Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Tượng táng của người Việt rất độc đáo
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tượng táng của người Việt rất độc đáo
Ngày 3-12 tại Hà Nội, PGS Nguyễn Lân Cường vừa cho ra mắt cuốn sách Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư. Ðây có thể coi là một sự kiện thu hút đại chúng của cổ nhân học - một ngành khoa học còn ít nhiều xa lạ và bí hiểm.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường (giữa) cùng các cộng sự tu bổ tượng gốc thiền sư Vũ Khắc Minh tại chùa Đậu (Hà Tây) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với PGS Nguyễn Lân Cường về những vấn đề ông theo đuổi hơn 30 năm.
* Thưa ông, trong các hình thức ướp xác ở Việt Nam, hình thức nào làm ông ấn tượng nhất và các nhà cổ nhân học thế giới đánh giá cao hình thức nào nhất?
- Có hai loại xác ướp. Một là ướp xác trong quan ngoài quách, hai là kiểu tượng táng. Ấn tượng nhất là loại tượng táng bởi vì hình thức ướp xác trong quan ngoài quách thì ở Trung Quốc cũng có. Thậm chí ướp xác trong quan ngoài quách của Trung Quốc như Mã Vương Ðôi có niên đại những 2.000 năm. Còn mộ trong quan ngoài quách của mình, tức là mộ xác ướp, có từ thời Hậu Lê, khoảng hơn 300 năm thôi.
Tượng táng này cũng chỉ 300 năm nhưng độc đáo ở chỗ làm theo cách của dân tộc mình, như cách làm hoành phi câu đối. Kỹ thuật làm tượng táng cũng dùng sơn, vải màn, đất mối đùn... Nó hay ở chỗ là giữ lại được hình vẻ của người đã mất vì chỉ quét một lớp rất mỏng và quan trọng là bảo vệ được bộ xương bên trong vì sơn ta rất bền, rất tốt, kết hợp với giấy dó, vải màn nữa. Cho nên chúng tôi mới đánh giá nó rất độc đáo. Chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc có, các nước khác trên thế giới không có.
Tôi có đưa các đoàn nước ngoài đến chiêm ngưỡng hai pho tượng táng hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Ðậu, họ đều nói rằng "các ông có một nền văn hóa rất hay, từ khi sang đây tôi mới được chứng kiến một nét văn hóa rất độc đáo của Việt Nam mà tôi chưa từng chứng kiến trên thế giới". Dĩ nhiên họ không biết là Trung Quốc cũng có. Ngay tôi hỏi các bạn Trung Quốc thì họ nói Trung Quốc cũng chỉ có một cái chứ không có nhiều. Tượng táng chỉ gặp ở các thiền sư, có giá trị minh chứng cho một thành tựu tu luyện chứ người nhà giàu không thể làm được. Cho đến nay bốn bức tượng táng được phát hiện đều là các vị sư.
* Các nhà khoa học của Việt Nam có cách nào bảo vệ nguyên trạng các tượng táng?
- Trước đây nếu chỉ để trong khám thì với khí hậu Việt Nam, tượng hỏng là do bị oxy hóa. Lúc đầu chúng tôi định dùng phương pháp nguyên tơ, tức là dùng khí thổi vào liên tục. Nhưng cái dở là khi đặt vào chùa máy tạo ra tiếng ì ì, làm hỏng sự yên tĩnh của ngôi chùa. Sau đó chúng tôi tìm phương pháp khác. Chúng tôi làm cái khám, lắp kính. Sau khi để nhà sư vào thì hàn kín lại, có một cái van, đưa khí nitơ vào. Dùng khí nitơ bảo đảm lâu dài, giá thành rất rẻ, hai hoặc ba năm thay khí nitơ một lần.
* Ngoài tượng táng đã được trình bày trong sách, ông có thể nói thêm về một vấn đề dư luận rất quan tâm: quá trình khai quật, nghiên cứu và bảo quản xác ướp của vua Lê Dụ Tông?
- Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy trên một quả đồi dân gọi là Rừng Cấm thuộc làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vào tháng 5-1958. Nhưng mãi đến tháng 4-1964 ngôi mộ mới được khai quật và mang về Hà Nội nghiên cứu. Mộ trong quan ngoài quách giống với những ngôi mộ ướp xác khác. Tử thi cao khoảng 1,49m, thân hình đét lại, bụng dưới hơi phồng, ấn xuống thấy hơi và một ít nước. Lúc mới mở quan tài da còn mềm mại và các khớp xương co duỗi dễ dàng. Tuy nhiên, 2 giờ sau thì da bị xám. Tử thi không còn mùi thơm do mộ bị hở từ năm 1958. Sau khi mang về Hà Nội, xác ướp vua Lê Dụ Tông được ngâm phoócmôn suốt đến năm 2009 thì được hoàn táng về Thanh Hóa.
Tuy vậy, giới nghiên cứu vẫn còn nhiều băn khoăn về kỹ thuật ướp xác vua Lê Dụ Tông cũng như nhiều xác ướp khác. Và mối bận tâm lớn nhất là cách yếm khí để không khí bên ngoài không vào được. Bao giờ cũng thế, các xác ướp khi mới đưa lên có màu tái như người chết trôi, nhưng chỉ 5 phút sau trở nên tím tái và không thể nghiên cứu được. Trên thế giới hiện đã có cách để yếm khí, nhưng hạn chế của chúng ta vẫn là kinh phí. Chỉ riêng tiền khai quật đã làm cho các nhà khoa học "méo mặt" rồi, không thể có kinh phí để thực hiện các kỹ thuật khai quật xác ướp như thế giới vẫn làm.
* Hiện nay có những cách nào giữ nguyên trạng các xác ướp đã lỡ bị khai quật?
- Ðến giờ chúng ta chưa có cách nào giữ nguyên trạng. Cho nên chúng tôi quyết định đào được mộ là cho vào quan tài mới và chôn ngay. Vấn đề quan trọng nhất là thiếu kinh phí, bởi vì chi phí cho việc bảo quản một xác ướp quá tốn kém. Nếu có kinh phí chúng tôi sẽ sang Trung Quốc tìm hiểu cách bảo quản của họ, sau đó sẽ cố gắng làm tỉ mỉ hơn. Còn ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là đào lên để nghiên cứu và chôn lại.
Ảnh: HÀ HƯƠNG
Bằng lối kể nhẹ nhàng, Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư (NXB Thế Giới) khiến người đọc dễ dàng tiếp cận những kiến thức khoa học vốn khô khan. Bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 1980 (thế kỷ 20) và mất năm năm hoàn thành, cuốn sách dày 200 trang là một trong những công trình công phu nhất của ngành cổ nhân học. Nguồn tư liệu độc đáo mà tác giả sử dụng trong cuốn sách là những câu chuyện được lưu truyền hàng trăm năm trong dân gian. Hơn 200 bức ảnh chụp nhục thân các vị thiền sư, quá trình khai quật và tu bổ suốt hàng chục năm là một kỳ công của nhà khoa học PGS.TS Nguyễn Lân Cường.
HÀ HƯƠNG - THU HÀ
thực hiện
tuoitre.com.vn
PGS.TS Nguyễn Lân Cường (giữa) cùng các cộng sự tu bổ tượng gốc thiền sư Vũ Khắc Minh tại chùa Đậu (Hà Tây) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với PGS Nguyễn Lân Cường về những vấn đề ông theo đuổi hơn 30 năm.
* Thưa ông, trong các hình thức ướp xác ở Việt Nam, hình thức nào làm ông ấn tượng nhất và các nhà cổ nhân học thế giới đánh giá cao hình thức nào nhất?
- Có hai loại xác ướp. Một là ướp xác trong quan ngoài quách, hai là kiểu tượng táng. Ấn tượng nhất là loại tượng táng bởi vì hình thức ướp xác trong quan ngoài quách thì ở Trung Quốc cũng có. Thậm chí ướp xác trong quan ngoài quách của Trung Quốc như Mã Vương Ðôi có niên đại những 2.000 năm. Còn mộ trong quan ngoài quách của mình, tức là mộ xác ướp, có từ thời Hậu Lê, khoảng hơn 300 năm thôi.
Tượng táng này cũng chỉ 300 năm nhưng độc đáo ở chỗ làm theo cách của dân tộc mình, như cách làm hoành phi câu đối. Kỹ thuật làm tượng táng cũng dùng sơn, vải màn, đất mối đùn... Nó hay ở chỗ là giữ lại được hình vẻ của người đã mất vì chỉ quét một lớp rất mỏng và quan trọng là bảo vệ được bộ xương bên trong vì sơn ta rất bền, rất tốt, kết hợp với giấy dó, vải màn nữa. Cho nên chúng tôi mới đánh giá nó rất độc đáo. Chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc có, các nước khác trên thế giới không có.
Tôi có đưa các đoàn nước ngoài đến chiêm ngưỡng hai pho tượng táng hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Ðậu, họ đều nói rằng "các ông có một nền văn hóa rất hay, từ khi sang đây tôi mới được chứng kiến một nét văn hóa rất độc đáo của Việt Nam mà tôi chưa từng chứng kiến trên thế giới". Dĩ nhiên họ không biết là Trung Quốc cũng có. Ngay tôi hỏi các bạn Trung Quốc thì họ nói Trung Quốc cũng chỉ có một cái chứ không có nhiều. Tượng táng chỉ gặp ở các thiền sư, có giá trị minh chứng cho một thành tựu tu luyện chứ người nhà giàu không thể làm được. Cho đến nay bốn bức tượng táng được phát hiện đều là các vị sư.
* Các nhà khoa học của Việt Nam có cách nào bảo vệ nguyên trạng các tượng táng?
- Trước đây nếu chỉ để trong khám thì với khí hậu Việt Nam, tượng hỏng là do bị oxy hóa. Lúc đầu chúng tôi định dùng phương pháp nguyên tơ, tức là dùng khí thổi vào liên tục. Nhưng cái dở là khi đặt vào chùa máy tạo ra tiếng ì ì, làm hỏng sự yên tĩnh của ngôi chùa. Sau đó chúng tôi tìm phương pháp khác. Chúng tôi làm cái khám, lắp kính. Sau khi để nhà sư vào thì hàn kín lại, có một cái van, đưa khí nitơ vào. Dùng khí nitơ bảo đảm lâu dài, giá thành rất rẻ, hai hoặc ba năm thay khí nitơ một lần.
* Ngoài tượng táng đã được trình bày trong sách, ông có thể nói thêm về một vấn đề dư luận rất quan tâm: quá trình khai quật, nghiên cứu và bảo quản xác ướp của vua Lê Dụ Tông?
- Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy trên một quả đồi dân gọi là Rừng Cấm thuộc làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vào tháng 5-1958. Nhưng mãi đến tháng 4-1964 ngôi mộ mới được khai quật và mang về Hà Nội nghiên cứu. Mộ trong quan ngoài quách giống với những ngôi mộ ướp xác khác. Tử thi cao khoảng 1,49m, thân hình đét lại, bụng dưới hơi phồng, ấn xuống thấy hơi và một ít nước. Lúc mới mở quan tài da còn mềm mại và các khớp xương co duỗi dễ dàng. Tuy nhiên, 2 giờ sau thì da bị xám. Tử thi không còn mùi thơm do mộ bị hở từ năm 1958. Sau khi mang về Hà Nội, xác ướp vua Lê Dụ Tông được ngâm phoócmôn suốt đến năm 2009 thì được hoàn táng về Thanh Hóa.
Tuy vậy, giới nghiên cứu vẫn còn nhiều băn khoăn về kỹ thuật ướp xác vua Lê Dụ Tông cũng như nhiều xác ướp khác. Và mối bận tâm lớn nhất là cách yếm khí để không khí bên ngoài không vào được. Bao giờ cũng thế, các xác ướp khi mới đưa lên có màu tái như người chết trôi, nhưng chỉ 5 phút sau trở nên tím tái và không thể nghiên cứu được. Trên thế giới hiện đã có cách để yếm khí, nhưng hạn chế của chúng ta vẫn là kinh phí. Chỉ riêng tiền khai quật đã làm cho các nhà khoa học "méo mặt" rồi, không thể có kinh phí để thực hiện các kỹ thuật khai quật xác ướp như thế giới vẫn làm.
* Hiện nay có những cách nào giữ nguyên trạng các xác ướp đã lỡ bị khai quật?
- Ðến giờ chúng ta chưa có cách nào giữ nguyên trạng. Cho nên chúng tôi quyết định đào được mộ là cho vào quan tài mới và chôn ngay. Vấn đề quan trọng nhất là thiếu kinh phí, bởi vì chi phí cho việc bảo quản một xác ướp quá tốn kém. Nếu có kinh phí chúng tôi sẽ sang Trung Quốc tìm hiểu cách bảo quản của họ, sau đó sẽ cố gắng làm tỉ mỉ hơn. Còn ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là đào lên để nghiên cứu và chôn lại.
Ảnh: HÀ HƯƠNG
Bằng lối kể nhẹ nhàng, Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư (NXB Thế Giới) khiến người đọc dễ dàng tiếp cận những kiến thức khoa học vốn khô khan. Bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 1980 (thế kỷ 20) và mất năm năm hoàn thành, cuốn sách dày 200 trang là một trong những công trình công phu nhất của ngành cổ nhân học. Nguồn tư liệu độc đáo mà tác giả sử dụng trong cuốn sách là những câu chuyện được lưu truyền hàng trăm năm trong dân gian. Hơn 200 bức ảnh chụp nhục thân các vị thiền sư, quá trình khai quật và tu bổ suốt hàng chục năm là một kỳ công của nhà khoa học PGS.TS Nguyễn Lân Cường.
HÀ HƯƠNG - THU HÀ
thực hiện
tuoitre.com.vn
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» Mối liên hệ giữa "động táng lớn nhất Việt Nam" với các động táng trên thế giới
» Về bài "Chủ nhân mộ cổ Ciputra là người Việt?"
» NHỮNG SÁCH TIẾNG PHÁP CỔ VÀ HIẾM HIỆN CÓ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - TP. HỒ CHÍ MINH (Sưu tầm)
» Về bài "Chủ nhân mộ cổ Ciputra là người Việt?"
» NHỮNG SÁCH TIẾNG PHÁP CỔ VÀ HIẾM HIỆN CÓ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM - TP. HỒ CHÍ MINH (Sưu tầm)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52