Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
LỊCH SỬ CỦA MỸ SƠN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
LỊCH SỬ CỦA MỸ SƠN
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo thiêng liêng nhất của cả vương quốc Champa, hình thành và tồn tại suốt 9 thế kỷ, từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Đây là di tích duy nhất còn lại trong khu vực Đông Nam Á có thời gian phát triển lâu như vậy và đóng vai trò quan trọng trong di sản kiến trúc dân tộc Chăm. Tổng cộng có 71 di tích trong thung lũng Mỹ Sơn, chia thành 13 nhóm.
Thế kỷ thứ II sau công nguyên, người Chăm lập nhà nước độc lập lấy tên là Lâm Ấp. Đến cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman I đã chọn thung lũng Mỹ Sơn làm nơi dựng đền thờ thần Siva. Sỡ dĩ nhà vua chọn thung lũng này vì theo quan niệm của Ấn Độ giáo khu vực này đạt được sự thâm nghiêm và có tính hiểm trở. Ngôi đền đầu tiên được dựng bằng gỗ có tên là Bhadresvara thờ dưới biểu tượng bộ sinh thực khí Linga - biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp vương quyền và thần quyền ở Đông Nam Á.
Bia Ký Bhadravarman ghi rõ: “ Lòng sùng kính đối với Mahesvara và Uma… đối với Brahma và Visnu. Lòng sùng kính đối với Đất, Gió, Không gian, Nước và thứ 5 nữa là lửa…Đức vua Bhadravarman của chúng ta sùng kính dưới chân Bhadsevaravami đề dâng cúng cho Bhadresvara một cúng vật vĩnh viễn: đó tức là vùng đất đai bên trong (những đường ranh giới) núi Sulaha ở phía đông, núi lớn ở phía nam, núi Kucaka ở phía tây và sông Lớn ở phía Bắc; cùng cả dân cư ở vùng đất ấy”[1]. rõ ràng tên vị thần Bhadresvara là sự liên kết giữa tên vị vua Bhadravarman và Isvara – tên thường đựoc dùng để gọi Siva ở Chămpa và các nước thờ Siva ở Đông Nam Á thời cổ.
Thế kỷ VI, khoảng từ năm 529 - 577, dưới triều vua Rudrsvarman ngôi đền này không may bị tiêu huỷ. Vua Sambhuvarman ( người kế vị Rudrsvarman) xây dựng lại bằng gạch nung và ghép thêm tên mình vào tên cũ thành Sambhubhadresvara. Vị thần mới Sambhubhadresvara này có khả năng mang lại” hạnh phúc cho đất nước Chămpa”. Như vậy đến thế kỷ VII, vị thần ở Mỹ Sơn trở thành vị thần tối cao cho cả vương quốc Chămpa.
Dứơi thời hai vị vua tiếp theo là Vikarntavarman I và Vikarntavarman II (629 – 757), Mỹ Sơn cũng như vị thần chủ của Mỹ Sơn vẫn được chú ý đặc biệt. Ngoài việc dựng đền thờ tại thánh địa Mỹ Sơn, Vikarntavarman I còn dâng cúng đất đai, cái bao Losa và đồ quý khác cho thần Bhadresvara.
Thế kỷ VII, IX từ năm 749 - 875, vùng thánh địa PoNagar ở Nha Trang được tôn sùng thờ nữ thần mẹ của Vương quốc. Thánh địa Mỹ Sơn ít được chú ý hơn. Đến cuối thế kỷ IX, đạo Phật (đã du nhập từ nhiều thế kỷ trước) được coi là Quốc giáo. Năm 875, do sùng Phật, vua Indravarman II đặt lại kinh đô ở vùng Quảng Nam và cho xây một Phật Viện ở Đồng Dương, cách Trà Kiệu 20km. Đây chính là thánh địa lớn thứ 3 của Vương quốc Champa. Thế nhưng mỹ Sơn không hoàn tòan bị bỏ quên. Các dấu tích còn lại cho thấy, ở Mỹ Sơn vẫn còn những đền tháp thuộc thời đại nói trên : nhóm A, C7, A10-13, B2,…. Một số bia ký có niên đại 801 -829 ở Mỹ Sơn có nói tới việc : “lại dựng một pho tượng thần Isnabhabhresvara vì sự vinh quang trên mặt đất này”.
Thế kỷ X thì Siva giáo được phục hưng. Thánh địa Mỹ Sơn được phục hồi, các đền tháp cũ được tu bổ và hàng loạt thánh đường mới được xây dựng. Phần lớn những kiến trúc đẹp nhật hiện còn ở Mỹ Sơn như tháp A1, các nhóm B,C, D, G, H ,K,.. đều được xây vào giai đoạn này dưới thời trị vì của các vị vua thuộc vương triều Indrapura.
Suốt nữa sau thế kỷ X, đất nước Chămpa bị tàn phá nặng nề, nhất là trong cuộc chiến tranh với nhà Tiền Lê, Đại Cồ việt. Chămpa cũng nhiều lần đem quân cứơp phá Đại Việt , và để trừng phạt Lý Thánh Tông đích thân cầm quân chinh phạt Chiêm Thành ( 1044 và 1069). Vì thế cho nên đất nước Chămpa nói chung và Mỹ Sơn nói riêng bị tàn phá nặng nề, mãi đến khi Harivarman IV lên ngôi, tình hình Chămpa mới tạm thời ổn định. Bia ký viết rằng : “Kẻ thù đã vào vương quốc Chămpa và tự coi mình là chủ nhân ở đây, đã chiếm đọat tất cả của cải hoàng gia và tài sản của các thần… đã cứơp đoạt đền thờ Srisanabhadresvara, lấy đi tất cả của cài mà các vị vua trước dâng cúng cho Srisanabhadresvara, đã lấy đi mọi của cải của thần và bắt đi những người phục vụ đền, các vũ công, nhạc công… ngôi đền trở nên trống rỗng và không còn được thờ phụng…” Bấy nhiêu cũng đủ giúp ta hình dung về cảnh hoang tàn ở Mỹ Sơn.
Dưới sự trị vì của Harivarman IV “nước Chămpa trở nên phồn thịnh như xưa”. Hari varman cho khôi phục lai Mỹ Sơn “Ngài đánh bại hoàn tòan kẻ thù tiến đnế Narga Chămpa và khôi phục lại đền Srisanabhadresvara…” “Ngài (Pu Lyan Sri Yuvaraja Mahasennapati, em trai Harivarman IV) khôi phục lại ngôi đền này cùng tất cả những ngôi đền khác mà các vị vua trước kia đã dâng cúng cho thần Srisanabhadresvara, người cai quản mọi vật. Ngài dựng lại những ngôi đền, những đền thờ nhỏ, những chiếc cổng và những công trình khác trong lãnh địa của Srisanabhadresvara và làm cho chúng trở nên đẹp đẽ hoàn hảo…”[2]
Tuy nhiên, sau đó Harivarman IV lại gây chiến với Cambodge. Năm 1145 vua Khơme là Suryavarman II đánh Chămpa và chiếm thủ đô Vijiya. Năm 1149, Jaya Harivarman đánh bại được đội quân Khơme cùng các lực lượng cát cứ để khôi phục đất nước đã bị tàn phá nặng nề. Mỹ Sơn cũng không thoát khỏi việc bị tàn phá sau chiến tranh. Sau chiến tranh, vua Jaya Harivarman I trở lại Mỹ Sơn phục hồi các đền đài bị phá hủy. “Jaya Harivarman I đã có một lời nguyện với thần Srisanabhadresvara sẽ dâng cho thần một đền thờ trên núi Vugran vì Srisanabhadresvara… theo đúng lời nguyền đó, Ngài đã dựng những bức tượng này trên núi Vugran…Srisanabhadresvara. Ở một đoạn khác, bia ký nói tiếp: “ngôi đền Srisanabhadresvara, vầng dương đó ngày xưa đã được, Uroja thành lập, đã bị quân thù phá hủy…Ta thấy vị thần tối cao cùng với đền đài của Người đạ bị đốt phá và bị sỉ nhục vì một lực lượng thù địch, ta cho dựng lại ngôi đền đẹp đẽ như xưa”. Bia ký cũng nói rõ về vị thần và nơi thờ thần: “Thần Srisanabhadresvara, thần của các vị thần, được dựng trên núi Vugran”
Ngườitiếp tục những công việc phục hồi Mỹ Sơn cũng như đất nước Chămpa đã bị hoang tàn trong suốt gần 100 năm mà Harivarman Iv đã bắt đầu là con trai, người kế vị của ông, hoàng tử Sak, sau là vua Jaya Indravarman II. Bia ký D1 (1088) cho biết Jaya Indravarman II đã phục dựng lại “đô thị chămpa đã bị dổ nát và tàn phá” để “ nó trở nên đẹp và phồn vinh như trước đó. Ở Mỹ Sơn, với qun niệm thần Bhadresvara là chúa tể của các vật hữu hình trên thế giới này, Vua đã làm một Kosa bằng vàng sáu mặt được trang trí bằng những hình rắn Naga và được tô điểm bằng những viên ngọc rực rỡ sắc màu gắn trên những đỉnh nhọn của mỗi chiếc mũ miện.
Nối ngôi Jaya Indravarman là một người cháu, với niên hiệu, Sri Harivarmandeva V. Theo bia ký Mỹ Sơn (1114) đã “xây dựng một lâu đài cho thần Srisanabhadresvara và dâng cúng những đồ vật khác nhau bằng vàng và bạc cho thần”.
Năm 1139 Jaya Indravarman III lên nắm quyền, cũng có đóng góp cho việc xây dựng Mỹ Sơn. Bài minh trên cột dẫn thông báo: Năm 1140, dựng Srisanabhadresvara”. Thế nhưng ngôi đền này, theo lời bia ký là mặt trời của các đền thờ, đã bị phá hủy trong cuộc chiến tranh.
Mỹ Sơn lại tiép tục được xây dưng dưới thời vị vua tiếp theo Jaya Harivarman I. “Ngôi đền Srisanabhadresvara, mặt trời của các đền thờ trước kia do Uroja dựng lên, giờ đã bị quân thù phá hủy. Sau khi giết chết những kẻ phá hủy này trên chiến địa, ta, hiện thân của Uroja đã xây dựng lại ngôi đền. Đức ngài uroja vinh quang, người dựng nên Srisanabhadresvara một niềm vui bất tận, và làm cho đỉnh cao của núi Vurgan thành nơi trú ngụ bất diệt của các thần, đã không còn. Ta, một Uroja khác đã xây dựng lại ngôi đền tuyệt mỹ của vị thần có ngôi đền bị phá hủy và ta đã dựng Isa trên núi Vurgan theo lời nguyền xưa”. “Nhìn thấy vị thần tối thưỡng cùng tất cả nhựng ngôi đền của thần bị cướp phá và bị xúc phạm bời bàn tay của kẻ thù hùng mạnh, ta, vua Sri Harivarmadeva…đã phục dựng lại ngôi đền đẹp như xưa. Ta đã dâng tất cả những đồ cần thiết cho thần. Tất cả những vị vuc sẽ trị vì trong tương lai cảu vương quốc Chămpa mà nhiệt thành thờ phụng thần cả trong việc làm và trong tâm tưởng thì chắc chăn sẽ được hưởng ân huệ ở cả thế giớ này và ở thế giới kia, bởi vậy, ta, vua Sri Harivarmadeva rất lễ độ với thần và tràn đầy niềm tin tưởng ở mọi hoàn cảnh”[3]
Từ năm 1167, ngôi vua Chămpa thuộc về Jaya Inadravarman IV, một vị vua được ca ngợi là hiểu biết, thông thái. Ông đã cúng tiến và làm rất nhiều cho thánh địa Mỹ Sơn. “Hiểu rằng Srisanabharesvara chính là bộ phận của Siva, luôn luôn ban phát, ở tất cả các thế giới, sự che chở của mình cho những người đàn ông ngoan đạo theo những ước muốn của họ, vì để làm tăng công đức của mình, hoàng tử đã dâng, vào những thời điểm khác nhau, tất cả sự giàu có và tất cả những vật phẩm cần thiết cho Srisanabharesavara.
ở nơi thứ nhất, vào năm saka 1085 (1163 CN) Ngài dâng một kosa vàng nặng 137 thil cùng hợp kim 200 thil bạc, được trang điểm bằng tất cả các loại ngọc như dhuni và ngọc bích.
Sau đó, Ngài dựng một antargrha bằng gỗ đàn hương nặng 2 bhara, 9 tul; tổng số bạc dùng để trang trí cho antargraha nặng 26 thei. Một cranan được dựng…4 naga vàng trang trí cranan này gồm 30 thei (vàng) và 17 thil bạc. Một tangau bạc…475 thil cùng với viên ngọc được gọi là suriacanti (?) trên đỉnh. Tất cả những thứ trên đều được dâng cúng vào năm 1086 saka (1164 CN).
Sau đó, vào năm saka 1087 (1165CN) Ngài dâng một sanraun vàng nặng 17 thil, một chiếc bình vàng nặng 24 thei cùng 1 hợp kim bạc nặng 26 thei; một bình rót vàng nặng 24 thei; một bak bằng vàng nặng 2 thil; một srumvil vàng nặng 45 thei cùng một hợp kim bạc nặng 99 thil…1 naga pattra phủ ngoài đĩa vàng.(?).
Ngoài ra, vào năm saka 1089(1167 CN), Ngài dâng cúng 1 tralay bằng vàng nặng 294 thei; một hluk bằng vàng nặng 100 thei.
Vào năm saka 1090, Ngài dâng cúng những con voi lớn, những người nô lệ nam nữ,…
Vào năm saka 1092, Ngài trang trí cho ngôi đền Srisanabhadresvara bằng 10 bhara, 3 tul, 5 kar, 17 thei bạc; và dùng 82 thei vàng để phủ lên tất cả các đỉnh của ngôi đền.
Đức vua, với lòng thành kính trong tâm, trong thân xác, và trong lời nói, đã dâng cúng tất cả đồ vật trên.”[4] Năm 1177, vỉ vua này tiến đánh Cambodge tới tận kinh đô, việc làm này vô tính đã gây nên một thảm họa cho Chămpa, năm 1190, Jayavarman VII, vị vua mới của Cambodge đã tấn công Chămpa để trả thù, đất nước Chămpa lệ thuộc vào Cambodge cho tới khi Suryavarmadeva lên ngôi, đánh bịa hòa toàn quân Cambodge vào năm 1194.
Năm 1203 Sryavarmadeva đến Amaravati, và tu bổ lại đất nước cũng như Mỹ Sơn. “Sau trận chiến với chúng, hoàng tử đến Amaravati. Ngài đụng lại tất cả nhà cửa dựng lên toà nhà gọi là Sri Heruk-Harmya; Ngài làm một kosa bằng vàng; Ngài dâng cho Srisanabhadresvara một Sadmukha( 6 mặt) nặng 510 thei; Ngài dâng cúng một Suvok vàng nặng 5 thil; Ngài dâng Kanap của Simhapura cho Srisanabhadresvara nhằm dành được công đức ở thế giới này và thế giới kia.”[5]
Qua những tài liệu được biết, chiếc Kosa vàng mà Suryavarmadeva dâng cúng cho vị thần chủ ở Mỹ Sơn là chiếc Kosa vàng lớn nhất, giá trị nhất cảu cà vương quốc Chămpa.
Từ năm 1203, sau khi Suryavarmadeva mất, nước Chămpa trở thành một tỉnh của Khmer. Đến năm 1266, Chămpa mới lại có vua thật sự của mình – Jaya Paramesvaravarman II. Cũng từ đây, vị thần chủ của Mỹ Sơn mới lại được vị vua Chămpa chú ý tới, và lần này cũng là lần cuối cùng các vị vua Chămpa tu bổ Mỹ Sơn.
Năm 1234 Jaya Paramesvaravarman II đến Mỹ Sơn và khắc một bài minh lên một ngôi đền ở đó. “Đây là vua, hoàng thượng Sri jaya Paramesvaravarmadeva, tức on Ansaraja, của Turai- vijaya. Suốt thời gian thảm hoạ của cuộc chiến do người Cambodge gây ra kéo dài 32 năm, Ngài là vị vua duy nhất (Ekaechatra) ở vương quốc Chămpa. Ngài đã phục dựng lại tất cả những Linga ở phía nam như các linga của Yàn Pu Nagara, và các linga ở phía bắc như các linga của Srisanabhadresvara. Ngài đã dâng cúng một Kosa bằng bạc cùng với khuôn mặt vàng, và một Kosa của Bhrgu cùng tất cả những vật dụng bằng vàng và bạc. Tổng trị giá 100 thil vàng. Vào năm Saka 1156 (1234 CN).”[6]
Những tài liệu hiện tại, chủ yếu là bia ký, đều cho thấy một điều là Jaya Paramesvaravarman II là vị vua cuối cùng có công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Tuy nhiên, cũng còn một vị vua nữa là Jaya Imdravarman V đến Mỹ Sơn năm 1165saka ( 1242 CN) và để lại hai bia ký ngắn. Jaya Indravarman V vẫn ca ngợi Srisanabhadresvara là cội nguồn của vương quốc Chămpa, và cũng có dâng cúng một số đồ vật cho vị thần chủ của Mỹ Sơn.
Sau năm 1242, có thể nói, Mỹ Sơn gần như bị các vua Chămpa lãng quên.
Thế kỷ thứ II sau công nguyên, người Chăm lập nhà nước độc lập lấy tên là Lâm Ấp. Đến cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman I đã chọn thung lũng Mỹ Sơn làm nơi dựng đền thờ thần Siva. Sỡ dĩ nhà vua chọn thung lũng này vì theo quan niệm của Ấn Độ giáo khu vực này đạt được sự thâm nghiêm và có tính hiểm trở. Ngôi đền đầu tiên được dựng bằng gỗ có tên là Bhadresvara thờ dưới biểu tượng bộ sinh thực khí Linga - biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp vương quyền và thần quyền ở Đông Nam Á.
Bia Ký Bhadravarman ghi rõ: “ Lòng sùng kính đối với Mahesvara và Uma… đối với Brahma và Visnu. Lòng sùng kính đối với Đất, Gió, Không gian, Nước và thứ 5 nữa là lửa…Đức vua Bhadravarman của chúng ta sùng kính dưới chân Bhadsevaravami đề dâng cúng cho Bhadresvara một cúng vật vĩnh viễn: đó tức là vùng đất đai bên trong (những đường ranh giới) núi Sulaha ở phía đông, núi lớn ở phía nam, núi Kucaka ở phía tây và sông Lớn ở phía Bắc; cùng cả dân cư ở vùng đất ấy”[1]. rõ ràng tên vị thần Bhadresvara là sự liên kết giữa tên vị vua Bhadravarman và Isvara – tên thường đựoc dùng để gọi Siva ở Chămpa và các nước thờ Siva ở Đông Nam Á thời cổ.
Thế kỷ VI, khoảng từ năm 529 - 577, dưới triều vua Rudrsvarman ngôi đền này không may bị tiêu huỷ. Vua Sambhuvarman ( người kế vị Rudrsvarman) xây dựng lại bằng gạch nung và ghép thêm tên mình vào tên cũ thành Sambhubhadresvara. Vị thần mới Sambhubhadresvara này có khả năng mang lại” hạnh phúc cho đất nước Chămpa”. Như vậy đến thế kỷ VII, vị thần ở Mỹ Sơn trở thành vị thần tối cao cho cả vương quốc Chămpa.
Dứơi thời hai vị vua tiếp theo là Vikarntavarman I và Vikarntavarman II (629 – 757), Mỹ Sơn cũng như vị thần chủ của Mỹ Sơn vẫn được chú ý đặc biệt. Ngoài việc dựng đền thờ tại thánh địa Mỹ Sơn, Vikarntavarman I còn dâng cúng đất đai, cái bao Losa và đồ quý khác cho thần Bhadresvara.
Thế kỷ VII, IX từ năm 749 - 875, vùng thánh địa PoNagar ở Nha Trang được tôn sùng thờ nữ thần mẹ của Vương quốc. Thánh địa Mỹ Sơn ít được chú ý hơn. Đến cuối thế kỷ IX, đạo Phật (đã du nhập từ nhiều thế kỷ trước) được coi là Quốc giáo. Năm 875, do sùng Phật, vua Indravarman II đặt lại kinh đô ở vùng Quảng Nam và cho xây một Phật Viện ở Đồng Dương, cách Trà Kiệu 20km. Đây chính là thánh địa lớn thứ 3 của Vương quốc Champa. Thế nhưng mỹ Sơn không hoàn tòan bị bỏ quên. Các dấu tích còn lại cho thấy, ở Mỹ Sơn vẫn còn những đền tháp thuộc thời đại nói trên : nhóm A, C7, A10-13, B2,…. Một số bia ký có niên đại 801 -829 ở Mỹ Sơn có nói tới việc : “lại dựng một pho tượng thần Isnabhabhresvara vì sự vinh quang trên mặt đất này”.
Thế kỷ X thì Siva giáo được phục hưng. Thánh địa Mỹ Sơn được phục hồi, các đền tháp cũ được tu bổ và hàng loạt thánh đường mới được xây dựng. Phần lớn những kiến trúc đẹp nhật hiện còn ở Mỹ Sơn như tháp A1, các nhóm B,C, D, G, H ,K,.. đều được xây vào giai đoạn này dưới thời trị vì của các vị vua thuộc vương triều Indrapura.
Suốt nữa sau thế kỷ X, đất nước Chămpa bị tàn phá nặng nề, nhất là trong cuộc chiến tranh với nhà Tiền Lê, Đại Cồ việt. Chămpa cũng nhiều lần đem quân cứơp phá Đại Việt , và để trừng phạt Lý Thánh Tông đích thân cầm quân chinh phạt Chiêm Thành ( 1044 và 1069). Vì thế cho nên đất nước Chămpa nói chung và Mỹ Sơn nói riêng bị tàn phá nặng nề, mãi đến khi Harivarman IV lên ngôi, tình hình Chămpa mới tạm thời ổn định. Bia ký viết rằng : “Kẻ thù đã vào vương quốc Chămpa và tự coi mình là chủ nhân ở đây, đã chiếm đọat tất cả của cải hoàng gia và tài sản của các thần… đã cứơp đoạt đền thờ Srisanabhadresvara, lấy đi tất cả của cài mà các vị vua trước dâng cúng cho Srisanabhadresvara, đã lấy đi mọi của cải của thần và bắt đi những người phục vụ đền, các vũ công, nhạc công… ngôi đền trở nên trống rỗng và không còn được thờ phụng…” Bấy nhiêu cũng đủ giúp ta hình dung về cảnh hoang tàn ở Mỹ Sơn.
Dưới sự trị vì của Harivarman IV “nước Chămpa trở nên phồn thịnh như xưa”. Hari varman cho khôi phục lai Mỹ Sơn “Ngài đánh bại hoàn tòan kẻ thù tiến đnế Narga Chămpa và khôi phục lại đền Srisanabhadresvara…” “Ngài (Pu Lyan Sri Yuvaraja Mahasennapati, em trai Harivarman IV) khôi phục lại ngôi đền này cùng tất cả những ngôi đền khác mà các vị vua trước kia đã dâng cúng cho thần Srisanabhadresvara, người cai quản mọi vật. Ngài dựng lại những ngôi đền, những đền thờ nhỏ, những chiếc cổng và những công trình khác trong lãnh địa của Srisanabhadresvara và làm cho chúng trở nên đẹp đẽ hoàn hảo…”[2]
Tuy nhiên, sau đó Harivarman IV lại gây chiến với Cambodge. Năm 1145 vua Khơme là Suryavarman II đánh Chămpa và chiếm thủ đô Vijiya. Năm 1149, Jaya Harivarman đánh bại được đội quân Khơme cùng các lực lượng cát cứ để khôi phục đất nước đã bị tàn phá nặng nề. Mỹ Sơn cũng không thoát khỏi việc bị tàn phá sau chiến tranh. Sau chiến tranh, vua Jaya Harivarman I trở lại Mỹ Sơn phục hồi các đền đài bị phá hủy. “Jaya Harivarman I đã có một lời nguyện với thần Srisanabhadresvara sẽ dâng cho thần một đền thờ trên núi Vugran vì Srisanabhadresvara… theo đúng lời nguyền đó, Ngài đã dựng những bức tượng này trên núi Vugran…Srisanabhadresvara. Ở một đoạn khác, bia ký nói tiếp: “ngôi đền Srisanabhadresvara, vầng dương đó ngày xưa đã được, Uroja thành lập, đã bị quân thù phá hủy…Ta thấy vị thần tối cao cùng với đền đài của Người đạ bị đốt phá và bị sỉ nhục vì một lực lượng thù địch, ta cho dựng lại ngôi đền đẹp đẽ như xưa”. Bia ký cũng nói rõ về vị thần và nơi thờ thần: “Thần Srisanabhadresvara, thần của các vị thần, được dựng trên núi Vugran”
Ngườitiếp tục những công việc phục hồi Mỹ Sơn cũng như đất nước Chămpa đã bị hoang tàn trong suốt gần 100 năm mà Harivarman Iv đã bắt đầu là con trai, người kế vị của ông, hoàng tử Sak, sau là vua Jaya Indravarman II. Bia ký D1 (1088) cho biết Jaya Indravarman II đã phục dựng lại “đô thị chămpa đã bị dổ nát và tàn phá” để “ nó trở nên đẹp và phồn vinh như trước đó. Ở Mỹ Sơn, với qun niệm thần Bhadresvara là chúa tể của các vật hữu hình trên thế giới này, Vua đã làm một Kosa bằng vàng sáu mặt được trang trí bằng những hình rắn Naga và được tô điểm bằng những viên ngọc rực rỡ sắc màu gắn trên những đỉnh nhọn của mỗi chiếc mũ miện.
Nối ngôi Jaya Indravarman là một người cháu, với niên hiệu, Sri Harivarmandeva V. Theo bia ký Mỹ Sơn (1114) đã “xây dựng một lâu đài cho thần Srisanabhadresvara và dâng cúng những đồ vật khác nhau bằng vàng và bạc cho thần”.
Năm 1139 Jaya Indravarman III lên nắm quyền, cũng có đóng góp cho việc xây dựng Mỹ Sơn. Bài minh trên cột dẫn thông báo: Năm 1140, dựng Srisanabhadresvara”. Thế nhưng ngôi đền này, theo lời bia ký là mặt trời của các đền thờ, đã bị phá hủy trong cuộc chiến tranh.
Mỹ Sơn lại tiép tục được xây dưng dưới thời vị vua tiếp theo Jaya Harivarman I. “Ngôi đền Srisanabhadresvara, mặt trời của các đền thờ trước kia do Uroja dựng lên, giờ đã bị quân thù phá hủy. Sau khi giết chết những kẻ phá hủy này trên chiến địa, ta, hiện thân của Uroja đã xây dựng lại ngôi đền. Đức ngài uroja vinh quang, người dựng nên Srisanabhadresvara một niềm vui bất tận, và làm cho đỉnh cao của núi Vurgan thành nơi trú ngụ bất diệt của các thần, đã không còn. Ta, một Uroja khác đã xây dựng lại ngôi đền tuyệt mỹ của vị thần có ngôi đền bị phá hủy và ta đã dựng Isa trên núi Vurgan theo lời nguyền xưa”. “Nhìn thấy vị thần tối thưỡng cùng tất cả nhựng ngôi đền của thần bị cướp phá và bị xúc phạm bời bàn tay của kẻ thù hùng mạnh, ta, vua Sri Harivarmadeva…đã phục dựng lại ngôi đền đẹp như xưa. Ta đã dâng tất cả những đồ cần thiết cho thần. Tất cả những vị vuc sẽ trị vì trong tương lai cảu vương quốc Chămpa mà nhiệt thành thờ phụng thần cả trong việc làm và trong tâm tưởng thì chắc chăn sẽ được hưởng ân huệ ở cả thế giớ này và ở thế giới kia, bởi vậy, ta, vua Sri Harivarmadeva rất lễ độ với thần và tràn đầy niềm tin tưởng ở mọi hoàn cảnh”[3]
Từ năm 1167, ngôi vua Chămpa thuộc về Jaya Inadravarman IV, một vị vua được ca ngợi là hiểu biết, thông thái. Ông đã cúng tiến và làm rất nhiều cho thánh địa Mỹ Sơn. “Hiểu rằng Srisanabharesvara chính là bộ phận của Siva, luôn luôn ban phát, ở tất cả các thế giới, sự che chở của mình cho những người đàn ông ngoan đạo theo những ước muốn của họ, vì để làm tăng công đức của mình, hoàng tử đã dâng, vào những thời điểm khác nhau, tất cả sự giàu có và tất cả những vật phẩm cần thiết cho Srisanabharesavara.
ở nơi thứ nhất, vào năm saka 1085 (1163 CN) Ngài dâng một kosa vàng nặng 137 thil cùng hợp kim 200 thil bạc, được trang điểm bằng tất cả các loại ngọc như dhuni và ngọc bích.
Sau đó, Ngài dựng một antargrha bằng gỗ đàn hương nặng 2 bhara, 9 tul; tổng số bạc dùng để trang trí cho antargraha nặng 26 thei. Một cranan được dựng…4 naga vàng trang trí cranan này gồm 30 thei (vàng) và 17 thil bạc. Một tangau bạc…475 thil cùng với viên ngọc được gọi là suriacanti (?) trên đỉnh. Tất cả những thứ trên đều được dâng cúng vào năm 1086 saka (1164 CN).
Sau đó, vào năm saka 1087 (1165CN) Ngài dâng một sanraun vàng nặng 17 thil, một chiếc bình vàng nặng 24 thei cùng 1 hợp kim bạc nặng 26 thei; một bình rót vàng nặng 24 thei; một bak bằng vàng nặng 2 thil; một srumvil vàng nặng 45 thei cùng một hợp kim bạc nặng 99 thil…1 naga pattra phủ ngoài đĩa vàng.(?).
Ngoài ra, vào năm saka 1089(1167 CN), Ngài dâng cúng 1 tralay bằng vàng nặng 294 thei; một hluk bằng vàng nặng 100 thei.
Vào năm saka 1090, Ngài dâng cúng những con voi lớn, những người nô lệ nam nữ,…
Vào năm saka 1092, Ngài trang trí cho ngôi đền Srisanabhadresvara bằng 10 bhara, 3 tul, 5 kar, 17 thei bạc; và dùng 82 thei vàng để phủ lên tất cả các đỉnh của ngôi đền.
Đức vua, với lòng thành kính trong tâm, trong thân xác, và trong lời nói, đã dâng cúng tất cả đồ vật trên.”[4] Năm 1177, vỉ vua này tiến đánh Cambodge tới tận kinh đô, việc làm này vô tính đã gây nên một thảm họa cho Chămpa, năm 1190, Jayavarman VII, vị vua mới của Cambodge đã tấn công Chămpa để trả thù, đất nước Chămpa lệ thuộc vào Cambodge cho tới khi Suryavarmadeva lên ngôi, đánh bịa hòa toàn quân Cambodge vào năm 1194.
Năm 1203 Sryavarmadeva đến Amaravati, và tu bổ lại đất nước cũng như Mỹ Sơn. “Sau trận chiến với chúng, hoàng tử đến Amaravati. Ngài đụng lại tất cả nhà cửa dựng lên toà nhà gọi là Sri Heruk-Harmya; Ngài làm một kosa bằng vàng; Ngài dâng cho Srisanabhadresvara một Sadmukha( 6 mặt) nặng 510 thei; Ngài dâng cúng một Suvok vàng nặng 5 thil; Ngài dâng Kanap của Simhapura cho Srisanabhadresvara nhằm dành được công đức ở thế giới này và thế giới kia.”[5]
Qua những tài liệu được biết, chiếc Kosa vàng mà Suryavarmadeva dâng cúng cho vị thần chủ ở Mỹ Sơn là chiếc Kosa vàng lớn nhất, giá trị nhất cảu cà vương quốc Chămpa.
Từ năm 1203, sau khi Suryavarmadeva mất, nước Chămpa trở thành một tỉnh của Khmer. Đến năm 1266, Chămpa mới lại có vua thật sự của mình – Jaya Paramesvaravarman II. Cũng từ đây, vị thần chủ của Mỹ Sơn mới lại được vị vua Chămpa chú ý tới, và lần này cũng là lần cuối cùng các vị vua Chămpa tu bổ Mỹ Sơn.
Năm 1234 Jaya Paramesvaravarman II đến Mỹ Sơn và khắc một bài minh lên một ngôi đền ở đó. “Đây là vua, hoàng thượng Sri jaya Paramesvaravarmadeva, tức on Ansaraja, của Turai- vijaya. Suốt thời gian thảm hoạ của cuộc chiến do người Cambodge gây ra kéo dài 32 năm, Ngài là vị vua duy nhất (Ekaechatra) ở vương quốc Chămpa. Ngài đã phục dựng lại tất cả những Linga ở phía nam như các linga của Yàn Pu Nagara, và các linga ở phía bắc như các linga của Srisanabhadresvara. Ngài đã dâng cúng một Kosa bằng bạc cùng với khuôn mặt vàng, và một Kosa của Bhrgu cùng tất cả những vật dụng bằng vàng và bạc. Tổng trị giá 100 thil vàng. Vào năm Saka 1156 (1234 CN).”[6]
Những tài liệu hiện tại, chủ yếu là bia ký, đều cho thấy một điều là Jaya Paramesvaravarman II là vị vua cuối cùng có công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Tuy nhiên, cũng còn một vị vua nữa là Jaya Imdravarman V đến Mỹ Sơn năm 1165saka ( 1242 CN) và để lại hai bia ký ngắn. Jaya Indravarman V vẫn ca ngợi Srisanabhadresvara là cội nguồn của vương quốc Chămpa, và cũng có dâng cúng một số đồ vật cho vị thần chủ của Mỹ Sơn.
Sau năm 1242, có thể nói, Mỹ Sơn gần như bị các vua Chămpa lãng quên.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Re: LỊCH SỬ CỦA MỸ SƠN
Cái này bạn tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» Lý lịch MrDiep_archaeology
» ?ính chính l?i l?ch thi
» Gốm sứ Thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử
» ?ính chính l?i l?ch thi
» Gốm sứ Thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52