khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Go down

TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ Empty TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 30, 2009 7:35 pm

DẪN NHẬP
Hội An là một thị xã cổ kính, ven biển, thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, có tọa độ 15015’26” - 15055’15” vĩ độ bắc; 108017’08” - 108023’10”, cách thành phố Đà Nẵng 30km về hướng Đông Nam. Diện tích hơn 60km2, dân số khoảng 83.000 người. Cách bờ biển phía Đông 15km là quần đảo Cù Lao chàm với nhiều thắng cảnh – di tích độc đáo.
Quá trình giao lưu kinh tế – văn hóa, đặc biệt trong mấy trăm năm là một thương cảng quốc tế (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) đã tạo cho Hội An có được hầu hết các loại hình kiến trúc cổ của Việt Nam, hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống làm phong phú thêm bằng những tố chất thích hợp của nghệ thuật nước ngoài. Quần thể kiến trúc có sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục kiến trúc và sự đan quyện tài tính giữa các phong cách kiến trúc Việt – Hoa – Nhật – Phương Tây. Điều đặc biệt cho đến nay, đô thị cổ Hội An vẫn là môi trường sinh sống của hàng ngàn người, đã trở thành một bảo tàng sống về kiến trúc, về lối sống đô thị. Hơn nữa, quần thể kiến trúc di tích cổ vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong một môi trường sinh thái nhân văn: sông – nước – biển đảo; làng quê – làng nghề truyền thống…. Chúng đều được bảo tồn hết sức hoàn hảo. Chính vì thế, Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào 12/1999 với hai tiêu chí: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế và Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Thật may mắn cho nhân dân Hội An hôm nay là các lớp tiền nhân đã sáng tạo, để lại một di sản văn hóa vô giá – đó là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ cùng với những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Những ngôi nhà phố, những hội quán, những đền miến, cầu, từ đường… đan xen nhau tồn tại trong khu phố cổ. Mỗi di tích mang những được trưng riêng nhưng đồng thời cũng mang những đặc trưng chung của kiến trúc phố cổ. Những ngôi nhà gỗ thổi hồn riêng vào phố hội! Mỗi di tích là một tác phẩm nghệ thuật, vừa đặc sắc về kiến trúc, vừa độc đáo về mĩ thuật. Đến phố cổ để trở về với không gian đô thị những thế kỷ trước;
Thiên nhiên cũng ban tặng cho nhân dân Hội An một môi trường sinh thái: Sông nước – biển – đảo với nhiều điểm kỳ thú, hấp dẫn. Chính vì thế, dựa vào những tiềm năng này mà du lịch Hội An được xác định là du lịch văn hóa, du lịch môi trường sinh thái gắn với nghỉ dưỡng, giải trí, hội nghị, hội thảo. Định hướng chiến lược mà các nhà Quản lý Bảo tồn di tích Hội An đặt ra, nhất là trong thời ký hội nhập quốc tế là: “Bảo tồn di sản vững chắc và phát huy du lịch bền vững”. Nghĩa là: Vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, gắn với bảo tồn môi trường sinh thái – nhân văn, đồng thời giữ gìn môi trường xã hội, gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống; vừa đáp ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân đương đại, vừa phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để vừa phục vụ, phát triển du lịch, cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, vừa bảo vệ và ngày càng làm giàu thêm cho nền văn hóa địa phương, dân tộc. Giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa trách nhiệm bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của nó thông qua du lịch – dịch vụ; xem “văn hóa là động lực, mục tiêu” cho sự phát triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát triển du lịch phải nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, hơn nữa phải nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa. Để hiểu thêm về di sản văn hóa thế giới này chúng ta hay điểm qua một số nt về lịch sử hình thnh, một số di tích tiêu biểu của di sản văn hóa này và hiện trạng, nguyên tắc và mục tiêu bảo tồn khu phố cổ này.


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHỐ CỔ HỘI AN
1.1. Lịch sử
1.1.1. Trước thế kỷ thứ 2

Người ta cho rằng địa danh “Hội An” được ra đời vào khoảng thế kỷ 16. Nhưng vùng đất ở xung quanh khu vực Hội An đã có lịch sử từ lâu đời. Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I,II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú : Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hoá Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.
Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thuỷ tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thuỷ sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hoá trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một Cảng-Thị sơ khai, là nền móng cho các Cảng-Thị sau này.
1.1.2. Thế kỉ thứ 2 - Thế kỉ 15
Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.
1.1.3. Thế kỉ 15 - Thế kỉ 19
Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỉ 16 - thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.
Đến giữa thế kỉ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.
1.1.4. 1858 đến nay
Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong trào Nghĩa Hội của Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.
Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Ngày 4 tháng 12 năm1999 taị kì họp thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Uỷ ban Di Sản thế giới của UNESCO đã công nhận Hội An là di sản văn hoà thế giới.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ Empty Re: TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 30, 2009 7:36 pm

1.2. Một số di tích tiu biểu trong di sản văn hóa Hội An
1.2.1. Chùa Cầu - biểu tượng của đô thị cổ Hội An
Địa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều). Cây cầu cổ ở Hội An ra đời vào thời kỳ nào, cho đến nay niên đại xây dựng cầu còn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên trong thư tịch cổ của nước ta, tên gọi của cây cầu cổ đó là Nhật Bản kiều được tìm thấy vào năm 1617, có nghĩa cầu có thể ra đời trước niên đại đó. Tác giả Vũ Đức Tân trong bài viết có tựa đề Hội An đăng trên tạp chí Việt Nam đã viết rằng cầu Nhật Bản (tức Nhật Bản Kiều) đã ra đời vào năm 1593. Một tác giả nước ngoài đã viết trên báo The Asian Wall Street Journal như sau :"Cầu Nhật Bản với những cột vuông, mái cong là công trình của giới kiến trúc mà Nhật Bản quyết định xây dựng năm 1953 để thông thương buôn bán của người Hoa ".
Như vậy, cầu Nhật Bản được xây dựng ở cảng thị Hội An chậm nhất là 1617 như đã được phát hiện trong thư tịch cổ của nước ta.
Ai là người đứng ra xây dựng cây cầu cổ đó ? Người Nhật Bản, người Việt Nam hay người Minh Hương ? Chắc chắn người chủ cây cầu đó không phải là người Việt vì vào thời kỳ đó và các sử quan triều Nguyễn dưới thời Tự Đức (1847 ? 1883) cũng chỉ được nghe các thế hệ tiền bối truyền đạt lại, nên mới viết trong Đại Nam nhất thống chí rằng : " Cầu ở xã Cẩm Phô về phía tây phố Hội An, huyện Diên Phước, nước khe chảy về phía Nam đổ vào sông Cái, cầu bắc ở trên. Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói " .
Nhà nghiên cứu Pháp Albert Sallet đã cho biết thêm rằng : " Các truyền thuyết còn kể lại rằng một người Nhật Bản tên là Thanh đã xây dựng cây cầu này trên những cột bằng đá với bộ sườn siêu cấu trúc và một mái bằng ngói ".
Nếu câu cầu đó của người Việt Nam chúng ta xây dựng trên lãnh thổ của mình thì chắc chắn sử quan triều Nguyễn đã viết về vấn đề này với nội dung khác đi.
Vậy người Minh Hương ở Hội An vào các thế kỷ XVI - XVII có phải là chủ nhân của chiếc cầu mái ngói cổ đó không ?
Theo Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ viết về "Sơ lược lịch sử Minh Hương " ở Hội An thì năm 1644 ở Trung Hoa xảy ra cuộc chiến tranh nhà Thanh bắt đầu lật đổ nhà Minh và những người Hoa trung thành với chế độ cũ đã di tản đến Đàng Trong Đại Việt, tự nguyện gia nhập quốc tịch Việt Nam và xin chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) thành lập làng Minh Hương tại cảng thị Hội An vào năm 1644 cho đến năm 1653 mới ổn định. Như vậy, làng Minh Hương ở Hội An đã ra đời sau sự có mặt của Nhật Bản Kiều trước đó ít nhất hơn một phần tư thế kỷ, cho thấy người Minh Hương không thể là chủ nhân của Nhật Bản Kiều được.
Chúng ta nhớ lại rằng vào năm 1633, Mạc Phủ Nhật Bản đã ban bố lệnh đóng cửa không quan hệ giao thương với nước ngoài, Nhật kiều đang sống và buôn bán ở nước ngoài phải hồi hương và chuyến tàu Nhật Bản cuối cùng đã rời bến cảng Hội An vào năm 1637, phố Nhật Bản bắt đầu rơi vào cảnh suy tàn và cầu Nhật Bản được người Việt ở Hội An quản lý. Sau khi làng Minh Hương ra đời và cầu Nhật Bản nằm trên địa phận làng này, nên chúa Nguyễn đã giao cho người Minh Hương nhiệm vụ quản lý và sửa chữa cầu.
Cho mãi đến 1653, Trung Lương Hầu Khổng Thiên Như, là một trong mười vị tiền hiền đầu tiên thành lập làng Minh Hương ở Hội An, đồng thời quan phụ trách Ty Tàu vụ tại đây của chúa Nguyễn mới cùng một số tiền hiền khác bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu Nhật Bản ở phía Tây để thờ Bắc Đế Chân Võ Tổ Sư (hay Huyền Thiên Đại Đế) cùng Trừng Hán Cung thờ Quan Công và Minh Hương Phật tự thờ Phật Quan Âm. Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản - chùa Bắc Đế hay Cầu Chùa, danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu. Chùa ra đời sau cầu ít nhất 35 năm. Danh xưng Chùa Cầu đã ra đời ở Hội An sớm nhất là vào năm 1653.
Còn tục ngữ "Thượng Chùa Cầu, hạ Ông Bổn " thì ra đời ở Cảng thị Hội An từ năm nào ? Như chúng ta biết Hội quán Triều Châu của người Hoa thường được gọi với cái tên dân dã là Chùa Ông Bổn, thờ Bổn Đầu Công Mã Viện, đã ra đời muộn vào năm 1845. Vậy thì tục ngữ đó phải xuất hiện trong cộng đồng Hội An sau niên đại đó, sau sự hiện diện của Nhật Bản Kiều - Cầu Nhật Bản gần 230 năm, khi mà danh xưng cầu Nhật Bản đã bị thay thế bởi danh xưng Chùa Cầu từ trên 30 năm, nên không thể có tục ngữ " Thượng cầu Nhật Bản hạ chùa Ông Bổn " được !
Sau khi quản lý cầu Nhật Bản và dựng thêm ngôi chùa nhỏ bên cạnh, làng Minh Hương đã có công bốn lần trùng tu cây cầu : năm 1763 dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, năm 1817 dưới thời vua Gia Long, năm 1875 dưới thời vua Tự Đức và năm 1917 dưới thời vua Khải Định. Từ lần trùng tu cầu thứ hai trở đi, sự việc đó đều được ghi bằng chữ Hán trên thượng lương và các xà dọc trên mái của cầu mà nay vẫn còn. Trên thượng lương ở đỉnh nóc cầu còn các dòng chữ Hán có nghĩa như sau : " Niên hiệu Gia Long thứ 16 năm Đinh Sửu (1817), tháng Ất Tỵ, ngày Ất Dậu, giờ Kỷ Mão, lý trưởng làng Minh Hương Trương Hoằng Cơ cùng cả làng đã xây dựng lại công trình ".
Cũng chính vào tháng 8 năm Đinh Sửu này (1817), làng Minh Hương đã dựng " Bi ký trùng tu Chùa Cầu " mà đến nay còn gắn trên cầu. Những dòng chữ Hán trên bi ký có đoạn : " Tại phường Minh Hương đô thị Hội An, phân giới với Cẩm Phô có con sông nhỏ, có cầu cổ. Tương truyền do người Nhật Bản làm. Trải từ triều đại trước ban sắc cho tên Lai Viễn Kiều... "
Một câu hỏi đặt ra là tại sao nếu cây cầu cổ đó là do người Minh Hương làm ra thì họ lại không viết rõ điều đó trên bi ký mà cũng viết là " tương truyền do người Nhật Bản làm ra " ? Điều này cho phép khẳng định rằng các sử quan triều Nguyễn đã viết đúng sự thật lịch sử : cây cầu cổ đó do người Nhật Bản làm ra như tên gọi ban đầu của nó là " Nhật Bản Kiều " như đã được ghi lại trong thư tịch cổ nước ta.
Vì sao Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu trong chuyến thị sát cảng thị Hội An năm 1719 nghĩa là sau khi cây cầu ra đời trên một thế kỷ, lại ban cho cầu cái tên Lai Viên Kiều, vì cây cầu vốn đã có tên là Nhật Bản Kiều. Ngoài ra Chúa Nguyễn đã có một tư duy tuyệt vời mới ban cho cây cầu cổ cái tên mang một ý nghĩa hết sức sâu xa là " cây cầu của những người từ phương xa tới " hàm ẩn ý nghĩa những nhà buôn từ các nước đến buôn bán ở Hội An được người Đại Việt Đàng Trong xem như bạn bè và được đón tiếp ân cần với một đường lối mở cửa, giao thương cởi mở.
Nhât Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hóa Phù Tang ; mái ngói mềm mại với độ dốc thấp, những cột vuông , nền cầu lát vát hình vòng cung ; các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xòe... nay không còn nữa ; những Thần Khỉ và Thần Chó thờ ở hai đầu cầu.
Ở cảng thị Hội An ngày xưa cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là Con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà Cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán.
Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các Thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để " yểm " con thuỷ quái đó.
Những học giả củaTrường Đại học Showa (Chiêu Hoà) đã đến nghiên cứu ở Hội An tháng 9-1992, tháng 3-1993 và tháng 9-1993 đã trao đổi với Ban Quản lý Di tích Hội An rằng những con thú thờ trên cầu không phải là những con thú bất kỳ mà là những vật linh theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật.
Người ta cũng thấy rằng người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ (hay Huyền Thiên Đại Đế) cũng với mục đích khống chế con Câu Long không gây ra động đất.
Chúng tôi cần nói thêm rằng ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía tây và phía đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.
Khi còn bình sinh nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên (1911-1996) và chúng tôi đã tìm lại được những câu đối chữ Hán này chứa đựng nội dung thâm thuý :
Đôi câu đối chữ Hán ở phía cửa đông của cầu như sau :
Thiên cẩu song tinh an cấn thổ,
Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân.
Đôi câu đối chữ Hán ở cửa phía tây của cầu có nội dung :
Ngoạn nguyệt khách du châu vĩ điện,
Khán hoa nhân đáo mã đề lôi (5)
Chúng tôi xin tạm dịch :
Hai sao thiên cẩu ở yên nơi đất cấn
Hai tướng tử vi định được chốn quẻ khôn

Khách ngắm trăng thuyền nhanh như chớp
Người xem hoa vó ngựa sấm vang
Các câu đối chữ Hán này đã được phục hồi và chúng tôi đã đề nghị chính quyền tỉnh Quảng Nam và thị xã Hội An cho khôi phục lại trong lần trùng tu lớn cầu Nhật Bản - cầu Nihon Bashi.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ Empty Re: TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 30, 2009 7:38 pm

1.2.2. Nhà cổ Tấn Ký
Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Nội thất nhà chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Tất cả đều không có cửa sổ. Thế nhưng, không giống như những ngôi nhà ống trên các dãy phố mới ở các đô thị mới ở Việt Nam hiện nay, nhà cổ ở Hội An không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt nhờ sự thông thoáng ở mặt tiền, mặt hậu và nơi giếng trời.
Căn nhà được dựng nên bởi những đường nét kiến trúc đa quốc gia. Ở đây có thể nhìn thấy những chi tiết của kiến trúc Nhật, thể hiện ở chi tiết trồng rường giả thủ. Kiến trúc Trung Hoa được đan xen với hình ảnh thanh kiếm vắt chéo cùng dải lụa. Kiến trúc Việt Nam cũng không thể thiếu trong căn phòng này thể hiện qua những đường nét kiến trúc trên tầng hai với mái âm dương.
Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả... thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Nơi đây, đã có tới bảy thế hệ sinh sống. Theo đại diện của gia đình, Tấn Ký hiện là một trong số ít những những căn nhà cổ còn lại nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài vật liệu gỗ, gạch và đá cũng được sử dụng nhiều ở các chi tiết như sàn, ngoại thất, tường... được mang về từ Bát Tràng, Thanh Hóa, Non Nước... Căn nhà có hệ sàn đá rất bền theo thời gian. Sau nhiều lần nước lụt ngập mênh mông, đến khi nước rút, toàn bộ hệ sàn vẫn còn lại như chưa từng trải qua một biến cố nào.
Đến đây, khách tham quan còn có thể được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử, một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa. Nhưng đây là loại chén đặc biệt, khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa, không thái quá.
1.2.3. Nhà cổ Quân Thắng
Địa chỉ: 77 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
1.2.4. Nhà cổ Phùng HưngĐịa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phng Hưng. Nó đ được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đ được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.
Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nĩ giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình. Nh cổ Phng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Cịn lại l hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.
Năm 1964, xảy ra trận lụt năm Thìn lớn nhất Việt Nam, nước dâng cao 2.5m, lên đến sàn gác gỗ. 160 dân đ đến đây cư trú trong 3 ngày, 3 đêm. Cuối năm 1999 vừa qua, hai cơn “đại hồng thủy” đ nhận chìm cả khu phố cổ lm thiệt hại cơ sở vật chất rất lớn. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trn, vì đây là nhà buôn.
Hệ thống cửa trên song dưới bản để di chuyển để trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Các cánh cửa có thể tháo rời ra. Người ta cũng lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mi nh cĩ nhiều khe rnh. Bộ phận đỡ mái hiện được chạm khắc hình c chp vốn l biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Hoa là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực và đối với người Việt Nam là sự thịnh vượng.
Gian giữa có trang thờ thờ những vị thần biểu phù hộ. Người xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi biển buôn bán người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thay mặt cho đoàn thả bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa l may mắn thì họ sẽ ra khơi cịn khơng họ nhất định hon chuyến đi lại.
Nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993.
1.2.5. Hội quán Phúc Kiến
Địa chỉ: 46 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những cơng trình kiến trc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dy nh đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thin hậu Thnh Mẫu, Quan Thế m Bồ Tt, Thần Ti, 3 b Cha sanh thai v 12 b mụ. Trong cha cịn cĩ nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
1.2.6. Hội quán Triều Châu
Địa chỉ: 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng năm 1845, hội quán thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện một vị thần chế ngự sóng gió giúp cho việc buôn bán trên biển được thuận lợi. Hội quán có kết cấu kiến trúc đặc biệt với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
1.2.7. Hội quán Quảng Đông
Địa chỉ: 17 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hội quán được Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Hội qun nằm trong khuơn vin hình chữ "Quốc" khp kín, bao gồm cổng tam quan, sn trước rộng đặt cây cảnh, phương đình, nh đông, nhà tây, sân trời và chính điện. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Tại đây, cịn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như bốn bức tranh hoành phi lớn, một lư đồng lớn, cặp đôn sứ Trung Hoa và nhiều tư liệu quí về cộng đồng người Hoa sống ở Hội An. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ Empty Re: TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 30, 2009 7:42 pm

1.2.8. Chùa ÔngĐịa chỉ: 24 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.
1.2.9. Quan âm Phật tự Minh HươngĐịa chỉ: 7 Nguyễn Huệ, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến
1.2.10. Nhà thờ tộc TrầnĐịa chỉ: 21 Lê Lợi, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m², có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở ... Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.
Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.
1.2.11. Nhà thờ tộc Trương
Địa chỉ: 69/1 Phan Chu Trinh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được xây dựng vào năm 1840 dưới triều Nguyễn, nhà thờ bao gồm các phần nhà ở sinh hoạt, nhà thờ tộc và cổng. Khu nhà ở được che bởi bức vách bằng tre phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Ngày xưa, trong khuôn viên nhà thờ còn có nhà cho những người hầu ở. Xung quanh nhà thờ cũng có nhiều ngôi nhà tương tự. Di tích này đã được bảo tồn rất tốt và được tu bổ vào năm 2002...
1.2.12. Bảo tàng lịch sử văn hóa
Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ.
1.2.13. Bảo tàng gốm sứ mậu dịchĐịa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông , Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam ... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
1.2.14. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm ... từ năm 1989 đến năm 1994.
Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG KHU PHỐ CỔ HỘI AN
2.1. Đường sá và đất ở

Song song với những dãy phố cổ, người ta đã mở thêm hai con đường mới theo trục Đông – Tây nằm ở phía Bắc là đường Phan Châu Trinh, Phan Đình Phùng và Trần Hưng Đạo. Hai đường này gặp nhau ở phía Tây đường Nguyễn Thị Minh Khai, rồi chạy thẳng ra quốc lộ I. Dưới thời Pháp thuộc tại chổ giao nhau của 3 đường này là một bến xe bus, nhưng hiện tại đã bị chuyển đến một địa điểm mới cách đó 400 m về phía Tây. Thẳng đường Phan Đình Phùng về phía Đông sẽ dẫn đến Cửa Đại.
Đường Nguyễn Trường Tộ nằm trên đường Lê Lợi kéo dài là trục đường xuyên qua trung tâm thị xã theo hướng Nam Bắc. Con đường này kéo dài về phía bắc, về phía tay trái ngã tư nhà thờ Hội An là đường di Đà Nẵng. Người ta thường đi Đà Nẵng bằng đường này chứ không di đường quốc lộ I. Hiện tại, phố cổ Hội An được phát triển dọc theo hai bên đường này. Trong số đất dùng để phát triển có một khu được sử dụng để xây khu ở và có dự định sẽ di chuyển một số gia đình hiện sống ở cá khu tập thể của nhà nước trong những ngôi nhà củ tại phố cổ đến những nơi mới ở vùng ngoại vi.
Thị xã Hội An đã ban hành luật cấm không cho phép xe cơ giới đi trên đường Trần Phú. Riêng đối với cầu Nhật Bản để bảo vệ cho tuổi thọ của cầu, cũng đã có chỉ thị cấm không cho xe máy đi qua và ngay cả với xe đạp cũng phải bắt buộc dắt qua cầu. Do đó, mới có dự án xây dựng một cây cầu ở thượng nguồn của sông, tuy nhiên có ý kiến cho rằng nếu như vậy sẽ làm giảm đi cảnh quan chung của khu vực này.
Xe chở khách du lịch thường đỗ bên ngoài khu phố cổ như tại sân trụ sở Trung tâm Quản lý Di tích hoặc ở những phố gần đó, ngoài ra còn có thể đỗ tại khác sạn Hội An. Gần khu vực cầu Nhật Bản có một số điểm dưới lòng đường cũng được dùng để đỗ xe. Tuy nhiên, hiện tại vấn đề thiếu không gian đỗ xe vẫn chưa được đề cập đến ở Hội An.

2.2. Khu phố công sởPhía Đông của đường Lê Lợi được xây dựng rất nhiều trụ sở cơ quan. Ngày nay khách sạn Hội An nằm trên đường Phan Đình Phùng trước kia từng là trụ sở chính quyền thời Pháp thuộc. Trụ sở Uy ban nhân dân thị xã và một số cơ quan quản lý hiện nay được tập trung ở phía Tây, kể cả bãi thi đấu sau khách sạn Hội An cũng được quy hoạch thành khu sinh hoạt văn hóa như: viện bảo tàng, công việc….
Trong khu hành chính tại ngã ba giao nhau hình chữ T giữa đường Hoàng Diệu và Phan Chu Trinh là một quảng trường nhỏ, có thể thấy rằng trong ý đồ quy hoạch người ta dự định tạo ra một không gian mang tính tượng trưng cho khu vực này. Hiện nay các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, Công An, Tòa An, Ngân hàng… đều tập trung ở đây. Trụ sở tòa án là công trình tái sử dụng lại một ngôi nhà cổ của địa chủ trước kia. Phía Bắc của khu hành chính này là khu đất của quân đội.
2.3. Khu phố của người Pháp ở phía Đông
Phía tây của khu hành chính nêu trên là khu phố có phong cách đã biến đổi đi chút ít. Trên đường Phan Bội Châu (đường kéo dài của đường Bạch Đằng) dãy phố nằm phía Tây được xây dựng san sát những nhà với mặt đứng kiểu Châu Au (đa số là nhà một tầng). Những ngôi nhà này là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.
2.4. Những kiến trúc hạ tầng khác
Chợ
Trước kia chợ trung tâm có vị trí ở phía Nam Đền Ong Voi, bên cạnh đường Lê Lợi, nhưng hiện nay chợ đã nằm ở phía đông đường Nguyễn Huệ, sát với sông. Trong chợ các cửa hàng nhỏ nằm san sát nhau cho đến tận đường Bạch Đằng. Sát với bờ sông là chợ cá. Trong quy hoạch người ta dự định chuyển chợ sang khu đất gần đó, còn khuôn viên chợ hiện tại sẽ dùng làm công viện.
Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt hiện tại được lấy từ những ao hồ nên chất lượng không tốt. Còn đối với người dân ở đây người ta sử dụng nước giếng đào trong nhà. Ngoài ra cũng có một vài giếng công cộng người dân ở phố cổ ý thức được đây là nguồn nước rẻ và sạch. Hiện nay, có những dự án để cung cấp nước cho cư dân phố cổ nhưng nay vẫn chưa được thực hiện.
Nước thải
Đường dẫn nước thải ở đây chưa đúng tiêu chuẩn. Hiện tại, nguồn nước sử dụng ít nên người ta có thể sử dụng được hệ thống này. Nhưng đường dẫn nước thải khu vệ sinh vẫn chưa được thoát tốt.
2.5. Sự biến đổi của việc phân bố các cửa hàng buôn bán
Trong những năm gần đây, chúng ta thấy số lượng cửa hàng và sự phân bố của nó trong khu phố cổ đã có sự biến đổi nhanh chóng, sự nhộn nhịp trong khu vực này cũng được thay đổi dần dần.
Việc số lượng các cửa hàng phục vụ khách du lịch tăng như hiện nay sẽ đem lại lợi ích kinh tế, bên cạnh đó cũng gặp phải những hạn chế nhất định. Nhưng hạn chế trước mắt là:
Việc sửa chữa, tu sửa của các cửa hàng sẽ làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa này.
Việc sửa sang, xây mới của của hàng sẽ làm hỗn loạn cảnh quan của khu phố cổ.
Những mặt hàng lưu niệm thường không có gì đặc biệt và chất lượng không tốt, do đó ở một kía cạnh nào đó có ý nghĩa xấu. Đã có những nhận xét từ phía khách hàng.
Các cửa hàng chỉ phục vụ khách du lịch ngày càng tăng lên, còn các cửa hàng phục vụ cho chính những người dân địa phương lại giảm đi đáng kể, điều này đã làm cho cuộc sống của họ khó khăn, không thuận tiện…
Như vậy, việc phát triển du lịch văn hóa ở Hội An từ nay về sau nẩy sinh ra những vấn đề sau:
- Anh hưởng của các phong cách mới từ xã hội khác đến cư dân bản địa.
- Anh hưởng đến các di sản văn hóa cần phải bảo tồn.
- Những quy chế đối với khách tham quan, những đối tượng nào được coi là khách du lịch.
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ Empty Re: TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Bài gửi by Hasuongkch Fri Oct 30, 2009 9:20 pm

CHƯƠNG 3
NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ
3.1. Mục tiêu bảo tồn khu phố cổ
Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế. Thu nhập của người dân sẽ tăng lên và hoạt động thương nghiệp cũng tấp nập hơn. Chính vì vậy, các thức quản lý và bảo tồn khu phố cổ Hội An ngày nay sẽ không còn đáp ứng được với nhu cầu trong tương lai. Một lần nữa, vấn đề bảo tồn khu phố cổ lại được đặt ra.
Mục tiêu của việc bảo tồn khu phố cổ là nhằm nâng cao mức sinh hoạt và môi trường sống của con người trong khu phố cổ. Để làm được điều này phải bảo đảm được các yếu tố sau:
- Bảo tồn di sản văn hóa
- Duy trì, cải tạo môi trường sống
- Phát triển kinh tế – xã hội
Tuy nhiên, ba điểm này lại có sự đối lập nhau như
3.1.1. Di sản văn hóa đối lập với kinh tếPhát triển kinh tế thì khó bảo tồn được các yếu tố văn hóa
Du lịch hóa dễ dàng thì làm tổn hại đến nhiều mặt của di sản văn hóa
Bảo tồn khư khư những di sản văn hóa thì rất khó để phát triển kinh tế
Chính vì vậy, cần thiết phải tạo được cấu trúc kinh tế thúc đẩy việc bảo tồn di sản văn hóa, ngược lại cũng cần thiết phải tách rời sự phát triển kinh tế xã hội với việc bảo tồn di sản văn hóa.
3.1.2. Phát triển kinh tế xã hội đối lập với hoạt động sản xuất
Di lịch văn hóa đã lấn chiếm dần không gian sinh hoạt của người dân sống trong khu phố cổ, làm cho không gian sinh hoạt của họ bị thu hẹp lại.
Cần thiết phải tạo được cấu trúc tái phân phát lợi nhuận thu được từ phát triển du lịch.
Dân cư ở Hội An không nhiêu, cần tránh được tình trạng đô thị với tràn ngập những dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, của hàng lưu niệm. Vẻ đẹp của hội an chính là những căn nhà cổ và cảnh sinh hoạt của cư dân sống trong căn nhà đó.
3.1.3. Sinh hoạt đối lập với di sản
Nếu nhấn mạnh quá những lý luận về di sản văn hóa thì sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường nhập của người dân.
Nếu theo đuổi hiện đại hóa sinh hoạt thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với di sản văn hóa.
Như vậy, một câu hỏi đặt ra đó là phải làm sao để cho những ngôi nhà truyền thống phù hợp với sinh hoạt hiện đại, cần thiết phải nghiên cứu một thuyết gọi là “thực hiện không gian sinh hoạt phong phú”.

3.2. Nguyên tắc bảo tồn khu phố cổ ở Hội An
Theo tôi việc bảo tồn khu phố cổ Hội An cần đến những nguyên tắc nhất định
Việc bảo tồn thì phải dựa vào sự thật lịch sử, dựa vào đặc tính di tích. Bảo tồn, trùng tu phải đúng với hình thức ban đầu. Việc bảo tồn không được ảnh hưởng đến môi trường có tính lịch sử.
Đối với công trình mới xây phải nghiên cứu sao cho công trình này phù hợp với cảnh quan chung.
Cần tìm ra giải pháp để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của việc phát triển du lịch đối với việc bảo tồn văn hóa cũ, đồng thời kích thích những ưu khuyết điểm của du lịch đối với phát triển văn hóa….

KẾT LUẬN


Hội An là một phước hợp di tích bao gồm nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại hình mang những dáng vẻ riêng, độc đáo, hòa vào nhau làm nên cái hồn chung của phố Hội. Với những thuận lợi về vị trí địa lý cùng với điều kiện tự nhiên như nằm ở ngã ba đường giao thương giữa Đông Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc, giao thương đường thủy thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú… Hội An đã nhanh chóng tham gia vào mạng lưới thương mại nội địa cũng như quốc tế, sớm trở thành một đô thị thương cảng lớn vào loại bậc nhất Đàng Trong.
Các công trình kiến trúc ở phố cổ Hội An phần lớn ra đời trong khoảng thời gian từ thế kỷ 18 – 19 và cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại. Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Nhưng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới và hiện nay cùng với năm tháng tồn tại, những di sản ở khu phố cổ Hội An đang xuống cấp nghiêm trong. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, phát triển di tích đang được đề ra và rất được sự quan tâm của các cấp, chính quyền.
Trên đây mới chỉ là những giới thiệu bước đầu về di sản Hội An cũng như thực trạng, nguyên tắc và mục tiêu bảo tồn khu phố.

1. Danh mục tài liệu tham khảo
1.1. Sách và tạp chí
1. Đặng Thị Tuyết Dung (2004), “Dấu ấn văn hóa Nhậ t Bản ở phố cổ Hội An Khoa học xã hội”, tạp chí lịch sử Số 72. - Tr. 72 – 79.
2. KIKUCHI SEIICHI, “Sự hình thành và phát triển khu phố cổ Hội An”, Nghiên cứu lịch sử, - 2001 Số 319. - Tr. 47 – 54.
3. Phan Huy Lê (1991), “Hội An, Lịch sử và hiện trạng”, Đô thị cổ Hội An, Nxb KHXH.
4. Nguyễn Thị Ng, khĩa luận tốt nghiệp chuyn ngnh khảo cổ học Từ đường ở phố cổ Hội An (Quảng Nam), Tp. Hồ Chí Minh thng 6/2008.
5. Nguyễn Phước Tương (1997), Đô thị Hội An và những di tích tiêu biểu, Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Phước Tương (2004), Hội An – di sản thế giới, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
7. Trần Quốc Vượng (1996), “Tổng thuật kết quả hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An”, Theo dòng lịch sử. - H. - Tập 3. - Tr. 530 - 543 .
8. Viện nghiên cứu văn hóa quốc tế, Trường Đại học Nữ Chiu Hịa (2006), Kiến trc phố cổ Hội An Việt Nam, Nh xuất bản quốc tế.
1.2. Tài liệu điện tử
1. http://www.cinet.gov.vn
2. http://ca.cand.com.vn
3. http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Kien-Truc-Viet
4. http://vietbao.vn/Xa-hoi
5. http://www. Vi.wikipedia.org
6. http://www. Mientrung.com
7. http://www.vietnamtourism.com
Hasuongkch
Hasuongkch
Super Mod
Super Mod

Tổng số bài gửi : 312
Join date : 04/06/2009
Age : 36
Đến từ : Hà Tĩnh

http://360.yahoo.com/ngoisaophiabienxanh0203

Về Đầu Trang Go down

TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ Empty Re: TÌM HIỂU VỀ PHỐ CỔ HỘI AN, HIỆN TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN KHU PHỐ CỔ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết