Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Phát hiện mới ở khu mộ người Tày cổ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phát hiện mới ở khu mộ người Tày cổ
Cán bộ ở Viện Khảo cổ học vừa phát hiện loại mộ hung táng (mộ chôn một lần không cải táng) ở Pù Quân và Heo Uẩn, thuộc xã Trùng Khánh, huyện Nà Hang, Tuyên Quang.
Ở mộ này, người chết được đặt trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng có dáng như chiếc thuyền độc mộc, bên trong quan tài trải dày tro, than.
Dựa vào tài liệu điều tra dân tộc học, văn hóa dân gian và thư tịch cổ cũng như đối chiếu, so sánh với những nghi lễ táng tục và phong cách chôn cất của những dân tộc khác, TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, trưởng đoàn khai quật cho rằng, chủ nhân khu mộ táng là của đồng bào dân tộc Tày sinh sống lâu đời ở khu vực này.
Phát hiện bất ngờ
Trước đó, cuối năm 2003, khi cán bộ của Viện khảo cổ học đến khu vực thôn Túc Lương khảo sát, đồng bào dân tộc địa phương cung cấp cho đoàn rất nhiều tiêu bản gốm sứ cổ phát hiện được trong quá trình đào đất, canh tác trên khu đồi Heo Uẩn. Năm 2005, các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật Pù Quân và Heo Uẩn với tổng diện tích 704 m2 .
Tại hai địa điểm trên, đoàn khảo sát phát hiện 30 ngôi mộ hình tròn và 9 mộ hình chữ nhật. Theo kết quả khảo sát ban đầu, mộ huyệt tròn được dùng cho hình thức hỏa táng. Người chết sau khi được hỏa táng, lấy phần tro cốt (không được để vào trong một hiện vật gì) cho vào huyệt hình tròn, đường kính miệng từ 30 - 50cm, sâu khoảng 50 - 60 cm, khoét khum lòng huyệt như hình một cái nồi.
Theo TS Trình Năng Chung, trong lòng huyệt mộ này không hề chôn theo một hiện vật tùy táng nào. Điều rất đặc biệt là gần những huyệt tròn đựng đầy tro cốt thường đi kèm với một vài huyệt cũng hình tròn nhưng nhỏ hơn (đường kính miệng huyệt chỉ 20 - 30 cm) và sâu hơn (có khi xuống 70 - 80 cm) để riêng hiện vật, có khi là một vài hiện vật gốm, sứ; cũng có khi chỉ một vài đồng tiền. Đáng lưu ý là những huyệt nhỏ đựng hiện vật này đều có lỗ thông với huyệt lớn đựng tro cốt.
Các hố khai quật khu mộ cổ ở Heo Uẩn và Pù Quân, Tuyên Quang.
Mộ huyệt hình chữ nhật có chiều dài xấp xỉ 2m, chiều rộng từ 0,8m - 1m. TS Trình Năng Chung cho biết, khi đào sâu xuống, lần tìm ra biên của huyệt mộ, đoàn khai quật thấy vách của biên huyệt mộ không hề có vết nung cháy, thậm chí chỉ tìm thấy dấu vết của thành quan tài bằng gỗ đã bị mục nát thành đất, bao bọc lấy khối tro, than bên trong.
Từ hiện tượng trên, các nhà khoa học cho rằng, những ngôi mộ có huyệt hình chữ nhật như thế này, là loại hình mộ hung táng (mộ chôn một lần không cải táng). Người chết sau khi khâm liệm được đặt trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng có dáng như chiếc thuyền độc mộc, bên trong quan tài trải dày tro, than. Loại mộ có huyệt hình chữ nhật chỉ phát hiện được ở di tích Heo Uẩn.
Giải mã các ngôi mộ
Trong số 39 ngôi mộ đã phát hiện được ở đây tuy có cùng niên đại nhưng vẫn có những nét khác biệt về cách chôn cất, về khu vực phân bố, về đồ tùy táng. Điều này phản ánh sự khác biệt của thân phận chủ mộ.
Đặc biệt, đoàn khai quật cũng tìm thấy tấm bia đá ở độ sâu 50 - 60 cm cạnh hố thám sát. Bia có dạng gần chữ nhật, nhưng chế tác rất sơ sài. Mặt bia được khắc 19 chữ Hán, dịch nghĩa: Bậc tiền bối sống vào đời Vĩnh Khánh, không nhớ rõ ngày mất chỉ nhớ là chết vào tháng giêng (tháng Dần) năm Bính Thân. Qua tấm bia bước đầu các nhà khoa học đoán định người quá cố sống vào thời vua Lê Đế Duy Phường có niên hiệu Vĩnh Khánh (1728 - 1732).
Theo đoán định, đây là một khu mộ táng cổ có niên đại khoảng thế kỷ 16 - 18. Cho đến nay, tất cả mộ cổ ở đây đều vô thừa nhận, chứng tỏ chúng bị bỏ hoang từ lâu.
Mạnh Đồng
www.baodatviet.vn
Ở mộ này, người chết được đặt trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng có dáng như chiếc thuyền độc mộc, bên trong quan tài trải dày tro, than.
Dựa vào tài liệu điều tra dân tộc học, văn hóa dân gian và thư tịch cổ cũng như đối chiếu, so sánh với những nghi lễ táng tục và phong cách chôn cất của những dân tộc khác, TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, trưởng đoàn khai quật cho rằng, chủ nhân khu mộ táng là của đồng bào dân tộc Tày sinh sống lâu đời ở khu vực này.
Phát hiện bất ngờ
Trước đó, cuối năm 2003, khi cán bộ của Viện khảo cổ học đến khu vực thôn Túc Lương khảo sát, đồng bào dân tộc địa phương cung cấp cho đoàn rất nhiều tiêu bản gốm sứ cổ phát hiện được trong quá trình đào đất, canh tác trên khu đồi Heo Uẩn. Năm 2005, các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật Pù Quân và Heo Uẩn với tổng diện tích 704 m2 .
Tại hai địa điểm trên, đoàn khảo sát phát hiện 30 ngôi mộ hình tròn và 9 mộ hình chữ nhật. Theo kết quả khảo sát ban đầu, mộ huyệt tròn được dùng cho hình thức hỏa táng. Người chết sau khi được hỏa táng, lấy phần tro cốt (không được để vào trong một hiện vật gì) cho vào huyệt hình tròn, đường kính miệng từ 30 - 50cm, sâu khoảng 50 - 60 cm, khoét khum lòng huyệt như hình một cái nồi.
Theo TS Trình Năng Chung, trong lòng huyệt mộ này không hề chôn theo một hiện vật tùy táng nào. Điều rất đặc biệt là gần những huyệt tròn đựng đầy tro cốt thường đi kèm với một vài huyệt cũng hình tròn nhưng nhỏ hơn (đường kính miệng huyệt chỉ 20 - 30 cm) và sâu hơn (có khi xuống 70 - 80 cm) để riêng hiện vật, có khi là một vài hiện vật gốm, sứ; cũng có khi chỉ một vài đồng tiền. Đáng lưu ý là những huyệt nhỏ đựng hiện vật này đều có lỗ thông với huyệt lớn đựng tro cốt.
Các hố khai quật khu mộ cổ ở Heo Uẩn và Pù Quân, Tuyên Quang.
Mộ huyệt hình chữ nhật có chiều dài xấp xỉ 2m, chiều rộng từ 0,8m - 1m. TS Trình Năng Chung cho biết, khi đào sâu xuống, lần tìm ra biên của huyệt mộ, đoàn khai quật thấy vách của biên huyệt mộ không hề có vết nung cháy, thậm chí chỉ tìm thấy dấu vết của thành quan tài bằng gỗ đã bị mục nát thành đất, bao bọc lấy khối tro, than bên trong.
Từ hiện tượng trên, các nhà khoa học cho rằng, những ngôi mộ có huyệt hình chữ nhật như thế này, là loại hình mộ hung táng (mộ chôn một lần không cải táng). Người chết sau khi khâm liệm được đặt trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng có dáng như chiếc thuyền độc mộc, bên trong quan tài trải dày tro, than. Loại mộ có huyệt hình chữ nhật chỉ phát hiện được ở di tích Heo Uẩn.
Giải mã các ngôi mộ
Trong số 39 ngôi mộ đã phát hiện được ở đây tuy có cùng niên đại nhưng vẫn có những nét khác biệt về cách chôn cất, về khu vực phân bố, về đồ tùy táng. Điều này phản ánh sự khác biệt của thân phận chủ mộ.
Đặc biệt, đoàn khai quật cũng tìm thấy tấm bia đá ở độ sâu 50 - 60 cm cạnh hố thám sát. Bia có dạng gần chữ nhật, nhưng chế tác rất sơ sài. Mặt bia được khắc 19 chữ Hán, dịch nghĩa: Bậc tiền bối sống vào đời Vĩnh Khánh, không nhớ rõ ngày mất chỉ nhớ là chết vào tháng giêng (tháng Dần) năm Bính Thân. Qua tấm bia bước đầu các nhà khoa học đoán định người quá cố sống vào thời vua Lê Đế Duy Phường có niên hiệu Vĩnh Khánh (1728 - 1732).
Theo đoán định, đây là một khu mộ táng cổ có niên đại khoảng thế kỷ 16 - 18. Cho đến nay, tất cả mộ cổ ở đây đều vô thừa nhận, chứng tỏ chúng bị bỏ hoang từ lâu.
Mạnh Đồng
www.baodatviet.vn
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» Phát hiện mới ở khu mộ người Tày cổ
» PHÁT HIỆN 33 XÁC ƯỚP 600 TUỔI
» Phát hiện hoá thạch động vật có niên đại từ 3 - 5 vạn năm ở Lào Cai
» PHÁT HIỆN 33 XÁC ƯỚP 600 TUỔI
» Phát hiện hoá thạch động vật có niên đại từ 3 - 5 vạn năm ở Lào Cai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52