khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Go down

SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI  Empty SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Bài gửi by atena Fri Jan 07, 2011 9:10 am

[b]SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1. Lịch sử cổ địa lý sông Vàm Cỏ Đông và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông

Hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề lịch sử phát triển của cổ địa lý trong khu vực này. Tuy nhiên, ta vẫn có thể phát thảo sơ lược quá trình này vì lịch sử phát triển địa chất – địa lý khu vực lưu vực sông Vàm Cỏ Đông là một phần của lịch sử cổ địa lý vùng đất Nam Bộ. Do nằm vị trí chuyển tiếp, như đã trình bày, vùng đất ven sông Vàm Cỏ Đông vừa nằm trong khu vực địa lý đồng bằng sông Cửu Long vừa nằm ở rìa vùng đất cao Đông Nam Bộ, quá trình kiến tạo và phát triển của vùng đất này thể hiện rõ điều này.
1.1 Paleozoi muộn (cổ sinh muộn), cách ngày nay khoảng 240 triệu năm, Long An và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay đều là biển, mà dấu tích để lại rõ nhất là một nhóm đá vôi ( trầm tích đá vôi) ở vùng Tây Ninh và phía bắc Long An ( tức là thuộc vào thượng lưu sông Vàm Cỏ Đông sau này).
1.2 Mezozoi ( Trung Sinh), 185 triệu năm BP, biển tiến và lùi ngay sau đó, vùng dồng bằng châu thổ vẫn gần như nằm hoàn toàn trong nước, khu vực sông v và Đông Nam Bộ là vùng biển nông; bằng chứng là những nhóm cát kết và phiến sét ở Đông Nam Bộ. Sau đó biển lại tiến, vùng này trở thành khu vực ven biển giàu sinh vật; người ta đã tìm thấy nhiều hóa thạch cúc đá, hào và các loại nhuyễn thể khác.
1.3 Kainozoi ( Tân Sinh), 170 triệu năm BP; đây là giai đoạn mài mòn mãnh liệt các rặng núi, do đó một lưỡng vật liệu khổng lồ đã được mang đến vùng núi thấp hơn, chính là vùng Tây Ninh và Long An ngày nay. Cuối giai đoạn Kainozoi, các hoạt động tân kiến tạo không ngừng, làm cho đất nứt nẻ ở nhiều nơi, tạo nên những vết nứt gãy, sụt lún, gây nên sự chênh lệch giữa những lớp đất đá, hình thành nên hai khối đất cao trong vùng là Đông Nam Bộ và Campuchia, giữa hai khối là là một vùng trũng và sụt lớn.
1.4 Kỷ Đệ Tứ, đại Nhân Sinh, đồng bằng Nam Bộ ( cả Đông Nam Bộ), đã chịu tác động của nhiều hoạt động địa chất: quá trình biển tiến biển thoái, các hoạt động tân kiến tạo và chuyển động hiện đại, núi lửa phun trào, phong hóa, các hoạt động bào mòn và tích tụ,…đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sự hình thành và phát triển của khu vực là hoạt động tiến thoái của biển. Những hoạt động này tương tác, chi phối lẫn nhau để tạo nên diện mạo như ngày nay của khu vực.
Theo nghiên cứu của PGS.Nguyễn Địch Vĩ, Đinh Văn Thuận, trong kỷ Đệ Tứ, cổ địa lý vùng Đồng bằng Nam Bộ, khu vực lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – một bộ phận của vùng Nam Bộ biển đổi theo bốn thời kỳ :
- Thời kỳ Pleistocen sớm
- Thời kỳ Pleistocen giữa
- Thời kỳ Pleisocen muộn
- Thời kỳ Holocen
Trong đó,
1.4.1 Thời kỳ Pleistocen sớm.
Đợt biển tiến vào Pliocen tương ứng với thời kỳ gian băng Dunai – Gunz, tạo ra một lớp trầm tích có nguồn gốc biển và ven biển ở khu vực Đông Nam châu Á nói chung và khu vực Nam Bộ Việt Nam nói riêng. Vào thời kỳ Pleistocen sớm xảy ra quá trình biển thoái rộng khắp đồng bằng Nam bộ, biển rút ra xa so với đồng bằng hiện tại, đường bờ biển được xác định ở vị trí 1110Đ, tương đương với độ sâu 2000 – 2500m hiện tại. Giai đoạn này các dòng sông đã hình thành và hệ thống các lòng sông này cùng với các lạch triều của nó tạo thành một mạng lới lòng dẫn phân bố khắp ở khu vực Biển Đông.
Hoạt động ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là hoạt động bóc mòn và phong hóa, trầm tích hình thành trong giai đoạn này là những vật liệu bời rời chứa nhiều than nâu, tectit, nhiều hạt laterit, nhiều cát, sỏi, sạn.
Bề mặt địa hình thấp dần theo hướng tây bắc- đông nam, điều này thể hiện rõ những tác dụng của việc tạo thành hai vùng đất cao ở thời Kainozoi.
Cuối giai đoạn Pleistocen sớm, thời kỳ gián băng Gunz – Mindel, biển tiến vào đất liền, đường bờ biển cổ giai đoạn này có thể ở vị trí xấp xỉ hoặc sâu hơn đường bờ biển hiện tại một chút. Khu vực Tây Nam Bộ trở thành bồn tích tụ trầm tích, khu vực Đông Nam Bộ hình thành thềm tích tụ của hệ thống sông Đồng Nai với độ cao 40 – 70m tạo nên dạng địa hình uốn lượn với độ chênh cao và độ dốc sườn không lớn.
1.4.2 Thời kỳ Pleistocen giữa.
Đầu Pleistocen giữa xảy ra một dợt biển tiến tương ứng với băng hà Mindel, mực nước biển hạ thấp dần, đường bờ biển lùi ra đến vị trí độ sâu từ 1000 đến 1500m nước hiện tại.
Các hoạt động bóc mòn và rửa trôi tiếp tục hoạt động mạnh mẽ. Mạng lới sông Đồng Nai và sông Mê Kông tạo ra một trường trầm tích hạt thô chiếm ưu thế gồm cát, sạn, sỏi với độ chọn lọc và độ mài mòn trung bình. Ở khu vực Đông Nam Bộ hệ thống thềm tích lũy của sông Đồng Nai ở độ cao 20 – 40m tạo nên bề mặt lượn sóng yếu, với bề dày trầm tích trung bình 10 – 20m.
Sau đợt biển thoái trên là một đợt biển tiến lớn, đường bờ biển tiến vào sâu trong vùng đồng bằng, tạo thành các trầm tích có nguồn gốc của sông ven biển, bãi triều ven biển và bãi nông ven bờ. Khu vực Quảng Biên - Trảng Bom – Đồng Nai chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển, trong khi khu vực Cần Thơ đến Cà Mau là biển thực thụ. Khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ như Long An (theo sơ đồ cổ địa lý thời kỳ Pkleistocen giữa của PGS Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận) là một vùng đầm lầy ven biển ở khu vực cửa sông Soài Rạp – hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông, vùng đồng bằng bối tích tiếp theo và cuối cùng là vùng bồi tích – lũ tích tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ và là vùng thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông.
Các loại cây ngập mặn là thực vật chủ yếu trong khu vực, phân bố gần như toàn bộ vùng Tây Nam Bộ và vùng duyên hải ven biển rông lớn của vùng Đông Nam Bộ. Thành phần thực vật ngập mặn về cơ bản không khác so với hiện tại. Thảm thực vật phản ánh rõ điều kiện khí hậu là nhiệt đới có sự xen kẻ, tranh chấp giữa nóng khô và nóng ẩm.
1.4.3 Thời kỳ Pleistocen muộn
Giai đoạn đầu thời kỳ này là đợt băng hà Riss hoạt động trên khắp trái đất.
Tại vùng đồng bằng Nam Bộ, giai đoạn này hoạt động phong hóa và rửa trôi là hai quá trình chủ yếu; bờ biển lùi xa đến độ sâu 400 – 500m so với hiện tại.
Sau đợt biển lùi này là một quá trình biển tiến, đường bờ biển tiến cực đại đến trung tâm vùng Tây Nam Bộ và vùng duyên hải của Đông Nam Bộ.
Cũng trong thời kỳ này các thành tạo trầm tích aluvi phân bố trong khu vực giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông tạo nên bề mặt thềm cao 5 – 15m, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối hiện tại; lớp trầm tích này là tập cát xám có lẫn ít bột hoặc sạn sõi, không có câu tạo phân lớp.
Sau giai đoạn biển tiến này là đợt lùi xa của biển trong đợt băng hà Wrum (18000- 70000).
Theo kết quả nghiên cứu cổ sinh, thạch học và khoáng vật có thể kết luận là vào thời kỳ Pleistocen muộn khí hậu ở vùng Nam Bộ là nhiệt đới nóng khô.
1.4.5 Thời kỳ Holocen
Biển tiến Holocen sớm – giữa.
Vào đầu Holocen đường bờ biển cổ ở độ sâu 20 – 30m nước hiện tại. Khoảng nửa sau của Holocen sớm biển bắt đầu tiến vào đồng bằng và đến Holocen giữa ( 4000- 6000 năm) thì đạt đến cực đại tạo lên các lớp trầm tích biển ở khu vực sông Hậu và san bằng các địa hình phân cắt của lục địa cuối Pleistocen đầu Holocen. Ở Đông Nam Bộ biển tiến tới tận Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh vùng Hóc Môn, và phía Đông đến tận Cát Lái; vì vậy ta có thể suy đoán biển ảnh hưởng trực tiếp đến lưu vực sông Vàm Cỏ Đông hay ít nhất là ở vùng hạ và trung lưu. Biển tiến phân hóa đồng bằng thành nhiều vùng có đặc điểm khác nhau: vùng biển nông, biển nông ven bờ, đầm lầy ven biển và lục địa bóc mòn. Vùng Đông Bắc của Đông Nam Bộ phát triển kiểu đại hình lục địa bóc mòn, trong khi ở vùng Đồng Tháp Mười thượng, trung thung lũng sông Vàm Cỏ Đông, Bắc và Đông Bắc Kiến Lương là sự hình thành dạng đầm lầy ven biển với sự phát triển nhanh chóng và phong phú thực vật nhiệt đới.
Giai đoạn Holocen muộn
Biển bắt đầu rút khỏi đồng bằng, để lại nhiều khu vực đầm lầy rộng lớn và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông là một trong những khu vực đó. Biển rút đi để lại dạng địa hình như ngày nay chúng ta thấy.
Sau đợt biển lùi này có thể có một đợt biển tiến khác nhưng quy mô nhỏ hơn, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến khu vực sông Vàm Cỏ Đông mà chúng ta đang xét .
Trong giai đoạn Holocen các trầm tích tạo nên dạng địa hình ngày nay của vùng Nam Bộ nói chung và vùng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nói riêng đã hình thành. Ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông bao gồm những dạng chính sau
Trầm tích đầm lầy – biển ( khu vực Đức Hòa – Đức Huệ ngày nay).
Trầm tích này nằm giữa các đê tự nhiên, hoặc giữa các đê tự nhiên và thềm phù sa cổ, hoặc giữa các trũng thấp của thềm này; đây thường là những khu vực nước lợ, gồm những trũng to nhỏ không đều, bị ngập lụt nhiều.
Trầm tích này thể hiện tính axit rõ ràng do tỉ lệ cao các chất sunfit và hữu cơ. Chất Sunfit hình thành do những điều kiện đặc biệt của quá trình trầm tích: điều kiện kị khí, sự ngập lụt thường xuyên trong nước lợ, giàu thực vật nhóm rừng ngập mặn, sự có mặt của các vi khuẩn khử Sunfat và tốc độ trầm tích chậm. Sunfit trong quá trình tích tụ, đồng thời thực hiện quá trình oxi hóa các chất trong đât tạo thành muối Sunfat và axit Sunfuric, làm cho đất nhiễm axit (nhiễm phèn).
Cấu tạo của lớp trầm tích này như sau:
• Trên hết là lớp sét xám đen hoặc trắng, dày khoảng 0- 40cm, đất ẩm, giàu xác thực vật đã phân giải hoặc bán phân giải
• Lớp sét nâu xám, ẩm, lẫn nhiều phèn màu vàng và dấu vết thực vật, ở độ sâu 40- 90cm
• Dưới 90cm sét xám xanh và rất ẩm.
Nhìn chung vật liệu trầm tích phân bố từ mịn đến cực mịn, từ bùn đến sét.
Trầm tích sông (những dãy phù sa chạy dọc theo hai bên sông) phân bố ở khu vực từ Bến Lức đến Đức Hòa.
Các vật liệu trong nước khi tràn qua bờ, phần thô sẽ được giữ lại tạo thành trầm tích phù sa gần bờ còn vật liệu mịn được đưa vào nơi thấp đề cùng góp phần hình thành nhóm trầm tích đầm lầy. Vì vậy trầm tích loại này dày nhất ở khu vực hai bên sông và mỏng dần khi đi xa. Độ cao của trầm tích này ở khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông khoảng 1m ( ngày nay).
Trầm tích đồng bằng ven biển
Ở Long An có cả hai loại trầm tích đồng bằng ven biển cao và thấp nhưng ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông chỉ có một loại trầm tích đồng bằng thấp ven biển; chủ yếu là ở khu vực Cần Giuộc, Cần Đước, dọc theo sông Vàm Cỏ Đông.
Đặc trung của dạng trầm tích này là vật liệu chủ yếu là sét bùn xám xanh, giàu vỏ sinh vật; phân bố gần các con rạch lớn chiệu ảnh hưởng của triều hoặc trong các khu dày đặc các rạch nhỏ, dễ bị ngập triều.
Trầm tích dòng sông cổ.
Những đoạn sông dài bị bỏ rơi khi dòng sông đổi dòng, chỉ còn nhận được những vật liệu mịn hạt do lũ lụt mang lại. Các hạt vật liệu này dần dà lấp đầy lòng sông làm cho sông không còn khả năng hoạt động.
Trầm tích có hai lớp chính : lớp trên là vật liệu mịn hạt như bùn, sét; bên dưới là lớp cát sét nâu hoặc xám.
Hình ảnh những dòng sông cổ này rất phổ biến ở Long An đặc biệt là những nơi có trầm tích đầm lầy như Tân Thạnh, Đức Huệ.
Trầm tích Proluvi.
Trầm tích hình thành dọc theo chân các đời trầm tích Pleistocen muộn. Thực ra đây là các “quạt” phù sa. Các sông, suối nhỏ xâm thực và mang các vật liệu từ vùng đất cao xuống phủ lên các lớp trầm tích ở vùng thấp hơn trong dòng chảy của nó. Các “quạt” phù sa được hình thành như vậy và không ngừng mở rộng về phía trước và tỏa ra hai bên làm khối lượng trầm tích ngày càng lớn.
Vật liệu chủ yếu của trầm tích là bùn cát hoặc sét cát
Trầm tích này có thể tìm thấy ở vùng Đức Hòa, nhất là khu vực tiếp xúc với vùng trũng Lê Minh Xuân.
2. Sông Vàm Cỏ Đông và một số điêù kiện địa lý, khí hậu trong lưu vực sông
Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông bắt nguồn từ vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành (Long An), làm ranh giới tự nhiên giữa Châu Thành và Tân Trụ (Long An), rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (đều thuộc Tây Ninh); chảy vào các huyện Đức Hoà , Đức Huệ, xuống Bến Lức, Cần Đước rồi đổ ra biển Đông qua cửa biển Soài Rạp. Trước khi đổ ra biển, sông Vàm Cỏ ( do sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây họp thành ở Tân Trụ) còn hợp với nhánh sông Nhà Bè thuộc hệ thống sông Đồng Nai; vì vậy mà người ta xếp sông Vàm Cỏ vào hệ thống sông Đồng Nai, tạo thành hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ, hệ thống sông lớn thứ ba ở Việt Nam.
Sông dài 270km (hoặc 218km, diện tích lưu vực là 12.800km2 phần trong nước là 6820km2 ), đoạn chảy qua Long An dài 140km, theo hướng tây bắc- đông nam. Lòng sông rộng trung bình 170m, nơi rộng nhất (đoạn từ Bến Lức đổ ra biển), đo được là 200m, nơi hẹp nhất 120m.
Sông Vàm Cỏ Đông có hàng chục kênh rạch lớn nhỏ, luồn sâu vào các thôn xóm, bưng ấp. Về phía tả ngạn sông có : Rạch Thiên, kênh Nhà Thờ, rạch Nhum, rạch Bùng Binh Lớn, rạch Gàu, sông Tra (rạch Tra, nhưng vì khá lớn nên còn được gọi là sông, nối liến với cầu An Hạ, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh), rạch Tranh, rạch Đôi Ma, rạch Bà Tiên, kênh Xóm Bền, rạch Bến Trẽ, rạch Bà Nho, rạch Mương Ông Ban, rạch Thông Lưu, rạch Mương Ông Quỳnh, kênh Nước Mặn. Về phía hữu ngạn có rạch Ba Vàn, rạch Mỹ Hòa, rạch Hà Kiêng, kênh Thủ Thừa (nối với sông Vàm Cỏ Tây), rạch Bàu Tân, sông Nhật Tảo, Rạch Cá. Đây chỉ là những thống kê những con kênh rạch có tên, và tương đối lớn, còn rất nhiều những kênh rạc nhỏ, hoặc không có tên chưa được liệt kê, và một số lớn các kênh rạch cổ đã thay đổi dòng chảy hoặc bị san phẳng vẫn còn chưa được nghiên cứu.
Hệ số uốn khúc của sông là 1,98m. Độ sâu trung bình 10m. Độ dốc 0,21 , môđun dòng chảy là 17,3 l/s/km2.
Mùa lũ, vùng hạ lưu, do ảnh hưởng của sông Cửu Long, giúp thoát nước một phần cho sông Cửu Long, vì vậy xảy ra hiện tượng ngập nước ở các vùng ven cả sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây từ tháng Tám đến tháng Mười Một, với lượng nước chiếm 75 – 80 % cả năm; lũ ở sông Vàm Cỏ Tây luôn lớn hơn . Mùa khô, lượng nước ít, nước chảy xuôi dòng với lưu lượng 60m3/giây.
Sông Vàm Cỏ Đông có chế độ thủy triều là bán nhật triều, thấy rõ ở vùng cửa sông Soài Rạp. Càng đi ngược lên thượng nguồn, triều càng thay đổi phức tạp và có xu hướng ngày càng giảm. Sông rạch có hai con nước, nhưng chế độ nước lớn ròng không xảy ra cùng lúc với triều biển mà chậm hơn với độ hai lần lớn, ròng không bằng nhau. Trong ngày, biên độ hai lần nước lớn chênh lệch là 0,50m ở khu vực cửa sông, càng vào sâu, sự chênh lệch này càng giảm. Trong tháng, biên độ những lần nước lnớ trong thời gian nước kém thấp hơn biên độ nước lớn trong thời gian nước ròng. Biên độ hai lần nước ròng ( trong tùng ngày và trong tháng) cũng rất khác nhau; có ngày độ chênh lệch lên đến 1m; đó là những ngày có 1 con nước ròng không sát ( nước ươn) và một con nước ròng sát sừng.
Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ trong lưu vực sông Vàm Cỏ Đông giống với các khu vực khác ở Nam Bộ. Đó là khí hậu nhiệt đới gío mùa xích đạo, nóng ẩm, nhiệt độ cao, ít biến động. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,80C, lớn nhất là 28,70C, nhỏ nhất là 25,90C.
Tháng nóng nhất trong năm là tháng Tư (28,7), và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Một (25,0). Nhiệt độ trong năm luôn ở mức cao hơn 270C suốt 11 tháng, nhiệt độ tăng dần từ tháng Ba, và giảm nhẹ dần vào tháng Mười Một, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ giữa các tháng chênh lệch không quá 2,50C. Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 2-30C, điều này có nghĩa là ở khu vực này không có sự phân mùa theo nhiệt độ.
Nhiệt độ Trái Đất trong Thế Holocence không có sự chênh lệch nhiều, vì vậy, dựa vào những kết quả đo đạc nhiệt độ ngày nay ta có thể suy đoán nhiệt độ trong khu vực này từ 6000 BP đến nay vẫn có tính chất tưong tự. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao gần như quanh năm. Đây là điều kiện tốt để con người có thể duy trì sự sống dựa vào nguồn động vật - thực vật phong phú nơi đây, bởi vì có lẽ là một quy luật, khi Trái Đất bắt đầu vào thời kỳ gián băng cuối cùng thì con người mới biết đến việc thuần dưỡng cây trồng, sau đó là vật nuôi, và cũng không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm phát sinh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới: Tây Á, Trung Mỹ (Mexico), Đông Nam Á,..) đều là những khu vực có nhiệt độ tương đối cao.
Vì vậy ta có thế nói điều kiện nhiệt độ ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông vài ngàn năm trước đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự định cư lâu dài của cư dân.
Độ ẩm cũng là một yếu tố quan trọng và luôn đi liền với nhiệt độ.
Do ảnh hưởng của vùng vĩ độ thấp, xung quanh khu vực xích đạo, phạm vi hoặc động của gió Mậu Dịch ( còn gọi gió Tín Phong hay gió mùa Tây Nam), thổi qua vịnh Thái Lan mang vào cho Miền Nam ( và cả lưu vực sông Vàm Cỏ Đông)một lương mưa dồi dào, vì vậy độ ẩm ở khu vực này rất lớn. Mặc khác do nhiệt độ trong năm luôn cao và không qua chênh lệch giữa các tháng vì vậy độ ẩm trong năm không chênh lệch lớn.
Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 8 (tháng mưa nhiều), 83.8%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 – 72,3%. Chênh lệch giữa các tháng là 10,9%. Cũng theo kết quả đo được ở trạm Hiệp Hoà, độ ẩm trung bình năm là 73,3%.
Chế độ Gió
Khu vực Nam Bộ nói chung và khu vực sông Vàm Cỏ Đông nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạt đông gió mùa.
Gió mùa Đông Bắc, bắc nguồn từ vùng Siberia ( Nga), là một vùng có nhiệt độ rất thấp, thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, khi thổi qua Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu lục địa nên lạnh và khô, khi đi vào Việt Nam, luồn gió đi qua vịnh Bắc Bộ và vùng biển Miền Trung, được khí hậu đại dương làm cho biến tính, gây mưa nhẹ và nhiệt độ được nâng lên. Nhưng do hình thành từ vùng xa, khi đến Việt Nam lại bị biến tính, gió mùa Đông Bắc chỉ ảnh hưởng mạnh đến khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, phía Nam cũng có ảnh hưởng do hoạt động của luồn gió này nhưng mức độ ảnh hưởng không cao. Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 nhưng thời gian ảnh hưởng đến khu vực Miền Nam thường ngắn hơn, (thường từ giữa tháng 11 mới bắt đầu cảm thấy hơi lạnh thổi từ hướng đông bắc, và đến khoảng giữa tháng 3 là khí hậu trở lại nắng nóng ).
Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh khu vực hay bên xích đạo, ( hoạt động theo chu kỳ ổn định, lai giúp cho các thuyền bè đi lại dễ dàng hơn nên còn gọi là gió Tín Phong, hay gió Mậu Dịch ). Gió thổi theo hướng Tây Nam, trước khi vào Miền Nam, đi qua vùng biển Began và vịnh Thái Lan nên mang theo lượng mưa lớn, gây nên lượng mưa lớn và kéo dài.
Giữa chu kỳ hoạt động của hai loại gió này là một giai đoạn chuyển tiếp ngắn và không ổn định.
Lượng mưa.
Lượng mưa trung bình trong năm lớn, khoảng 1530mm/năm, phân bố thành hai thời kỳ. Từ tháng Năm đến tháng Mười chiếm hơn 85% lượng mưa cả năm. Từ tháng Một đến tháng Tư lượng mưa được phân bố là 15% tổng lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất trong năm tập trung vào thánh Chín và tháng Mười; mưa ít nhất vào các tháng Một, Hai, Ba.
Biên trình mưa các tháng trong năm có hai cực đại vào tháng Mười và tháng Sáu, hai cực tiểu vào tháng Hai và tháng Bảy. Mức dao động giữa những tháng có lượng mưa nhỏ hơn 1000mm lớn hơn nhiều so với những tháng có lượng mưa trên 1000mm.
Lượng mưa phân bố đồng đều trên các vùng trong toàn tỉnh Long An, từ 1400 – 1500mm; riêng ở vùng Hiệp Hòa, lượng mưa trung bình nhiều năm là 1650mm, cao hơn các vùng khác 150 – 200mm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ các huyện ở tây bắc tỉnh Long An, tức là vùng thượng và trung lưu sông Vàm Cỏ Đông, khu vực vùng hạ sẽ có mưa muộn hơn. Ngược lại mùa khô bắt đầu từ khu vực đông nam và hướng dần lên các vùng phía tây bắc. Như vậy nghĩa là ở phần lớn diện tích lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nằm trong khu vực mưa sớm và khô muộn hơn các vùng khác, điều này làm cho độ ẩm khu vực này có phần cao hơn.
Trong mùa mưa thỉnh thoảng có những thời kỳ hạn xen kẻ, có mức độ dài ngắn khác nhau, thường xảy ra vào tháng Bảy và tháng Tám, làm cho mùa mưa ở đây đở khắc nghiệt hơn .
Nắng và bốc hơi.
Độ dài ngày trong năm thay đổi không đáng kể. Độ chiếu sáng cực đại trong tất cả các tháng đều có khả năng vượt quá 10 – 11h trong ngày.
Độ chiếu sáng thực tế lớn nhất rơi vào các ngày trong các tháng mùa khô ( khoảng 8 – 9h), ít nhất trong ngày thuộc các tháng mùa mưa (5 – 6h). Bình quân số giờ nắng trong ngày là 7h.
Nhiệt độ và bức xạ khá ổn định, phân bố đồng đều, phạm vi dao động không lớn. Biên độ nhiệt trong ngày trên dưới 100C.
Độ bốc hơi thay đổi theo mùa; vào mùa nắng độ bốc hơi cao hơn các tháng trong mùa mưa. Theo kết quả đo được ở trạm Hiệp Hòa, độ bốc hơi bình quân là 108mm/tháng; tháng có độ bốc hơi cao nhất là tháng Ba - 117,8mm (năm 1973, tính kết quả trong 10 năm 1964 - 1974), nhỏ nhất vào tháng Mười – 68,2mm (năm 1964) .
Các loại đất trong lưu vực sông.
Đất xám, phát triển trên nền phù sa cổ ( là các trầm tích Pliopleixtoxn và Pleistosein ), nằm cao hơn 2 – 6m so với mực nước biển, chiếm phần lớn diện tích lưu vực sông; ngày nay chủ yếu thuộc 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ.
Đất có màu xám tro, nhạt vì màu bị rữa trôi, ít giữ được nước mưa. Đất có phản ứng chua, nghèo chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém.
Từ khu vực Đức Huệ đến Đức Hòa, đất xám phân bố thànhh dạng địa hình “sống trâu” chạy theo hướng tây bắc – đông nam, mà đường sống là một hành lang từ Tây Ninh cập theo tỉnh lộ 10 xuống Bàu Trai và thẳng xuống thị trấn Đức Hòa ( đều thuộc huyện Đức Hòa ngày nay). Từ hành lang này, địa hình thấp dần về hai phía, ở khu vực phía đông hình thành nên vùng trũng Lê Minh Xuân tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh .
Đất phù sa, ở Long An có hai loại: đất phù sa có tầng loang lỗ, chủ yếu phân bố ở vùng ven sông Vàm Cỏ Tây, và phần cuối sông Vàm Cỏ Đông; phù sa không có tầng loang lỗ, phân bố dọc theo bờ sông, có màu xám nâu, hàm lượng mùn và chất dưỡng chất khác khá cao, giữ nước tốt và không bị clay hóa ( tức sét hóa ).
Đất phèn, chiếm một diện tích khá lớn diện tích đất tòan Long An với độ nhiễm phèn nặng nhẹ khác nhau. Trong lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, đất phèn ít và độ nhiễm phèn tương đối nhẹ chủ yếu ở khu vực Bến Lức và một phần Đức Huệ.
Đất mặn hình thành do quá trình xâm thức của nước biển, đặc biệt là vào mùa khô, nước biển lấn vào đến tận khu vực Hiệp Hòa, tức trung lưu sông Vàm Cỏ Đông. Đất nhiễm mặn nhiều nhất ở khu vực cửa sông Sòai Rạp, và giảm dần khi đi sâu vào bên trong khu vực Bến Lức, Cần Đước.
3. Hệ động – thực vật
3.1 Thực vật.
Quần thể thực vật trên khu vực phù sa cổ.
Trên các vùng đất cao, ít hoặc không bị ngập nước như các vùng phù sa cổ ở phía và trung Long An (hầu hết nằm trong lưu vực sông Vàm Cỏ Đông) và trên các đê từ nhiên ven sông rạch là các khu rừng dày nhiệt đới nữa rụng lá, gồm nhiều tầng cây thân gỗ cao từ 8- 30m như các loài: dầu rái, sao đen, sao xanh, bằng làng, trôm, lòng mức,…
Những dấu vết của quần thể thực vật xưa là các chòm sao, dầu, lòng mức quanh các đình chùa và đất thổ cư ở Mộc Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. Thành phần thực vật hoang dại khác cũng còn lưu lại như các cây bụi đinh, bời lời, dứa gai, sim, mua,... mọc rải rác khắp nơi.
Ngày nay đất trong khu vực hầu hết đều được phủ đầy các loại cây trồng: lúa, cây ăn trái, hoa màu,…
Quần thề thực vật ven sông, rạch:
Phân bố trên các dãy đất hẹp, mỏng ven đôi bờ sông rạch từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Vàm Cỏ Đông, vì vậy loại thực vật rất đa dạng và có sự thay đổi từ cửa biển lên thượng nguồn
• Vùng gần cửa biển ( Cần Đước, Cần Giuộc) là vùng nước lợ và nước mặn: mắm, vẹt, đước, bần, mọc xen lẫn với dừa nước, quao nước, cóc kèn, lác nước,…
• Cao hơn một ít có các loại cây giá chà là, bụi chàm, ngọc nữ không gai, lứt, sơn cúc, ráng dại,…
• Đi sâu vào nội địa: bần, bình bát, dứa gai, tràm gối, trâm sơ, gừa,… dọc ven sông còn xen lẫn các loại cây mù u, tra, nhàu, dây choại, mây nước,…
• Nơi nước ngọt: cà na, chiếc, gáo, cà dăm, nỗ, lăng,…
Quần thề thực vật ven các sông lớn.
Đó là các vùng phù sa màu mỡ, chiếm lĩnh vùng đất này là các loại cây: lác nước, lác hến, lác chiếu ( cói) ráng, gạc nai, bồn bồn, lúa trời, cỏ mồm, đưng, để,…
3.2 Động vật
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông như là một hành lang chạy dài từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến biển Đông, mang tính chất địa lý của cả vùng Đông và Tây Nam Bộ, vì vậy tài nguyên thực vật cũng như động vật trong khu vực rất phong phú mang đặc trưng của cả hai miền, nhưng đồng thời cũng thể hiện nét riêng tiêu biểu của nó.
Vùng phù sa cổ, các gò, giồng tự nhiên, đê tự nhiên ven sông rạch, với các khu rừng nhiệt đới nguyên thủy là nơi cư trú của các loại động vật có vú cỡ lớn: voi, tê giác, hổ, trâu rừng, heo rừng hoặc cỡ vừa như hươu, chỉ, chồn, hoãng, giộc, rái cá,…Ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ, đầu thế kỷ XX, còn thấy được từng đoàn voi, cọp đi trên đường.
Những sự thay đổi lớn về thảm thực vật đã dẫn đến sự thay đổi lớn về giới động vật. Động vật lớn bỏ đi hoặc tiêu diệt hết, các động vật nhỏ như chuột, dơi đến chiếm lĩnh vùng này.
Ở vùng trũng, ven sông rạch là thế giới của các loài lưỡng cư (ếch, nhái) và các loài bò sát (rắn, trăn, rùa,…)
Có hơn 120 loài cá nước ngọt ( cá đồng và cá sông), các loài tôm nước ngọt (tép bạc, tép bò, tôm càng lửa, càng xanh,…); nơi cửa sông là cá bống, cá vược, cá đối, cá úc vàng, cua, tôm thẻ, tôm sú, tôm đất,…
Ngoài ra còn các loại chim, cò, ong,.. sinh sống trong vùng làn nên sự đa dạng trong đời sống của giới động vật.
“Đặc tính của kỷ Holocen là khí hậu ấm áp và ít thay đổi” như vậy ta có thể nói rằng ở khu vực sông Vàm Cỏ Đông, vài ngàn năm trước khi con người đến đây, khai hoang định cư, sinh sống trong điều kiện khí hậu tương tự như ngày nay. Vì khí hậu là yếu tố quyết định các điều kiện tự nhiên khác, nên sự ổn về khí hậu cũng đảm bảo luôn sự ổn định và mặt thổ nhưỡng, và đặc biệt khí hậu có tác dụng quyết định đối với sự ổn định của giới sinh vật. Vì vậy những con người đầu tiên này cũng sinh sống trong một môi trường gần giống với những yếu tố địa lý đã được miêu tả như trên. Tuy nhiên, môi trường không thể là một thực thể bất biến, và con người cũng là một tác nhân quan trọng gây ra sự biến đổi đó. Thông qua lao động, con người tác động vào môi trường để lấy những yếu tố cần thiết đồng thời cũng làm biến đổi môi trường theo hướng phục vụ cho cuộc sống của họ. Trong khu vực Long An nói chung và sông Vàm Cỏ Đông nói riêng ngoài sự nóng dần lên trong xu thế chung của toàn cầu, và những hậu quả kéo theo của nó, còn có sự bạc màu, xói mòn của đất đai do hoạt động trồng trọt của cư dân, và dễ thấy nhất là sự mất đi hoặc giảm bớt của các loài động- thực vật quý hiếm. Vì vậy ta có thể kết luận con người cổ trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đã sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ thấp hơn, đất đai màu mỡ hơn, hệ động - thực vật phong phú và đa dạng hơn. Đó là những điều kiện khá thuận lợi cho cuộc sống của con người thời bấy giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thị Kim Chi, Gốm An Sơn (Long An) Khóa luận tốt nghiệp, 2007.
2. Quang Văn Cậy, Ngô Thế Phong, Hồ Sơ khai quật di chỉ Lộc Giang, 1994. Tư liệu Bảo tàng Long An.
3. Trần Anh Dũng, Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường. Báo cáo khai quật đại điểm Gò Cao Su, 1997. Tư liệu Bảo tàng Long An.
4. Lê Xuân Diệm, Khai quật An Sơn, NPHKCHOMN, 1978.
5. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng, Khảo cổ Đồng Nai thời tiền sử, nxb Đồng Nai, 1991.
6. Vương Thu Hồng, Đào Linh Côn, Đề Tài “Đánh giá hiện trạng và hệ thống hóa các di tích khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Long An”, 1996.
7. Vương Thu Hồng, Niên đại C14 một số di chỉ khảo cổ học ở tỉnh Long An, NPHMVKCH 2004, nxb KHXH,2005.
8. Vũ Tự Lập, Địa Lý tự nhiên Việt Nam, nxb Đại Học Sư Phạm, 2006.
9. Nishimura Masanari và Nguyễn Kim Dung.1997. Khai quật An Sơn, địa điểm đá mới ở trung lưu sông Vàm Cỏ Đông, miền Nam Việt Nam. Tư liệu Bảo tàng Long An.
10. Nishimura Masanari, Một số nhận xét về đồ gốm thời đại đá mới và kim khí tại các tỉnh Đồng Nai và Long An, MSVĐKCHOMNVN, 1997.
11. Phạm Đức Mạnh, Di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc, nxb KHXH, 1996.
12. Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên), Địa Chí Long An, nxb KHXH và nxb Long An, 1989.
13. Trịnh Thị Kim Qúy. Di tích tiền – sơ sử ở Long An dưới ánh sáng của những phát hiện mới. Khóa luận tốt nghiệp, 2002.
14. Phạm Quang Sơn, Nguyễn Quốc Mạnh, Báo cáo khai quật di chỉ khảo cổ học An Sơn, năm 2004 – 2005.
15. Phạm Quang Sơn, Những nhận thức mới trong đợt khai quật An Sơn lần thứ 3 – năm 2004, MSVĐKCHOMNVN, Tập 3, 2007.
16. S.Rahmstory, Hans.J. Sachellnhuber, Khí hậu biển đổi – thảm họa vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại, nxb Trẻ, 2000.
17. Đặng Văn Thắng, Vũ Quốc hiền, Nguyễn Thị Hậu, và những người khác, Khảo cổ học tiền sử và sơ sử TP Hồ Chí Minh, nxb Trẻ, 1998.
18. Nguyễn Địch Vĩ, Đinh Văn Thuận, Lịch sử phát triển cổ địa lý trong kỷ đệ tứ ở vùng đồng bằng Nam Bộ, Tài liệu hội thảo “ Văn Hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam”. Tư liệu Bảo tàng Long An.


thật ra, phần này là phần đầu của bài tiểu luận về các di tích dọc sông Vàm Cỏ mình tách ra, đưa vào hai nơi, vì vậy những thông tin ở đây chưa thật đầy đủ, mình chỉ lựa chọn những thông tin có ích cho những nhận xét của mình ở phần sau. Nhưng mình thấy nó cũng hay hay nên post luôn.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết