Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Chùa treo Huyền Không
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chùa treo Huyền Không
Chùa Huyền Không tọa lạc tại huyện Hỗn Nguyên, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, thuộc miền tây Trung Quốc, được xây dựng vào năm 491 công nguyên, thời Bắc Ngụy, được sữa chữa dưới thời Minh và tồn tại đến ngày nay.
Huyền Không là một ngôi chùa rất đặc biệt, khác thường về mặt kiến trúc và tư tưởng.
Về kiến trúc, nó nằm trong một thung lũng của huyện Hỗn Nguyên, hai bên thung lũng là vách đá cao hàng trăm mét, chùa Huyền Không nằm ở nơi lõm sâu trên vách đá, cao hơn mặt đất khoảng 50 mét, vị trí này giúp ngôi chùa ít bị ảnh hưởng vì mưa nắng.
Toàn bộ ngôi chùa là một kết cấu gỗ, với cổng chùa nắm ở phía bắc, diện tích kiến trúc rộng 152,5m2 chia thành hơn 30 tòa điện, hành lang, lầu tháp. Chùa được nâng đỡ bằng 30 chiếc cột gỗ kê trên mặt đá. Nhưng thực ra, toàn bộ trọng lượng của ngôi chùa này đều đặt trên 27 thanh xà ngang cắm sâu trong vách đá - đây chính là một đặc điểm lớn nhất của chùa Huyền Không, còn những cột gỗ nhỏ chống nền nhà chỉ có tác dụng trang sức mà thôi . Kết cấu này làm cho công trình như treo lơ lửng trong không trung đúng theo tên gọi: Huyền Không – “treo giữa không gian”; và để làm được điều này cần phải có một kiến thức cơ học uyên thâm. Có thể nói chùa Huyền Không là một sự kết hợp của tuyệt diệu của cơ học và mỹ học.
Về mặt tư tưởng. chùa Huyền Không thể hiện rõ tư tưởng của Phật giáo, cuộc sống con người cũng như ngôi chùa này là kết quả của hiệu ứng trùng trùng duyên khởi, ngôi chùa hình thành là do sự kết hợp của nhiều yuế tố nương nhờ vào nhau giữa gỗ và đá, con người cũng vậy, muốn tồn tại phải biết nưong nhờ kết hợp hài hòa với tự nhiên và xã hội. Đồng thời một ngôi chùa lơ lửng giữa không trung còn tượng trưng cho sự thoát tục trong tư tưởng Phật giáo. Chùa Huyền Không còn là một ngôi chùa “Tam giáo hợp nhất” duy nhất tại Trung Quốc hiện nay. Đây là sự hợp nhất giữa Phật giáo, Đạo giáo (Lão giáo) và Nho giáo. Tại Điện Tam Giáo trên tầng cao nhất của chùa Huyền Không, người ta thấy tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng Lão Tử và tượng Khổng Tử được đặt cùng một nơi . Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ, Đạo giáo xuất phát từ nước Sở thời Xuân Thu, thuộc bình nguyên sông Dương Tử, Khổng giáo xuất phát từ nước Lỗ thời Xuân Thu, nay là tỉnh Sơn Đông, thuộc miền bắc Trung Quốc; ba tôn giáo này rất khác nhau nhưng đều được người Trung Quốc dung hợp và trong hơn 2.500 năm tồn tại, không hề xảy ra chiến tranh tôn giáo.
Huyền Không là một ngôi chùa rất đặc biệt, khác thường về mặt kiến trúc và tư tưởng.
Về kiến trúc, nó nằm trong một thung lũng của huyện Hỗn Nguyên, hai bên thung lũng là vách đá cao hàng trăm mét, chùa Huyền Không nằm ở nơi lõm sâu trên vách đá, cao hơn mặt đất khoảng 50 mét, vị trí này giúp ngôi chùa ít bị ảnh hưởng vì mưa nắng.
Toàn bộ ngôi chùa là một kết cấu gỗ, với cổng chùa nắm ở phía bắc, diện tích kiến trúc rộng 152,5m2 chia thành hơn 30 tòa điện, hành lang, lầu tháp. Chùa được nâng đỡ bằng 30 chiếc cột gỗ kê trên mặt đá. Nhưng thực ra, toàn bộ trọng lượng của ngôi chùa này đều đặt trên 27 thanh xà ngang cắm sâu trong vách đá - đây chính là một đặc điểm lớn nhất của chùa Huyền Không, còn những cột gỗ nhỏ chống nền nhà chỉ có tác dụng trang sức mà thôi . Kết cấu này làm cho công trình như treo lơ lửng trong không trung đúng theo tên gọi: Huyền Không – “treo giữa không gian”; và để làm được điều này cần phải có một kiến thức cơ học uyên thâm. Có thể nói chùa Huyền Không là một sự kết hợp của tuyệt diệu của cơ học và mỹ học.
Về mặt tư tưởng. chùa Huyền Không thể hiện rõ tư tưởng của Phật giáo, cuộc sống con người cũng như ngôi chùa này là kết quả của hiệu ứng trùng trùng duyên khởi, ngôi chùa hình thành là do sự kết hợp của nhiều yuế tố nương nhờ vào nhau giữa gỗ và đá, con người cũng vậy, muốn tồn tại phải biết nưong nhờ kết hợp hài hòa với tự nhiên và xã hội. Đồng thời một ngôi chùa lơ lửng giữa không trung còn tượng trưng cho sự thoát tục trong tư tưởng Phật giáo. Chùa Huyền Không còn là một ngôi chùa “Tam giáo hợp nhất” duy nhất tại Trung Quốc hiện nay. Đây là sự hợp nhất giữa Phật giáo, Đạo giáo (Lão giáo) và Nho giáo. Tại Điện Tam Giáo trên tầng cao nhất của chùa Huyền Không, người ta thấy tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng Lão Tử và tượng Khổng Tử được đặt cùng một nơi . Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ, Đạo giáo xuất phát từ nước Sở thời Xuân Thu, thuộc bình nguyên sông Dương Tử, Khổng giáo xuất phát từ nước Lỗ thời Xuân Thu, nay là tỉnh Sơn Đông, thuộc miền bắc Trung Quốc; ba tôn giáo này rất khác nhau nhưng đều được người Trung Quốc dung hợp và trong hơn 2.500 năm tồn tại, không hề xảy ra chiến tranh tôn giáo.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» “ Điện không xà” chùa Khôi Nguyên – sự phát triển của kết cấu gạch thời Minh.
» CHÙA ĐẠI CHIÊU Ở TÂY TẠNG
» THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
» CHÙA ĐẠI CHIÊU Ở TÂY TẠNG
» THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52