khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG

Go down

TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG Empty TÍN NGƯỠNG QUAN CÔNG

Bài gửi by  Thu Jun 18, 2009 4:30 pm

Trên Tạp chí Xưa & Nay số 59B, 60B, ra đầu năm 1999, tác giả Đào Hùng viết: “Ở Việt Nam miếu thờ Quan đế đã tồn tại từ lâu và có mặt hầu hết các thành thị trong nước, những đặc biệt là những nơi tập trung nhiều người Hoa như Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Huế…”. Thật vậy, Quan đế (Quan Công) là một vị thần minh thánh triết được tôn thờ trải qua 14 thế kỷ. Giữa thế kỷ VI, vào đời Tùy (189-617) đã có lập miếu thờ ông, gọi là Võ miếu, để đối lại với Văn miếu thờ Khổng Tử. Miếu được lập tại quê hương của ông tại Tây Quan, trấn Giải Châu, tỉnh Sơn Tây, cách Thường Dương 10 dặm nơi ông ra đời.
Tại Trung Quốc qua các triều đại, từ vua quan đến thứ dân đều rất mực kính ngưỡng sùng bái Quan Công. Có thể nói, đây là một vị thần linh có một vị trí rất đặc biệt trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Từ xưa biết bao anh hùng sau khi chết được phong thần, nhưng không vị thần nào như Quán Công được tín phụng lưu truyền rộng khắp dân gian như vậy. Trong Điện đường (Nho), Đạo quán (Lão), Tự am (Thích) luôn khói hương tế tự. Hiện nay, tín ngưỡng Quan Công vẫn không ngừng khoáng triển khắp vùng Đông Nam Á, nơi có nhiều Hoa Kiều cư ngụ (như tại Việt Nam và vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ), Hàn Quốc, Nam Dương, Tân Gia Ba, Hạ Uy Di, Mỹ...
Sở dĩ Quan đế được người Trung Hoa sùng kính như vậy vì có mấy yếu tố sau:
1. Tác giả Đào Hùng viết: “Từ thời Tống, những thầy đồ kể chuyện ở các quán trà thường lấy những giai thoại về Quan Vũ làm nòng cốt cho những chuyện kể về thời Tam Quốc (...). Sân khấu phát triển mạnh dưới thời Nguyên càng làm cho nhân vật này thêm nổi tiếng và phần lớn những vở tuồng hay đều có sự xuất hiện của Quan Vũ. Người Việt Nam cũng tiếp thu những câu chuyện đó để soạn những vở tuồng hay cải lương như các tích: (rút ra từ truyện Tam Quốc chí)…, Tóm lại, sự sùng kính Quan Vũ trở nên phổ biến vì người ta thấy Quan Vũ hội đủ các đức tính: Trung, Dũng, Lễ, Nghĩa, Tín, Trực, Liêm, Chánh…
2. Nho, Thích, Lão, ba tôn giáo lớn của châu Á đều xem Quan đế là một vị thiện thần đáng được sùng kính. Đạo Nho tôn Quan Vũ là “Văn Hoành Thánh Đế”. Đạo Lão tôn là “Hiệp Thiên Đại Đế”. Nhiều tự viện lớn của Phật giáo cũng có riêng một miếu đường để thờ ông. Tại Cái Tàu Thượng, Đồng Tháp, một làng quê nhỏ có ngôi chùa cổ Long Phước, xây dựng riêng một “Hộ Pháp Tạng Đường” bên phải trước chùa, trên bệ có ba pho tượng cao trên 1m, Quan Công (Vũ) ngồi trên ghế thái sư xem sách, Châu Xương và Quan Bình đứng hầu hai bên, hai cột ngoài “Hộ Pháp Tạng Đường” có đôi liễn đối chữ Hán: “Hộ hựu tuần hành trú dạ thủ trì Già Lam địa, Pháp khuôn vi nhiễu khắc thời bảo quản cảnh thánh môn”. Chùa Long Phước thiết lập “Hộ Pháp Tạng Đường” theo trong “Bách Trượng Thanh Quy” của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải đời Đường. Còn như đa số các chùa hiện nay thì đều thờ Hộ Pháp Già Lam nơi hậu điện để tiện cho lễ cúng Mộng Sơn thí thực.
3. Quan Công còn có chức năng là thủ hộ thần của giới doanh thương. Trong dân gian lưu truyền một số thuyết như sau:
- Có truyền tích cho rằng, thời trẻ Quan Vũ từng làm nghề buôn vải vóc tại chính quê hương của ông.
- Quan Vũ là người khởi sáng cách làm sổ sách “Nguyên, Thu, Xuất, Tồn” theo truyện kể: Sau khi ông bị bắt và được Tào Tháo dùng lễ đãi ngộ, Tào Tháo thường tặng ông vàng bạc tài bảo. Đến khi nhận được tin tức của Lưu Bị, ông bèn đem số tài bảo Tào Tháo tặng, luôn cả sổ “Nguyên, Thu, Xuất, Tồn” trao trả lại cho Tào Tháo, với số mục rõ ràng không sai lạc mảy may.
- Ông từng làm việc nơi binh trạm, ghi chép sổ sách rất cẩn thận. Ông bày ra sổ cân đối hàng ngày (nhựt thanh bạ).
- Khi phò Lưu Bị dựng nghiệp lớn, ông thường sử dụng cây “Thanh Long yểm nguyệt” đao, thật “sắc bén” (phong lợi). Mà người làm ăn buôn bán thường mong cầu “lợi” (lời lãi), cùng nghĩa với chữ “lợi” bén, “cầu chi hoạch lợi” (cầu được lợi).
- Trong làm ăn, buôn bán... cần phải có tín nghĩa, trong khi ông là người rất mực tín nghĩa nên cũng trở thành một biểu tượng trong giới doanh thương.
Từ một số truyện tích trên, Quan Vũ được tôn là “Thủ hộ Thần Thương nghiệp”.
4. Quan Vũ là một vị thần có sắc phong của vua chúa nhiều nhất. Qua các triều đại phong kiến Trung Hoa, các vua chúa đều rất sùng kính Quan Công, gia phong cho ông đủ tước hiệu như: “Trung Huệ Công”, “Nghĩa Dũng”, “Tráng Mâu Nghĩa Dũng Võ An Vương”, “Anh Tế Vương”, “Trung Nghĩa Chi Thần”, “Hiển Linh Anh Dũng Võ An Anh Tề Vương”, “Hán Tiền Tướng Quân Thọ Đình Hầu”, “Nghĩa Dũng Võ An Vương”, “Tam Giới Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Chấn Viễn Thiên Tôn, Quan Thánh Đế Quân”, “Trung Nghĩa Thần Võ Quan Thánh Đại Đế”, “Hiệp Thiên Phục Ma Đại Đế” .v.v...
Tất cả những hiệu phong nói trên đã vượt ngoài phạm vi sùng bái các danh tướng công thần từ trước đến nay của vua chúa phong kiến, càng tăng cường sự sùng kính đối với vị thần này trong dân gian.
Tóm lại, bốn yếu tố lược kể trên cho chúng ta thấy, những đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của ông đã in sâu vào tâm tưởng mọi người, nên sự tôn thờ kính ngưỡng của cả một đại chúng như vậy không thể nói là mê tín được. Trong xã hội ngày nay, những đức tính này thực sự rất cần thiết, do đó chúng tôi kỳ vọng các Ban tế tự quản lý những nơi có thờ tự Quan Đế, cũng cần giải thích cho giới hành hương hiểu biếu về nghĩa hạnh của vị thần mà mình kính ngưỡng.

Lý Lược Tam
nguồn www.liên-hoa.net


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết