Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Phát hiện khu khảo cổ dưới nước chứa nhiều di vật lịch sử
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phát hiện khu khảo cổ dưới nước chứa nhiều di vật lịch sử
Một khu vực khảo cổ chìm dưới nước tại Croatia đã mang đến cho các nhà khảo cổ châu Âu một cái nhìn mới về cuộc sống thời kỳ đồ đồng. Khu vực nằm ở thung lũng sông Cetina, chứa nhiều đồ vật bằng kim loại, đá và gỗ, một số có từ năm 6.000 trước Công nguyên.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Birmingham, Anh, Đại học Ljubljana, Slovenia và Bảo tàng di chỉ khảo cổ Croatia đã phát hiện ra khu khảo cổ dưới nước này. Người đứng đầu dự án Vicent Gaffney phát biểu: "Thung lũng Cetina là một khu vực đầy ý nghĩa mà tôi rất vinh dự được tham gia. Tôi tin rằng đây là một trong những khu khảo cổ quan trọng nhất ở châu Âu".
Các nhà khảo cổ vùng Balkan đã từng biết về khu vực này nhưng chỉ đến nay, các nhà nghiên cứu Anh mới nhận ra tầm quan trọng của nó. Những cuộc khảo sát ban đầu vào cuối năm ngoái đã tìm ra những tạo vật có từ thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng. Thời đồ đá mới nổi bật bởi những công cụ và vũ khí bằng đá được mài bóng. Thời kỳ đồ đồng là khi những hợp kim được tạo ra bằng cách kết hợp đồng và thiếc.
Chiếc mũ giáp được tìm thấy tại thung lũng.
Các đồ vật được tìm thấy bao gồm kiếm, mũ giáp, một con dao găm và cái bao của nó có từ thời đồ đồng. Ngoài ra còn nhiều đồ trang sức, rìu và mũi giáo. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những gì còn sót lại của những ngôi nhà bằng gỗ thuộc thời đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng, nhô lên từ dưới đáy thung lũng. Việc khu vực bị chìm dưới nước đã mang tới sự bảo quản tuyệt vời cho các hiện vật.
Nhóm khảo cổ nhận định, con sông hẳn đã là một nguồn nước quan trọng cho những người dân thời đó. Họ có thể đã cố tình ném các đồ bằng đồng và đá xuống nước để cống tế thần sông.
Các nhà nghiên cứu còn dự định khảo sát mẫu đất và thực vật tại khu vực. "Qua việc nghiên cứu lõi phấn hoa và than bùn từ lưu vực, chúng ta có thể nhìn được sâu vào cuộc sống thường ngày của cư dân thời đó, như thức ăn, mùa màng, gia súc, đồ thủ công và những hoạt động thường nhật. Trầm tích tại sông cũng cung cấp thông tin về môi trường Croatia trong 10.000 năm qua", nhà khảo cổ David Smith nhận định.
Theo VnExpres
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Birmingham, Anh, Đại học Ljubljana, Slovenia và Bảo tàng di chỉ khảo cổ Croatia đã phát hiện ra khu khảo cổ dưới nước này. Người đứng đầu dự án Vicent Gaffney phát biểu: "Thung lũng Cetina là một khu vực đầy ý nghĩa mà tôi rất vinh dự được tham gia. Tôi tin rằng đây là một trong những khu khảo cổ quan trọng nhất ở châu Âu".
Các nhà khảo cổ vùng Balkan đã từng biết về khu vực này nhưng chỉ đến nay, các nhà nghiên cứu Anh mới nhận ra tầm quan trọng của nó. Những cuộc khảo sát ban đầu vào cuối năm ngoái đã tìm ra những tạo vật có từ thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng. Thời đồ đá mới nổi bật bởi những công cụ và vũ khí bằng đá được mài bóng. Thời kỳ đồ đồng là khi những hợp kim được tạo ra bằng cách kết hợp đồng và thiếc.
Chiếc mũ giáp được tìm thấy tại thung lũng.
Các đồ vật được tìm thấy bao gồm kiếm, mũ giáp, một con dao găm và cái bao của nó có từ thời đồ đồng. Ngoài ra còn nhiều đồ trang sức, rìu và mũi giáo. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những gì còn sót lại của những ngôi nhà bằng gỗ thuộc thời đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng, nhô lên từ dưới đáy thung lũng. Việc khu vực bị chìm dưới nước đã mang tới sự bảo quản tuyệt vời cho các hiện vật.
Nhóm khảo cổ nhận định, con sông hẳn đã là một nguồn nước quan trọng cho những người dân thời đó. Họ có thể đã cố tình ném các đồ bằng đồng và đá xuống nước để cống tế thần sông.
Các nhà nghiên cứu còn dự định khảo sát mẫu đất và thực vật tại khu vực. "Qua việc nghiên cứu lõi phấn hoa và than bùn từ lưu vực, chúng ta có thể nhìn được sâu vào cuộc sống thường ngày của cư dân thời đó, như thức ăn, mùa màng, gia súc, đồ thủ công và những hoạt động thường nhật. Trầm tích tại sông cũng cung cấp thông tin về môi trường Croatia trong 10.000 năm qua", nhà khảo cổ David Smith nhận định.
Theo VnExpres
Similar topics
» Khảo cổ học dưới nước...
» Thực trạng khảo cổ dưới nước Việt Nam
» Kế hoạch đi dự hội thảo những phát hiện mới về khảo cổ học tại Hà Nội...
» Thực trạng khảo cổ dưới nước Việt Nam
» Kế hoạch đi dự hội thảo những phát hiện mới về khảo cổ học tại Hà Nội...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52