Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Đôi nét về thành cổ Champa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đôi nét về thành cổ Champa
GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÀNH CỔ CHĂMPA TIÊU BIỂU
Hiện nay đa số các thành cổ Chămpa còn chưa được nghiên cứu một cách khoa học, vì vậy tư liệu về thành cổ còn thiếu sót rất nhiều. Ở đây chỉ xin nêu ra những hiểu biết mới nhất về các tòa thành này, giới thiệu một số nét đặc biệt của chúng, từ đó chứng minh cho những đặc điểm đã rút ra ở phần trên.
Các thành được giới thiệu, theo trật tự các địa danh từ bắc xuống nam.
1.Thành Cao Lao Hạ
Niên đại: TK IV
Vị trí: làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình; nằm giữa sông Gianh và sông Tróc, cách sông gianh 1km về phía nam.
Nhà sử học Đào Duy Anh trên cơ sở nghiên cứu các tài liêụ lịch sử đả phỏng đoán thành Cao Lao Hạ chính là thành Khu Túc của Lâm Ấp được nhắc đến trong thư tịch cổ Trung Quốc.
Miêu tả về thành Cao Lao Hạ của mục sư Cadiere như sau: “ hình vuông, mỗi bề chừng 200m, lũy đất dài chừng 5m ở chân, 2-3 m trên mặt, cao chừng 2m. Ở ngoài lũy có dãy đất rộng chừng 3m chạy chung quanh,… xung quanh thành có hào sâu n ay đã hóa ruộng…hào rộng chừng 15m, cách lũy bằng 6m.”(linh mục Cadiere- Les lieux historiques du Quang-binh, BEFEO, III,1903,tr 169-170 )(dẫn theo Ngô Văn Doanh, 2002, tr220).
Theo đợt khảo sát của Bảo tàng Quãng Bình, tư liệu về thành Cao Lao Hạ như sau:
Thành có bình đồ hình chữ nhật,đắp bằng đất, có 3 cửa hướng đông, nam, bắc; thành kéo dài theo hướng đông tây, cạnh đông –tây dài 249m, cạnh bắc –nam dài 179,70m; mặt thành rộng 5m, chân thnàh rộng 10,80m, độ cao trung bình của đoạn thành còn lại là 1,7m, hào quanh thành rộng gần 30m.
Sau đợt khảo sát gần đây nhất (2000) các nhà khoa học đã xác định dấu tích thành đã được miêu tả trước đây có thể là tòa thành nộin nằm trong một khu thành lớn, thành Cao Lao Hạ có quy mô lớn hơn rất nhiều, và vị trí của thành cũng có nhiuề điểm phù hợp với miêu tả của Thủy Kinh Chú “… thành ở khoảng giữa hai con sông, ba mặt giáp núi,… sông Thọ Linh từ phía tây nam của thành chảy về phái đông hợp với sông Lô Dung, phía đôngthì suối Lang chảy về, nước suối tích tụ thành hồ gọi là Lang Hồ… từ phía nam hồ trông ra ngoài thì thông với sông Thọ Linh, sông này theo Lang Hồ mà chảy vào Tứ Hội…”( dẫn theo N.V.D, 2002, 215-216). Ba mặt giáp núi- ở Cao Lao Hạ, phía tây là dãy Trường Sơn, phía nam là một dãy núi dài- chưa xác định tên-, phía bắc là dãy Hoành Sơn, hai con sông có thể là sông Gianh và sông Tróc, sông “ Thọ Linh” rất có khả năng là sông Gianh, cửa “Tứ Hội” là cửa sông Ron.
Từ những tư liệu có được Ngô Văn Doanh đã hình dung thành Cao Lao Hạ như sau:dấu tích khu thành tìm thấy là thành nội, nơi đóng của quân Lâm Ấp, bên ngoài thành, phía đông là khu miếu thờ tự, phía tây là khu ở và sinh hoạt của dân chúng, phía bắc có thêm một lũy thành, vòng thành ngoài là sông Gianh và sông Tróc.
2. Thành Nhà Ngo ở Quảng Bình ( Uẩn Aó, Ninh Viễn
Niên đại: TK X
Vị trí: làng Uẩn Áo, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Thành nằm ngay dòng Kiến Giang, cách vực Yên Sinh vầ phía đầu nguồn khoảng 3km.
Thành được mô tà trong thư tịch như sau: “… thành ở địa phận xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy, sông Bình Giang chảy phía trước, sông Ngô Giang ôm phía sau, hai sông ấy chảy đến tây bắc thì hợp thành một.Thành ba mặt giáp sông một mặt là núi. Có lẽ vương công đặt thành nơi hiểm để làm phên giậu cho thành Hóa vậy. Ở cửa phía nam thành có đá khắc đề là : Ninh Viễn Thành. Vệ Trấn Bình đóng ở đây…”(Dương Văn An, Ô châu cân lục, bản dịch, nxb KHXH, 1997, tr22, dẫn theo N.V.D, 2002,225).
Quy mô của thành theo khảo sát được là khá lớn: thành hình chữ nhật, chiều dài đông – tây gần 600m, chân thành rộng 20m, 3 mặt tây, đông và bắc có hào nước rộng gần 30m, cửa thành 15m (đông bắc)…
Về vấn đề niên đại của thành, thư tịch cổ không có chép lại, hơn nữa thành chỉ mới được khảo sát chứ chưa khai quật, vì vậy không thể xác định được. Nhưng có thể khẳng định đến thế kỷ X, thành Nhà Ngo là tòa thành của Champa, bằng chứng là đã tìm thấy một tảng đá có trang trí một dãy hoa văn chạm khắc hình hoa dây dài có các vòng uốn xoáy đối nhau qua trục dây chính lượn sóng chạy dọc ô trang trí, hình hoa sen nở 12 cánh lớn nhỏ xen kẻ nhau chạy quanh đài sen tròn để trơn chính giữa là kiểu hoa văn rất đặc trưng của phong cách Mỹ Sơn A1( thế kỷ X).
Đến giữa thế kỷ XI, 1069, vua Lý Thánh Tông, kéo quân đánh kinh đô Chà Bàn, Chămpa phải dâng 3 châu: Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh, thành Nhà Ngo nằm trong châu Địa Lý, có thể đã được Đại Việt sử dụng với tên gọi Ninh Viễn thành.
Như vậy thành Nhà Ngo với vị trí hiểm trở “khống chế sông dài” rất có khả năg là một trị sở của châu Địa Lý, một kiến trúc dân sự- quân sự quan trọng trong lịch sử Chămpa, và sau này rất có khả năng được dùng để đặt Vệ Trấn Bình của Đại Việt trong một thời gian dài.
3. Thành Cổ Lũy (Lũy Chiêm Thành, bến Lũy, bãi Lũy…)
Vị trí: nằm ở bờ bắc sông Bến Hải, làng Phước Mỹ, thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị. Xưa thuộc châu Ma Linh.
Tòa thành này ít thấy đề cập trong chính sử, Đại Nam nhất thống chí chỉ có một câu viết về tòa thành “…lại ở xã Dan Duệ, huyện Minh Linh, đạo Quạng Trị có truyền thuyết là người Chiêm Thành đắp thành ở đây nền cũ nay vẫn còn…”
Ngày nay dấu vết thành hết sức mờ nhạt, bị san ủi gần hết.
Qua những dấu vết còn lại ta nhận thấy kết cấu của thành như sau: thành có hai vòng lũy, đắp bằng dất, nền đá nện chặt bằng đá kè và gạch vụn giống như nhiều thành Chăm khác. Quanh lũy có hệ thống hàođược tận dụng từ chiều uốn cong của con hói, bàu nước hay đoạn sông, hệ thống hào này vừa có tác dụng bảo vệ thành vừa là trục giao thông thông thương đường thủy.
Vòng thành nội tương đối vuông, cạnh 120-150m.
Vòng thành ngoại còn thấy rõ theo hướng bắc –nam. Lũy bắc và nam tương đối thẳng, lũy tây là một đường uốn cong theo con hói và dòng sông, lũy đông thẳng tắp. Bờ thành nam cách sông Bến Hải 50m.
Chưa thể xác định vai trò chính trị của thành nhưng ta có thể thấy được vị trí chiến lược về quân sự của thành khi nằm ven con sông chính của vùng và gần một cửa biển, thành là một công trình phòng thủ tương đối quy mô có tác dụng trấn giữ địa bàn trọng yếu ven biển nơi có một cửa biển nối thông từ bên ngoài với vùng đất khá rộng lớn ở phía bắc Quảng Trị.
Ngoài ra việc ở gần một cửa biển cũng giúp ta suy đoán về vai trò kinh tế của thành, rất có khả năng là một đầu mối thương mại không chỉ trong nước mà cả với các nước khác.
Đặc biệt nếu quan sát thành trong mối quan hệ với khu vực xung quanh ta sẽ thấy được một bản quy hoạch tương đối hoàn chỉnh của “không gian văn hóa Chămpa”: thánh địa- trung tâm chính trị quân sự - cảng biển. Đó là hệ thống tháp An Xá, Duy Viên, Huỳnh Xá ( phía trên cửa Tùng)- cửa Tùng và thành Cổ Lũy .
Như vậy thành Cổ Lũy đã tồn tại như một tiền đồn, án ngữ tại một vị trí trọng yếu của châu Ma Linh, bắc Chămpa, không chỉ có vai trò về quân sự mà còn là một trung tâm thương mại.
Vì thành chưa được nghiên cứu, khai quật toàn diện nên hiện tại chưa thấy tài liệu nào nói về thời gian xây thành, chỉ biết rằng năm 1069, thành cùng với vùng đất Ma Linh được dâng cho Đại Việt.
Hiện nay đa số các thành cổ Chămpa còn chưa được nghiên cứu một cách khoa học, vì vậy tư liệu về thành cổ còn thiếu sót rất nhiều. Ở đây chỉ xin nêu ra những hiểu biết mới nhất về các tòa thành này, giới thiệu một số nét đặc biệt của chúng, từ đó chứng minh cho những đặc điểm đã rút ra ở phần trên.
Các thành được giới thiệu, theo trật tự các địa danh từ bắc xuống nam.
1.Thành Cao Lao Hạ
Niên đại: TK IV
Vị trí: làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình; nằm giữa sông Gianh và sông Tróc, cách sông gianh 1km về phía nam.
Nhà sử học Đào Duy Anh trên cơ sở nghiên cứu các tài liêụ lịch sử đả phỏng đoán thành Cao Lao Hạ chính là thành Khu Túc của Lâm Ấp được nhắc đến trong thư tịch cổ Trung Quốc.
Miêu tả về thành Cao Lao Hạ của mục sư Cadiere như sau: “ hình vuông, mỗi bề chừng 200m, lũy đất dài chừng 5m ở chân, 2-3 m trên mặt, cao chừng 2m. Ở ngoài lũy có dãy đất rộng chừng 3m chạy chung quanh,… xung quanh thành có hào sâu n ay đã hóa ruộng…hào rộng chừng 15m, cách lũy bằng 6m.”(linh mục Cadiere- Les lieux historiques du Quang-binh, BEFEO, III,1903,tr 169-170 )(dẫn theo Ngô Văn Doanh, 2002, tr220).
Theo đợt khảo sát của Bảo tàng Quãng Bình, tư liệu về thành Cao Lao Hạ như sau:
Thành có bình đồ hình chữ nhật,đắp bằng đất, có 3 cửa hướng đông, nam, bắc; thành kéo dài theo hướng đông tây, cạnh đông –tây dài 249m, cạnh bắc –nam dài 179,70m; mặt thành rộng 5m, chân thnàh rộng 10,80m, độ cao trung bình của đoạn thành còn lại là 1,7m, hào quanh thành rộng gần 30m.
Sau đợt khảo sát gần đây nhất (2000) các nhà khoa học đã xác định dấu tích thành đã được miêu tả trước đây có thể là tòa thành nộin nằm trong một khu thành lớn, thành Cao Lao Hạ có quy mô lớn hơn rất nhiều, và vị trí của thành cũng có nhiuề điểm phù hợp với miêu tả của Thủy Kinh Chú “… thành ở khoảng giữa hai con sông, ba mặt giáp núi,… sông Thọ Linh từ phía tây nam của thành chảy về phái đông hợp với sông Lô Dung, phía đôngthì suối Lang chảy về, nước suối tích tụ thành hồ gọi là Lang Hồ… từ phía nam hồ trông ra ngoài thì thông với sông Thọ Linh, sông này theo Lang Hồ mà chảy vào Tứ Hội…”( dẫn theo N.V.D, 2002, 215-216). Ba mặt giáp núi- ở Cao Lao Hạ, phía tây là dãy Trường Sơn, phía nam là một dãy núi dài- chưa xác định tên-, phía bắc là dãy Hoành Sơn, hai con sông có thể là sông Gianh và sông Tróc, sông “ Thọ Linh” rất có khả năng là sông Gianh, cửa “Tứ Hội” là cửa sông Ron.
Từ những tư liệu có được Ngô Văn Doanh đã hình dung thành Cao Lao Hạ như sau:dấu tích khu thành tìm thấy là thành nội, nơi đóng của quân Lâm Ấp, bên ngoài thành, phía đông là khu miếu thờ tự, phía tây là khu ở và sinh hoạt của dân chúng, phía bắc có thêm một lũy thành, vòng thành ngoài là sông Gianh và sông Tróc.
2. Thành Nhà Ngo ở Quảng Bình ( Uẩn Aó, Ninh Viễn
Niên đại: TK X
Vị trí: làng Uẩn Áo, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Thành nằm ngay dòng Kiến Giang, cách vực Yên Sinh vầ phía đầu nguồn khoảng 3km.
Thành được mô tà trong thư tịch như sau: “… thành ở địa phận xã Uẩn Áo, huyện Lệ Thủy, sông Bình Giang chảy phía trước, sông Ngô Giang ôm phía sau, hai sông ấy chảy đến tây bắc thì hợp thành một.Thành ba mặt giáp sông một mặt là núi. Có lẽ vương công đặt thành nơi hiểm để làm phên giậu cho thành Hóa vậy. Ở cửa phía nam thành có đá khắc đề là : Ninh Viễn Thành. Vệ Trấn Bình đóng ở đây…”(Dương Văn An, Ô châu cân lục, bản dịch, nxb KHXH, 1997, tr22, dẫn theo N.V.D, 2002,225).
Quy mô của thành theo khảo sát được là khá lớn: thành hình chữ nhật, chiều dài đông – tây gần 600m, chân thành rộng 20m, 3 mặt tây, đông và bắc có hào nước rộng gần 30m, cửa thành 15m (đông bắc)…
Về vấn đề niên đại của thành, thư tịch cổ không có chép lại, hơn nữa thành chỉ mới được khảo sát chứ chưa khai quật, vì vậy không thể xác định được. Nhưng có thể khẳng định đến thế kỷ X, thành Nhà Ngo là tòa thành của Champa, bằng chứng là đã tìm thấy một tảng đá có trang trí một dãy hoa văn chạm khắc hình hoa dây dài có các vòng uốn xoáy đối nhau qua trục dây chính lượn sóng chạy dọc ô trang trí, hình hoa sen nở 12 cánh lớn nhỏ xen kẻ nhau chạy quanh đài sen tròn để trơn chính giữa là kiểu hoa văn rất đặc trưng của phong cách Mỹ Sơn A1( thế kỷ X).
Đến giữa thế kỷ XI, 1069, vua Lý Thánh Tông, kéo quân đánh kinh đô Chà Bàn, Chămpa phải dâng 3 châu: Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh, thành Nhà Ngo nằm trong châu Địa Lý, có thể đã được Đại Việt sử dụng với tên gọi Ninh Viễn thành.
Như vậy thành Nhà Ngo với vị trí hiểm trở “khống chế sông dài” rất có khả năg là một trị sở của châu Địa Lý, một kiến trúc dân sự- quân sự quan trọng trong lịch sử Chămpa, và sau này rất có khả năng được dùng để đặt Vệ Trấn Bình của Đại Việt trong một thời gian dài.
3. Thành Cổ Lũy (Lũy Chiêm Thành, bến Lũy, bãi Lũy…)
Vị trí: nằm ở bờ bắc sông Bến Hải, làng Phước Mỹ, thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị. Xưa thuộc châu Ma Linh.
Tòa thành này ít thấy đề cập trong chính sử, Đại Nam nhất thống chí chỉ có một câu viết về tòa thành “…lại ở xã Dan Duệ, huyện Minh Linh, đạo Quạng Trị có truyền thuyết là người Chiêm Thành đắp thành ở đây nền cũ nay vẫn còn…”
Ngày nay dấu vết thành hết sức mờ nhạt, bị san ủi gần hết.
Qua những dấu vết còn lại ta nhận thấy kết cấu của thành như sau: thành có hai vòng lũy, đắp bằng dất, nền đá nện chặt bằng đá kè và gạch vụn giống như nhiều thành Chăm khác. Quanh lũy có hệ thống hàođược tận dụng từ chiều uốn cong của con hói, bàu nước hay đoạn sông, hệ thống hào này vừa có tác dụng bảo vệ thành vừa là trục giao thông thông thương đường thủy.
Vòng thành nội tương đối vuông, cạnh 120-150m.
Vòng thành ngoại còn thấy rõ theo hướng bắc –nam. Lũy bắc và nam tương đối thẳng, lũy tây là một đường uốn cong theo con hói và dòng sông, lũy đông thẳng tắp. Bờ thành nam cách sông Bến Hải 50m.
Chưa thể xác định vai trò chính trị của thành nhưng ta có thể thấy được vị trí chiến lược về quân sự của thành khi nằm ven con sông chính của vùng và gần một cửa biển, thành là một công trình phòng thủ tương đối quy mô có tác dụng trấn giữ địa bàn trọng yếu ven biển nơi có một cửa biển nối thông từ bên ngoài với vùng đất khá rộng lớn ở phía bắc Quảng Trị.
Ngoài ra việc ở gần một cửa biển cũng giúp ta suy đoán về vai trò kinh tế của thành, rất có khả năng là một đầu mối thương mại không chỉ trong nước mà cả với các nước khác.
Đặc biệt nếu quan sát thành trong mối quan hệ với khu vực xung quanh ta sẽ thấy được một bản quy hoạch tương đối hoàn chỉnh của “không gian văn hóa Chămpa”: thánh địa- trung tâm chính trị quân sự - cảng biển. Đó là hệ thống tháp An Xá, Duy Viên, Huỳnh Xá ( phía trên cửa Tùng)- cửa Tùng và thành Cổ Lũy .
Như vậy thành Cổ Lũy đã tồn tại như một tiền đồn, án ngữ tại một vị trí trọng yếu của châu Ma Linh, bắc Chămpa, không chỉ có vai trò về quân sự mà còn là một trung tâm thương mại.
Vì thành chưa được nghiên cứu, khai quật toàn diện nên hiện tại chưa thấy tài liệu nào nói về thời gian xây thành, chỉ biết rằng năm 1069, thành cùng với vùng đất Ma Linh được dâng cho Đại Việt.
- Join date : 01/01/1970
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52