ đá. Hầu hết các loại hiện vật này được chế tạo từ đá theo phân tích thạch học là các loại nham thạch như daxit, anđehit, badan, photanit, phiến thạch, sa thạch…
Loại hình sản phẩm khá phong phú đa dạng, phổ biến nhất là loại rìu, bôn, cuốc, với kỹ thuật ghẻ đẽo là chủ yều. Phần lớn rìu bôn cuốc còn lưu lại dầu vết ghẻ đẽo trên thân. Kỹ thuật mài thường chỉ được sử dụng để mài phần lưỡi và một phần thân. Nhìn chung rùi, bôn, cuốc có hai loại chính có vai và không có vai. Loại không vai chủ yếu có thân dạng hình thang, hình tam giác và hình chữ nhật, nhiều nhất là dạng thân hình thang. Loại có vai gồm chủ yếu là dạng vai xuôi; vai nhọn hiếm thấy...Lưỡi các công cụ rìu, cuốc, bôn thường có rìa lưỡi lưỡi hình cong hoặc lồi nhọn như hình hyperpol, có mặt lưỡi xiên vát không cân đối, có mặt cắt nhang hình bầu dục dẹt, với hai đầu thẳng hình chữ nhật. Hầu như không có dạng hình thoi và hình bán nguyệt
Đục cũng là một loại hiện vật chiếm số lượng khác nhiểu.cũng giống như các loại rùi, cuốc, bôn, đục thường được làm bằng các loại đá daxit, andehit. Phổ biến nhất là loại đục có thân hình trụ bốn cạnh, mặt cắt ngan hình vuông hoặc gần vuông: rìa lưỡi thường vát cân hoặc vát lệch, có độ rộng hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn thân, có chiếc thu hẹp giống như đầu mũi nhọn. Ngoài ra còn có các loại đục có đốc và lưỡi bằng nhau, và loại đục có vai hẹp xuôi, có dáng tương tự như chiếc bôn có vai hẹp, thân rất dài.
Bàn mài ở đây cũng có số lượng lớn và cũng giống như các nơi khác, cũng gồm các dạng bàn mải lõm lòng chải và bàn mài có rãnh lõm lòng máng cắt chéo nhau.
Cũng giống như những cư dân sống trên vùng cao Đông Nam Bộ, cư dân vùng này có lối sống mộc mạc giản dị, bên cạnh đó sự thiếu hụt của nguồn nguyên liệu đá, vì vậy khó hoặc chưa tìm thấy những đồ trang sức bằng đá. Các loại vũ khí bằng đá cũng rất hiếm hoi.
Đồ gốm ở các di tích thuộc phức hệ văn hóa Đồng Nai có mật độ khá cao. Có di tích bình quân lên đên 1200 mảnh/m2. Gốm ở đây có đầy đủ các loại gốm thô, gốm mịn và gốm xốp. Phần lớn gốm ở đây đã được sản xuất bằng bàn xoay. Ở các di tích sớm, độ nung tương đối thấp, gốm bị vỡ thành những mảnh nhỏ, còn các di tích muộn độ nung cao hơn, gốm cứng, những mảnh vở có kích thước tương đối lớn. Gốm ở khu vực này nói chung có hoa văn trang trí tương đối đơn giản so với gốm ở các khu vực khác cùng thời. Hoa văn chủ yếu là văn thừng, văn chải và văn khắc vạch đơn giản. nhìn chung văn thừng cũng như văn chải ở đây thuộc loại mịn, chải chéo nhau. Văn khắc vạch thường là các đường chỉ chìm chạy quanh thân gốm, các đoạn thẳng cắt chéo nhau hoặc song song với nhau tạo thành các hình tam giác liên tiếp quanh miệng gốm, có khi khắc vạch thành hình chữ S, hình răng cưa… Về loại hình, ở dây thường có nồi vò đáy tròn, một số ít có đáy bằng, bát chân cao, cốc, bát chân đế thấp hình vành khăn. Về kiểu dáng miệng, phổ biến hơn cả là loại miệng loe rộng, thành miệng được vo tròn hoặc loại miệng loe thành dày, bẻ ngang ra ngoài. Loại miệng khum và miệng gần thẳng số lượng không nhiều lắm. Ở đây cũng phá hiện được một loại chân gốm nhọn hình hơi cong được gọi là gốm “kiểu sừng bò” hoặc mỏng dẹt “kiểu lưỡi lợn”, là một phần của “cà ràng”. Ở một số di tích còn phát hiện các mảnh gốm ghè tròn có đục lổ ở giữa giống như khu vực sông Hồng nhưng số lượng nhiều hơn. Dọi xe chỉ và bi gốm có mặt phổ biến trong các di tích với số lượng lớn hơn nhiều so với các nơi khác.
Đồ đồng được phát hiện rất ít trong khu vực văn hóa Đông Nam Bộ, tương tự ở khu vực Sông Vàm Cỏ Đông đang xét, đến giai đoạn phát triển của Gò Cao Su thì mới tìm thấy những mảnh xỉ đồng và những hiện vật đồng bị rỉ.
Ngoài An Sơn, Lộc Giang, trong văn hóa Đông Nam Bộ, các dấu tich mộ táng còn được phát hiện ở di tích Dốc Chùa, Cù Lao Rùa, và sau đó muộn hơn có di tích Gò Ô Chùa. Các mộ này thừơng được rải một lớp đá dăm hoặc mảnh gốm vỡ hình chữ nhật dài khoảng 2,50m- 3m rộng 1,50 – 2m, xung quanh một có kè đá tảng hoặc không. Di cốt được chôn theo tư thế nằm thẳng. Trong mộ có thể có hoặc không chôn theo đồ tùy táng nhưng nhìn chung hiện vật chôn theo không phong phú lắm.
Bên cạnh đó, do sự phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường tự nhiên, con người sống ở những môi trường khác nhau sẽ có những nét đặc trưng riêng về văn hóa. Ở khoảng thời gian cách đây hàng ngàn năm, với trình độ phát triển của cư dân khu vực này, những khác biệt văn hóa đó thể hiện rõ rệt qua những thứ gần gũi với cuộc sống của họ là các công cụ lao động và công cụ sinh hoạt. Những loại hiện vật tưởng chừng như đơn giản này có thể biểu hiện cả một thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng.
Xét về loại hình công cụ. Các di tích dọc hệ thống sông Vàm Cỏ có hầu hết các loại công cụ sản xuất, săn bắt – vũ khí của phức hệ văn hóa Đồng Nai như rìu, bôn, cuốc, bàn mài, hòn nghiền. Trong đó rìu có vai chiếm ưu thế với hơn 72% ( An Sơn, trong đợt khai quật năm 2004 tìm thấy 232 rìu có vai và mảnh vỡ; 97 rìu tứ giác và mãnh vỡ), điểm này tương đồng với các di tích khác ở những vùng phù sa, đất xám và cận biển trong không gian văn hóa phức hệ này, Bình Đa (65,5%), Phước Tân (83,15 %), Bến Đò (91,3%) . Có vẻ như loại hình rìu này phù hợp với điều kiện ở những khu vực này hơn, vẫn chưa thể xác định. Cần phải có những nghiên cứu lâu dài xét về tác dụng khác nhau của 2 loại hình rìu này vì thiết nghĩ, mật độ xuất hiện của chúng không đơn thuần chỉ là truyền thống hoặc chủ quan.
Ở các di tích khu vực sông Vàm Cỏ rất hiếm hay gần như vắng mặt công cụ “dao hái đá”. Một loại hình công cụ được xem là công cụ thu hoạch trong nông nghiệp trồng lúa cạn trên các vùng đất bazan. Điều này không có nghĩa là cư dân khu vực này không có nông nghiệp, đá tìm thấy những dấu vết của hạt lúa trong các đồ gốm cũng như vỏ trấu ở di tích An Sơn. Vậy cư dân khu vực này thu hoạch lúa bằng gì. Vì chưa thể tiếp cận tài liệu phân tích giống lúa ở đây, ta có thể có 2 giả thuyết. Thứ nhất ở khu vực này vốn không có nguồn nguyên liệu đá để chế tạo nhiều loại công cụ, vì vậy có thể họ sử dụng công cụ có nguồn gốc thực vật làm dao hái, nên không còn tìm thấy, hoặc giống lúa ở đây khác với giống lúa ở vùng sông Đồng Nai. Vùng ven sông Vàm Cỏ vào thời điểm 4000 năm trứơc, do ảnh hưởng của đợt biển tiến Holocen sớm (4000 – 6000năm BP, biển tiến vào sát vùng tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) , sẽ là một vùng phù sa màu mỡ, vừa chịu ảnh hưởng của dòng sông vừa chịu ảnh hưởng của biển, là một vùng đầm lầy. Vậy hạt lúa trồng ở đây có thể là một giống lúa chịu nước chăng? Nếu đúng là như vậy, giống lúa này có thể thu hoạch bằng cách tuốt bằng tay hoặc đập lấy hạt như cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn thực hiện thời gian trứơc đây.
Trong bộ sưu tập các công cụ của cư dân vùng này có một hiện vật không thể nào tìm thấy ở các di tích vùng Đồng Nai – vùng phù sa cổ với đất bazan là chủ yếu - đó là các loại lưỡi câu, đặc biệt những loại lưỡi câu này lại có kích thước rất lớn, trung bình dài từ 7,3 – 9,1cm (ở An Sơn) . Công cụ này lẽ dĩ nhiên chỉ thích ứng với vùng đầm lầy, sông suối.
Nguyên liệu chế tạo công cụ. Như đã trình bày, lưu vực sông Vàm Cỏ vốn là một cùng đất mới hình thành, đất phù sa mềm và dẻo ở các đầm lầy, do đó trong khu vực không hề có các mỏ đá, có thể khai thác để chế tạo công cụ lao động. Các cư dân ở đây hoặc phải nhập nguyên liệu hoặc phải nhập sản phẩm từ nơi khác đến có thể là “từ núi Bà Đen, một hướng từ các mô đá ở mạn đông nam Campuchia, vùng Bảy Núi – An Giang” và “hướng từ Đồng Nai đến là thuận lợi dễ dàng” . Do đó con người nơi đây đã biết tận dụng các vật dụng có sẵn từ tự nhiên, đó là sử dụng xương, sừng. Nguồn sừng này vốn không hiếm ở các khu vực vừa có đầm lầy, và rừng rậm. Đó có thể là vỏ của các loài rùa, ba ba hoặc sừng hươu, xương các loài cá lớn… Các công cụ xương sừng có thể được sử dụng như vậy còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực. Đó phải là một vùng đất mềm nếu muốn sử dụng rìu làm bằng xương sừng như ở Rạch Núi (Ở đây người ta đã tìm được 18 công cụ hình rìu có vai, có 14 chiếc gần như nguyên vẹn, bị mòn nhiều do sử dụng). Những chiếc lưỡi câu, mũi nhọn được sử dụng cho việc săn bắt các loài thủy sản. Việc sử dụng công cụ xương sừng có thể được xem là một đặc điểm nổi bậc của điều kiện sinh thái đầm lầy cận biển và sông.
Những công cụ xương sừng đã quá quen thuộc và quan trọng với họ đến nỗi họ dùng sừng để làm tất cả những công cụ từ rìu đến lưỡi câu, mũi nhọn , làm đồ trang sức và làm “biểu tượng cho sức mạnh và quyền uy của chủ nhân nó”. Đó là một mảnh giáo duy nhất được tìm thấy cho đến nay (tìm thấy ở An Sơn). Giáo làm bằng sừng, màu nâu đen hơi ngã vàng. Toàn thân được chuốt bóng, có chuôi để tra cán. Phần chuôi có dáng gần hình thang, dứơi chuôi là hai vai ngang có chiều dài không bằng nhau. Thân thuôn dần về phía mũi. Rìa hai cạnh bên nơi tiếp giáp giữa thân và vai, được mài lõm sâu 0,3cm và rộng 0,6cm. Cả hai mặt của giáo đều được mài vát từ thân về phía hai rìa cạnh tạo thành một đường sống ở giữa và chạy dọc thân. Từ hai vai được mài vát về phía chuôi tạo thành hai đường nổi hình chữ V. Ở địa điểm An Sơn, tìm thấy hai mảnh vòng tay làm từ hai chất liệu khác nhau, một mảnh làm từ yếm rùa, một mảnh làm bằng sừng hươu; ngoài ra còn tìm thấy ở đây một hoa tai bằng xương hình tròn được chế tạo tinh xảo.
Việc hiếm nguyên liệu đã khiến các cư dân nơi đây sử dụng công cụ lao động theo cách khác với những người láng giềng của mình ở khu vực sông Đồng Nai. Họ sử dụng một cách “tiết kiệm” hơn. Nhiều chiếc rìu, bôn được tìm thấy ở đây đã được “thanh xuân hóa” sau một thời gian dài sử dụng bị mài mòn hoặc hư hỏng. Những chiếc rìu , bôn hay cuốc bì gãy được ghè, đẽo, mài sau đó sử dụng lại. Việc này vốn không thấy ở những nơi giàu nguồn đá như các di tích trong lưu vực sông Đồng Nai.
Đồ gốm vốn là một hiện vật rất dễ dàng phân biệt giữa các vùng với nhau bởi nó thể hiện rõ sự tác động của môi trường. Nhìn chung đồ gốm khu vực này tương đối giống các vùng khác trong phức hệ. Gốm có xương gốm chủ yếu là sét pha thêm bã thực vật, cát hoặc vỏ nhuyễn thể. Các di tích đầu nguồn, và vùng cao sông Đồng Nai chủ yếu là sét núi trong khi ở đây là sét sông. Tỉ lệ pha vỏ nhuyễn thể ở các di tích khu vực sông Đồng Nai là khá ít. Trong khi ở Rạch Núi, số lượng gốm pha vỏ sò ốc nghiền mịn là rất nhiều, càng xuống sâu, tỉ lệ vỏ sò ốc càng tăng.
Về loại hình, đồ gốm ở đây khá đa dạng về loại hình: nồi hình cầu với vai gãy hoặc vai tròn, bình thân hình cầu có chân đế, hũ nhỏ, bình – thố, đĩa nông lòng, tô sâu lòng, bát bồng, ly hình trụ có chân đế, cà ràng. Trong đó, cà ràng là một loại hình đặc biệt phổ biến ở khu vực sông Vàm Cỏ. Đây vốn là một hiện vật được phát minh ra cho vùng sông nước. Ở một số di tích ở Đồng Nai, cũng tìm thấy loại hình này nhưng số lượng ít và được chứng minh có nguồn gốc từ vùng lưu vực sông Vàm Cỏ. Đồ đựng có chân đế có thể xem là một trong những đặc trưng của đồ gốm khu vực này, có lẽ tư duy sông nước đã ảnh hưởng lớn đến cư dân nơi đây, giống như ở nhà sàn, đồ gốm cũng phải có chân đế cao. Bát bồng là một hiện vật tìm được nhiều ở An Sơn với nhiều loại hình khác nhau và là một di vật đặc trưng cho các di tích trong khu vực này mà không thể tìm thấy ở khu vực sông Đồng Nai.
Hoa văn trang trí cũng là những dạng văn thừng văn, chảy, in, vạch nhưng có sự kết hợp tạo nên sự mới mẻ. Trên các loại nồi hình con tiện có thể trang trí những băng văn in hoặc vạch thành hình răng cưa cong, nối tiếp đều nhau trong khuôn khổ hai đường vạch chìm chạy quanh trên vai của nồi hoặc băng gồm 2 -3 đường gạch kép song song chạy ngang hoặc chạy lên xuống hình sóng nước trên nền văn thừng đập ở phần thân, phía dưới vai nồi, hai loại băng trang trí này thường được kết hợp trên một đồ đựng. Trên chân đế bình dáng cao, vành đế loe choãi bẹt, rộng ngừơi ta thường trang trí văn in dấu nan mịn kết hợp với hai đường vạch chìm giới hạn tạo thành đường băng trang trí chạy song song và cáhc đều nhau, khoảng giữa của những băng văn in được miết láng, những băng trang trí này chạy quanh và cách đều nhau từ phần thân xuống đến vành mép của chân đế; đồ án này có thể kết hợp chung với đồ án văn vạch hình tam giác nhọn ( hoặc sao nhiều cánh) được tạo bằng kỹ thuật vạch (miết láng hoặc miết láng kết hợp với dấu nan in mịn xen kẽ) thể hiện gần với rìa mép của vành đế; hoặc có thể là đồ án gồm những băng chạy ngang, ở gần rìa vành mép có những đường cong hình bán nguyệt được miết láng kết hợp với dấu nan in mịn trong lòng những hình bán nguyệt tạo thành những đồ án hoa văn phức tạp. Có thể nói những đồ án trang trí này thể hiện tư duy thẩm mỹ, và sự sáng tạo khéo léo của cư dân, tạo thành một nét đặc trưng trong đồ gốm các di tích khu vực sông Vàm Cỏ (An Sơn, Lộc Giang,..). Các loại đĩa nông lòng thì thường được trang trí ở phần mép miệng bẻ ra ngoài…
Ngoài sử dụng các hoa văn cư dân khu vực này còn tô màu cho đồ gốm. Thường là màu đỏ và màu đen, nâu đỏ, kết hợp với miết láng bề mặt. ngoài ra ngừoi ta còn ấn các mép đồ đựng thành những dãy hình bán nguyệt, hoặc hình răng cưa.
Trong quá trình tồn tại và phát triển cư dân trong vùng tạo cho một mình một nét văn hóa riêng đồng thời cũng có quan hệ giao lưu văn hóa thông qua hình thức trao đổi sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm.
Trước hết là quan hệ với các di tích trong hệ thống sông Vàm Cỏ, mà rõ rệt nhất là cư dân vùng ngập mặn thuộc hạ lưu sông Vàm Cỏ - Rạch Núi.
An Sơn và Rạch Núi có điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau nhưng chúng đều có cùng loại hình cư trú với tầng văn hóa dày, xen lẫn nhiều lớp than tro, nhiều di cốt động vật và vỏ sò biển. đồ gốm An Sơn và Rạch Núi đều phổ biến loại hình cà ràng có chân kê hình trụ và hình tứ giác, loại bát sâu lòng được làm bằng gốm thô kiểu miệng khum.
Xét về lịch đại, có thể thấy giữa An Sơn và Rạch Núi có quan hệ gần gũi. Ở Rạch Núi cũng phổ biến kỹ thuật chế tạo công cụ xương sừng. trên bộ di vật đá, chưa tìm thấy rìu cuốc có vai bằng đá nhưng lại tìm thấy rìu có vai bằng mai yếm rùa. Trong di tích An Sơn, ở những lớp trên rất không vai, nhiều chiếc có hình dáng giống với Rạch Núi. Trong khi đó ở lớp dưới của di chỉ, rìu có vai lại có số lượng lớn hơn.
Quan hệ với các di tích thuộc phức hệ văn hóa Đông Nam Bộ.
Dựa trên việc phân tích những dạng hoa văn trên các đồ gốm ở Bình Đa, An Sơn, Rạch Núi và một vài di tích như Bến Đò, Dốc Chùa,…Nishimura Masanari đã cho rằng các di tích này đều tồn tại một hoặc hai loại hoa văn:
Hoa văn loại A: là dạng hoa văn khắc vạch, kết hợp với những đường song song và đường sóng nước bằng que nhiều răng, thường tranh trí trên phần vai của đồ đựng, nhiều khi những đồ đựng có hoa văn này thường được đắp thêm gờ nổi viền quanh vai.
Hoa văn dạng B: là dạng hoa văn kết hợp của những đường chìm và nhấn răng lược.
Sự có mặt của hai loại hoa văn này trong nhiều di tích không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà nó phản ánh một sự thật về nguồn gốc các di tích. Chúng đều bắt nguồn từ văn hóa Đồng Nai, vì vậy giữa các di tích kể trên trong quá trình phát triển của chúng luôn có mối quan hệ qua lại.
Khi xem xét về phương diện loại hình học và hoa văn có thể thấy rằng An Sơn có nhiều điểm tương đồng với Bến Đò, Phước Tân thể hiện trên đồ gốm, đó là gốm có xương mịn và rắn với loại hình phổ biến là nối bình bát có chân đế cao, ít có dọi xe chỉ, trang trí hoa văn lấy văn thừng, văn in và chải làm chủ đạo. Tại Bến Đò cũng đã tìm thấy loại gốm có xương gốm đỏ giống với gốm ở Lộc Giang và An Sơn.
An Sơn và di chỉ Gò Cát (quận 2 – TPHCM) cũng có mối quan hệ về đồ gốm. Tại Gò Cát cũng có kiểu đồ đựng có hình dạng thố giống với loại hình phố biến ở các lớp muộn của An Sơn.
Loại hình chân đế có dáng hình trụ cao, vành tiếp xúc với đất rộng choãi phổ biến ở những lớp muộn của An Sơn được tìm thấy rất nhiều ở Gò Ô Chùa và Giồng Cá Vồ. Những chân đế trụ ở giai đoạn Gò Ô Chùa và Giồng Cá Vồ cao hẳn lên so với giai đoạn An Sơn và được tô màu kết hợp với trang trí hoa văn cầu kỳ phức tạp.
Giai đoạn muộn, xã hội càng phát triển, nhu cầu giao lưu trao đổi của cư dân càng mở rộng
Tại Gò Cao Su đã tìm được khuôn đúc rìu đồng có
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 35

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết