Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ NGHIÊN CỨU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THÀNH AN THỔ Ở HUYỆN TUY AN - TỈNH PHÚ YÊN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ NGHIÊN CỨU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THÀNH AN THỔ Ở HUYỆN TUY AN - TỈNH PHÚ YÊN
CÔNG TÁC BẢO TỒN, NGHIÊN CỨU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA THÀNH AN THỔ Ở HUYỆN TUY AN - TỈNH PHÚ YÊN
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Căn cứ vào luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội ngày 18/06/2009
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Và dựa quy mô, diện tích, cấu trúc của thành An thổ - một thành cổ theo báo cáo khai quật khảo cổ học năm 2008 của đoàn khai quật trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Dưới đây, tôi xin trình bày quan điểm của mình về việc bảo tồn, nghiên cứu di tích lịch sử thành An Thổ.
Lý do bảo tồn
Thành An Thổ là một công trình có vai trò quan trọng: từng là thủ phủ của tỉnh Phú Yên xưa, gắn liền với những hoạt động của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của một tỉnh miền Trung. Nhiều công trình trong thành, ngoài thành gắn liền lịch sử tồn tại của thành như chợ Thành, miếu, gò Tượng, xóm Gò Tượng, xóm Ngựa… Nơi đây từng diễn ra phong trào Cần Vương sôi nổi; nơi từng ghi dấu ấn cuộc mít tinh lớn chuẩn bị giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, nơi từng diễn ra các cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch trong cuộc chống xâm lược… Thành An Thổ còn là nơi sinh và lớn lên thời ấu thơ của Tổng bí thư Trần Phú.
Thiết nghĩ cần có một kế hoạch toàn diện nhằn bảo tồn và phát huy những giá trị vố có của ông cha nhằm giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc.
Theo điều 4 trong luật của quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa
“ Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” .
“Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh” .
Thực trạng công tác bảo tồn di tích thành An Thổ
Sau khi hoàn thành công tác khai quật khảo cổ học di tích Thành An Thổ. Các cán bộ đoàn khai quật đã đề cập ngay đến vấn đề cần phải bảo tồn khu di tích quý giá này. Tuy nhiên, kiến nghị ở báo cáo khai quật còn mang tính chất chung chung, chưa đưa ra được giải pháp cụ thể và các thức tiến hành giải pháp cụ thể đó.
Đến cuối năm 2009, Dự án: “ Bảo quản, tu bổ phục hồi di tích Thành An Thổ- Nơi sinh Tổng bí thư Trần Phú” –được UBND tỉnh Phú yên phê duyệt, và đã khởi công tháng 1 -2010, Cty Kiến trúc Delta thực hiên đồ án này, chủ đầu tư sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Phú yên.
Tuy nhiên, do không có điều kiện nên tôi chưa thể tiếp cận được với nguồn tài liệu của dự án này. Tài liệu thu thập được chỉ là những bức hình của công ty kiến trúc Delta vẽ về mô hình di tích sau khi bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích (Hình, Phụ lục trang). Tuy nhiên, qua bản thiết kế đó cũng thấy được việc bảo quả di tích thành An Thổ vẫn còn nhiều vấn đề.
Lãnh đạo sở văn hóa thể thao và du lịch, ông Trần Quang Nhất cho biết, trong chương trình hướng đến kỷ niệm 400 năm Phú Yên, năm du lịch quốc gia 2011, một dự án trùng tu, tôn tạo thành An Thổ đang được ngành văn hóa thể thao Phú Yên triển khai với số vốn đầu tư lên đến 15 tỷ. Rồi đây, nơi này cùng với bia di tích, sẽ hình thành một khu trưng bày lưu niệm về đồng chí Trần Phú và khu văn hóa tổng hợp. An Thổ sẽ trở thành một điểm đến cho nhân dân địa phương và du khách gần xa.
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
c) Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
- Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.
- Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định.
Khi bảo quản di tích cần chú ý đến các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Các khu vực bảo vệ quy định tại Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
- Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.”
Cụ thể, việc cấp thiết trước mắt là phải chung tay bảo vệ nguyện trạng di tích, tránh sự xuống cấp của các dấu tích còn lại của thành. Ví dụ như sự xuống cấp của mái ngói ở hợp tác xã Đông An Hòa (Hình, Phụ lục trang ).
Chính các cơ quan chức năng địa phương, những người lớn tuổi, cư dân sống xung quanh khu vực di tích phải có ý thức bảo quản, giữ gìn di tích hoặc ít ra hạn chế sự xâm phạm tới di tích để tạo ra được truyền thống, ý thức đối với việc gìn giữ di tích của thế hệ trẻ bây giờ và sau này.
Từ những tư liệu cuộc khai quật có thể tìm hiểu, phát triển thêm thành cuốn sách về Thành An Thổ, hoặc đơn giản hơn nữa là lồng ghép vào các sách viết về lịch sử Phú Yên để độc giả dễ tiếp cận hơn với nguồn tài liệu mà các nhà khai quật đã nghiên cứu được.
Nếu có điều kiện, để bảo quản tốt nhất cho thành này thì chúng ta cần phải có phương pháp quy hoạch khu vực di tích. Cụ thể, sẽ quy hoạch di chuyển dân chúng đang sống trong thành ra khỏi phạm vi khu di tích. Diện tích đất trong thành đã được chia dân chúng canh tác thì có thể thu hồi về. Thành lập một ban quản lý di tích, có trách nhiệm quản lý, nghiên cứu, hướng dẫn du khách tham quan, du lịch di tích này.
Do kiến trúc của những công trình trong thành không còn nữa, nên việc rất cần thiết là nghiên cứu thêm về các công trình kiến trúc trong thành như khi thành được xây dựng. Tìm hiểu kỹ thêm về công năng của các công trình kiến trúc đó. Kết hợp với kiến thức đoàn khai quật đã nghiên cứu được về thành để từ đóa tái hiện, khôi phục lại khu di tích thành An Thổ trên thực tế hoặc ít nhất tái hiện được mô hình khu di tích.
Không nên đầu tư các dự án dưới nhưng danh giữa bảo tồn, khôi phục di tích nhưng thực chất là làm mới di tích hoàn toàn.
Trong điều kiện chưa cho phép như hiện nay thì có thể tư sửa, bảo tồn hợp tác xã Đông An Dân, sân hợp tác xã, cổng của thành An Thổ làm nơi trưng bày, bảo quản hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật thành. Xây dựng mô hình thành An Thổ và trưng bày trong hợp tác xã này.
Tượng đài Trần Phú nên xây dựng nhưng nếu chăng xây dựng ở khu vực xung quanh thành hoặc một góc nhỏ của thành. Không nên kết hợp xây dựng quá lớn ở trong khu vực thành để thành không bị hiểu sai ý nghĩa của khu di tích.
Có thể xây dựng tour du lịch bao gồm những địa danh truyền thống như Đá Đĩa, làng nghề gốm Quảng Đức, thành An Thổ, Chùa Đá Trắng… góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tài liệu tham khảo :
Tư liệu chỉnh lý hiện vật khai quật và điền dã năm 2008 tại thành An Thổ (Tuy An – Phú Yên)
Sách, báo và tạp chí
1. Báo cáo khai quật di tích thành An Thổ năm 2008.
2. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1977), Đại Nam thực lục, tập XXXVII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2003), Địa chí Phú Yên, Nxb Chính Trị Quốc gia.
4.
Một số website:
5. http://wikimapia.org/10306140/Th%C3%A0nh-Dinh-Tr%E1%BA%A5n-Bi%C3%AAn-Th%C3%A0nh-An-Th%E1%BB%95
6. http://home.vnn.vn/khai_quat_di_tich_thanh_ho__thanh_an_tho__phu_yen___phat_hien_hang_tram_ngan_hien_vat_co_gia_tri_lic-167837696-602618094-0
7. http://www.dulichtutuc.com/diendan/showthread.php?t=509
8. http://tintuc.congdulich.com/landscapedt/XGMAYANiAjI_3D/thanh_an_tho_phu_yen_di_tich_lich_su_van_hoa_cap_quoc_gia
9. http://vovnews.vn/Home/Thanh-An-Tho-tu-hao-la-noi-sinh-Tong-Bi-thu-dau-tien-cua-Dang/20095/111030.vov
Similar topics
» THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
» TRỊNH CÔNG SƠN NÓI VỀ TÌNH YÊU
» THÀNH CỔ BIÊN HÒA VÀ DẤU TÍCH CÒN LẠI
» TRỊNH CÔNG SƠN NÓI VỀ TÌNH YÊU
» THÀNH CỔ BIÊN HÒA VÀ DẤU TÍCH CÒN LẠI
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52