Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
ĐÀN Ở BẮC KINH THỜI MINH THANH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ĐÀN Ở BẮC KINH THỜI MINH THANH
Ở bốn hướng đông tây nam bắc ngoại ô kinh thành Bắc Kinh, người ta dựng lên nhiều đàn tế hung vĩ: ở phía Nam có 2 công trình xây dọc theo hai bên đường trục giữa kinh thành là Thiên đàn (tế trời - ở bên phải, phía đông), Tiên Nông đàn (tế Thần Nông - ở bên trái, phía Tây); phía Bắc kinh thành có Địa đàn (tế đất); phía Đông là Nhật đàn (tế mặt trời) và phía Tây là Nguyệt đàn (tế mặt trăng). Các công trình này được xây dựng từ thế kỷ XV, và có thể nói các công trình này là sự tiếp nối và biến đổi của các Minh đường giai đoạn trước.
Các đàn này được thiết kế theo những chuẩn mực khắc khe của thuật Phong thuỷ, âm dương và ngũ hành, từ vị trí xây dựng đến màu sắc, trang trí cho mỗi đàn, với những mục đích tế tự khác nhau nên phải được làm cho khác đi. Mặc dù vậy các kiến trúc đàn này đều phải có những bộ phận giống nhau:
Một đàn tế, thường là một nền cao một hoặc nhiều tầng hình chữ nhật hoặc hình tròn cao bằng bao lơn cẩm thạch, ở giữa là một khoảnh nhỏ cao hơn, xung quanh có tường bao.
Một miếu đặt các bài vị tế lễ khi chưa đến dịp tế lễ.
Một cung cho hoàng đế nghĩ trước khi làm lễ.
Nhiều nhà phụ phục vụ công tác chuẩn bị.
Với nguồn tài liệu hiện có, người viết chỉ có thể trình bày đôi nét về kiến trúc Thiên đàn.
Thiên đàn là đàn tế duy nhất còn giữ lại được đến ngày nay. Tòan thể khuôn viên lớn bằng 4 lần diện tích Tử Cấm Thành, tổng diện tích 1700m x 1600m; là đàn tế trời lớn nhất thế giới, và còn nguyên vẹn nhất. Cụm kiến trúc thiên đàn được xây dựng cùng thời với Cố Cung dưới thời vua Vĩnh Lạc triều Minh,(1420); lúc đầu có tên là Thiên Địa đàn, năm 1530 Địa đàn được xây dựng ở một khu riêng dành cho việc tế đất, công trình cũng được trùng tu lại và có tên là Thiên đàn.
Thiên đàn là nơi các vua – thiên tử tế trời vào tháng giêng âm lịch để cầu mùa màng bội thu và đầu tháng tư âm lịch để cầu xin mưa thuận gió hòa, và một số dịp đặc biệt
Toàn thể kiến trúc có thể chia thành hai nhóm công trình chính:
Nhóm công trình phía Nam bao quanh một đài tròn (Hoàn Khu đàn), tạo thành một tiểu khu hình vuông, là nơi hoàng đế làm lễ tế trời.
Nối với nhóm công trình phía Nam bằng một đường thần đạo dài 400m là nhóm công trình nằm phía Bắc tập trung xung quanh điện Kỳ Niên, tạo thành một dạng hình vòng cung, nơi hoàng đế làm lễ cầu xin được mùa.
Càng đi lên phía bắc khuôn viên càng nới rộng ra, phía nam vuông, phía bắc tròn theo quan điểm trời tròn đất vuông.
Đường thần đạo ( còn gọi là tan bệ miếu) được mô tả là con đường đá rộng thêng thang, chạy theo hướng bắc – nam , và thỏai dần về hướng nam. Đường thần đạo nối liền các công trình kiến trúc trong thoàn thể tạo thành một thể thống nhất cho tòan cụm kiến trúc Thiên đàn.
Tuy nhiên, mỗi kiến trúc bên trong , với hệ thống tường cổng bao quanh và những nét đặc sắc riêng của mình tạo thành những kiến trúc tương đối độc lập, tạo cho toàn thể kiến trúc một cảm giác huyền bí, bất ngờ .
1 Hoàn Khu đàn ( Viên Khâu đàn)
Đàn tế hình tròn bằng cẩm thạch cao 4,8m với 3 bậc cấp các cấp nối với nhau bằng 9 bậc thang ở 4 mặt chính, càng lên cao càng nhỏ. Giữa kiến trúc có một bệ đá tròn (Thiên tâm thạch), đây là nơi hoàng đế quỳ lại 9 lần rồi đọc cáo sớ với trời và cầu xin chỉ dẫn, từ vị trí này lời nói có sự cộng hưởng âm thanh tốt nhất làm cho người nghe có cảm giác như giọng nói vọng lại từ thiên đường, con người như đang đối thoại với thiên nhiên.
Đài được bao quanh bởi 2 bức tường, bức tường bên trong chạy theo hình tròn, trang trí ngói lưu ly, trổ 4 cổng, mỗi cổng 3 cửa chạy thẳng đến 4 bậc đá bên trong, bức tường bên ngoài thấp hơn và có hình chữ nhật với 4 cổng cùng trục với 4 cổng ở bên trong .
2 Hoàng Khung Vũ.
Hoàng Khung Vũ được xây dựng vào năm 1752, ở phía Bắc Hoàn Khu đàn. Đây là một công trình kiến trúc hình tròn với đường kính 15,6m. Công trình có hai vòng cột, mỗi vòng bốn cột, “bốn cột vòng ngoài được nối với nhau bằng những xà cong, bốn cột vòng trong nối với nhau bằng những xà thẳng” . Trần điện được chạm khác hết sứa tinh xảo với những hoa văn dành riêng cho kiến trúc cung đình.Toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly xanh sẫm. Đỡ mái ngói là một hệ thống xà trần được chạm khắc tinh xảo với hình rồng phượng.
Dẫn vào điện là ba cầu thang cẩm thạch, với các phiến đá chạm hình rồng. phía dưới chạn các phiến đá này là ba con đường đá dẫn đến cổng, khi đứng trước một trong 3 con đường phía trước cầu thang này âm thanh sẽ được lập lại ba lần , vì vậy nó còn có tên là “ Tam Âm Thạch”.
Phía đông và tây công trình còn có hai tòa nhà năm gian dùng chứa các dụng cụ tế lễ. Tất cả những kiến trúc trên được đặt trong khuôn viên một sân hình tròn, có đường kính 64m; bao quanh là một bức tường cao 6m ( bức tường này được gọi là “Hồi Âm Bích” , ghé tai trên tường có thể nghe được giọng nói từ xa). Hệ thống tường kính này làm cho công trình gần như biệt lập trong cụm kiến trúc Thiên đàn, chỉ có lối vào là một cổng gạch với ba cửa ớp gạch ngói lưu ly.
Nhìn chung về tổng thể có thể nhiều người cho rằng kiến trúc Hoàng Khung Vũ rất đơn giản, cũng giống như nhiều công trình kiến trúc Trung Quốc đương thời, nhưng nét đẹp của công trình chính là ở những chi tiết hết sức cầu kỳ, tạo cho Hoàng Khung Vũ một sự thanh thoát như hòa nhập với vũ trụ bao la nhưng cũng mang dáng cao sang, uy nghiêm của kiến trúc cung đình.
2.3 Điện Kỳ Niên
Điện Kỳ Niên là nơi, vào thượng niên tháng giêng hàng năm hoàng đế tiến hành lễ tề thần nông, và cầu xin mùa màng bội thu. Đây là một ngày hội lớn tưng bừng của không chỉ hoàng gia mà là của cả dân chúng trong thiên hạ, họ cùng trong ngóng về Điện Kỳ Niên, tin tưởng và mong đợi vào lòng thành của thiên tử với Thượng đế. Kỳ Niên Điện được đánh giá là “công trình chủ thể” , đứng đầu về quy mô, tầm quan trọng trong tổng thể kiến trúc Thiên đàn.
Điện Kỳ Niên được xây dựng vào năm 1545, sao đó dựng lại vào năm 1889 và được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Công trình nằm ở phía Bắc trục thần đạo của tổng thể Thiên đàn, cách Hoàng Khung Vũ 400m về phía Bắc.
Mái ngói lưu ly xanh da trời với 3 tầng tượng trưng cho trời – đất – hoàng đế. Kiến trúc được nâng đỡ không phải bằng đinh và các xà dọc, xà ngang; Chịu lực cho công trình là 28 cây cột chia làm 3 vòng cột hình trụ và 36 đường rui vuông. Vòng cột ngoài có 12 cột tượng trưng cho 12 canh giờ trong ngày, đỡ vùng thấp nhất của mái nhàvà làm vòm chắn cho 12 cột ngắn hơn ở giữ; 12 vòng cột giữ tượng trung cho 12 tháng trong năm; vòng trong cùng chỉ có 4 cột ( còn gọi là “ Long Tĩnh Trụ”), đây là các cột cao nhất (19,2m), 4 cây cột tượng trung cho 4 mùa, được nối với nhau bằng những dấm vòng cung và nối với những cột giữ bằng những thanh giằng; tất cả tạo thành một bộ khung sườn to lớn.
Nền điện được xây dựng cao 6m với 3 cấp giật, toàn bộ được xây bằng đá Hán bạch ngọc, tạo cho công trính dáng vẻ uy nghi đầy khí thế. Để đi lên điện có 4 cầu thang ở 4 hướng đông tây nam bắc, nhưng đường lên phía nam chỉ dành cho Hoàng đế. Những cầu thang đá này đều được chạm khác ở các lan can, việc chạm khắc này cũng tuân theo một quy định nhất định: mặt dốc trên cùng chạm khắc hình rồng, mặt dốc giữa – hình phượng, mặt dốc dưới cùng là hình những lớp mây, cấu trúc hoa văn tinh xảo rất tương xứng với sự kỳ vĩ, tráng lệ, nguy nga của kiến trúc.
Mỗi bên điện có hai tòa nhà 9 gian lợp ngói lưu ly xanh sẫm. Ngoài ra còn có một số công trình phụ khác nằm phía sau điện Kỳ Niên; điện Hoàng Càn, các lò sưởi,…
Ngòai ra cùng nằm trong khu kiến trúc Thiên đàn còn có kiến trúc Trai cung nằm chếch về phía tây bắc Hoàn Khu đàn. Trai cung gồm một tòa điện có đặt ngai vàng và hai tòa nhà hai bên điện. Toàn bộ được cách li với thế giới bên ngoài bởi nào sâu và một bức tường đôi để bảo vệ an toàn cho nhà vua.
Năm 1998, Thiên Đàn được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Ủy ban di sản thế giới đánh giá rằng: “là cụm kiến trúc cúng tế cổ đại lớn nhất còn tồn tại của Trung Quốc ngày nay, Thiên Đàn nổi tiếng thế giới bởi bố cục quy hoạch nghiêm chỉnh, kết cấu kiến trúc đặc biệt, trang trí kiến trúc đẹp mắt, không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, cũng là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới.”
Các đàn này được thiết kế theo những chuẩn mực khắc khe của thuật Phong thuỷ, âm dương và ngũ hành, từ vị trí xây dựng đến màu sắc, trang trí cho mỗi đàn, với những mục đích tế tự khác nhau nên phải được làm cho khác đi. Mặc dù vậy các kiến trúc đàn này đều phải có những bộ phận giống nhau:
Một đàn tế, thường là một nền cao một hoặc nhiều tầng hình chữ nhật hoặc hình tròn cao bằng bao lơn cẩm thạch, ở giữa là một khoảnh nhỏ cao hơn, xung quanh có tường bao.
Một miếu đặt các bài vị tế lễ khi chưa đến dịp tế lễ.
Một cung cho hoàng đế nghĩ trước khi làm lễ.
Nhiều nhà phụ phục vụ công tác chuẩn bị.
Với nguồn tài liệu hiện có, người viết chỉ có thể trình bày đôi nét về kiến trúc Thiên đàn.
Thiên đàn là đàn tế duy nhất còn giữ lại được đến ngày nay. Tòan thể khuôn viên lớn bằng 4 lần diện tích Tử Cấm Thành, tổng diện tích 1700m x 1600m; là đàn tế trời lớn nhất thế giới, và còn nguyên vẹn nhất. Cụm kiến trúc thiên đàn được xây dựng cùng thời với Cố Cung dưới thời vua Vĩnh Lạc triều Minh,(1420); lúc đầu có tên là Thiên Địa đàn, năm 1530 Địa đàn được xây dựng ở một khu riêng dành cho việc tế đất, công trình cũng được trùng tu lại và có tên là Thiên đàn.
Thiên đàn là nơi các vua – thiên tử tế trời vào tháng giêng âm lịch để cầu mùa màng bội thu và đầu tháng tư âm lịch để cầu xin mưa thuận gió hòa, và một số dịp đặc biệt
Toàn thể kiến trúc có thể chia thành hai nhóm công trình chính:
Nhóm công trình phía Nam bao quanh một đài tròn (Hoàn Khu đàn), tạo thành một tiểu khu hình vuông, là nơi hoàng đế làm lễ tế trời.
Nối với nhóm công trình phía Nam bằng một đường thần đạo dài 400m là nhóm công trình nằm phía Bắc tập trung xung quanh điện Kỳ Niên, tạo thành một dạng hình vòng cung, nơi hoàng đế làm lễ cầu xin được mùa.
Càng đi lên phía bắc khuôn viên càng nới rộng ra, phía nam vuông, phía bắc tròn theo quan điểm trời tròn đất vuông.
Đường thần đạo ( còn gọi là tan bệ miếu) được mô tả là con đường đá rộng thêng thang, chạy theo hướng bắc – nam , và thỏai dần về hướng nam. Đường thần đạo nối liền các công trình kiến trúc trong thoàn thể tạo thành một thể thống nhất cho tòan cụm kiến trúc Thiên đàn.
Tuy nhiên, mỗi kiến trúc bên trong , với hệ thống tường cổng bao quanh và những nét đặc sắc riêng của mình tạo thành những kiến trúc tương đối độc lập, tạo cho toàn thể kiến trúc một cảm giác huyền bí, bất ngờ .
1 Hoàn Khu đàn ( Viên Khâu đàn)
Đàn tế hình tròn bằng cẩm thạch cao 4,8m với 3 bậc cấp các cấp nối với nhau bằng 9 bậc thang ở 4 mặt chính, càng lên cao càng nhỏ. Giữa kiến trúc có một bệ đá tròn (Thiên tâm thạch), đây là nơi hoàng đế quỳ lại 9 lần rồi đọc cáo sớ với trời và cầu xin chỉ dẫn, từ vị trí này lời nói có sự cộng hưởng âm thanh tốt nhất làm cho người nghe có cảm giác như giọng nói vọng lại từ thiên đường, con người như đang đối thoại với thiên nhiên.
Đài được bao quanh bởi 2 bức tường, bức tường bên trong chạy theo hình tròn, trang trí ngói lưu ly, trổ 4 cổng, mỗi cổng 3 cửa chạy thẳng đến 4 bậc đá bên trong, bức tường bên ngoài thấp hơn và có hình chữ nhật với 4 cổng cùng trục với 4 cổng ở bên trong .
2 Hoàng Khung Vũ.
Hoàng Khung Vũ được xây dựng vào năm 1752, ở phía Bắc Hoàn Khu đàn. Đây là một công trình kiến trúc hình tròn với đường kính 15,6m. Công trình có hai vòng cột, mỗi vòng bốn cột, “bốn cột vòng ngoài được nối với nhau bằng những xà cong, bốn cột vòng trong nối với nhau bằng những xà thẳng” . Trần điện được chạm khác hết sứa tinh xảo với những hoa văn dành riêng cho kiến trúc cung đình.Toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly xanh sẫm. Đỡ mái ngói là một hệ thống xà trần được chạm khắc tinh xảo với hình rồng phượng.
Dẫn vào điện là ba cầu thang cẩm thạch, với các phiến đá chạm hình rồng. phía dưới chạn các phiến đá này là ba con đường đá dẫn đến cổng, khi đứng trước một trong 3 con đường phía trước cầu thang này âm thanh sẽ được lập lại ba lần , vì vậy nó còn có tên là “ Tam Âm Thạch”.
Phía đông và tây công trình còn có hai tòa nhà năm gian dùng chứa các dụng cụ tế lễ. Tất cả những kiến trúc trên được đặt trong khuôn viên một sân hình tròn, có đường kính 64m; bao quanh là một bức tường cao 6m ( bức tường này được gọi là “Hồi Âm Bích” , ghé tai trên tường có thể nghe được giọng nói từ xa). Hệ thống tường kính này làm cho công trình gần như biệt lập trong cụm kiến trúc Thiên đàn, chỉ có lối vào là một cổng gạch với ba cửa ớp gạch ngói lưu ly.
Nhìn chung về tổng thể có thể nhiều người cho rằng kiến trúc Hoàng Khung Vũ rất đơn giản, cũng giống như nhiều công trình kiến trúc Trung Quốc đương thời, nhưng nét đẹp của công trình chính là ở những chi tiết hết sức cầu kỳ, tạo cho Hoàng Khung Vũ một sự thanh thoát như hòa nhập với vũ trụ bao la nhưng cũng mang dáng cao sang, uy nghiêm của kiến trúc cung đình.
2.3 Điện Kỳ Niên
Điện Kỳ Niên là nơi, vào thượng niên tháng giêng hàng năm hoàng đế tiến hành lễ tề thần nông, và cầu xin mùa màng bội thu. Đây là một ngày hội lớn tưng bừng của không chỉ hoàng gia mà là của cả dân chúng trong thiên hạ, họ cùng trong ngóng về Điện Kỳ Niên, tin tưởng và mong đợi vào lòng thành của thiên tử với Thượng đế. Kỳ Niên Điện được đánh giá là “công trình chủ thể” , đứng đầu về quy mô, tầm quan trọng trong tổng thể kiến trúc Thiên đàn.
Điện Kỳ Niên được xây dựng vào năm 1545, sao đó dựng lại vào năm 1889 và được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Công trình nằm ở phía Bắc trục thần đạo của tổng thể Thiên đàn, cách Hoàng Khung Vũ 400m về phía Bắc.
Mái ngói lưu ly xanh da trời với 3 tầng tượng trưng cho trời – đất – hoàng đế. Kiến trúc được nâng đỡ không phải bằng đinh và các xà dọc, xà ngang; Chịu lực cho công trình là 28 cây cột chia làm 3 vòng cột hình trụ và 36 đường rui vuông. Vòng cột ngoài có 12 cột tượng trưng cho 12 canh giờ trong ngày, đỡ vùng thấp nhất của mái nhàvà làm vòm chắn cho 12 cột ngắn hơn ở giữ; 12 vòng cột giữ tượng trung cho 12 tháng trong năm; vòng trong cùng chỉ có 4 cột ( còn gọi là “ Long Tĩnh Trụ”), đây là các cột cao nhất (19,2m), 4 cây cột tượng trung cho 4 mùa, được nối với nhau bằng những dấm vòng cung và nối với những cột giữ bằng những thanh giằng; tất cả tạo thành một bộ khung sườn to lớn.
Nền điện được xây dựng cao 6m với 3 cấp giật, toàn bộ được xây bằng đá Hán bạch ngọc, tạo cho công trính dáng vẻ uy nghi đầy khí thế. Để đi lên điện có 4 cầu thang ở 4 hướng đông tây nam bắc, nhưng đường lên phía nam chỉ dành cho Hoàng đế. Những cầu thang đá này đều được chạm khác ở các lan can, việc chạm khắc này cũng tuân theo một quy định nhất định: mặt dốc trên cùng chạm khắc hình rồng, mặt dốc giữa – hình phượng, mặt dốc dưới cùng là hình những lớp mây, cấu trúc hoa văn tinh xảo rất tương xứng với sự kỳ vĩ, tráng lệ, nguy nga của kiến trúc.
Mỗi bên điện có hai tòa nhà 9 gian lợp ngói lưu ly xanh sẫm. Ngoài ra còn có một số công trình phụ khác nằm phía sau điện Kỳ Niên; điện Hoàng Càn, các lò sưởi,…
Ngòai ra cùng nằm trong khu kiến trúc Thiên đàn còn có kiến trúc Trai cung nằm chếch về phía tây bắc Hoàn Khu đàn. Trai cung gồm một tòa điện có đặt ngai vàng và hai tòa nhà hai bên điện. Toàn bộ được cách li với thế giới bên ngoài bởi nào sâu và một bức tường đôi để bảo vệ an toàn cho nhà vua.
Năm 1998, Thiên Đàn được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Ủy ban di sản thế giới đánh giá rằng: “là cụm kiến trúc cúng tế cổ đại lớn nhất còn tồn tại của Trung Quốc ngày nay, Thiên Đàn nổi tiếng thế giới bởi bố cục quy hoạch nghiêm chỉnh, kết cấu kiến trúc đặc biệt, trang trí kiến trúc đẹp mắt, không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, cũng là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới.”
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH VĂN MINH CHAMPA
» “ Điện không xà” chùa Khôi Nguyên – sự phát triển của kết cấu gạch thời Minh.
» KẾ HOẠCH Tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh với chủ đề “VÌ VĂN MINH ĐÔ THỊ”
» “ Điện không xà” chùa Khôi Nguyên – sự phát triển của kết cấu gạch thời Minh.
» KẾ HOẠCH Tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh với chủ đề “VÌ VĂN MINH ĐÔ THỊ”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52