khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
thành cổ Champa ở Huế I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


thành cổ Champa ở Huế

Go down

thành cổ Champa ở Huế Empty thành cổ Champa ở Huế

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 9:42 am

Thành Hóa Châu.
Tên thành Hóa Châu đã được nhắc đến trong Đại Nam nhất thống chí : “…thành Hóa Châu ở địa phận huyện Đan Điền, sông Cái cháy ờ phía tây, có một con sông nhỏ chảy qua trong thành…sông Kim Trà (sông Hương – N.V.D) chảy ở phía nam, phá sâu chằm rộng ước ngàn vạn khoảnh, chu vi bốn mặt đều nước bao quanh. Cao trăm trượng đứng sừng sững như đám mây dài, là chổ thế đất tụ trởi đặt điểm vậy…”( quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, dần theo, N.V.D, 2002,240).Tuy nhiên người ta vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của nó.
Năm 1942, học giả Đào Duy Anh đã đến xã Thành Trung, huyện Quảng Điền, Huế, nghiên cứu, chụp ảnh bằng máy bay và xác định đây là thành Hóa Châu lập từ thời Trần.
Năm 1988, các nhà khoa học trở lại nghiên cứu thành Hóa Châu, tìm thấy nhiều hiện vật có niên đại thế kỷ XIV-XVIII.
Trong đó đặc biệt là 3 pho tượng đá Champa cổ được người Việt đưa vào thờ tự.
Tượng Phật Thích Ca có nhiều nét đặc trưng của phong cách Amaravati( II-IV): áo choàng vắt qua vai trái, vai phải để trần, bụng hơi to, hai lòng bàn chân lật lên và ưỡn mạnh ra phía ngoài.
Tượng Phật sơ sinh cao 0,42m, đứng thẳng, tay phải của Phật chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất, mang đồ trang sức ở tai, mặc váy lửng tới đầu gối- trang phục phổ biến của các tượng nam của nghệ thuật Ấn Độ, phong cách Mathura ( thế kỷ I-IV).
Tượng thần Visnu cao 0,8m, đứng thẳng có bốn tay, có trụ đỡ ở một tay- phong cách đặc trưng của nghệ thuật Óc Eo và nghệ thuật Khmer phong cách Kulên có niên đại đầu thế kỷ IX.
Ngoài ra còn tìm thấy ở khu vực trong và xung quanh thành nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ VI đến thế kỷ X.
Từ những bằng chứng trên, ta có thể suy đoán rằng thành Hóa Châu phát triển liên tục từ thế kỷ IV đến thế kỷ XVIII. Trong đó giai đoạn IV-XI, là trị sở của châu Lý của Chiêm Thành, và từ thế kỷ XIV đến XVIII là một thành trì của người Việt.
Những dấu tích còn lại cho thấy, thành Hóa Châu là thành đắp bằng dất. có hình tứ giác với hai cạnh dài, hai cạnh ngắn, lượn hơi cong chéo từ đông sang tây. Vòng thành ngoài có bờ thành tây- bắc dài 1890m, bờ đông – nam 1890m, đông –bắc dài 570m, bờ tây- nam 590m. Quanh bờ thành ngoài có hào nước rộng 19,5m bao bọc. Vòng thành trong chỉ còn lại bờ thành phía tây- nam và đông nam có bắc góc vuông, ước tính thành trong có chiều dài 260-300m, chiều rộng 160m.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy Thành Hóa Châu có một vị thế hết sức thuận lợi: sông Bồ ở trước mặt thành về hướng nam, sông Hương ở tả về phía đông nam, một nhánh sông Bồ chảy ở phía tây, một nhánh riêng, sông Thành Trung chảy theo hướng tây bắc- đông nam chia đôi tòa thành.
Vì vị trí hết sức thuận lợi của mình mà thành Hóa Châu đã đảm nhận vai trò quan trọng không chỉ trong lịch sử Chămpa mà cả lịch sử Đại Việt như đã trình bày ở trên.

Thành Lồi ở Huế.
Dân gian vẫn thường hay gọi các tòa thành cổ Champa là thành Lồi( thành Lồi Cao Lao Hạ, thành Lồi – Hóa Châu, thành Lồi ở Huế…)
Vị trí: thành Lồi ở Huế nay thuộc 2 xã Thủy Xuân và Thủy Biền, 1 phần phường Đức Thuận, cách trung tâm thành phố 7km về hướng tây. Thành tọa lạc trên ngọn đồi Long Thọ Cương, nằm ở bờ nam sông Hương.
Thành có một vị trí hết sức chiến lược với hệ thống phòng ngự tự nhiên. Phía tây là khe Long Thọ, đông và đông nam là khe Đá, sông Hương ở phía bắc, như những con hào tự nhiên vừa thuận lới cho giao thông vừa có tác dụng phòng ngự cao.
Theo kết quả khảo sát gần đây nhất ( 4/1999) , ta có được quy mô và cấu trúc thành như sau:
* thành có bình đồ gần vuông, các lũy thành chạy theo đúng hướng đông –tây, nam- bắc.
* lũy thành hướng tây dài 350m, bờ thành nơi rộng nhất 12m, hẹp nhất 8,5m, cao 3-3,7m. Bên ngoài có khe Long Thọ rộng 2,2-2,5m, sâu 1,8m, chạy sát chân thành. Bên trong thành, góc tây bắc có hồ Điện cách Hồ Điện 5m về hướng bắc là Điện Voi Ré, bên trái là khu Hổ quyền.
* lũy thành hướng nam dài 550m, chiều rộng 4,5-14m, cao 2,3-4,5m; cácc dấu tích ở khu vực bờ nam gần như bị sang bằng. Bên ngoài thành, còn dấu tích của một hào nước rộng khoảng 5m, nối khe Đá với khe Long Thọ. Cách bờ thành 50m về hướng bắc là miếu quốc vương Chiêm Thành, nhưng di tích này đã bị di dời.
* lũy thành hướng đông dài 370m, chạy theo dìng của khe Đá.
* lũy thành hướng bắc 750m, nằm sát giới hạn xâm thực của sông Hương, khi triều cường nước có thể tiến sát chân thành. Đoạn thành này gần như đã bị san bằng hoàn toàn.
* bờ thành có 2 lớp đất, giữa có kè đá và gạch vỡ.
Nếu nhìn thành Lồi trong tổng thể khu vực, trong mối quan hệ với khu vực phía tây, ta có thể nói thành Lồi là một trung tâm quản lý trao đổi tren dòng Hương giang. Đây có thề là nơi tập kết hàng hóa của các thưong nhân, và đặc biệt, là đầu mối trong việc buôn bán với các bộ phận người thiểu số ở khu vực phía tây. Những phán đoán này đã được Nguyễn Phứơc Bảo Đàn rút ra sau chuyến điền dã lên vùng Tây Nguyên.( Nguyễn Phước Bảo Đàn, , 2007)
Thành Lồi ở bờ nam sông Hương cùng với Hóa Châu thành, và khu thành địa Linh Mụ- Hòn Ché- Kim Phụng, tạo thành một “không gian văn hóa Champa”, trong đó thành Lồi có thể là một khu đồn trú quân sự của “tiểu quốc”, hoặc là một trung tâm hành chính kinh tế khác ngoài Hóa Châu, nằm ở khu vực phía tây như một trường hợp dị biệt của cấu trúc này.
Hiện nay vấn đề niên đại và vị trí của nó trong lịch sử Chămpa vần chưa được giải quyết, có thể là thành Khu Túc của Lâm Ấp.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết