khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG!

Go down

ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG! Empty ĐÀN ĐÁ KHÔNG PHẢI TỪ TRỜI RƠI XUỐNG!

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 11:19 am

Bên cạnh việc sưu tầm trống đồng Đông Sơn trong vùng cư trú của đồng bào K"Ho ở Di Linh, việc tìm tại chỗ các dấu tích đầu tiên của người tiền sử (đá gia công, gốm cổ) trên sườn đồi 1010 Tân Nghĩa mở ra các tiềm năng điều tra lớn rộng hơn cả vùng đồi này, cùng khả năng khai quật tại chính nơi tìm ra đàn đá vết tích của một “làng cổ” mang dáng dấp của một “di chỉ - xưởng” thực thụ ở vùng này.
Đây là một dàn gồm 12 thanh đá được ghè đẽo, tạo dáng trên hai mặt theo một định hình có qui trình thống nhất. Đứng ở góc độ chế tác, những thanh đàn đá này cơ bản được chế tác từ kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp đến sự tham gia có mức độ của kỹ thuật mài. Sự tồn tại của kỹ thuật chế tác điêu luyện, thành thục, có khả năng bằng sự ghè đẽo để điều chỉnh âm thanh của đá. Đây là sự sáng tạo thông minh của tổ tiên chúng ta về một nhạc khí đặc biệt và độc đáo, là đặc trưng cho sự sáng tạo nghệ thuật đầu tiên thời kỳ thứ nhất của loài người. Có một di chỉ chế tác đá thời tiền sử.
Theo chân các nhà khảo cổ học, lại được chính anh Ngô Tuấn Cường - người phát hiện di tích núi Voi - hướng dẫn, chúng tôi lội ngược suối Đầu Voi (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) qua nhiều ghềnh thác đồ sộ, hốc ngách hiểm trở, cảnh sắc ngoạn mục, trong khoảng chiều dài 5-6km. Các nhà khảo cổ đã thu được 123 tiêu bản do kỹ nghệ ghè đẽo trực tiếp tạo nên, bao gồm những công cụ chặt to thô, chuôi nhỏ, có lưỡi ở một đầu hay lưỡi theo chiều dọc, rìa lưỡi rộng, sắc bén, nhiều chiếc rìu ngắn, chiếc nạo và công cụ khía chế tác từ mảnh tước lớn nhỏ khác nhau. Lội tới ngọn nguồn suối Đầu Voi, các nhà khảo cổ vô cùng xao xuyến khi nhìn xuống thung lũng bazan được bao phủ bởi cảnh rừng nguyên sinh đa dạng sinh học cao và dồi dào nguồn nước tự nhiên của hệ thống lưới suối chằng chịt “một khung nền thiên nhiên sinh thái thuận hợp cho đời sống con người từ nguyên thủy”.
Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh thốt lên: “Đây là một di chỉ chế tác đá thời tiền sử. Vùng đất này phải có cả một xã hội người nguyên thủy từng sinh sống”. Những dấu tích của người cổ trên đất Lâm Đồng. Các dấu tích hoạt động khai phá đồi rừng và sáng tạo văn hóa của những cộng đồng người tiền sử - sơ sử ghi nhận được trên các cao nguyên Lâm Đồng rải ra trong phạm vi khá rộng, từ các vùng cao Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, qua Đức Trọng, Di Linh về Đạ Tẻh, Bảo Lâm và Cát Tiên với những khám phá mang những nét riêng cao nguyên rất đáng lưu ý.
Đó là những sưu tập cuội ghè thuộc loại nguyên thủy nhất Lâm Đồng ghi nhận ở suối Đầu Voi. Đó là chiếc rìu chế tác từ cuội vàng hình bầu dục dẹt được mài tạo vành lưỡi lồi vòng cung “kiểu Bắc Sơn” lần đầu ghi nhận ở Đa Thiện, gần Thung lũng Tình yêu. Đó là hàng trăm công cụ lao động bằng đá đồng - gốm thuộc nhiều loại hình và kích cỡ khác nhau, xác thực hình hài của một di chỉ cư trú - công xưởng chế tác đá bàn xoa gốm qui mô cỡ 2 vạn m2 bên bờ thượng lưu sông Đồng Nai từ gần 3.000 năm về trước.
Các nhà khảo cổ Phạm Đức Mạnh, Lê Công Tâm, Phạm Thị Ngọc Thảo nhất trí đánh giá: “Các di vật này mang đậm chất chung của cổ vật tiền sử - sơ sử thuộc phức hệ văn hóa Đồng Nai (Đông Nam bộ) lại có nhiều nét “nam cao nguyên” làm nên nhiều dị biệt với các phức thể văn hóa “bắc cao nguyên” trải dài từ Biển Hồ về Đắc Lắc”.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết