khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc

Go down

Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc Empty Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc

Bài gửi by atena Sun Aug 30, 2009 12:17 am

VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
Từ những miêu tả bước đầu trên ta có thể khái quát một số điểm về kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng nói riêng và kiến trúc cổ truyền Trung Quốc nói chung.
Kiến trúc thường là một ngôi điện hình chữ nhật, hoặc các tháp có thể có kiểu hình khác hơn nhưng thực chất cũng là những dạng biến thể. Công trình thường có 3 phần mái thân và bệ. Trong đó, phần mái và bệ có vai trò khá quan trọng cho việc tồn tại của công trình.
Nền (hay bệ) có tác dụng tránh cho công trình khỏi bị tác hại của thời tiết, hoặc các loại mối mọt. Nền đã được xây dụng từ thời Thương và từ đó trờ thành phần không thể thiếu của công trình. Nền được xây lên cao trên mặt đất, để trèo lên nền người ta thường xây những bậc thang trên một mặt phẳng nghiêng. Dọc theo bậc thang này thường có những lan can làm tay vịn, và cũng có tác dụng trang trí. Hoàn Khưu đàn trong cụm kiến trúc Thiên đàn là một ví dụ, với một nền đá hoc cương đồ sộ, những lan can chạm khác hình rồng.
Mái theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phương tây, là bộ phận gây ứng tượng mạnh nhất trong toàn bộ kiến trúc . Thật vậy từ xa bộ mái nhà đồ sộ là phần nổi nhất của một công trình. Phần mái có tác dụng che mưa nắng cho công trình đồng thời cũng là một yếu tố giúp cho sự thăng bằng của công trình. Mái của kiến trúc có thể tùy theo kiến trúc ở địa phương mà có thể là mái bằng hoặc mái cong, mái chỏm, mái tròn, mái có đầu hồi, mái nữa chỏm . Đặc biệt những bờ mái được uốn cong tạo cảm giác bốn mái được treo lên. Bộ máy cong này được chính thức ra đời là vào nhà Đường, trước hết phát triển ở khu vực miền nam và trung – nam Trung Quốc, mái cong đã xuất hiện ở một số ngôi tháp có niên đại thế kỷ X ( có lẽ là ở những tháp kiểu lầu các ). Tháp gỗ Thích Ca tuy có dạng bát giác nhưng vẫn mang kiểu mái cong ở bờ mái.
Thân kiến trúc thường là dựa vào các cột chống chứ không phải tường. Tường trong kiến trúc Trung Quốc chỉ được xem là có giá trị che kín, có tác dụng chống đỡ hay ngăn gió mưa đã được bộ mái đồ sộ đảm nhiệm.
Về vật liệu xây dựng.
Vật liệu được sử dụng phổ biến cho phần thân kiến trúc là gỗ. Gỗ là nguồn vật liệu sẵn có, được sử dụng rất sớm trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc. Gỗ được ưa dùng không phải chỉ vì sẵn có hay người Trung Hoa không biết sử dụng các loại vật liệu khác, mà rõ ràng gỗ mang lại nhiều lợi điểm. Người ta chứng minh được rằng kết cấu gỗ của người Trung Quốc rất linh hoạt, vừa có thể dễ dàng nới rộng kiến trúc nhờ hệ thống đấu củng và rường chìa, đồng thời kết cấu gỗ linh họat với hệ thống xà và tay đòn cũng giúp cho công trình có thế đứng vững trước những trận động đất lớn hay có ở Trung Quốc, tháp gỗ Huyện Ứng là một ví du điển hình cho tính bền vững đó. Nhưng vì công trình bằng gỗ rất khó bảo quản, nên ngày nay rất khó tìm thấy những kiến trúc toàn bằng gỗ ( sớm nhất có lẽ là tháp gỗ huyện Ứng ). Để tăng độ bền vững cho công trình, từ thế kỷ V người Trung Quốc bắt đầu sử dụng kết hợp với gỗ các vật kiệu khác như là gạch và đá. Ví dụ tháp Đại Nhạn là tháp được xây gạch ở bên ngoài và gỗ ở bên trong. Những kiến trúc toàn gạch hoặc toàn đá cũng được xây dựng, tuy nhiên những công trình này vẫn được xây theo phong cách kiến trúc gỗ.
Đối với các công trình ngoài trời vật liệu thích hợp nhất là đá. Độ bền của đá đủ để giúp các công trình giữ được vẻ ban đầu sau nhiều năm. Loại đá được sử dụng trong các công trình mang tầm vóc quốc gia thường là cẩm thạch ( Hoàn Khưu đàn). Ngoài ra đá còn được sử dụng là phần bệ cho các kiến trúc. Phần bệ bằng đá sẽ đảm bảo cho công trình sự an toàn, điều này vật liệu gạch và gỗ không thể làm được.
Đối với phần mái, vật liệu luôn được sử dụng là ngói. Ngói, theo truyền thuyết đã được sử dụng từ thời Hạ Thuấn, nhưng các nhà khảo cổ học cho tới nay vẫn chưa tìm được vết tích của gạch ngói, cho nên điều nay là không có cơ sở. Những phát hiện gần đây của các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh viên ngói sớm nhất xuất hiện từ thời Tây Chu . Từ đó, ngói thay dần cho cỏ tranh trở thành vật liệu lợp mái chủ yếu trong các kiến trúc Trung Quốc. Ngói được sử dụng trong các công trình kiến trúc lớn thường là ngói lưu ly với màu vàng hoặc xanh.
Chính việc sử dụng vật liệu như vậy đã tạo nên một nét độc đáo của kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng nói riêng và kiến trúc Trung Quốc nói chung. Đó là kết cấu khung gỗ - bộ xương của công trình. Kết cấu khung gỗ được hoàn thiện vào thời Hán và được ưa chuộng ở hầu hết các vùng trong các nước Trung Quốc. Bộ khung gỗ được hình thành trên cơ sở các vì cột gọi là giá. Vì cột được tạo thành bằng các thành phần chính là cột, cột trốn, các loại xà và đòn tay. Có thể có nhiều sự biến đổi để tạo ra nhiều kiểu vì cột khác nhau tùy theo từng địa phương.
Cột thường làm bằng gỗ, gạch, hoặc đá. Cột có thể có hình bát giác hoặc hình trònm vuông. Cột được đặt trên một bệ nhỏ gọi là tán chứ không được chôn dưới đất, giữ thăng bằng cho cột đã có hệ thống xà. Các cột thường được đặt nghiêng chứ không thẳng, độ nghiêng có thể ở vào khoảng 2,9% chiều cao kiến trúc và giảm dần và cá thời đại sau. Các kiến trúc tháp sử dụng phổ biến kiểu cột nghiêng này, nhất là tháp gỗ.
Cùng với cột là hệ thống, xà dầm, bộ vì. Các xà dọc, ngang nối kết các cây cột, giữ cho chúng thăng bằng. Ví dụ trong điện Kỳ Niên ở Thiên đàn, 12 cột ở hàng ngoài được nổi bởi 4 thanh dầm lớn. Khung sườn nhà thường ở dạng vuông vắn dù công trình có hình tròn hay hình đa giác. Các xà ngan qua trung gian của những đòn tay đỡ nóc và những thanh xà ngắn dần lên phía trên sẽ chiệu một phần hay toàn bộ thể trọng của công trình.
Hệ thống công xôn – đấu củng. Hệ thống này có thể tìm thấy trong tất cả các công trình kiến trúc từ cung, điện, chùa, tháp, không những cho các công trình gỗ mà cả ở các công trình bằng đá. “ thuật ngữ đấu củng bao hàm cái dáng vẻ chung, sự sắp xếp và chức năng tĩnh của tất cả các bộ phận tham gia chống đở mái nhà và các phần chung quanh cấu trúc” . Ở chùa Phật Quang, hệ thống đấu củng được thiết kế rất lớn, tạo thành bộ phận chịu lực của công trình, đõ toàn bộ phần mái. Hệ thống đấu củng vốn ra đời từ thời Hán nhưng đến đời Đường đấu củng mới phát triển đầy đủ, đạt đến độ phức tạp cao nhất , đến thời Tống, kiến thức về hệ thống đấu củng được hoàn thiện, tạo nên sự thống nhất cho phong cách, kích thước và thành phần của nó . Tuy nhiên đến thời Minh – Thanh, khi mà tường gạch trở nên phổ biến, những mái hiên nhà không còn dô xa như trước nữa nên hệ thống đấu củng chỉ còn mang nhiều giá trị trang trí hơn. Ngoài ra còn có hệ thống cánh tay đòn. Là một thanh nghiêng, đặt trực tiếp dưới mái nhà.
Các kiến trúc Trung Quốc đều tuân theo một học thuyết – thuyết phong thủy trong việc chọn vị trí. Người Trung Quốc tin rằng có sự di chuyển của dòng nước, dòng không khí mà mắt thường không thể nhìn thấy được, chúng chi phối rất lớn đến đời sống con người. vì vậy với việc xem những nơi thờ cúng là thiêng liêng việc lựa chọn lại càng quan trọng. ví dụ đối với Từ đường của một dòng họ, vị trí phong thủy tốt sẽ giúp dòng họ đó ngày càng giàu có, con cháu sung túc, hoặc ngược lại sẽ táng gia bại sản, tuyệt hậu. Đặc biệt đối với những công trình có ý nghĩa hệ trọng như Thiên đàn, việc chọn vị trí quyết định vận mệnh cả đất nước. Thế đất tốt thường là đất dựa lưng vào núi và có dòng nước chảy trước mặt. Trong mặt bằng khu kiến trúc người ta cũng có thể phối hợp hài hòa các kiến trúc để tạo ra vị trí tốt. Ví dụ, kiếu kiến trúc sân nhà – lạc viện, sân ngoài việc để trồng cây, vườn còn có thể giúp điều hòa luồn không khí trong khu kiến trúc, vì vậy trong sân ta thường hay tìm thấy hồ nước. Các ngôi chùa được xây theo phong cách lạc viện thường là hệ thống kiến trúc với các kiến trúc chính nằm trên trục bắc – nam và giữa chúng thường có một khoảng sân. Trên một phạm vi rộng hơn ta có thể thấy các kiến trúc chùa tháp Phật giáo hay Đạo quán của Đạo giáo thường được xây dựng trong một khu vực thanh tịnh, với những thắng cảnh rừng, núi, suối, những nơi làm cho con người ta tịnh tâm hòa mình vào với thiên nhiên.
Các kiến trúc dù tuân theo những quy tắc, những công thức gì vẫn thể hiện được sự sáng tạo của từng người thợ, nét văn hóa của từng vùng. Trung Quốc vốn là một quốc gia đa dân tộc, sự đa dạng công với những khác biệt về địa lý trên một vùng lãnh thổ địa lý đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc trong kiến trúc Trung Quốc. Ví dụ mô hình tháp nhiều tầng mái hiên vốn rất phổ biến ở miền Bắc thời Tống Liêu nhưng nét mạnh mẽ, hào phóng của loại hình tháp này lại không phổ biến ở vùng Giang Nam, vốn ưa chuộng các tháp kiểu lầu các vốn thanh thoát, uyển chuyển.
Những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng nói riêng và kiến trúc Trung Quốc nói chung trở thành những mẫu mực trong nghệ thuật kiến trúc vùng Đông Á và Việt Nam. Những thành tựu nghê thuật kiến trúc Trung Quốc cùng lan truyền với văn hóa Trung Quốc, và đã phát huy sức ảnh hưởng lâu dì của mình. Hiện nay ta có thể tìm thấy nhiều công trình kiến trúc ( đặc biệt là chùa tháp) theo phong cách Trung Quốc ở nhiều nơi ở Việt Nam, Nhật Bản. Tạo thành một phong cách nghệ thuật riêng cho khu vực Đông Á trong nền nghệ thuật kiến trúc thế giới.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết