khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh )

Go down

TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh ) Empty TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG (Thành phố Hồ Chí Minh )

Bài gửi by atena Fri Dec 31, 2010 9:28 am

TƯỢNG NGỌC HOÀNG Ở ĐIỆN NGỌC HOÀNG


(Thành phố Hồ Chí Minh )


Thị Sương


Thị Huỳnh Như


Điện Ngọc Hoàng nằm trên đường Mai Thị Lựu (trước kia là Phạm Đăng Hưng) số 73 Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Người Hoa gọi là Ngọc Hoàng điện, người Việt gọi là chùa Ngọc Hoàng,
người Pháp gọi là chùa Đa Kao hoặc Empereur de Jade. Năm 1982, điện được đổi
tên là chùa Phước Hải và gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điện Ngọc Hoàng đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 2754 QĐ/BT ngày 15/10/1994.


Lịch sử của điện: Năm 1892 Lưu Minh từ Trung Quốc sang thành lập điện thờ Ngọc Hoàng. Công cuộc xây dựng kéo dài đến năm 1906 mới hoàn tất. Sách viết về Sài Gòn xưa còn cho biết:"Lưu Minh ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội
kín...". Từ ngày thành lập, điện Ngọc Hoàng đã qua 4 lần trùng tu vào các
năm 1943, 1958, 1985, 1986.


Điện thờ bên trong có 3 gian. Gian giữa có 3 phần: tiền điện, trung điện và chánh điện. Hai gian bên là nhà nghỉ và thế giới của "Thập điện Diêm vương". Tiền điện, thờ 2
bên: Thổ thần và Thần Cửa. Lối giữa bước vào trung điện là bàn thờ Phật Dược Sư
bằng gỗ trầm. Hai bên lối vào chánh điện là hai pho tượng lớn, cao hơn người
thật, đó là tượng Phục Long đại tướng và Phục Hổ đại tướng. Hai pho tượng này
được tạo tác tinh xảo bằng giấy bồi.


Tượng Ngọc Hoàng thượng đế được thờ ở chính điện (ở giữa) tức là khu vực Ngọc Hoàng cung. Ngọc Hoàng là đấng công minh cai quản thượng giới, trung giới
và hạ giới. Tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất, uy nghiêm nhất và
được trang hoàng nhiều nhất trong chùa. Tượng cao hơn 3m, đầu đội
mũ bình thiên, tay cầm lịnh tiễn.


Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng
không thấy rõ tròng mắt, mũi dài và to. Khuôn mặt tượng hình chữ điền, má cao
và rộng, có chòm râu dài. Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ đến tận
các ngón tay, áo được chạm nối dính liền vào tượng, được sơn son thếp vàng tinh
xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên áo. Ngọc Hoàng ngồi trên ngai được
chạm khắc hoa văn hình rồng rất tinh tế. Sau lưng tượng là bức bình phong với
hình ảnh rồng uốn lượn tôn thêm sự trang nghiêm cho tượng và đại điện.


Tượng này được làm bằng giấy bồi, thếp vàng. Theo tìm hiểu từ các vị chức sắc ở Điện thì tượng được làm từ huyện Lại Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc mang qua đây.Tượng đã có từ khi xây chùa.


Đứng hầu Ngọc Hoàng có 4 vị Tiên Đồng Ngọc Nữ. Phía dưới điện thờ còn có tượng của Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi, hai bên 2 tượng này có tượng của Tứ Đại Kim Cang. Bên trái trang thờ Ngọc
Hoàng là trang thờ Bắc Đế, còn gọi là Bắc Phương Trấn Võ. Tượng tạc ông trong
tư thế ngồi, chân đạp lên hai con vật: chân phải là rùa, chân trái là rắn. Hai
vật này được quan niệm là tượng trưng cho tà ma, yêu quái. Tượng thể hiện cảnh
Bắc Đế đã chế ngự được chúng. Bắc Đế còn được xem là vị thần trấn giữ phương
Bắc của cõi trời, đứng đầu việc thay đổi mùa màng và cầu mưa. Bên phải điện
Ngọc Hoàng là cung Thủy Nguyệt, thờ Phật Chuẩn Đề.


Pho tượng Ngọc Hoàng được tạo tác rất công phu từ nếp áo quần, dáng vẻ, tư thế đứng ngồi đến nét mặt,vầng trán rộng, đôi mắt sáng… phản ánh nhiều sắc thái tình cảm, mô tả sinh động hình thái Ngọc Hoàng. Nghệ thuật tạc tượng bằng giấy bồi nay đã thất truyền, pho tượng có tuổi thọ hàng trăm năm này đang được bảo tồn, gìn giữ như những
báu vật.










[1]
Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết