Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Ai về Bình Định mà... thăm thành cổ!
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ai về Bình Định mà... thăm thành cổ!
Thành Bình Lâm
Niên đại: TK VII.
Vị trí: xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định. Cách thành Đồ Bàn 22km.
Trong hai năm 1986, 1987, các nhà khoa học đã tiến hành hai đợt khảo sát về thành Bình Lâm.
Trong đợt diều tra thứ nhất nhà nghiên cứu Đỗ Bang đã cho rằng thành Bình Lâm là thành Thị Nại( Thi Lị, Bì Nại, Tì Ni…)của Champa.
Kết quả lần hai cho thấy:
* thành Bình Lâm có bình đồ hình chữ nhật, rộng chừng 2km2 .
* xung quanh thành có nhiều tháp Chăm cổ ( đa số đã đổ nát, chỉ còn phế tích) tháo Bình Lâm ở phía tây bên ngoài tường thành. Các cụm phế tháp Long Triều, Lục Lễ( thôn Xuân Mỹ, xã Phứơc Hiệp, Tuy Phước) cách thành 3km về hướng nam.
Bình Lâm và các phế tích tháp vây quanh họp thành một tổng thể kiến trúc dân sự- quân sự và tôn giáo có trước và khác thành Chà Bàn (XII). PGS.TS Ngô Văn Doanh còn cho rằng đây có thề là kinh đô đầu tiên ở Bình Định (Vijaya) khi các vua Chămpa dời đô từ phía bắc vào nam cuối thế kỷ X. Khi thành Chà Bàn được xây dựng thì thành Bình Lâm trở thành thị cảng và hành cung của các vua Chăm.
Thành Đồ Bàn( Phật Thệ, Chà Bàn)
Niên đại: TK XI- XV.
Vị trí: xã Nhơn Hâu, huyện An Nhơn, Bình Định.
Là kinh đô cuối cùng của nước Champa độc lập.
Địa danh “Chà Bàn” được nhắc tới trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, theo đó, năm 982 vua Lê Đại Hành,đánh Chiêm Thành, san bằng thành trì( quốc đô Indrapura) phá hủy tôn miếu , năm 988, vua Chiêm Thành là Bàng vương La Duệ ở Phật thành( tức Chà Bàn) tự đặt là Cu-Thi-li-Ha-Than-Bài ma la( Harivarman II). Như vậy thành Chà Bàn lần đầu tiên được xây dựng vào năm 988. Tuy nhiên theo Ngô Văn Doanh thành Chà Bàn giai đoạn đầu là thành Cha ngày nay (làng An Thành, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, BĐ). Các di tích hiện vật tìm thấy ở thành Chà Bàn thuộc giai đoạn thứ 2 có niên đại muộn hơn,khoảng sau thế kỷ XI.
Một số bằng chứng được nhiều người chấp nhận: tháp Cánh Tiên theo nghiên cứu của J.Boisselier (dẫn theo N.V.D, 2007), dựa trên việc phân tích các họa tiết trang trí trên kiến trúc, được xác định niên đại là khoảng nữa đầu thế kỷ XII. Trong khu phế tích thành người ta tìm được một số tác phẩm điêu khắc đá , đặc biệt là hai tượng voi đá theo phong cách tháp Dương Long, nữa sau thế kỷ XII, nhiều tượng sư tử mà theo J,Bosselier mang dấu ấn phong cách Dương Long. Đặc biệt năm 1992 phát hiện tìm được 3 tượng sư tử thuộc thời kỳ khởi đầu của phong cách tháp Mắm, niên đại thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Như vây thành Chà Bàn có thể được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII.
Về vị trí và quy mô tòa thành, theo Đại Nam nhất thống chí, thành “…ở địa phận 3 thôn Nam Định, Bắc Thuận, Bả Canh, về phía đông bắc huyệnTuy Viễn, xưa là quốc đô của Chiêm Thành, chu vi 30 dặm, trong thành có tháp cổ, có nghê đá, voi đá đều cảu người Chiêm Thành. Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nềnn cũ xây đá ong, tiếm xưng là thành Hoàng Đế…”( N.V.D,2007). Theo mô tả của Parmentier trong “ Thống kê và khảo tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ” : “… thành hình chữ nhật dài gần 1400m theo hướng bắc nam, gần 1100m theo hướng đông tây, hướng quay chính xác Con đường cái quan chạy qua những gò đống ở góc đông bắc. Một nhánh sông Bình Định bảo vệ mặt bắc…” thành có 4 cửa trong đó quan trọng nhất là cửa đông “… còn thấy dấu tích của một con đường, dường như nó nối liền mặt giữa của mặt đông với một gò cao hình chũ nhật ở giữa, trên đó dựng một ngọn tháp, tháp Đồng…”( mà theo N.V.D thì ngọn tháp ấy là tháp Cánh Tiên)
Tuy đã nói ở trên, năm 1778 Tây Sơn đã xây thành Hoàng Đế tại địa điểm này nên đa phần các dấu tích còn lại ngày nay là của thành Hoàng Đế, nhưng theo các nhà khoa học, thông qua các tài liệu lịch sử vàa thực địa khảo sát , về cơ bản cấu trúc, hình dáng và quy mô của thành Hoàng Đế là dựa trên cái nền vốn có thành Chà Bàn cũ. Vì vậy ta có thể dựa vào những dấu tích hiện nay để khôi phục lại tòa thành Chà Bàn- kinh đô cuối cùng của một vương quốc Champa độc lập.
Tòa thành gồm ba lớp. Lớp ngoài cùng dài 7330m, bình đồ hình chữ nhật nhưng uốn lượn, và các cạnh không đều nhau, cạnh bắc dài 2038m, cạnh nam 2118m, cạnh đông 1564m, cạnh tây hơi lệch về hướng tây- namdài 1610m; có 5 cửa, ngoài bốn cửa của thành Chà Bàn cũ còn có thêm cửa Tân Khai ở mặt nam, trong đó cửa nam cũ là cửa chính. Thành nội được xây thẳng hướng với cửa nam, với bình đồ hình chữ nhật theo đúng bốn hướng cạnh 430x370m, với ba cửa. Vòng trong cùng gọi là Tử Cấm Thành, cũng có cấu trúc hình chữ nhật, 126x174m, chỉ có một cửa về phía nam.
Tòa thành này được bao bọc bằng một hệ thống sông ngòi, núi đồi, gò tự nhiênvà cả nhân tạo, tạo thành một hệ thống phòng vệ vững chắc.
Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh, thành Chà Bàn không chỉ đơn giản là một đô thị, nó được xây dựng theo mô hình của Ấn Độ ở Đông Nam Á- mô hình thu nhỏ của vũ trụ, mà điển hình là Ăngko Thom; đền Bayon- thần sơn Meru giữa đô thành Ăngko Thom giống như tháp Cánh Tiên giữa đô thành Chà Bàn. Theo Parmentier ở khu vực tháp Cánh Tiên chỉ có một kiến trúc duy nhất, cho đến hinệ nay vẫn chưa phát hiện thấy những dấu tích của các kiến trúc khác. Mặt khác tháp ở ngay trung tâm thành, từ caử chính của thành, cửa đông có một con đường chạy thẳng tới tháp Cánh Tiên, có thể nói tháp Cánh Tiên là bộ phận hữu cơ của thành, nó phải có một y nghĩa quan trọng và linh thiêng trong bố cục cũng như biểu tượng của thành Chà Bàn. Xung quanh đền chính (tháp Cánh Tiên), là các dinh thự của vua, được bao quanh bằng tường thành( cấm thành) giống như ngăn cách giữa thế giới thần linh và con người.
Thành Chà Bàn đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong lịch sử Chămpa từ khi được xây dựng đến khi bị Lê Thánh Tông đánh bại năm 1471.
Thành Cha (An Thành).
Chưa xác định dược niên đại.
Vị trí: làng An Thành, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định, trên một khu đất cao nam sông Côn, cách tháp Thủ Thiên 4km về phía bắc.
Thành An Thành được nhắc đến trong Đại Nam Nhất thống chí như sau: “ An Thành phế thành ở thôn An Thành, huyện Tuy Viễn, nguyên của Chiêm Thành đắp, tục danh là thành Cha.”.
Thành có bình đồ hình chữ nhật, chạy theo hướng đông -tây chiều dài 2000m, rộng 1000m, chân thành rộng 20-30m, mặt rộng từ 10-15m, nhiều đoạn tường thành cao 5-6m. Mặt ngoài của thành dốc đứng, có ốp gạch, mặt trong thoải và không ốp gạch. Quanh ba mặt dông, nam, tây có dấu vết hào nước tạo thành một kiểu hộ thành hà( sông bảo vệ thành).
Thành có hai khu đông và tây; rất có khả năng khu đông là thành nội- hoàng thành, khu tây là thành ngoại.
Trong khu vực xã Nhơn Lộc phát hiện gò Hòn Nóc có nhiều phế tich của nhiều ngôi tháp cổ.
nay các tư liệu lịch sử cũng như Khảo cổ học chưa cho phép khẳng định vai trò của thành này trong lịch sư, nhưng ta có thể đặt giả thuyết rằng thành An Thành cùng với khu tháp Thủ Thiện, Hòn Nóc tạo thành một khu kiến trúc lớn gồm thành lũy, khu dân cư- đền tháp.
Niên đại: TK VII.
Vị trí: xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định. Cách thành Đồ Bàn 22km.
Trong hai năm 1986, 1987, các nhà khoa học đã tiến hành hai đợt khảo sát về thành Bình Lâm.
Trong đợt diều tra thứ nhất nhà nghiên cứu Đỗ Bang đã cho rằng thành Bình Lâm là thành Thị Nại( Thi Lị, Bì Nại, Tì Ni…)của Champa.
Kết quả lần hai cho thấy:
* thành Bình Lâm có bình đồ hình chữ nhật, rộng chừng 2km2 .
* xung quanh thành có nhiều tháp Chăm cổ ( đa số đã đổ nát, chỉ còn phế tích) tháo Bình Lâm ở phía tây bên ngoài tường thành. Các cụm phế tháp Long Triều, Lục Lễ( thôn Xuân Mỹ, xã Phứơc Hiệp, Tuy Phước) cách thành 3km về hướng nam.
Bình Lâm và các phế tích tháp vây quanh họp thành một tổng thể kiến trúc dân sự- quân sự và tôn giáo có trước và khác thành Chà Bàn (XII). PGS.TS Ngô Văn Doanh còn cho rằng đây có thề là kinh đô đầu tiên ở Bình Định (Vijaya) khi các vua Chămpa dời đô từ phía bắc vào nam cuối thế kỷ X. Khi thành Chà Bàn được xây dựng thì thành Bình Lâm trở thành thị cảng và hành cung của các vua Chăm.
Thành Đồ Bàn( Phật Thệ, Chà Bàn)
Niên đại: TK XI- XV.
Vị trí: xã Nhơn Hâu, huyện An Nhơn, Bình Định.
Là kinh đô cuối cùng của nước Champa độc lập.
Địa danh “Chà Bàn” được nhắc tới trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, theo đó, năm 982 vua Lê Đại Hành,đánh Chiêm Thành, san bằng thành trì( quốc đô Indrapura) phá hủy tôn miếu , năm 988, vua Chiêm Thành là Bàng vương La Duệ ở Phật thành( tức Chà Bàn) tự đặt là Cu-Thi-li-Ha-Than-Bài ma la( Harivarman II). Như vậy thành Chà Bàn lần đầu tiên được xây dựng vào năm 988. Tuy nhiên theo Ngô Văn Doanh thành Chà Bàn giai đoạn đầu là thành Cha ngày nay (làng An Thành, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, BĐ). Các di tích hiện vật tìm thấy ở thành Chà Bàn thuộc giai đoạn thứ 2 có niên đại muộn hơn,khoảng sau thế kỷ XI.
Một số bằng chứng được nhiều người chấp nhận: tháp Cánh Tiên theo nghiên cứu của J.Boisselier (dẫn theo N.V.D, 2007), dựa trên việc phân tích các họa tiết trang trí trên kiến trúc, được xác định niên đại là khoảng nữa đầu thế kỷ XII. Trong khu phế tích thành người ta tìm được một số tác phẩm điêu khắc đá , đặc biệt là hai tượng voi đá theo phong cách tháp Dương Long, nữa sau thế kỷ XII, nhiều tượng sư tử mà theo J,Bosselier mang dấu ấn phong cách Dương Long. Đặc biệt năm 1992 phát hiện tìm được 3 tượng sư tử thuộc thời kỳ khởi đầu của phong cách tháp Mắm, niên đại thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Như vây thành Chà Bàn có thể được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII.
Về vị trí và quy mô tòa thành, theo Đại Nam nhất thống chí, thành “…ở địa phận 3 thôn Nam Định, Bắc Thuận, Bả Canh, về phía đông bắc huyệnTuy Viễn, xưa là quốc đô của Chiêm Thành, chu vi 30 dặm, trong thành có tháp cổ, có nghê đá, voi đá đều cảu người Chiêm Thành. Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nềnn cũ xây đá ong, tiếm xưng là thành Hoàng Đế…”( N.V.D,2007). Theo mô tả của Parmentier trong “ Thống kê và khảo tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ” : “… thành hình chữ nhật dài gần 1400m theo hướng bắc nam, gần 1100m theo hướng đông tây, hướng quay chính xác Con đường cái quan chạy qua những gò đống ở góc đông bắc. Một nhánh sông Bình Định bảo vệ mặt bắc…” thành có 4 cửa trong đó quan trọng nhất là cửa đông “… còn thấy dấu tích của một con đường, dường như nó nối liền mặt giữa của mặt đông với một gò cao hình chũ nhật ở giữa, trên đó dựng một ngọn tháp, tháp Đồng…”( mà theo N.V.D thì ngọn tháp ấy là tháp Cánh Tiên)
Tuy đã nói ở trên, năm 1778 Tây Sơn đã xây thành Hoàng Đế tại địa điểm này nên đa phần các dấu tích còn lại ngày nay là của thành Hoàng Đế, nhưng theo các nhà khoa học, thông qua các tài liệu lịch sử vàa thực địa khảo sát , về cơ bản cấu trúc, hình dáng và quy mô của thành Hoàng Đế là dựa trên cái nền vốn có thành Chà Bàn cũ. Vì vậy ta có thể dựa vào những dấu tích hiện nay để khôi phục lại tòa thành Chà Bàn- kinh đô cuối cùng của một vương quốc Champa độc lập.
Tòa thành gồm ba lớp. Lớp ngoài cùng dài 7330m, bình đồ hình chữ nhật nhưng uốn lượn, và các cạnh không đều nhau, cạnh bắc dài 2038m, cạnh nam 2118m, cạnh đông 1564m, cạnh tây hơi lệch về hướng tây- namdài 1610m; có 5 cửa, ngoài bốn cửa của thành Chà Bàn cũ còn có thêm cửa Tân Khai ở mặt nam, trong đó cửa nam cũ là cửa chính. Thành nội được xây thẳng hướng với cửa nam, với bình đồ hình chữ nhật theo đúng bốn hướng cạnh 430x370m, với ba cửa. Vòng trong cùng gọi là Tử Cấm Thành, cũng có cấu trúc hình chữ nhật, 126x174m, chỉ có một cửa về phía nam.
Tòa thành này được bao bọc bằng một hệ thống sông ngòi, núi đồi, gò tự nhiênvà cả nhân tạo, tạo thành một hệ thống phòng vệ vững chắc.
Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh, thành Chà Bàn không chỉ đơn giản là một đô thị, nó được xây dựng theo mô hình của Ấn Độ ở Đông Nam Á- mô hình thu nhỏ của vũ trụ, mà điển hình là Ăngko Thom; đền Bayon- thần sơn Meru giữa đô thành Ăngko Thom giống như tháp Cánh Tiên giữa đô thành Chà Bàn. Theo Parmentier ở khu vực tháp Cánh Tiên chỉ có một kiến trúc duy nhất, cho đến hinệ nay vẫn chưa phát hiện thấy những dấu tích của các kiến trúc khác. Mặt khác tháp ở ngay trung tâm thành, từ caử chính của thành, cửa đông có một con đường chạy thẳng tới tháp Cánh Tiên, có thể nói tháp Cánh Tiên là bộ phận hữu cơ của thành, nó phải có một y nghĩa quan trọng và linh thiêng trong bố cục cũng như biểu tượng của thành Chà Bàn. Xung quanh đền chính (tháp Cánh Tiên), là các dinh thự của vua, được bao quanh bằng tường thành( cấm thành) giống như ngăn cách giữa thế giới thần linh và con người.
Thành Chà Bàn đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong lịch sử Chămpa từ khi được xây dựng đến khi bị Lê Thánh Tông đánh bại năm 1471.
Thành Cha (An Thành).
Chưa xác định dược niên đại.
Vị trí: làng An Thành, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định, trên một khu đất cao nam sông Côn, cách tháp Thủ Thiên 4km về phía bắc.
Thành An Thành được nhắc đến trong Đại Nam Nhất thống chí như sau: “ An Thành phế thành ở thôn An Thành, huyện Tuy Viễn, nguyên của Chiêm Thành đắp, tục danh là thành Cha.”.
Thành có bình đồ hình chữ nhật, chạy theo hướng đông -tây chiều dài 2000m, rộng 1000m, chân thành rộng 20-30m, mặt rộng từ 10-15m, nhiều đoạn tường thành cao 5-6m. Mặt ngoài của thành dốc đứng, có ốp gạch, mặt trong thoải và không ốp gạch. Quanh ba mặt dông, nam, tây có dấu vết hào nước tạo thành một kiểu hộ thành hà( sông bảo vệ thành).
Thành có hai khu đông và tây; rất có khả năng khu đông là thành nội- hoàng thành, khu tây là thành ngoại.
Trong khu vực xã Nhơn Lộc phát hiện gò Hòn Nóc có nhiều phế tich của nhiều ngôi tháp cổ.
nay các tư liệu lịch sử cũng như Khảo cổ học chưa cho phép khẳng định vai trò của thành này trong lịch sư, nhưng ta có thể đặt giả thuyết rằng thành An Thành cùng với khu tháp Thủ Thiện, Hòn Nóc tạo thành một khu kiến trúc lớn gồm thành lũy, khu dân cư- đền tháp.
- Join date : 01/01/1970
Hi mày...
Thấy diễn đàn mình đẹp hơn chưa.
hihi...
Bé ngoan post bài nhiều vào nhé!
Chưa kiếm được bức hình nào của mày tóc ngắn để post lên cả. Tiếc quá! :evil:
hihi...
Bé ngoan post bài nhiều vào nhé!
Chưa kiếm được bức hình nào của mày tóc ngắn để post lên cả. Tiếc quá! :evil:
Similar topics
» THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
» Về thăm thành cổ Châu Sa- Quảng Ngãi
» VỀ THĂM LONG AN
» Về thăm thành cổ Châu Sa- Quảng Ngãi
» VỀ THĂM LONG AN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52