khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây

Go down

Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây Empty Hiện trạng và công tác nghiên cứu, trùng tu Mỹ Sơn 10 năm trở lại đây

Bài gửi by atena Tue Nov 24, 2009 10:16 am

Mỹ Sơn không như bất cứ công trình kiến trúc hoặc di tích nào khác trên thế giới, từ bằng đá của Ai Cập cho đến Hy Lạp, La Mã, ĂngCo, Vạn Lý Trường Thành; hoặc bằng gỗ như các công trình ở Trung Quốc, Nhật Bản ... công trình nào, di sản nào các nhà khoa học cũng đã tường tận phương pháp xây dựng nên có thể dễ dàng thống nhất phương pháp trùng tu , bảo vệ hoặc phục chế.

Gần nhất là Bôrapuđua ở Indonesia hoặc Ăngco ở Cambodge, các đền tháp ở đây đều bằng đá và có cùng một nền văn hoá, cùng một thời đại với Mỹ Sơn. Khi các đền tháp bị sụp đổ, với phương pháp thống kê và nhận dạng so sánh các nhà khoa học dễ dàng dựng lại các đền tháp gần với nguyên mẫu. Chỗ nào bị hư hỏng hoặc không tìm ra bản gốc cũng dễ dàng thay thế bằng các khối đá mới cùng loại.

Các nhà cổ ở Hội An cũng vậy, chỗ nào hư hỏng có thể thay thế bằng các khúc gỗ mới, không cố tình giả cổ mà không hề gây phản cảm. Hoặc như Kinh thành Huế, chúng ta có thể làm lại nguyên cả một Duyệt Thị Đường, thậm chí khi có kinh phí ta có thể xây dựng lại cả kinh thành xưa theo các mô tả mà không gây cho ai sự bận tâm chuyện cũ mới.

Mỹ Sơn với các đền tháp bằng gạch của người Chàm xưa hoàn toàn không giống với bất cứ di tích nào khác trên thế giới. Nó không thể trùng tu, không thể dựng lại cũng như không thể xây mới.

Không thể, vì cho đến bây giờ từ các nhà khoa học xây dựng, kiến trúc trong nước cho đến các chuyên gia nước ngoài không một ai biết người Chàm xưa đã dùng phương pháp gì để xây nên các ngôi tháp bằng gạch đất nung và không dùng hồ vữa. Vì không biết nên không thể xây lại những phần tường sụp đổ. Nhưng thật ra cho dầu đã biết và áp dụng được phương pháp xây tháp của người Chàm xưa thì việc dựng lại các ngôi tháp mới theo nguyên mẫu cũ cũng thật vô nghĩa, bởi chẳng ai cần những ngôi tháp mới ấy để làm gì.

Nó không đẹp đến mức cần xây lên để nhìn ngắm. Mỹ Sơn đẹp và tồn tại trong đời sống hiện đại như một phế tích, ở đó lưu giữ những dấu vết của người xưa, nó khiến ta ngậm ngùi và trăn trở trước những bước đi không một ai có thể lường trước của lịch sử, nó khiến ta chiêm nghiệm về sự hưng thịnh và lụi tàn của một nền văn minh, chiêm nghiệm về lẽ mất còn của một nền văn hoá ... hơn là sự chiêm ngưỡng hoặc nhìn ngắm như khi đến Kim Tự Tháp hoặc Ăngco, Bôrapuđua.
Từ khi được phát hiện tới nay, Mỹ Sơn đang ngày càng xuống cấp trầm trọng, nhiều đề án, phương pháp tu bổ đã được đặt ra nhưng hiệu quả từ những công cuộc tu bổ này vẫn không thể cứu được Mỹ Sơn.

Năm 1996, sau trận lũ đầu mùa sập một nửa tiền sảnh tháp G1, năm 1997 sập ba phần tư tường nam tháp E6, năm 1998 sập vòm trước tháp E7... năm 2003 một mảng gạch tháp E7 bị rơi xuống do ngấm nước lâu ngày,...

Tháng 12 - 1999, Mỹ Sơn đã chính thức được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Tiếp đó, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam, UNESCO và Chính phủ Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, đã vẽ được bản đồ thực trạng khu vực di tích. Nhận định chung của các chuyên gia cho rằng: "Đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu".

Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng làm vành bảo vệ. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải rà soát bom mìn để không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.

Tháng 10 - 2002, trong khuôn khổ chương trình mục tiêu của Bộ Văn hóa thông tin, nhóm tháp F Mỹ Sơn nằm bên bờ kia khe Thẻ được chọn để tổ chức trùng tu. Đây là nhóm tháp bị bom đạn tàn phá nặng nhất, trong đó hai tháp lớn nhất (F1, F2) bị trùm kín bởi đất đá do bom nổ cách chân tháp vài mét.

Sai lầm lớn nhất của các nhà trùng tu nhóm tháp này là đã vội vã tiến hành bóc tách toàn bộ hàng tấn đất đá trùm trên F1 từ vài mươi năm nay, dẫn đến hiện tượng gạch tháp mất liên kết và nguy cơ đổ sập. Bộ Văn hoá thông tin đã vội vã cấp ngay kinh phí để dựng mái che và chống đỡ.

Có thể nói đây là di tích đầu tiên trong số gần 100 kiến trúc của 20 cụm tháp suốt dải đất miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận lâm vào tình trạng đặc biệt như vậy. Một mái che bằng tôn rộng khoảng 7m2 che kín phía trên, toàn thân tháp F1, F2 được ràng giữ bằng một hệ thống giằng thép vững chãi. Có thể khó nhìn một chút, nhưng cũng đủ để giới chuyên môn và khách tham quan tạm yên lòng cho di tích, trước những đợt mưa lũ miền Trung.Thế nhưng, tuy được che nhưng sức nóng hầm hập, trong bầu không gian chật hẹp của mái tôn lợp, gạch trên tháp F1 đang đổi màu và tơi bở ra nhanh. Và từ hơn 7 năm qua, đến nay vẫn chưa ai "dám" đụng vào nhóm tháp F.

Ông Lê Thành Vinh, viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho biết: “Khu tháp F1 ngày càng xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sập đổ bất kỳ lúc nào là do nhiều nguyên nhân tác động. Trong đó có nguyên nhân lớp đất đá, cây cỏ bao phủ phế tích F1 (tạm thời có tác dụng bảo vệ các thành phần nguyên gốc) được bóc đi. Một nguyên nhân khác là do mái che bằng tôn không phù hợp với đặc điểm vật liệu, cấu trúc liên kết của tháp Chăm. Sau khi khai quật, khu tháp F1 đã bị xuống cấp nghiêm trọng, và mức độ hư hại lớn gấp nhiều lần so với khi chưa khai quật...”.

“Đối với một kiến trúc dạng phế tích như tháp F1, việc trùng tu cần căn cứ vào dự án hồ sơ thiết kế mang tính nguyên tắc để tiến hành mở công trường thi công và thực hiện theo cách vừa thiết kế, vừa thi công.

Do đó, việc thiết kế và thi công phải do cùng một đơn vị thực hiện. Cách làm này đã được thực hiện ngay từ những năm 1980 trong chương trình hợp tác với các chuyên gia Ba Lan thực hiện trùng tu các di tích ở nhóm tháp B, C, D

Và hiện tại cũng đang được thực hiện tại khu tháp G với sự tham gia của các chuyên gia Ý trong một dự án của UNESCO, dưới sự tài trợ của Quĩ Lerici cho Mỹ Sơn trong năm 2003-2005”.


(Trích công văn gửi UBND huyện Duy Xuyên ngày 21-7-2005 của Viện Bảo tồn di tích)[9]

Anh Trần Công Hường, trưởng ban quản lý di tích Mỹ Sơn xót xa: "Điều đáng âu lo bây giờ không chỉ ở riêng từng khu tháp nào mà trên tất cả di sản có thể nhìn thấy sự xuống cấp nặng nề bằng mắt thường". Trong một báo cáo gần đây đánh giá hiện trạng khu di tích Mỹ Sơn do ban quản lý khảo sát sơ bộ cho biết:

"Nhóm A: Tháp A12 mặt nam và mặt bắc có xu hướng đổ ngã; A13 mặt bắc có trang trí chim thần Garuda có nguy cơ sạt xuống bất cứ lúc nào.

Nhóm B: Tháp B2 phát hiện mảng tường phía bắc bị tách đôi, vòm cửa tây nghiêng; B3 tháp nghiênh 5 độ về phía tây-nam. Đây là tháp có nguy cơ đổ sập cao nhất. Thân tháp rạn nứt, vết nứt sâu từ 5-7cm, rộng 3-4 cm, toàn bộ khung cửa chính lệch về phía nam 3 độ; B4 linto cửa đông gãy làm ba đoạn, dấu hiệu dễ dàng rơi xuống...

Nhóm C: Tháp C3 (kiến trúc duy nhất gần như còn nguyên vẹn) trụ cửa bị nứt, hai linto trong ngoài đều gãy; khung cửa bên trong biến dạng thành hình bình hành... Và nhóm D... Nhóm E... Nhóm G...

Sự hư hại, xuống cấp không loại trừ nhóm tháp nào, đều được miêu tả khá tỷ mỷ trong báo cáo "Thực trạng và giải pháp bảo tồn di sản Mỹ Sơn" của Ban quản lý di tích Mỹ Sơn gửi đến các cấp liên quan. Theo cách kết luận của văn bản này thì các di tích của Mỹ Sơn đang "thấp hơn và nhỏ lại".

Nhiều chuyên gia về trùng tu di tích Chăm đã từng cảnh báo việc phát quang cây cỏ, phát lộ di tích, khai quật khảo cổ học không thể tách biệt với quá trình thi công bảo tồn, trùng tu di tích dạng phế tích như các khu tháp Chăm. Việc phát lộ, khai quật cần có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của những người lập dự án, thiết kế trùng tu.

Trong khi đó, hiện tại ở Mỹ Sơn, việc trùng tu, tôn tạo di sản này vẫn chỉ mới dừng lại ở các công việc khảo sát, khai quật, thu thập cứ liệu và... còn đang phải tiếp tục nghiên cứu tìm vật liệu, phương pháp trùng tu. Chính vì vậy, nghịch lý thừa kinh phí trùng tu khẩn cấp di sản này đã xảy ra. Dự án bảo tồn, tu bổ cấp thiết một số hạng mục di tích, giai đoạn 2001-2002 của Bộ VHTT với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 6,9 tỉ đồng, được giao cho UBND huyện Duy Xuyên làm chủ đầu tư, đến nay vẫn còn nhiều hạng mục không thể thực hiện, vốn còn lại hơn 2,7 tỉ đồng không được giải ngân.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, thì một số hạng mục như rà phá bom mìn, đào thám sát khảo cổ và phát lộ di tích đã triển khai thực hiện xong. Tuy nhiên, trong quá trình thám sát khảo cổ đã phát sinh tình trạng tháp có khả năng bị sụp đổ. Tỉnh đã có văn bản báo cáo Bộ VHTT và Cục Di sản, nhưng chưa có ý kiến chính thức về chủ trương, giải pháp kỹ thuật gia cố trùng tu di tích, nên không thể triển khai được.

Trong khi chờ đợi các nhà khoa học tìm giải pháp, những nỗ lực bảo vệ, tôn tạo khẩn cấp khu tháp đã buộc phải tiến hành bằng những biện pháp tạm thời. Một trong các biện pháp đó là dựng giàn giáo bằng sắt, che mái vòm bằng tôn để giữ cho tháp khỏi ngã và thuận lợi cho việc khai quật phục vụ công tác trùng tu tháp.

Tại tháp F1, biện pháp này được thực hiện vào năm 2002 và đến nay đang phải trả giá đắt bởi tác dụng ngược lại với mong muốn. Những viên gạch trên thân tháp đã bị đổi màu, không còn màu đặc trưng đỏ đậm pha xám mà đã chuyển sang màu gạch non, thậm chí ngả sang màu trắng và dễ dàng rút ra khỏi thân tháp bằng... tay. Mạch liên kết vốn không có vữa - một nét độc đáo trong xây dựng tháp Chămpa - ở phần chân tháp không còn tác dụng.

Các nhà nghiên cứu lý giải rằng: “Tháp Chămpa thường giữ được độ ẩm cần thiết trong bất kỳ điều kiện nào nhờ yếu tố âm dương luôn có sự cân bằng, đặc biệt là việc rút, thoát nước liên tục qua thân gạch. Việc che mái tôn cho tháp suốt thời gian dài qua đã khiến độ ẩm ở tháp mất cân đối, cộng thêm mái che bằng tôn làm tăng độ nóng, dẫn tới các hiện tượng trên”[10].

Thế nhưng, cũng theo ông Phan Thanh Bảo – Giám đốc trung tâm bảo tồn di sản, di tích Quảng Nam - thì việc cứu nguy tháp F1 bây giờ không đơn giản: “háp bây giờ đang "bở" ra, mà buổi chiều Mỹ Sơn thường có mưa, nếu dỡ mái che ra để trùng tu, gặp mưa lớn, có nguy cơ đổ sụp xuống ngay. Nhưng để nguyên mái che thì tình trạng tháp F1 càng thêm tồi tệ...”[11]

Trong khi tháp A1 được trùng tu từ những năm 80 đã băt đầu bong tróc, còn phương pháp áp dụng cho các tháp khu F (F1) chưa mang lại hiệu quả nào thì một kế hoạch trùng tu khác được tiến hành, lần này là nhằm cứu tháp G (đặc biệt là G1). “ Dự án bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn giai đoạn 2” được chính thức khởi động từ ngày 6-6- 2008. Giai đoạn 2 của Dự án bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được Quỹ Ủy thác của Chính phủ Italia tài trợ thông qua UNESCO với tổng kinh phí 435.183 USD và nhận được sự đóng góp từ phía Chính phủ Việt Nam với tổng kinh phí 19.000USD. Dự án kéo dài 18 tháng, các cơ quan thực hiện dự án này bao gồm: UBND tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Bảo tồn di tích Quảng Nam; với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cục Di sản văn hóa, Ủy ban UNESCO Việt Nam, Ban Quản lý di tích Mỹ Sơn, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Quỹ Lerici (Italia), Văn phòng UNESCO Việt Nam tại Hà Nội.

Kết quả ban đầu của công cuộc trùng tu này chưa thể có một bản báo cáo hoàn chình nhưng một số ý kiến đánh giá của những người trực tiệp tham gia công việ này có thể mang lại một cái nhìn khả quan hơn:

“ở giai đoạn 1, chúng tôi đã thực hiện kỹ công tác khảo cổ, khai quật, tìm ra được chất kết dính thì giai đoạn này việc trùng tu đã gặp rất nhiều thuận lợi. Đối tượng chính là tháp G1 với hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng và cần được gia cố gấp đã được Ban chỉ đạo xác định ngay từ đầu. Chúng tôi luôn tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản trong trùng tu theo tiêu chuẩn quốc tế. Giữ được tính chân xác, gia cố từng phần và quan trọng nhất là không sử dụng bất cứ một vật liệu hiện đại nào. Chúng tôi đã có thể làm việc độc lập trong mọi tình huống. Trong quá trình thực hiện dự án này, các tài liệu nghiên cứu và những bài học tiêu biểu về công tác trùng tu sẽ được hệ thống hóa và lưu giữ lại. Đào tạo, trang bị kiến thức về bảo tồn di sản văn hóa theo chuẩn quốc tế cho cán bộ khảo cổ học, kiến trúc sư, chuyên gia bảo tồn và cán bộ quản lý cũng là mục tiêu chính của dự án. Chúng tôi đã lập được danh sách các tháp Chăm ở khu tháp Mỹ Sơn để làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu, trùng tu sau này.

Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định dự án đã bước vào giai đoạn nước rút. Một Sổ tay cẩm nang tu bổ di tích Chăm cũng đã được chúng tôi phác thảo và sẽ hoàn thành trong nay mai. Với nhóm tháp G, nhiều du khách vẫn còn e dè trong việc khám phá và nghiên cứu bởi tình trạng hiện tại của nó. Một biển giới thiệu lối vào cụ thể theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu đã và đang được thực hiện” Giáo sư Mauro Cucarzi - Trưởng ban cố vấn kỹ thuật dự án[12].

“Tôi chỉ muốn nhắc lại một điều là chúng ta phải có cách ứng xử như thế nào cho tốt đối với các di tích gạch. Các tháp ở Mỹ Sơn may mắn nhận được những sự ứng xử tuyệt vời. Đến thời điểm này, có thể xác định được 3 hướng đi cơ bản trong công tác bảo tồn, trùng tu Mỹ Sơn. 1, Nghiên cứu khảo sát, khai quật, khảo cổ học rất kỹ càng di tích gạch Mỹ Sơn trên phương châm nghiên cứu một di tích của người Chăm. 2, Gia cố để giữ gìn lâu dài, chặn đứng quá trình xuống cấp của di tích, không làm biến dạng di tích. 3, Phục hồi từng phần với nguyên liệu tại chỗ để phù hợp với hiện trạng di tích. Lần đầu tiên nhóm G được nghiên cứu kỹ và bài bản nhất. Tôi chỉ xin góp một ý nhỏ : Ban chỉ đạo nên có một nơi trưng bày các hiện vật đã tìm được trong quá trình bảo tồn trùng tu nhóm tháp G, và nên công bố một cách rõ ràng cho giới chuyên môn cũng như tất cả mọi người những gì đã và chưa làm được. Chúng ta đang làm tất cả để giúp cho một ông già có sức chiến đấu với tuổi già chứ không phải biến một ông già thành một đứa trẻ...". (GS.KTS Hoàng Đạo Kính[13]

Sau khi nghiên cứu 31 mẫu gạch ở 11 nhóm tháp, chúng tôi đã xác định được những thành phần cũng như những đặc tính cơ bản phù hợp với Mỹ Sơn. Tuy nhiên, việc tìm nguyên liệu cũng như việc sản xuất gạch đang gặp rất nhiều khó khăn. Những vấn đề về chất kết dính, chất bảo vệ cũng được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu kỹ càng. Với Dự án bảo tồn di sản Mỹ Sơn, chúng ta đã đi những bước thận trọng cần thiết. Sự dè dặt và kiềm chế trong việc trùng tu cũng đem lại nhiều hiệu quả cho Mỹ Sơn. (Lê Thành Vinh - Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích)[14]

“Dự án bảo tồn di sản thế giới Mỹ Sơn giai đoạn 2 ngoài những vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật thì yếu tố con người cũng được đặt lên hàng đầu. Lâu nay, chúng ta đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía chuyên gia Italia. Trải qua hơn 6 năm làm việc, đội ngũ chuyên gia của chúng ta đã tiếp thu và có được những kinh nghiệm cần thiết trong việc bảo tồn và trùng tu di tích. Đến thời điểm này, chúng ta đã có thể làm việc độc lập và thực hiện tốt nhiều công đoạn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về trùng tu. Những khó khăn, vướng mắc trong việc sản xuất gạch sẽ được Ban chỉ đạo tập trung giải quyết sớm để có thể phục vụ cho công tác trùng tu Mỹ Sơn...

Bảo tồn và trùng tu Mỹ Sơn thành công sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước tới đây. Điều này thể hiện được ý nghĩa xã hội trong việc ứng xử và gìn giữ di sản của tất cả chúng ta”. (Trần Minh Cả - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo dự án)[15]

Tuy nhiên đó mới chỉ là trên lời nói, kết quả như thế nào, phải đợi thời gian cho đáp án đúng nhất, giờ đây ngoài việc thực hiện tốt nhất những biện pháp có thể để cưu lấy Mỹ Sơn. Dù là phương cách gì thì những người tham gia cũng lúng túng trước những vấn đề nan giải của Mỹ Sơn:

Di tích thì nhỏ nhưng không thể áp dụng bất cứ phương pháp trùng tu nào hiện đã có trên thế giới. Mọi kiểm chứng phương pháp đều có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận nhưng khi đặt ra vấn đề thử thách của thời gian, không là ngàn năm như các tháp cổ cũng ít nhất là 10 năm hoặc 20 năm, thì mọi ý tưởng tìm tòi hoặc phát hiện dầu hay thế nào cũng không thể kiểm chứng.
Không thể không biết phương pháp xây tháp của người xưa nhưng khi biết rồi cũng không thể dùng vào bất cứ chỗ nào, không thể xây lại một mảng tường mới càng không thể xây lại một ngôi tháp mới.
Mỹ Sơn đang được quan tâm của thế giới, trước đây là Ba Lan, hiện nay là Ý, sắp tới sẽ là Nhật rồi Pháp hoặc bất cứ nước nào khác. Mỗi nước sẽ có một phương pháp trùng tu khác nhau. Mỹ Sơn nên theo hướng nào hay tất cả sẽ để dấu ở Mỹ Sơn như các hoa văn thay đổi trên mỗi thời đại mà các nhà nghiên cứu bỏ công rất nhiều mới đã đọc ra ?
Mỹ Sơn có thể nói là thánh địa duy nhất trên thế giới có bề dày gần 1000 năm tồn tại liên tục. Với ngần ấy thời gian, với bao nhiêu sự thăng trầm của các vương triều với bao nhiêu biến thiên vê thẩm mỹ, tín ngưỡng, Mỹ Sơn trở thành nơi lắng đọng lịch sử của Chămpa, từ lịch sử vương triều, lịch sử kiến trúc cho đến lịch sử tín ngưỡng. “ Người Chămpa đã gửi tâm linh và đất đá, và biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ thâm nghiêm hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu mới hiểu hết” (cố kiến trúc sư Balan Kazimier Kwiatkowski)
Để có thể “hiểu hết”, Mỹ Sơn cần được bảo tồn trong một thời gian dài nữa để các thế hệ nối tiếp nhau nghiên cứu. Tuy nhiên với tình trạng hiện nay nếu không có một kế hoạch bảo vệ lâu dài, khó có thể nói Mỹ Sơn có thể kéo dài sự tồn tại trong bao lâu nữa….
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Trung Bình, Lê Ngọc Tú, Trịnh Thu Hương, Huỳnh Trọng Liên, Thánh địa Mỹ Sơn - Di Sản Văn hóa thế giới, nxb Lao Động, 2005.
Ngô Văn Doanh, Thánh Địa Mỹ Sơn, nxb Trẻ, 2003.
Ngô Văn Doanh, Văn hóa cổ Chămpa, nxb Văn hóa Dân tộc, 2002.
Ngô Văn Doanh, Tháp cổ Chămpa sự thật và huyền thoại, nxb Văn hóa - Thông tin, 1994.
Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh, Du khảo văn hóa Chăm, nxb Thế giới, 2005.
Trần Bá Việt (chủ biên) Đền tháp Chămpa - bí ẩn xây dựng, nxb Xây dựng, 2007.
www.tuoitre.com.vn
www.baoquangnam.com
www.vi.wikipedia.org
www.simplevietnam.com
www.ironwulf.net
www.vanhoahoc.com
www.gilaipraung.com
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết