khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
KHỔNG MIẾU I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


KHỔNG MIẾU

Go down

KHỔNG MIẾU Empty KHỔNG MIẾU

Bài gửi by atena Sat Aug 29, 2009 11:28 pm

1 Khổng miếu
Khổng tử (551- 479 TCN) sống vào thời Xuân Thu, người nước Lỗ, là người sáng lập ra Nho học. Từ nhà Hán trở đi, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính ở Trung Quốc, là chuẩn mực cho mọi hoạt động sinh hoạt; Khổng tử được tôn sùng như một vị thánh, là biểu tượng của sức mạnh và uy thế của tầng lớp nho sĩ, từ đó miếu thờ Khổng Tử được dựng lên ngày càng nhiều; suốt giai đoạn trung đại, hầu như mỗi huyện, trấn đều có một miếu thờ Khổng Tử gọi là Khổng miếu hay Văn Miếu, tục lệ này duy trì cho đến ngày nay. Hàng năm vào ngày giỗ Khổng tử, các nho sinh và quan chức ở mỗi trấn tập hợp ở miếu để làm lễ Thái Lao, đọc kinh thư, bình văn. Kiến trúc chung của Khổng Miếu là một chuỗi sân được bao bọc bởi nhà bia đây là nơi chứa kinh thư và bia đá.
Khổng miếu lớn nhất, hoành tráng nhất là Khổng miếu tại Khúc Phụ - Sơn Đông, nơi ông đã sống và dạy học. Năm 478 TCN, sau khi Khổng Tử mất được một năm, Lỗ Ai Công đã hạ lệnh thờ cúng Khổng Tử và cho tu sửa nhà ở của ông để thành miếu thờ. Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã đến nước Lỗ cúng lễ Khổng Tử theo đại lễ và cho xây dựng lại. Các triều đại sau tiếp tục tu bổ, mở rộng; dáng vẻ như ngày nay của miếu là kết quá của đợt trùng tu năm 1504. Toàn thể khu kiến trúc gồm 3 phần chính: Khổng Miếu – Khổng Phủ - Khổng Lâm.
TOÀN CẢNH KHỔNG MIẾU
KHỔNG MIẾU Kongmiao

Khổng Miếu nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, chiều dài Nam Bắc 630m, rộng 140m. Toàn bộ có 11 dãy kiến trúc, với hơn 500 gian nhà liền kề với sân vườn, xếp hàng dọc trên một trục chính Nam Bắc, hai bên trục đối xứng nhau, mặt chính của miếu là hướng Nam; quy mô của nó chỉ xếp sau cụm kiến trúc cổ Cố cung Bắc Kinh, được coi là mẫu mực của kiến trúc đền miếu quy mô thời cổ Trung Quốc.
Cả khối kiến trúc của Khổng miếu được hưởng quy cách kiến trúc cao nhất của xã hội phong kiến Trung Quốc, tức bố cục kiến trúc kiểu hoàng cung. Chủ thể kiến trúc Khổng miếu xuyên qua trục chính nam bắc. Phần kiến trúc phụ bố trí ở hai bên, thành hàng đối xứng, kết cấu rất chặt chẽ, chỉnh tề và hoành tráng. Khổng miếu có 9 tầng, 9 khuôn viên, trong ngôi đền chính có 9 gian mở. 9 là chữ số lớn nhất trong cơ số, trong xã hội phong kiến Trung Quốc, 9 là chữ số chuyên dùng cho nhà vua, đặc biệt là trên kiến trúc, ngoài nhà vua ra, bất cứ ai sử dụng số 9 đều bị chém đầu, thế nhưng Khổng miếu thuộc ngoại lệ. Điện chính của Khổng miếu xây năm lớp cửa, cũng theo chế độ lễ giáo phong kiến, chỉ có kiến trúc của nhà vua mới được xây năm lớp cửa.
Toàn thể kiến trúc có thể chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất từ xổng đến Giai Văn Các, nơi để kinh thư với các bia đá và các tòa nhà nằm hai bên lối đi chính; nhóm thứ hai nằm phía bắc xoay quanh kiến trúc chính là điện Đại Thành.
KHỔNG MIẾU Kongmiao2
ĐIỆN ĐẠI THÀNH
Điện Đại Thành được xây dựng lại năm 1724, là hạt nhân kiến trúc của Khổng miếu, cả khối điện cao khoảng 26m, từ đông sang tây dài 47m, trên mái điện lợp ngói vàng rực rỡ, tượng trưng cho trang nghiêm, có thể sánh ngang với điện Thái Hòa của Cố Cung Bắc Kinh, được coi là một trong “ba điện cổ lớn Trung Quốc”. Trước điện là 10 cột đá lớn trạm rồng bám, mỗi cột đều là khối đá nguyên vẹn được điêu khắc cao 6 mét, bán kính 1 mét, khí thế oai hùng, điêu khắc tinh tế, 10 cột rồng này, đường nét điêu khắc của mỗi cột một khác, không cột nào giống cột nào, tạo hình đẹp mắt, là tác phẩm quý giá trong nghệ thuật khắc đá Trung Quốc.
KHỔNG MIẾU Kongmiao3
BÊN TRONG KHỔNG MIẾU
Bên trong Khổng miếu trưng bày hơn 2000 tấm bia đá thuộc các triều đại Trung Quốc, là một trong những rừng bia đá cỡ lớn của Trung Quốc. Trong đó, có những hơn 50 tấm Ngự bia - tức bia có bút tích của vua, đã thể hiện địa vị của Khổng Tử trong xã hội Phong kiến Trung Quốc.
Nhà phụ ở phía đông và tây Đại Thành là nơi thờ các môn đồ cảu Khổng Tử và các nhà Nho lớn trong lịch sử Trung Quốc; phía sau là Tẩm điện – nơi thờ vợ Khổng Tử và cuối cùng là điện Thánh Tích, nơi lưu giữ những vật bằng đá và tranh vẽ Khổng Tử
Kiến trúc Khổng Miếu được bổ sung thêm kiến trúc Khổng Lâm – Khổng Phủ làm thành một tổng thể kiến trúc hài hòa.
Khổng lâm là lăng mộ riêng của Khổng Tử và gia tộc ông, là khu lăng mộ họ tộc có thời gian dài nhất, diện tích lớn nhất trên thế giới hiện nay. Khổng Lâm được xây dựng liên tiếp trong suốt khoảng hơn 2000 năm, cả khuôn viên rộng 2km2, tổng cộng có hơn 100 nghìn ngôi mộ của con cháu họ Khổng. Trong khuôn viên Khổng Lâm còn bảo tồn hơn 500 tấm bia đá và ải lăng kể từ thời nhà Hán.
CỔNG KHÔNG LÂM
KHỔNG MIẾU Konglin

Khổng phủ được xây dựng từ thời nhà Tống đến thời nhà Kim (thế kỷ XII- XIII CN), là điển hình kiến trúc trang viên địa chủ quý tộc phong kiến, với diện tích gần 500 nghìn mét vuông, có gần 500 gian lầu, phòng, sảnh các loại. Bố cục của Khổng phủ rất đặc biệt, bộ phận trước là nơi xử lý công vụ, bộ phận đằng sau là nơi sinh hoạt thường ngày. Kiến trúc sảnh mang phong cách điển hình của các kiến trúc nhà quan thời nhà Minh và nhà Thanh. Trong Khổng phủ cất giữ nhiều dữ liệu lịch sử , trang phục và nhiều dụng cụ của các triều đại, có giá trị văn vật lịch sử rất cao.
“Tam Khổng ” nổi tiếng bởi bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời, văn vật phong phú và giá trị khoa học nghệ thuật cao. Năm 1994, “Tam Khổng ” được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới .
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết