Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
I.
Vị trí địa lý và lịch sử xây dựng thành Hoàng Đế
1. Vị trí địa lý
Không phải vô cớ mà các vị vua Champa trước đây và Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc lại chọn vùng đất này làm kinh đô, mưu đồ xây dựng
một vương triều dài lâu. Ngoài lý do là nơi phát tích của mình, chắc
hẳn những bậc đế vương này cũng phải nhìn thấy ở vùng đất này những yếu
tố đặc biệt, có ý nghĩa trong việc xây dựng vương quốc của mình.
Bình Định ngày nay là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam. Trải dài theo hướng Bắc - Nam, dọc theo quốc lộ 1A, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Tây giáp Tây Nguyên là khu vực đầy tiềm năng; phía đông là biển động rộng lớn với nhiều vùng thích hợp xây dựng hải cảng
những đầm phá lớn như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại và phá Công
Khánh. Dạng địa hinh chính của vùng này có thể chia thành 5 dãng: Địa
hình núi, địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng, địa hình đồng bằng lòng
chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven biển và địa hình thềm lục
địa.
Đặc biệt tại Bình Định có đồng bằng dạng lòng chảo lớn nhất với diện
tích khoảng 600 km2, còn lại là các đồng bằng rất nhỏ thường phân bố
dọc theo các nhánh sông theo các dạng nón bồi tích tại các khu vực chân
của các dãy núi được mở rộng.Mặc dù các loại đồng bằng trên có diện
tích không lớn, độ màu mỡ của đất không cao, nhưng có vai trò quan
trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là cây lương
thực. Như vậy xét trong một khu vực không được thiên nhiên ưu đãi nhiều
như miền Trung thì Bình Định có nhiều ưu thế và hứa hẹn sẽ giữ vị trí
chiến lược trong việc phát triển kinh tế khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên.
Ngay từ buổi đầu khai phá vùng đất này cũng đã có một ví trí quan trọng trong việc mở rộng lãnh thổ cũng như việc phát triển kinh tế của khu vực phía nam (so với nước Đại Việt).
Hoàng Lê Nhất Thống Chí có ghi về dinh Bình Định rằng : Phía Đông là
biển rộng, phía Tây giáp núi cao, phía Nam giáp với Phú Yên ở đèo Cù
Mông, phía Bắc giáp với Quãng Ngãi ở Bến Đá. Đất đai rộng lớn là nơi
giao nhau xung yếu của đường bộ lẫn đường thủy.[1]
Đại
Nam Nhất Thống Chí ở phần địa thế có ghi lại rằng : “Phía đông giáp
biển, phía tây là các sơn động, phía bắc có đèo Bến Đá ngăn cản, phía
nam có đèo Cù Mông dốc hiểm; Núi cao thì có Phước An và Chân Chàng;
Sông lớn thì có Lai Dương và Tam Huyện; Thượng du thì có Trà Vân và
Phương Kiệu đống giữ; Ven biển thì có các trấn Thị Nại, Kim Bông phòng
ngự…Trong ngoài sông núi bao vây, đánh hay giữ hai đường đều tiện, thật là đất xung yếu” [2].
Thành Hoàng
Đế nằm trên địa phận các thôn Nam Tân, Bắc Thuận của xã Nhơn Hậu và
thôn Bá Canh của xã Đập Đá thuộc huyện An Nhơn, nằm phía Tây quốc lộ I,
cách thị trấn Bình Định 10 km và thành phố Quy Nhơn 27 km.
Thành
được xây dựng chính giữa đồng bằng Bình Định, trên vùng đất cao mang
tính gò đồi. Phía bắc là sông đập đá làm hào tự nhiên bảo vệ thành.
Phía tây nam có sông Thiết Giang, sông chia làm bốn nhánh chảy xuống
chân núi thiết trụ, núi Ngạc Đàm tạo thành sông Ngạc, một nhánh chảy
từ thành từ hướng nam sang hướng đông gọi là sông Thạch Khu, một nhánh
từ phía tây thành chảy sang phía Bắc gọi là sông Vĩ.
Bên ngoài thành, phía đônglà sông Đập Đá, núi Mò O…; phía bắc là vùng đồi gò thấp chạy liên tục và sông Quai Vạc…; phía nam là vùng gò Tam Tháp, Núi Tam, Góc tây nam là vùng gò Vân Sơn và vùng trũng Bàu Sen...Toàn
bộ thành nằm trên vùng trung du chuyển tiếp từ miền núi xuống vùng đồng
bằng, lại bị chia cắt bởi nhiều gò tháp, vùng trũng, hồ nước tạo cho thành một địa thế phức tạp, dễ thủ khó công.
2. Bối cảnh lịch sử của quá trình xây dựng và tồn tại của thành Hoàng Đế.
Năm 1771,
trước sự thối nát của chính quyền phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài,
3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn
Năm 1773, Nguyễn Nhạc dùng mưu chiếm được thành Quy Nhơn, nơi đây trở thành đại bản doanh của phong trào.
Năm
1776, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ phần lớn vùng đất từ Quảng Nam đến Phú
Yên, Nguyễn Nhạc nhận thấy lỵ sở phủ Quy Nhơn quá chật hẹp không dap01
ứng đủ sự lớn mãnh của phong trào, ông quyết định cho dời đại bản doanh
về thành Đồ Bàn, một ngôi thành cổ của người Chăm, tự xưng làm Tây Sơn Vương. Năm 1777 ông cho tu sữa và mở rộng thêm quy mô thành. Năm 1778 thành được tu sữa xong, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, hiệu Thái Đức, thành mới được xây lại có tên gọi là thành Hoàng Đế.
Về việc này Đại Nam
nhất thống chí có viết: “ Nhạc tiếm xưng Trung Uơng Hòang Đế, niên hiệu
Thái Đức, xây thêm thành cũ Chà Bàn của Chiêm Thành để ở gọi là Hoàng Đế”[3]
Suốt giai đoạn 1778 – 1786, thành Hoàng Đế giữ vai trò là kinh đô của vương triều Tây Sơn đồng thời là trung tâm đầu não của phong trào nông dân Tây Sơn. Năm 1786, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Thăng Long, sát nhập vùng đất phía bắc vào phạm vi quản lý của nhà Tây Sơn. Nguyễn Nhạc đã phân phong các vùng đất cho các em trai mình, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quản lý vùng đất từ Thuận Hóa ra bắc; Đông Định Vương Nguyễn Lữ quản lý từ Vùng đất từ Ninh Thuận vào nam. Như vậy trên danh nghĩa là thống nhất nhưng kỳ thực việc quản lý lãnh thổ đã chia làm ba vùng. Trung Ương Hoàng Đế
chỉ còn quản lỷ vùng đất giữa miền trung. Ở vùng đất phía nam, Nguyễn
Lữ phải đối phó với tàn quân của chúa Nguyễn, mặc dù đã cố gắng hết sức
nhưng quân đội Tây Sơn vẫn phải rút lui từng bước, vùng đất Nam bộ rơi
vào tay Nguyễn Ánh, Nguyễn Lữ phải rút quân về thành Hoàng Đế.
trong khi đó ở miền Bắc, Nguyễn Huệ với sự giúp đõ của nhiều tướng
lĩnh tài ba đã được ổn định trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên Lê
Chiêu Thống lại phản bội tố quốc rước quân Thanh sang nước ta. Trứơc tình hình đó năm 1789, tại Phú Xuân Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng Đế
niên hiệu là Quang Trung, Phú Xuân trở thành kinh đô của vương triều do
Quang Trung lập nên. Như vậy lúc này trên nứơc ta có hai kinh đô: thành
Hoàng Đế của vua Thái Đức và Phú Xuân của vua Quang Trung.
Nguyễn
Ánh sau khi giành đựoc quyền quản lý vùng đất Nam bộ, không ngừng tập
hợp lực lượng, ra sức xây dựng lực lượng quân sự, từng bứoc tếin quan
ra bắc tranh chấp vùng quản lý với Nguyễn Nhạc. Trước sự đe dọa từ phía
nam, Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ đưa quân vào giúp diệt sạch quan
quân nhà Nguyễn còn sót lại. Nguyễn Huệ đang chuẩn bị mọi mặt cho đợt
tiến quân này thì đột ngột qua đời vào năm 1972. Nhân lúc Tây Sơn rối
loạn, Nguyễn Ánh liền xau quân tiến đánh thành Hoàng Đế. Năm 1793 quân nhà Nguyễn đã vây chặt thành, Nguyễn Nhạc buộc phải cho người ra cầu việc Phú Xuân, lúc này do con của Quang Trung là Quang Toản nắm quyền. Quang Toản cho quân vào giải
vây giúp, Đại Nam chính biên liệt truyện viết: “Thái úy Phạm Công Hưng,
hộ giá Nguyễn Văn Huấn, Đại Tư Lệ Lê Trung, Đại tư mã Ngô Văn Sở dẫn bộ binh một vạn bảy ngàn người, voi tám mươi thớt, sai tứơng lãnh Đặng Văn Châu dẫn chiến thuyền hơn ba mươi chiếc chia làm năm đường vào tiếp viện”[4] Quân nhà Nguyễn rút lui, Tây Sơn kéo vào thành Hoàng Đế, cùng năm đó, Nguyễn Nhạc mất, Quang Toản xác nhập vùng đất thuộc quyền quản lý của Trung ương Hoàng Đế Thái Đức trứơc đây vào vùng lãnh thổ của mình, thống nhất lãnh thổ. Như vậy vai trò kinh đô của thành Hoàng Đế đến đây là chấm dứt, nó trở thành tiến đốn phía nam của nhà Tây Sơn trong cuộc chiến chống sự lấn chiếm của quân Nguyễn Ánh. Quang Toản khi rút quân về đã cử Bùi Đắc Trụ, quan thị trung tham nghị của Tây Sơn cùng Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung nối nhau trấn giữ thành.
Năm 1979, quân Nguyễn Ánh lại tấn công nhưng phải
rút lui. Cũng trong năm này ở Phú Xuân có loạn, nhân sự cố này, Nguyễn
Bảo, con Nguyễn Nhạc, tìm cách chiếm lại thành và dâng cho Nguyễn Ánh,
nhưng quân Tây Sơn đã chiếm lại được.
Tháng
4 năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh chỉ huy đội binh ra đánh thành Quy
Nhơn. Nguyễn Ánh cho binh thuyền đánh thẳng vào cửa Thị Nại (cửa Quy
Nhơn). Nguyễn Ánh sai Chưởng hậu quân Võ Tánh và Chưởng hữu quân Nguyễn
Hoàng Đức đem quân đánh ở Phú Trung, lại cử
quân các vệ Hữu đồn và Thần sách đánh lên Càn Dương nơi có Tân phủ được
lập từ thời Thái Đức. Võ Tánh và Nguyễn Hoàng Đức cho quân tiến chiếm
Đồng Thị (Thị Dã), cầu Tân An, đoạt 13 tàu chiến của Tây Sơn. Thừa
thắng, Lê Văn Duyệt cho quân đánh chiếm chiếm kho lương ở Đạm Thuỷ
(Nước Ngọt) rồi án ngữ tuyến chặn viện ở vùng núi phía bắc tại Hôn Cốc
(Hang Tối) và Sa Lang. Tháng 6, Nguyễn Ánh cho quân vào thành Quy Nhơn.
Thái
phủ Tây Sơn là Lê Văn Ứng nghe tin Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đưa
quân vào ứng viện liền đưa 6.000 quân tinh nhuệ và 50 voi chiến lên
đóng ở ấp Tây Sơn Thượng để tạo thế trận ứng cứu liên hoàn cho quân Tây
Sơn, nhưng bị quân Nguyễn do Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn
Công Điền và tướng Lê Chất chặn đánh ở Cà Đáo, quân Tây Sơn bị thất
bại. Nguyễn Ánh cho quân chiếm thành Quy Nhơn. Trong thành quân ít,
lương cạn, Đại tổng quản Lê Văn Thanh, Thượng thư bộ Binh Nguyễn Đại
Phác dâng biểu xin đầu hàng.
Nguyễn Ánh vào thành, Lê Văn Thanh cùng 13 ngàn tướng sĩ xin hàng. Nguyễn Ánh cho đổi thành Quy Nhơn làm thành Bình Định.
“Bình
Định là đất dựng nghiệp của Tây Sơn, thành Bình Định là Kinh đô thời
vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Sau khi chiếm đất này, Nguyễn Ánh đã có một
chính sách trấn áp, cai trị rất hà khắc, nhưng cũng nghiêm trị nạn
nhũng nhiễu của quan lại, binh lính nhằm tạo ra thế chính trị ở một
vùng trọng điểm cai trị để mua chuộc và
an dân mà Nguyễn Ánh cần phải tranh thủ. Do vậy, trước khi trở về Gia
Định, Nguyễn Ánh đã cho lưu lại thành Bình Định nhiều tướng lĩnh và
quan chức cao cấp cùng đội binh hùng hậu. Chưởng hậu quân Võ Tánh cùng
Lễ bộ Ngô Tòng Chu trông coi toàn bộ binh dân. Giúp việc còn có Tham
tri bộ Hộ Trịnh Hoài Đức, Tham tri bộ Lễ Nguyễn Cửu Hanh, Tham tri bộ
Binh Hồ Văn Đính, Tham tri bộ Hình Nguyễn Hoài Quỳnh... Chưởng cơ
Nguyễn Văn Trương chỉ huy binh thuyền trấn giữ cửa Thị Nại. Sắp xếp
xong công việc trấn trị ở dinh Bình Định, tháng 10 Nguyễn Ánh lên đường
trở lại thành Gia Định”[5]
Phú Xuân sau khi nghe tin thành Hoàng Đế thất thủ liền cử Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân vào chiếm lại thành.
“Đầu năm Canh Thân (1800), quân Tây Sơn đã vào đất Bình Định. Trần
Quang Diệu chỉ huy quân bộ tiến vào Thạch Tân, Võ Văn Dũng chỉ huy quân
thủy tiến vào cửa Thị Nại. Tướng hậu quân của Nguyễn Ánh là Nguyễn Văn
Biện không cự nổi đành thu quân vào thành Bình Định. Quân Tây Sơn tiến
sát vào chân thành công kích. Võ Tánh đóng chặt cửa thành cố thủ. Quân
Tây Sơn cho đắp lũy dài vây bốn phía ở ngoài thành để cô lập đối
phương...”[6]
“Võ
Tánh và quân lính ở thành Bình Định bị vây suốt năm 1800, Nguyễn Ánh
đưa quân đến cửa Thị Nại để giải vây cũng không phá thủng phòng tuyến
của thuỷ quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại. Từ Cù Mông, Nguyễn Ánh chỉ huy
binh thuyền chặn đánh đội thuyền lương của Tây Sơn khoảng 150 chiếc
thuyền từ Phú Xuân vào cửa biển Đề Gi và chiếm đoạt binh lương vào
khoảng giữa năm 1800.”[7] Đây là trận thủy chiến ở đầm Thị Nại lớn nhất và thiệt hại nặng nề nhất dưới thời Tây Sơn,
nhưng quân Nguyễn không thể chọc phá phòng tuyến trên bộ của Tây Sơn để
tiến vào thành Bình Định giải vây cho Võ Tánh; trong khi đó, quân
Nguyễn do Tống Viết Phước chỉ huy lại bị thất bại nặng nề ở chiến trận
Càn Dương. Do đó, Nguyễn Ánh buộc để cho Võ Tánh ở lại tử thủ với thành Bình Định.[8]
Đến tháng 5 năm 1801, Tây Sơn chiếm lại được thành Bình Định.
Không
thể giải vây được cho thành Bình Định, Nguyễn Ánh quyết lợi dụng gió
mùa đem quân ra Bắc. Tháng 6 năm 1801, quân Nguyễn đã chiếm được thành
Phú Xuân. Sau khi chiếm được thành Phú Xuân, Nguyễn Ánh cử Lê Văn Duyệt
vào giải vây cho Võ Tánh và quan quân ở trong thành Bình Định.
Sau khi Phú
Xuân thất thủ, Quang Toản cùng triều đình chạy ra Thăng Long, Trần
Quang Diệu và Võ Văn Dũng cũng rút quân ra bắc. Quân Nguyễn chiếm được
thành Hoàng Đế, dùng là trị sở của dinh Bình Định.
Năm 1808, Trị sở Bình Định dời đi, thành mất hẳn vai trò của một tòa thành, và rơi vào quên lãng.
3. Tổng quan về các cuộc khai quật khảo cổ học thành Hoàng Đế.
Năm
1986, Giáo sư Phan Huy Lê cùng một số nghiên cứu sinh Đại học Tổng hợp
Hà Nội khảo sát thực địa di tích thành Hoàng Đế và công bố: Tử Cấm
Thành là khuôn viên Song Trung miếu, có cấu trúc hình chữ nhật, chu vi
600m (dài 174m, rộng 126m), chỉ có một cửa mở về phía Nam gọi là Nam
Lâu, Quyền Bổng hoặc Tam Quan[9].
Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2004, Viện Khảo cổ học và Bảo Tàng Bình Định, do tiến sĩ Lê Đình Phụng làm trưởng đoàn, đã tiến hành khai quật khảo cổ học tại thành Hòang Đế, tổng diện tích khai quật là 144m2. “Dấu
vết kiến trúc của cung điện xuất lộ. Trên cùng, cách lớp đất bề mặt vài
phân là một lớp móng bằng đá ong. Những khối đá ong to, xây thành hai
hàng, có lẽ là móng của một bức tường. Lớp đá ong lại nằm đè trên một
lớp kiến trúc khác. Lớp kiến trúc này xây hình bán nguyệt, khuôn viên
đầu nền uốn cong kiểu cánh cung. Mảng tường xây hồ bán nguyệt khá dày,
từ 70-90 cm. Tường xây bằng vôi vữa, chia thành từng lớp khá rõ. Trên
tường có gắn những khối san hô nhỏ, có lẽ là để làm non bộ. Phía trong
hồ có khá nhiều hiện vật, gồm ngói ống, mảnh chén bát, gạch. Nhiều nhất
trong số này vẫn là gạch. Hàng trăm viên gạch, gạch Chăm có, gạch thời
Tây Sơn có, nhưng tiếc là không viên nào còn nguyên vẹn…Đặc
biệt, trên nền kiến trúc phía trên hồ bán nguyệt còn để lại lớp gạch
lát nền. Gạch làm theo kiểu Bát Tràng nhưng có kích thước lớn hơn,
khoảng 35 cm, có lẽ được sản xuất ngay tại địa phương. Theo nhận định
của TS Đinh Bá Hòa (Bảo tàng Tổng hợp Bình Định), bước đầu cho thấy đây
có thể là một phần kiến trúc của cung điện vương triều Thái Đức Nguyễn
Nhạc”.[10]
Tháng 6 năm 2005, các nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ học và bảo tàng Bình Định tiếp tục mở 3 hố thám sát. “Tại hố đào sát cạnh điện Bát Giác, cả một mái hiên của cung điện này đã hiện ra(…)Ở
gần đó, người ta cũng phát hiện một công trình kiến trúc khác với những
đường nét xây dựng khá tinh tế. Cách chừng 200 mét phía trước cung điện
là một thủy hồ. Trong lòng hồ, người ta đã tìm thấy một hiện vật hình chiếc bát được chạm khắc rất công phu, song chưa xác định được công dụng”[11]
Từ
tháng 10.2006 đến tháng 12.2006, Viện Khảo cổ học VN phối hợp với các
đơn vị chức năng tỉnh Bình Định tiến hành khai quật khảo cổ học di tích
thành Hoàng Đế nhằm tiến tới việc phục dựng lại công trình đóng vai trò
cực kỳ quan trọng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. “Từ
những cứ liệu thực tế khi bóc tách các bờ tường Tử Cấm Thành, các nhà
khảo cổ học đã nhận định bờ tường phía bắc được xây dựng vào thời nhà
Nguyễn (sau năm 1802) với ý định thu hẹp lại quy mô không gian cơ mật
của chính quyền trung ương Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc từng tạo
dựng trước đó…”[12].
“Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra hàng loạt dấu tích kiến
trúc tiếp nối phía sau bờ tường bắc như nền móng thành lũy, nền chính
cung, hậu cung. Bước đầu xác định tổng chiều dài của Tử Cấm Thành lên
đến 325 mét (ranh giới cũ là 182 mét), diện tích mở rộng thêm 17.975m2([13])
Từ
giữa tháng 8 vừa qua, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Bảo
tàng Tổng hợp tỉnh tổ chức đợt khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại
thành Hoàng Đế. Lần này đoàn khai quật đã làm phát lộ các dấu vết của các nền Chính Cung, Hậu Cung và Đàn Nam Giao. Hố khai quật của nền Cung ( hay Chính Cung) được đào có diện tích 84 m2, sâu trên 1m. Mặc dù không tìm thấy dấu vết kiến trúc xưa, nhưng tại hố, đã đào được tới 8 lớp đất khác nhau(…)Hố khai quật “nền Hậu Cung” được đào có diện tích 100 m2,
sâu khoảng 1,2m. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện lớp đất màu đen dưới
cùng là một tầng văn hóa có độ dày 0,65m, với hiện vật thu được chủ yếu
là của người Chăm. Cũng giống như nền Cung, nền Hậu cung cũng được nhà
Tây Sơn đắp thêm một lớp đất dày từ 0,2m đến 0,3m, trên nền cũ của
người Chăm để xây dựng công trình kiến trúc của mình.
Tại hai hố khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được rất nhiều hiện
vật là các mảnh gốm, mảnh sứ, mảnh ngói, gạch… được xác định ban đầu là
của thời Champa, thời Tây Sơn và một ít là do Trung Quốc sản xuất.[14] Hố khai quật Đàn Nam giao nằm ở góc Tây Nam Thành với diện tích 110m2 đã phát lộ toàn bộ mặt nền đàn, đoàn cũng mở thêm một hố khai quật 27,5m2 ở bền sườn đồi phía đông để tìm hiểu cấu trúc đắp đàn.
(CÒN TIẾP)
VỎ THỊ HUỲNH NHƯ
Vị trí địa lý và lịch sử xây dựng thành Hoàng Đế
1. Vị trí địa lý
Không phải vô cớ mà các vị vua Champa trước đây và Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc lại chọn vùng đất này làm kinh đô, mưu đồ xây dựng
một vương triều dài lâu. Ngoài lý do là nơi phát tích của mình, chắc
hẳn những bậc đế vương này cũng phải nhìn thấy ở vùng đất này những yếu
tố đặc biệt, có ý nghĩa trong việc xây dựng vương quốc của mình.
Bình Định ngày nay là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam. Trải dài theo hướng Bắc - Nam, dọc theo quốc lộ 1A, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Tây giáp Tây Nguyên là khu vực đầy tiềm năng; phía đông là biển động rộng lớn với nhiều vùng thích hợp xây dựng hải cảng
những đầm phá lớn như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Thị Nại và phá Công
Khánh. Dạng địa hinh chính của vùng này có thể chia thành 5 dãng: Địa
hình núi, địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng, địa hình đồng bằng lòng
chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven biển và địa hình thềm lục
địa.
Đặc biệt tại Bình Định có đồng bằng dạng lòng chảo lớn nhất với diện
tích khoảng 600 km2, còn lại là các đồng bằng rất nhỏ thường phân bố
dọc theo các nhánh sông theo các dạng nón bồi tích tại các khu vực chân
của các dãy núi được mở rộng.Mặc dù các loại đồng bằng trên có diện
tích không lớn, độ màu mỡ của đất không cao, nhưng có vai trò quan
trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là cây lương
thực. Như vậy xét trong một khu vực không được thiên nhiên ưu đãi nhiều
như miền Trung thì Bình Định có nhiều ưu thế và hứa hẹn sẽ giữ vị trí
chiến lược trong việc phát triển kinh tế khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên.
Ngay từ buổi đầu khai phá vùng đất này cũng đã có một ví trí quan trọng trong việc mở rộng lãnh thổ cũng như việc phát triển kinh tế của khu vực phía nam (so với nước Đại Việt).
Hoàng Lê Nhất Thống Chí có ghi về dinh Bình Định rằng : Phía Đông là
biển rộng, phía Tây giáp núi cao, phía Nam giáp với Phú Yên ở đèo Cù
Mông, phía Bắc giáp với Quãng Ngãi ở Bến Đá. Đất đai rộng lớn là nơi
giao nhau xung yếu của đường bộ lẫn đường thủy.[1]
Đại
Nam Nhất Thống Chí ở phần địa thế có ghi lại rằng : “Phía đông giáp
biển, phía tây là các sơn động, phía bắc có đèo Bến Đá ngăn cản, phía
nam có đèo Cù Mông dốc hiểm; Núi cao thì có Phước An và Chân Chàng;
Sông lớn thì có Lai Dương và Tam Huyện; Thượng du thì có Trà Vân và
Phương Kiệu đống giữ; Ven biển thì có các trấn Thị Nại, Kim Bông phòng
ngự…Trong ngoài sông núi bao vây, đánh hay giữ hai đường đều tiện, thật là đất xung yếu” [2].
Thành Hoàng
Đế nằm trên địa phận các thôn Nam Tân, Bắc Thuận của xã Nhơn Hậu và
thôn Bá Canh của xã Đập Đá thuộc huyện An Nhơn, nằm phía Tây quốc lộ I,
cách thị trấn Bình Định 10 km và thành phố Quy Nhơn 27 km.
Thành
được xây dựng chính giữa đồng bằng Bình Định, trên vùng đất cao mang
tính gò đồi. Phía bắc là sông đập đá làm hào tự nhiên bảo vệ thành.
Phía tây nam có sông Thiết Giang, sông chia làm bốn nhánh chảy xuống
chân núi thiết trụ, núi Ngạc Đàm tạo thành sông Ngạc, một nhánh chảy
từ thành từ hướng nam sang hướng đông gọi là sông Thạch Khu, một nhánh
từ phía tây thành chảy sang phía Bắc gọi là sông Vĩ.
Bên ngoài thành, phía đônglà sông Đập Đá, núi Mò O…; phía bắc là vùng đồi gò thấp chạy liên tục và sông Quai Vạc…; phía nam là vùng gò Tam Tháp, Núi Tam, Góc tây nam là vùng gò Vân Sơn và vùng trũng Bàu Sen...Toàn
bộ thành nằm trên vùng trung du chuyển tiếp từ miền núi xuống vùng đồng
bằng, lại bị chia cắt bởi nhiều gò tháp, vùng trũng, hồ nước tạo cho thành một địa thế phức tạp, dễ thủ khó công.
2. Bối cảnh lịch sử của quá trình xây dựng và tồn tại của thành Hoàng Đế.
Năm 1771,
trước sự thối nát của chính quyền phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài,
3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn
Năm 1773, Nguyễn Nhạc dùng mưu chiếm được thành Quy Nhơn, nơi đây trở thành đại bản doanh của phong trào.
Năm
1776, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ phần lớn vùng đất từ Quảng Nam đến Phú
Yên, Nguyễn Nhạc nhận thấy lỵ sở phủ Quy Nhơn quá chật hẹp không dap01
ứng đủ sự lớn mãnh của phong trào, ông quyết định cho dời đại bản doanh
về thành Đồ Bàn, một ngôi thành cổ của người Chăm, tự xưng làm Tây Sơn Vương. Năm 1777 ông cho tu sữa và mở rộng thêm quy mô thành. Năm 1778 thành được tu sữa xong, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, hiệu Thái Đức, thành mới được xây lại có tên gọi là thành Hoàng Đế.
Về việc này Đại Nam
nhất thống chí có viết: “ Nhạc tiếm xưng Trung Uơng Hòang Đế, niên hiệu
Thái Đức, xây thêm thành cũ Chà Bàn của Chiêm Thành để ở gọi là Hoàng Đế”[3]
Suốt giai đoạn 1778 – 1786, thành Hoàng Đế giữ vai trò là kinh đô của vương triều Tây Sơn đồng thời là trung tâm đầu não của phong trào nông dân Tây Sơn. Năm 1786, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Thăng Long, sát nhập vùng đất phía bắc vào phạm vi quản lý của nhà Tây Sơn. Nguyễn Nhạc đã phân phong các vùng đất cho các em trai mình, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quản lý vùng đất từ Thuận Hóa ra bắc; Đông Định Vương Nguyễn Lữ quản lý từ Vùng đất từ Ninh Thuận vào nam. Như vậy trên danh nghĩa là thống nhất nhưng kỳ thực việc quản lý lãnh thổ đã chia làm ba vùng. Trung Ương Hoàng Đế
chỉ còn quản lỷ vùng đất giữa miền trung. Ở vùng đất phía nam, Nguyễn
Lữ phải đối phó với tàn quân của chúa Nguyễn, mặc dù đã cố gắng hết sức
nhưng quân đội Tây Sơn vẫn phải rút lui từng bước, vùng đất Nam bộ rơi
vào tay Nguyễn Ánh, Nguyễn Lữ phải rút quân về thành Hoàng Đế.
trong khi đó ở miền Bắc, Nguyễn Huệ với sự giúp đõ của nhiều tướng
lĩnh tài ba đã được ổn định trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên Lê
Chiêu Thống lại phản bội tố quốc rước quân Thanh sang nước ta. Trứơc tình hình đó năm 1789, tại Phú Xuân Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng Đế
niên hiệu là Quang Trung, Phú Xuân trở thành kinh đô của vương triều do
Quang Trung lập nên. Như vậy lúc này trên nứơc ta có hai kinh đô: thành
Hoàng Đế của vua Thái Đức và Phú Xuân của vua Quang Trung.
Nguyễn
Ánh sau khi giành đựoc quyền quản lý vùng đất Nam bộ, không ngừng tập
hợp lực lượng, ra sức xây dựng lực lượng quân sự, từng bứoc tếin quan
ra bắc tranh chấp vùng quản lý với Nguyễn Nhạc. Trước sự đe dọa từ phía
nam, Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ đưa quân vào giúp diệt sạch quan
quân nhà Nguyễn còn sót lại. Nguyễn Huệ đang chuẩn bị mọi mặt cho đợt
tiến quân này thì đột ngột qua đời vào năm 1972. Nhân lúc Tây Sơn rối
loạn, Nguyễn Ánh liền xau quân tiến đánh thành Hoàng Đế. Năm 1793 quân nhà Nguyễn đã vây chặt thành, Nguyễn Nhạc buộc phải cho người ra cầu việc Phú Xuân, lúc này do con của Quang Trung là Quang Toản nắm quyền. Quang Toản cho quân vào giải
vây giúp, Đại Nam chính biên liệt truyện viết: “Thái úy Phạm Công Hưng,
hộ giá Nguyễn Văn Huấn, Đại Tư Lệ Lê Trung, Đại tư mã Ngô Văn Sở dẫn bộ binh một vạn bảy ngàn người, voi tám mươi thớt, sai tứơng lãnh Đặng Văn Châu dẫn chiến thuyền hơn ba mươi chiếc chia làm năm đường vào tiếp viện”[4] Quân nhà Nguyễn rút lui, Tây Sơn kéo vào thành Hoàng Đế, cùng năm đó, Nguyễn Nhạc mất, Quang Toản xác nhập vùng đất thuộc quyền quản lý của Trung ương Hoàng Đế Thái Đức trứơc đây vào vùng lãnh thổ của mình, thống nhất lãnh thổ. Như vậy vai trò kinh đô của thành Hoàng Đế đến đây là chấm dứt, nó trở thành tiến đốn phía nam của nhà Tây Sơn trong cuộc chiến chống sự lấn chiếm của quân Nguyễn Ánh. Quang Toản khi rút quân về đã cử Bùi Đắc Trụ, quan thị trung tham nghị của Tây Sơn cùng Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung nối nhau trấn giữ thành.
Năm 1979, quân Nguyễn Ánh lại tấn công nhưng phải
rút lui. Cũng trong năm này ở Phú Xuân có loạn, nhân sự cố này, Nguyễn
Bảo, con Nguyễn Nhạc, tìm cách chiếm lại thành và dâng cho Nguyễn Ánh,
nhưng quân Tây Sơn đã chiếm lại được.
Tháng
4 năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh chỉ huy đội binh ra đánh thành Quy
Nhơn. Nguyễn Ánh cho binh thuyền đánh thẳng vào cửa Thị Nại (cửa Quy
Nhơn). Nguyễn Ánh sai Chưởng hậu quân Võ Tánh và Chưởng hữu quân Nguyễn
Hoàng Đức đem quân đánh ở Phú Trung, lại cử
quân các vệ Hữu đồn và Thần sách đánh lên Càn Dương nơi có Tân phủ được
lập từ thời Thái Đức. Võ Tánh và Nguyễn Hoàng Đức cho quân tiến chiếm
Đồng Thị (Thị Dã), cầu Tân An, đoạt 13 tàu chiến của Tây Sơn. Thừa
thắng, Lê Văn Duyệt cho quân đánh chiếm chiếm kho lương ở Đạm Thuỷ
(Nước Ngọt) rồi án ngữ tuyến chặn viện ở vùng núi phía bắc tại Hôn Cốc
(Hang Tối) và Sa Lang. Tháng 6, Nguyễn Ánh cho quân vào thành Quy Nhơn.
Thái
phủ Tây Sơn là Lê Văn Ứng nghe tin Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đưa
quân vào ứng viện liền đưa 6.000 quân tinh nhuệ và 50 voi chiến lên
đóng ở ấp Tây Sơn Thượng để tạo thế trận ứng cứu liên hoàn cho quân Tây
Sơn, nhưng bị quân Nguyễn do Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn
Công Điền và tướng Lê Chất chặn đánh ở Cà Đáo, quân Tây Sơn bị thất
bại. Nguyễn Ánh cho quân chiếm thành Quy Nhơn. Trong thành quân ít,
lương cạn, Đại tổng quản Lê Văn Thanh, Thượng thư bộ Binh Nguyễn Đại
Phác dâng biểu xin đầu hàng.
Nguyễn Ánh vào thành, Lê Văn Thanh cùng 13 ngàn tướng sĩ xin hàng. Nguyễn Ánh cho đổi thành Quy Nhơn làm thành Bình Định.
“Bình
Định là đất dựng nghiệp của Tây Sơn, thành Bình Định là Kinh đô thời
vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc. Sau khi chiếm đất này, Nguyễn Ánh đã có một
chính sách trấn áp, cai trị rất hà khắc, nhưng cũng nghiêm trị nạn
nhũng nhiễu của quan lại, binh lính nhằm tạo ra thế chính trị ở một
vùng trọng điểm cai trị để mua chuộc và
an dân mà Nguyễn Ánh cần phải tranh thủ. Do vậy, trước khi trở về Gia
Định, Nguyễn Ánh đã cho lưu lại thành Bình Định nhiều tướng lĩnh và
quan chức cao cấp cùng đội binh hùng hậu. Chưởng hậu quân Võ Tánh cùng
Lễ bộ Ngô Tòng Chu trông coi toàn bộ binh dân. Giúp việc còn có Tham
tri bộ Hộ Trịnh Hoài Đức, Tham tri bộ Lễ Nguyễn Cửu Hanh, Tham tri bộ
Binh Hồ Văn Đính, Tham tri bộ Hình Nguyễn Hoài Quỳnh... Chưởng cơ
Nguyễn Văn Trương chỉ huy binh thuyền trấn giữ cửa Thị Nại. Sắp xếp
xong công việc trấn trị ở dinh Bình Định, tháng 10 Nguyễn Ánh lên đường
trở lại thành Gia Định”[5]
Phú Xuân sau khi nghe tin thành Hoàng Đế thất thủ liền cử Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân vào chiếm lại thành.
“Đầu năm Canh Thân (1800), quân Tây Sơn đã vào đất Bình Định. Trần
Quang Diệu chỉ huy quân bộ tiến vào Thạch Tân, Võ Văn Dũng chỉ huy quân
thủy tiến vào cửa Thị Nại. Tướng hậu quân của Nguyễn Ánh là Nguyễn Văn
Biện không cự nổi đành thu quân vào thành Bình Định. Quân Tây Sơn tiến
sát vào chân thành công kích. Võ Tánh đóng chặt cửa thành cố thủ. Quân
Tây Sơn cho đắp lũy dài vây bốn phía ở ngoài thành để cô lập đối
phương...”[6]
“Võ
Tánh và quân lính ở thành Bình Định bị vây suốt năm 1800, Nguyễn Ánh
đưa quân đến cửa Thị Nại để giải vây cũng không phá thủng phòng tuyến
của thuỷ quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại. Từ Cù Mông, Nguyễn Ánh chỉ huy
binh thuyền chặn đánh đội thuyền lương của Tây Sơn khoảng 150 chiếc
thuyền từ Phú Xuân vào cửa biển Đề Gi và chiếm đoạt binh lương vào
khoảng giữa năm 1800.”[7] Đây là trận thủy chiến ở đầm Thị Nại lớn nhất và thiệt hại nặng nề nhất dưới thời Tây Sơn,
nhưng quân Nguyễn không thể chọc phá phòng tuyến trên bộ của Tây Sơn để
tiến vào thành Bình Định giải vây cho Võ Tánh; trong khi đó, quân
Nguyễn do Tống Viết Phước chỉ huy lại bị thất bại nặng nề ở chiến trận
Càn Dương. Do đó, Nguyễn Ánh buộc để cho Võ Tánh ở lại tử thủ với thành Bình Định.[8]
Đến tháng 5 năm 1801, Tây Sơn chiếm lại được thành Bình Định.
Không
thể giải vây được cho thành Bình Định, Nguyễn Ánh quyết lợi dụng gió
mùa đem quân ra Bắc. Tháng 6 năm 1801, quân Nguyễn đã chiếm được thành
Phú Xuân. Sau khi chiếm được thành Phú Xuân, Nguyễn Ánh cử Lê Văn Duyệt
vào giải vây cho Võ Tánh và quan quân ở trong thành Bình Định.
Sau khi Phú
Xuân thất thủ, Quang Toản cùng triều đình chạy ra Thăng Long, Trần
Quang Diệu và Võ Văn Dũng cũng rút quân ra bắc. Quân Nguyễn chiếm được
thành Hoàng Đế, dùng là trị sở của dinh Bình Định.
Năm 1808, Trị sở Bình Định dời đi, thành mất hẳn vai trò của một tòa thành, và rơi vào quên lãng.
3. Tổng quan về các cuộc khai quật khảo cổ học thành Hoàng Đế.
Năm
1986, Giáo sư Phan Huy Lê cùng một số nghiên cứu sinh Đại học Tổng hợp
Hà Nội khảo sát thực địa di tích thành Hoàng Đế và công bố: Tử Cấm
Thành là khuôn viên Song Trung miếu, có cấu trúc hình chữ nhật, chu vi
600m (dài 174m, rộng 126m), chỉ có một cửa mở về phía Nam gọi là Nam
Lâu, Quyền Bổng hoặc Tam Quan[9].
Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2004, Viện Khảo cổ học và Bảo Tàng Bình Định, do tiến sĩ Lê Đình Phụng làm trưởng đoàn, đã tiến hành khai quật khảo cổ học tại thành Hòang Đế, tổng diện tích khai quật là 144m2. “Dấu
vết kiến trúc của cung điện xuất lộ. Trên cùng, cách lớp đất bề mặt vài
phân là một lớp móng bằng đá ong. Những khối đá ong to, xây thành hai
hàng, có lẽ là móng của một bức tường. Lớp đá ong lại nằm đè trên một
lớp kiến trúc khác. Lớp kiến trúc này xây hình bán nguyệt, khuôn viên
đầu nền uốn cong kiểu cánh cung. Mảng tường xây hồ bán nguyệt khá dày,
từ 70-90 cm. Tường xây bằng vôi vữa, chia thành từng lớp khá rõ. Trên
tường có gắn những khối san hô nhỏ, có lẽ là để làm non bộ. Phía trong
hồ có khá nhiều hiện vật, gồm ngói ống, mảnh chén bát, gạch. Nhiều nhất
trong số này vẫn là gạch. Hàng trăm viên gạch, gạch Chăm có, gạch thời
Tây Sơn có, nhưng tiếc là không viên nào còn nguyên vẹn…Đặc
biệt, trên nền kiến trúc phía trên hồ bán nguyệt còn để lại lớp gạch
lát nền. Gạch làm theo kiểu Bát Tràng nhưng có kích thước lớn hơn,
khoảng 35 cm, có lẽ được sản xuất ngay tại địa phương. Theo nhận định
của TS Đinh Bá Hòa (Bảo tàng Tổng hợp Bình Định), bước đầu cho thấy đây
có thể là một phần kiến trúc của cung điện vương triều Thái Đức Nguyễn
Nhạc”.[10]
Tháng 6 năm 2005, các nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ học và bảo tàng Bình Định tiếp tục mở 3 hố thám sát. “Tại hố đào sát cạnh điện Bát Giác, cả một mái hiên của cung điện này đã hiện ra(…)Ở
gần đó, người ta cũng phát hiện một công trình kiến trúc khác với những
đường nét xây dựng khá tinh tế. Cách chừng 200 mét phía trước cung điện
là một thủy hồ. Trong lòng hồ, người ta đã tìm thấy một hiện vật hình chiếc bát được chạm khắc rất công phu, song chưa xác định được công dụng”[11]
Từ
tháng 10.2006 đến tháng 12.2006, Viện Khảo cổ học VN phối hợp với các
đơn vị chức năng tỉnh Bình Định tiến hành khai quật khảo cổ học di tích
thành Hoàng Đế nhằm tiến tới việc phục dựng lại công trình đóng vai trò
cực kỳ quan trọng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. “Từ
những cứ liệu thực tế khi bóc tách các bờ tường Tử Cấm Thành, các nhà
khảo cổ học đã nhận định bờ tường phía bắc được xây dựng vào thời nhà
Nguyễn (sau năm 1802) với ý định thu hẹp lại quy mô không gian cơ mật
của chính quyền trung ương Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc từng tạo
dựng trước đó…”[12].
“Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra hàng loạt dấu tích kiến
trúc tiếp nối phía sau bờ tường bắc như nền móng thành lũy, nền chính
cung, hậu cung. Bước đầu xác định tổng chiều dài của Tử Cấm Thành lên
đến 325 mét (ranh giới cũ là 182 mét), diện tích mở rộng thêm 17.975m2([13])
Từ
giữa tháng 8 vừa qua, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Bảo
tàng Tổng hợp tỉnh tổ chức đợt khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại
thành Hoàng Đế. Lần này đoàn khai quật đã làm phát lộ các dấu vết của các nền Chính Cung, Hậu Cung và Đàn Nam Giao. Hố khai quật của nền Cung ( hay Chính Cung) được đào có diện tích 84 m2, sâu trên 1m. Mặc dù không tìm thấy dấu vết kiến trúc xưa, nhưng tại hố, đã đào được tới 8 lớp đất khác nhau(…)Hố khai quật “nền Hậu Cung” được đào có diện tích 100 m2,
sâu khoảng 1,2m. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện lớp đất màu đen dưới
cùng là một tầng văn hóa có độ dày 0,65m, với hiện vật thu được chủ yếu
là của người Chăm. Cũng giống như nền Cung, nền Hậu cung cũng được nhà
Tây Sơn đắp thêm một lớp đất dày từ 0,2m đến 0,3m, trên nền cũ của
người Chăm để xây dựng công trình kiến trúc của mình.
Tại hai hố khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được rất nhiều hiện
vật là các mảnh gốm, mảnh sứ, mảnh ngói, gạch… được xác định ban đầu là
của thời Champa, thời Tây Sơn và một ít là do Trung Quốc sản xuất.[14] Hố khai quật Đàn Nam giao nằm ở góc Tây Nam Thành với diện tích 110m2 đã phát lộ toàn bộ mặt nền đàn, đoàn cũng mở thêm một hố khai quật 27,5m2 ở bền sườn đồi phía đông để tìm hiểu cấu trúc đắp đàn.
(CÒN TIẾP)
VỎ THỊ HUỲNH NHƯ
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Re: THÀNH HOÀNG ĐẾ - HUYỆN AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
II. Thành Hoàng Đế qua các cuộc khai quật khảo cổ học
1. Cấu trúc thành.
Những
thư tịch cổp cũng như những kết quả nghiên cứu khảo cổ học mới nhất đã
cho phép ta có cái nhìn ngày càng toàn diện về thành Hoàng Đế. Thành Hoàng Đế được đắp 3 vòng thành: thành Ngoại, thành Nội và Tử Cấm Thành.
Thành Ngoại: Thành Ngoại có 4 cạnh uốn lượn không đều chạy theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc gần với hình chữ nhật, chu vi 7.400m.
Tường thành phía nam:Dài 2253m, hướng đông – tây , bên ngoài dốc, bên trong thoải.
Tường thành phía đông: Dài 1627m, hướng bắc – nam.
Tường thành phía đông: Dài 1627m, hướng bắc – nam
Tường thành phía tây: Dài 1630m, hướng bắc – nam, nhiều đoạn uốn lượn, được đắp nối các gò thấp với nhau.
Quốc
lộ I đi qua phía Đông Bắc Thành Ngoại và bẻ góc theo địa hình của hai
cạnh tiếp giáp tạo thành góc Đông Bắc của Thành Ngoại. Đường xe lửaThống nhất hiện nay đi qua góc Tây Bắc của Thành Ngoại xuyên xuống cạnh Nam của thành.
Thành Ngoại mở 5 cửa:
Ba cạnh Đông, Tây, Bắc mở ba cửa Đông, Tây, Bắc còn gọi là cửa Tả, Hữu và Hậu. Riêng cạnh Nam mở hai cửa: cửa Nam
còn gọi là cửa Vệ, có tên khác là cửa Tiền và cửa Tân Khai, hai cửa này
nằm ở thôn Nam Tân. Tên cửa Vệ để gọi cửa của Thành Ngoại phía Nam,
hiện còn lưu lại tên gọi Xóm Vệ để chỉ khu dân cư ở gần cửa. Một cái
bàu nhỏ về phía Đông cửa Vệ gọi là bàu Vệ. Trước đây có một cái chợ
đông vào buổi chiều gọi là chợ chiều Tân Khai.
Theo
các thư tịch cổ để lại, thành Đồ Bàn, quốc đô Chiêm Thành chỉ có 4 cửa,
cửa Tân Khai đúng như tên gọi của nó là do Nguyễn Nhạc mở thêm khi xây
dựng thành Hoàng Đế.
Thành
Hoàng Đế được xây dựng trên cơ sở thành Đồ Bàn cũ của Champa nhưng từ
kiến trúc thành luỹ đến các kiến thiết bên trong thành Hoàng Đế có quy
mô lớn hơn nhiều.
“Thành Đồ Bàn sau khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm được sách Thiên Nam tứ chí lộ đỗ thư
vẽ hình vuông và mô tả như sau: “Xã Phú Đa xưa có thành xây bằng gạch
gọi là thành Đồ Bàn. Thành vuông, mỗi bề dài 1 dặm. Có 4 cửa, trong
điện có tháp. Điện đã bị đổ, tháp còn 12 toà, tục gọi là tháp con gái”.
Vào
giữa thế kỷ XIX, khi làm Đốc học Bình Định , Nguyễn Văn Hiển đã nghiên
cứu khu di tích này và viết cuốn Đồ Bàn thành ký cho biết thành Đồ Bàn
“hình vuông, xây bằng gạch, mầm sườn bằng gỗ, mở 4 cửa, chu vi hơn 10
dặm”. Còn thành Hoàng Đế theo Nguyễn Văn Hiển là: “mở rộng về phía
đông, kéo dài đến 15 dặm, tường thành được đắp cao xây bằng đá ong, cao
1 trượng 4 thước, dày 2 trượng, mở thêm làm 5 cửa”.
Sách Đại Nam
nhất thống chí cũng nói rõ đá ong là do Nguyễn Nhạc xây thành Hoàng Đế,
hiện vật thời quốc đô Chiêm Thành còn lại là “tháp cổ, nghê đá, voi đá.
Tây Sơn- Nguyễn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nền cũ xây đá ong, tiếm
xưng làm thành Hoàng Đế[15].
Ở một vài đoạn thành Hoàng Đế cạnh phía Nam, lộ ra lớp đá ong bó ba mặt bên ngoài tường thành đắp bằng đất cao gần 6m, mặt thành rộng 4m, chân thành rộng đến 10m.
Điều đó chứng tỏ lớp đá ong này được xây từ thời Tây Sơn. Tuy nhiên, số
đá ong này bị nhà Nguyễn cho phá thành để lấy đá về xây thành Bình
Định. Sau đó, nhân dân lân cận tiếp tục lấy về xây nhà nên kiến trúc
thành cũ bị tổn thương từ diện mạo bên ngoài đến cấu trúc bên trong.
Thành
được xây bằng đất. Để tăng sự kiên cố phòng thủ và dễ dàng cho binh sĩ
vận chuyển phía bên trong, thành được ốp một lớp đá ong bên ngoài. Lớp
đá bên ngoài dày đến 3m ở chân thành, càng lên cao càng vát mỏng dần.
Mặt ngoài có độ dốc dựng đứng, mặt trong hơi thoải và chia thành nhiều
bậc thang, mỗi bậc cách nhau chừng 1m, lớp đá ong ốp dày chừng 0,4m.
Lớp đá ong ở bên trong Thành Ngoại bị tháo gỡ nên thân thành bị sụp đổ
tạo cho chân thành ùn đống với nhiều đất đá hỗn độn.
Đá
ong được khai thác tại chỗ để xây thành hiện còn để lại nhiều vỉa đá,
dấu tích của một quá trình khai thác từ xưa. Đá ong có nhiều kích thước
khác nhau nhưng phổ biến là cỡ 85cm x 44 cm x 24 cm.
Thành Nội (còn gọi là Hoàng Thành hay Càn Thành): Thành Nội nằm về phía Tây Nam của thành đối diện với cửa Nam
(cửa Vệ, cửa Tiền), nằm trên địa phận thôn Nam Tân. Sau triều Tây Sơn
sụp đổ, cư dân phát triển, đất đai được tận dụng làm vườn tược, nhà
cửa... nên Thành Nội gần như bị xoá sạch. Do đó, khi viết Đồ Bàn thành
ký, Nguyễn Văn Hiển không đề cập đến toà thành này. Ngày nay, còn dấu
vết 2 con voi đá ở phía Nam để xác định khuôn viên phía Nam của Thành
Nội - nơi cửa Nam (cửa Tiền) của Thành Nội thông ra cửa Nam của Thành
Ngoại.
Cấu trục thành nội hình chữ nhật, chạy theo hướng bắc – nam, cắt góc vuông vức.
Thành Nội có 3 cửa: cửa Tiền về phía Nam, cửa Hữu ở phía Tây và cửa Tả ở phía Đông. Thành có hình chữ nhật, chu vi khoảng 1600m.
Tường thành phía nam: chạy theo hương đông – tây, dài 366m, xây bằng đá ong xếp so le, giữa thành mở một cửa nhìn ra Bàu Nóc.
Tường thành phía đông: dài 621m, hướng bắc – nam.Tường thành phía tây: 621m, chạy song song với tường đônG.
Tường thành phía bắc: 366m cắt 2 góc vuông đối xứng với nhau
Chu vi thành là 1914m, Diện tích 208655m2
Nằm chính giữa thành Nội là một thành nhỏ, không gian cơ mật của vương triều Tây Sơn, gọi là Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng nơi vua Thái Đức ở, để thờ và làm việc. Theo Đồ Bàn thành ký,
Tử Cấm Thành dưới thời Thái Đức có xây hai nhà thờ, bên trái thờ song
thân của Nguyễn Nhạc, bên phải thờ song thân của vợ Nguyễn Nhạc. Trước
lầu dựng cung Quyển Bồng, hai dãy hành lang vòng hai bên là nơi hội
họp. Những kiến trúc trên đã bị triệt hạ, hiện nay không còn dấu vết,
mà chủ yếu còn lại kiến trúc thời Nguyễn và di vật thời Champa. Đó là
khu lăng mộ và đền thờ Võ Tánh, tướng trấn thủ thành tự thiêu trước áp
lực của quân đội Tây Sơn năm 1801. Lăng Võ Tánh xây dựng trên một khu
đất hình bát giác có cạnh 7,2 cm. Đó là di tích nền điện Bát giác, một
kiến trúc của thành Hoàng Đế, nơi Võ Tánh đã tử thủ và tự thiêu.
Qua 4 lần khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Tử Cấm Thành những dấu tích sau:
Tường
thành nam: dài 126m, hướng đông – tây, mở cửa Quyền Bổng, chỉ còn lại
chân móng tường cao 0,5m, rộng 1,65m, cổ móng xây giật cấp, thu vào mỗi
bên 0.12m, với 2 hàng đá ong chạy song song, rộng 1,4m.
Tường
thành phía tây: dài 312m theo hương bắc - nam, móng tường ccao 1,4 –
1,6m, cổ móng được xây giật cấp thu vào so với móng 1,5m, phía trên có
tai tường nhô ra khỏi tường 0,1m, đăng đối với cổ móng.
Tường
phía đông: dài 312m, hầu hết đã bị san phẳng, chỉ còn lại đoạn góc đông
nam cao 2,48m cho thấy cấu trúc theo chiều dọc gồm mũ tường, tai tường,
thân tường, cổ móng và mái tường.
Tường thành phía bắc : dài 126m, hiện chưa tìm thấy được nhiều thông tin.
Tổng diện tích khuôn viên Tử Cấm Thành: 39.312m2
Tuy nhiên, mới đây Viện
Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng đã phối hợp với Ban Quản lý
di tích tỉnh đào thám sát kiểm tra các thông số kỹ thuật cần thiết phục
vụ việc lập thiết kế trùng tu tôn tạo Tử Cấm thành Hoàng Đế. Theo kết
quả nghiên cứu của đoàn thì khuôn viên của Tử Cấm Thành không giống như
nghiên cứu của TS. LêĐình Phụng. Bằng chứng mà họ đưa ra là chưa xác
định bờ thành Đông cũng như dấu vết liên kết bắt góc vuông của hai bờ
thành tại góc Đông - Bắc, bờ thành Bắc kéo dài vượt ra ngoài chiều rộng
của Tử Cấm Thành (có thể nối với thành nội). Mặt khác, chân bờ thành
Bắc rộng 2,4m, trong lúc chân bờ Tử Cấm Thành Đông, Tây, Nam (khu vực
Song trung miếu) đã được xác định rộng từ 1,4 – 1,6m và đá ong xây dựng
bờ thành Bắc kích thước cũng lớn hơn nhiều so với đá ong xây ở thành
Đông, Tây và Nam.
Bên trong Tử Cấm thành, các kiến trúc Tây Sơn đã phát hiện được sắp xếp như sau:
Từ thành nam, qua cửa nam ( cửa Vệ Môn) được mở ở giữa đi vào trong Tử Cấm Thành;
hai bên trái phải, sát với tường thành đông, tây là những dấu vết móng
kiến trúc, ở giữa cách cửa không xa là tựong sư tử, kế đến là Cung
Quyền Bổng (cung này cách cửa Vệ Môn 75m); đi hơi sâu vào, bên trái
cung là một
hồ nước hình lá đề ( hình tim ?), bên phải là một dấu vết kiến trúc
khác; cách cung Quyền Bổng 47m là điện Bát Giác, phía trước điện có hai
tượng sư tử, hai bên điện là hai thủy hồ hình bán nguyệt; chếch về phía
góc trái cung là một nền móng kiến trúc khác chưa được xac định; từ
điện Bát giác đi thẳng vào là đến một hòn non bộ, bên phải nó là một
cái giếng vuông, sau hòn non bộ là một bực tường được xây vào thời nhà
Nguyễn để thu hẹp không gian của thành Hoàng Đế;
cách điện bát giác 47m về phía bắc là nền cung cũ ( còn gọi là nền
Chính cung), từ nền cung cũ đi thêm 39m về hướng bắc là nền Hậu cung.
Toàn bộ các công trình kiến trúc chính đượcxây dựng khá quy chỉnh: cửa
Vệ Môn – cung Quyền Bổng – điện Bát Giác – nền cung cũ – nền hậu cung
được xây dựng dọc theo một trục chính chạy dọc Tử Cấm Thành ( hướng bắc
– nam) đây có thể là đường thần đạo của toàn bộ Tử Cấm Thành.(xem thêm phần phụ lục)
Các
công trình bên trong Tử Cấm Thành được bố trí thành hai không gian khác
nhau theo hướng bắc – nam mà ranmh giới là hòn non bộ. Phía nam là
không gian của vương triều với các công trình kiến trúc phục vụ cho bộ
máy quan lại triều đình; các kiến trúc được xây dựng có quy hoạch cân
đối với trung tâm là cung Quyền Bổng, nơi vua và các quan hội họp, hai
bên là hai dãy nhà làm việc của hệ thống quan lại,
phía sau có điện Bát Giác, có thể là nơi hội họp tối mật; hai bên điện
có lối ra cửa dộng và cửa tây thông ra thành Nội; quy mô các kiến trúc
đều lớn, xây dựng lấy tính đăng đối làm chủ đạo, tạo nên một chỉnh thể
thống nhất. Phía bắc là không gian sinh hoạt của nhà vua với hành cung
là nơi ở của nhà vua và hậu cung là nơi ở của hoàng hậu, và có thể đã
từng có những công trình kiến trúc liên quan đến nhu cầu sinh hoạt của
nhà vua và những người phục vụ nhà vua.[16]
Tuy
những dấu tích của Tử Cấm Thành ngày nay còn lại không nhiều nhưng với
những gì còn sót lại ta có thể thấy khi xây dựng Tử Cấm Thành, nhà Tây
Sơn đã có quy hoạch xây dựng mô hình kinh đô hoàn chỉnh; quy hoạch này
đáp ứng được “yêu cầu cẩn và đủ cho quy hoạch kiến trúc kinh đô một
vương triều, sang trọng, uy nghiêm và thuận tiện trong sử dụng”[17]
2. Hiện trạng di tích thành Hoàng Đế
Khi xây thành Bình Định, nhà Nguyễn đã cho dỡ bỏ thành Hoàng Đế
để lấy vật liệu xây dựng, do đó thành chỉ còn lại nền móng. Hiện nay
vùng đất ở thành Ngoại và thành Nội hầu như không còn dấu tích gì của
nhà Tây Sơn, người dân sinh sống và sản xuất trên những vùng đất này.
Bờ thành phía nam thành Ngoại chỉ còn lại một đoạn thành ngắn và dấu vết của hai cửa Tân Khai và cửa Nam.
Đoạn tường cao nhất hiện còn cao từ 3m- 6m, chân thành rộng 10m -25m,
mặt thành rộng 4m- 5m, trên mặt tường được trồng cây lấy gỗ bảo vệ[18]. Đoạn giữa tường thành phía nam hiện còn dựng hai khối đá cao trên 3m, rộng o,7m x 0,65m được chôn sâu giữa mặt tường vững chắc.[19]
Góc đông – nam thành ngày nay là một khu đất cao bằng phẳng được dùng
làm nơi cư trú. Xế góc thành bên ngoài tường thành phía đông, một diện
tích lơn bị san phẳng xây dựng chùa Tịnh Xá.[20] Mặc dù chỉ con lại một số chi tiết như trên nhưng bờ thành nam được xem là đoạn tường thành còn nguyên vẹn nhất của thành Hoàng Đế cho đến hiện nay.
Tường
thành phía đông của thành ngoại hầu hết đã bị san phẳng, nhà dân,
trường học được xây ngay tên mặt thành. Nền tường thành còn lại cao
1,2m – 1,5m so với mặt ruộng, mặt thành rộng 20 – 30m. Hiện không tìm
thấy dấu vết của cửa thành đông. Đoạn tường thành phía đông, góc đông - bắc bị một một con đường mở cắt ngang. Góc đông – nam đã bị san ủi từ xưa để xây dựng chùa Tịnh Xá.[21]
Tường
thành phía bắc còn lại cao 1,5m – 2,5m, mặt tường rộng 4m – 6m, chân
thành rộng 10m – 15m. Dấu vết cửa bắc nằm gần chính giữa tường thành.
Trên mặt thành người ta trông cây lấy gỗ và cây ăn quả.[22]
Tường thành phía tây hiện còn cao 1,5m- 3m, mặt tường rộng 3m – 5m, chân tường rộng 7m – 10m. Hiện nay hai bên tường thành là nơi cư trú của người dân. Dấu vết cửa thành tây còn lại không rõ nét.[23]
Dấu vết thành Nội còn sót lại không nhiều, chỉ còn lại những dải chân tường móng ẩn trong lòng đất.
Từơng thành phía nam đã được dùng làm nơi cư trú, tường thành đông hiện
nay là con đường betông chạy liên thôn trong xã Nhân Hậu, tương truyền
tường đông có mở một cửa thành nhưng hiện chưa tìm thấy dấu vết. Tường
thành bắc và tây cũng được dùng làm nơi cư trú và sản xuất của cư dân
vùng này.
Bên
trong thành nội hiện nay về phía tây để lại dấu vết của một nền đất cao
0,6m -0,8m, hình chữ nhật hướng bắc nam, dài 30m, rộng khoảng 10m. Phía
nam, đi thẳng từ cửa nam thành nội vào trước cửa Tử Cấm Thành, về hướng
đông điện còn có dấu tích một giếng vuông; kích thước 1,6m x1,6m xây
bằng đá ong.. bên cạnh có nhiều vùng đất cao, long đất chứa nhiều mảnh
gạch, ngói, có khả năng là dấu tích của một công trình kiến trúc.
Tử Cấm Thành
thời Tây Sơn hiện trạng bị chia thành hai phần. phần phía nam là khu
khuôn viên lăng Võ Tánh còn khá nguyên vẹn và phần phía bắc đã bị san
ủi thành nơi cư trú và canh tác. Tường thành phía nam
đã bị dỡ bỏ hoàn toàn, thay bằng một bức tường mới dẫn vào khuôn viên
lăng Võ Tánh. Tường thành phía tây hiện được chia làm 2 phần, phần phía
bắc đã bị dỡ bỏ, phần phía nam đựoc dùng làm khuôn viên lăng. Tường
phía đông,hầu hết đã bị san phẳng, chỉ còn lại đoạn góc đông nam cao
2,48m. Toàn bộ phần phía bắc của Tử Cấm Thành đã bị dỡ bỏ chì còn lại phần móng chìm dưới lòng đất.
Qua quá tình khai quật nhiều dấu tích của thành Hoàng Đế đã được đưa lên mặt đất. Tuy nhiên chưa thấy có một kế hoạch hoạt động thiết thực nào để bảo vệ nó.
Sau đợt khai quật năm 2004, một nhà báo đã tìm đến thăm thành và đã viết một bài bào “Tử Cấm thành Hoàng Đế: Khai quật lên rồi...bỏ”
trong đó nói đến việc lơ là trong công tác trùng tu và bảo quản. các
dấu vết tường thành còn sót lại bị người dân dỡ lấy đá ong; bên
cạnh đó, trâu, bò ngang nhiên vào khuôn viên Tử Cấm thành nên đầy rẫy
phân trâu, bò. Nghiêm trọng hơn khi trâu, bò vào đã cà, húc làm các di
tích đổ nát. Toàn bộ khuôn viên bên trong của Tử Cấm thành cây cỏ mọc
um tùm. Các tấm bia ghi tên các vị quan khanh bạc phếch, trẻ nhỏ chăn
châu viết, vẽ bậy lên làm mất đi sự linh thiêng…Các
nhà khai quật đợt này phải ngưng ngang vì không đủ kinh phí vì thế cũng
không đủ kinh phí để xây dựng các mái che cho các công trình đã khai
quật, cứ mỗi đợt mưa xuống, một phần đất mới được đào bới lên lại chảy về vị trí cũ,các viên đá ong bắt đầu nứt, lở xuống đáy hồ.[24]
Gần đây, năm 2007, có một bài báo có tiêu đề rất chua xót phản ánh tình trạng của thành Hoàng Đế: Bình Định: Thành Hoàng Đế bị “xẻ thịt” theo bài viết từ Giữa
năm 2006, ông Nguyễn Văn Giác, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu, ký hợp đồng
cho phép bà Nguyễn Thị Ngọc Ẩn khai thác đất trong khu di tích Thành
Hoàng Đế với giá chỉ 1.000 đồng/m3.
Theo hợp đồng, UBND xã Nhơn Hậu cho phép bà Ẩn khai thác 50.000 m3 đất
di tích, thời hạn khai thác đến năm 2008. Chỉ sau mấy tháng, đất di
tích Thành Hoàng Đế đã bị lấy đi hơn 20.000 m3 làm cho khu vực Đàn Nam Giao bị khoét sâu hàng trăm mét với nhiều hố sâu hoắm.
Và những người có trách nhiệm, những nhà chức trách vẫn không tỏ ra “
không hề có trách nhiệm” trong việc bảo vệ những di tích này.
Đến nay vẫn chưa thấy có thông tin mới về việc bảo quản và trùng tu di tích này.
III. Vai trò thành Hoàng Đế trong lịch sử
Từ năm 1776, khi Nguyễn Nhạc dời đại bản doanh từ Quy Nhơn về thành Đồ Bàn – Hoàng Đế, ngôi thành đã trở thành hạt nhân của cuộc khởi nghĩa và nó quyất định sự tồn vong của phong trào khi mà cuộc khởi nghĩa còn non trẻ vừa phải đối phó với quan quân nhà Nguyễn ở phía nam vừa phải đối phó với quân Trịnh ở phía bắc. Thành Hoàng Đế
cũng như bản thân vưong triều Tây Sơn là kết quả của một phong trào đấu
tranh nông dân, một cuộc “bạo loạn” thật sự vào thời điểm bấy giờ,
thành được xây dựng làm đại bản doanh của phong trào trong một hoàn
cảnh binh đao loạn lạc, vì vậy trước tiên và quan trọng nhất nó phải là
một thành trì quân sự.
Với chức năng là một trung tâm quân sự thành Hoàng Đế
được xây dựng với 3 tiêu chí: quy mô lớn, cấu trúc phức tạp nhiều vòng
lớp và tường thành kiên cố. Nếu so với các tòa thành được xây dựng với
chức năng là kinh đô trong lịch sử nước ta, thành Hoàng Đế có diện tích vào loại lớn nhất, chu vi thành lên đến 7740m, diện tích 3.648.348m2.
Thành được xây kiên cố với 3 vòng thành. Thành ngoài đắp dày và cao,
nhiều đoạn được kè đá ong, chiều dày tường thành từ 10m -15m, cao từ 2m
– 4m. Thành Nội được xây dựng bên trong thành Ngoại, được xây bằng đá
ong, bao quanh Tử Cấm Thành bên trong cũng được xây dựng bằng đá ong.
Ngoài
các vòng tường thành kiên cố, thành còn được phòng vệ bằng cả một hệ
thống sông ngòi, núi, đồi, gò tự nhiên và nhân tạo bao bọc xung quanh.
Sông Đập Đá tách ra ở Thiết Trụ(xã Nhơn Mỹ) rồi hợp lại ở Lý Tây( xã
Nhơn Thành) đã bao bọc thành Hoàng Đế như những con hào tư nhiên, đồng
thời là những con đường thủy thuận lợi. Phía Tây Bắc thành còn dấu vết
một bến thuyền xưa ở khu vực Bến Gỗ. Từ đó thuyền có thể theo đường
sông Quai Vạc trở lại sông Kôn rồi ngược lên Thượng Đạo hoặc xuôi theo
sông Đập Đá, sông Đại An về phía Đông ra cửa Thị Nại. Cùng với tuyến
sông- hào, các gò núi quanh thành cũng đóng vai trò không nhỏ trong hệ
thống phòng thủ. Phía Nam thành có gò Vân Sơn, gò Tập. Đây là những cao
điểm lợi hại án ngữ phía nam thành Ngoại. Theo giải thích của nhân dân
địa phương, gò Tập chính là nơi trước đây dùng để luyện tập quân sĩ. Xa
hơn gò Tập một chút là Long Cốt. Ngọn núi này, án ngữ phía trước cửa
thành. Thành còn có một hệ thống phòng vệ từ xa trên cả hai mặt thủy và
bộ. Đó là các thành lũy dã chiến trên núi Càn Dương, Mò O, Hàm Long,
Kì Sơn…, các đồn bảo ở cửa biển Đề Gi, Nha Phiên, Thị Nại.
Nơi xây dựng thành lại là một mặt bằng thoáng rộng giữa một vùng thung lũng trũng, đáp ứng được nhu cầu phát triển cả thủy binh và bộ binh, một “ hệ thống căn cứ thủy bộ liên hoàn”[25] Về đường bộ, tòa thành nằm chắn ngang con đường thiên lý bắc nam, con đường huyết mạch lúc bấy giờ, từ đó kiểm soát con đường con đường giao thông từ bắc vào nam và ngược lại. Về đường thủy, tòa thành được xây dựng kẹp giữa hai nhánh của sông Côn là con đường lưu chuyển chính giữa thành Hoàng Đế và căn cứ thủy quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại.
Sự kiên cố của tòa thành được thể hiện rõ qua việc cả quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn đều rất khó khăn trong việc công thành. Cũng tại tòa thành này bộ chỉ huy nghĩa quân đã lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại quân Trịnh ở mặt Bắc, là điểm xuất phát các đợt tấn công họ Nguyễn ở phía Nam. Đầu năm 1785 cũng chính từ đây, Nguyễn Huệ đã nhận lệnh của Nguyễn Nhạc đem quân vào Gia Định đánh
tan 5 vạn quân Xiêmtại Rạch Gầm – Xoài Mút. Năm 1786 thành Hoàng Đế lại
là nơi xuất phát của nghĩa quân tiến ra Phú Xuân đánh tan quân trịnh,
tạo tiền đề cho việc thống nhất đất nước.
Gắn liền với vai trò một thành lũy quân sự, thành Hoàng Đế
còn là trung tâm chính trị, đầu não của phong trào Tây Sơn và vương
triều Tây Sơn. Từ năm 1776 đến năm 1778 thành là nơi các tướng lĩnh
phong trào Tây Sơn hội họp đưa ra các quyết định có ý nghĩa đối với sự
phát triển của phong trào. Từ năm 1778, khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, thành
Hoàng Đế
trở thành kinh đô, một trung tâm hành chính – chính trị của một vương
triều. Tại đây bộ máy quản lý nhà nước ra đời, cùng với vua Thái Đức
bàn bạchoạch định những vấn đề về
quân sự chính trị, kinh, và văn hóa. Trong Tử Cấm Thành hiện đã tìm
thấy dầu vết cung Quyền Bổng là nơi vua thiết triều, điện Bát Giác là
nơi vua bàn bạc những việc cơ mật, hai bên cung Quyền Bổng có hai dãy
nhà là nơi làm việc của quan lại.
Hiện nay, chưa có nhiều tư liệu chứng minh thành Hoàng Đế đã từng là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn trong vùng nhưng ta vẫn có thể khẳng định giả thuyết này. Với vai trò là một kinh đô, thành Hoàng Đế cần phải có những hoạt động nông, công, thương nghiệp nhằm duy trì sự tồn tại của mình. Thành Hoàng Đế
vốn đã từng là kinh đô của nhà nước Champa giàu có trước đó, chắc hẳn
phải có sự tập trung dân cư đông cũng như hoạt động kinh tế sôi nổi hơn
các vùng khác. “Thị trấn Đập Đá ngày nay, xưa kia là một thị tứ sầm uất: “Anh về Đập Đá đưa đò/Trước đưa quan khách sau dò ý em””[26]
Hiện nay xung quanh khu vực thành Hoàng Đế còn có những làng nghề thủ công truyền thống : “nghề rèn làng Phương Danh rất nổi tiếng. Ngày nay có hơn 200 hộ ở Tây Phương Danh chuyên làm nghề rèn, nghề dệt. Nghề đúc đồng
ở Bàng Châu trước đây rất nổi tiếng, nay chuyển sang nghề đúc gang, đúc
nhôm, đồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ...Nghề gốm Nhạn tháp, chợ Gốm, nghề làm nón Gò Găng... đã từng nổi tiếng một thời.”[27]
Là vùng đất kinh đô của một vương triều phong kiến, thành Hoàng Đế đương nhiên cũng trở thành một trung tâm văn hóa của vương triều đó. Thời gian tồn tại của vương triều Tây Sơn khá ngắn ngủi vì vậy,
nó chưa thể tạo ra một dấu ấn riêng trong lịch sử văn hóa Việt Nam như
các triều đại khác. Những nghiên cứu về đặc điểm văn hóa nghệ thuật
thời Tây Sơn nói chung và ở thành Hoàng Đế nói riêng hiện nay rất hạn chế, nhất là đối với những giá trị văn hóa phi vật thể. Hiện tuy ở thành Hoàng Đế
chỉ còn lại những tàn tích của những công trình kiến trúc, nhưng đó
thực sự là tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu các giá trị văn hóa ở
khu vực này. Những hòn non bộ, những thủy hồ hình vòng khuyên, thủy hồ
hình lá đề... không chỉ là những yếu tố văn hóa vật thể đơn thuần mà nó
còn thể hiện được đời sống tinh thần của những con người sống nơi đây
KẾT LUẬN
Những
kết quả khai quật cho thấy dù thành Hoàng Đế được Nguyễn Nhạc xây dựng
trong một thời gian ngắn, (từ năm 1776 khi Nguyễn Nhạc chuyển trụ sở
phủ Quy Nhơn về thành Chà Bàn cho đến năm 1778), nhưng thành đã được
xây dựng theo một
quy hoạch kiến trúc hoàn chỉnh với 3 vòng thành kiên cố. Đặc biệt kiến
trúc của Tử Cấm Thành được quy hoạch hợp cách đăng đối thể hiện được
vai trò là một kinh đô, bộ mặt của một vương triều. Trong hoàn cảnh
lịch sử lúc bấy giờ, thành Hoàng Đế
nổi lên với vai trò là trung tâm đầu não của phong trào Tây Sơn rồi
vương triều Tây Sơn cho đến năm 1789 (khi mà Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú
Xuân); thành Hoàng Đế
đã trở thành một căn cứ địa vững chắc giúp các đội quân tiên phong yên
tâm đánh nam dẹp bắc, góp phần vào thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
Trước
đây, chúng ta đã biết quy hoạch kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, Lam
Kinh - Thanh Hóa, thành nhà Hồ, kinh thành Huế thì nay chúng ta lại
được biết thêm quy hoạch kinh thành vương triều Thái Đức của Nguyễn
Nhạc. Đặt các quy hoạch này theo một hệ thống, ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về quy hoạch kiến trúc các kinh thành của các nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử.
Tuy
nhiên những tài liệu giá trị này đang bị đe dọa hủy hoại từng ngày, vì
vậy đòi hỏi những người có trách nhiệm phải nhanh chóng có những chương
trình kế hoạch trùng tu bảo quản hợp lý và hiệu quả, cũng như những
người dân phải có ý thức giữ gìn một trong những di sản của một giai
đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Định, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, NXB Thuận Hóa,2005 trang 246
2. Lê Đình Phụng, Thành Hoàng Đế kinh đô vương triều Tây Sơn, nxb KHXH, 2007.
3. Đại cương lịch sử Việt Nam. T.1 : Từ thời nguyên thủy đến năm 1958 / Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. - Tái bản lần thứ 9. - Hoàng Đế. : Giáo dục, 2006.
4. Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992.
5. www.vnexpress.net
6. www.laodong.com.vn
7. http://vietbao.vn
8. http://baobinhdinh.com
9. www.mientrung.com
10. http://www.binhdinhngaynay.com
11. www.google.earth.com
12. http://tintuc.xalo.vn
13. www.binhdinhffc.com
14. www.dostbinhdinh.org.vn
15. www.laodong.com
[1] Lê Quang Định, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, NXB Thuận Hóa,2005 trang 246
[2] Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, trang 11
[3] Đại Nam nhất thống chí, đã dẫn, tr7
[4] Tr66-67
[5] Địa chí Bình Định (www.dostbinhdinh.org.vn)
[6] Địa chí Bình Định
[7] Địa chí Bình Định
[8] Địa chí Bình Định
[9] www.dostbinhdinh.org.vn
[10] www.vietbao.vn
[11] www.vietbao.vn
[12] www.vietbao.vn
[13] www.vietbao.vn
[14] Lược dẫn theo www.baobinhdinh.com.vn
[15]Địa chí Bình Định
[16] Lê Đình Phụng, đã dẫn, tr 238 -239
[17] Lê Đình Phụng, tr240
[18] Lê Đình Phụng, tr 162
[19] Lê Đình Phụng, tr 164
[20] Lê Đình Phụng, tr166
[21] Lê Đình phụng, tr 167 – 168
[22] Lê Đình Phụng, tr170 -172
[23] Lê Đình Phụng, tr173
[24] www.binhdinhffc.com
[25] Lê Đình Phụng, tr 357
[26] Đại chí Bình Định
[27] Địa chí Bình Định
VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
1. Cấu trúc thành.
Những
thư tịch cổp cũng như những kết quả nghiên cứu khảo cổ học mới nhất đã
cho phép ta có cái nhìn ngày càng toàn diện về thành Hoàng Đế. Thành Hoàng Đế được đắp 3 vòng thành: thành Ngoại, thành Nội và Tử Cấm Thành.
Thành Ngoại: Thành Ngoại có 4 cạnh uốn lượn không đều chạy theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc gần với hình chữ nhật, chu vi 7.400m.
Tường thành phía nam:Dài 2253m, hướng đông – tây , bên ngoài dốc, bên trong thoải.
Tường thành phía đông: Dài 1627m, hướng bắc – nam.
Tường thành phía đông: Dài 1627m, hướng bắc – nam
Tường thành phía tây: Dài 1630m, hướng bắc – nam, nhiều đoạn uốn lượn, được đắp nối các gò thấp với nhau.
Quốc
lộ I đi qua phía Đông Bắc Thành Ngoại và bẻ góc theo địa hình của hai
cạnh tiếp giáp tạo thành góc Đông Bắc của Thành Ngoại. Đường xe lửaThống nhất hiện nay đi qua góc Tây Bắc của Thành Ngoại xuyên xuống cạnh Nam của thành.
Thành Ngoại mở 5 cửa:
Ba cạnh Đông, Tây, Bắc mở ba cửa Đông, Tây, Bắc còn gọi là cửa Tả, Hữu và Hậu. Riêng cạnh Nam mở hai cửa: cửa Nam
còn gọi là cửa Vệ, có tên khác là cửa Tiền và cửa Tân Khai, hai cửa này
nằm ở thôn Nam Tân. Tên cửa Vệ để gọi cửa của Thành Ngoại phía Nam,
hiện còn lưu lại tên gọi Xóm Vệ để chỉ khu dân cư ở gần cửa. Một cái
bàu nhỏ về phía Đông cửa Vệ gọi là bàu Vệ. Trước đây có một cái chợ
đông vào buổi chiều gọi là chợ chiều Tân Khai.
Theo
các thư tịch cổ để lại, thành Đồ Bàn, quốc đô Chiêm Thành chỉ có 4 cửa,
cửa Tân Khai đúng như tên gọi của nó là do Nguyễn Nhạc mở thêm khi xây
dựng thành Hoàng Đế.
Thành
Hoàng Đế được xây dựng trên cơ sở thành Đồ Bàn cũ của Champa nhưng từ
kiến trúc thành luỹ đến các kiến thiết bên trong thành Hoàng Đế có quy
mô lớn hơn nhiều.
“Thành Đồ Bàn sau khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm được sách Thiên Nam tứ chí lộ đỗ thư
vẽ hình vuông và mô tả như sau: “Xã Phú Đa xưa có thành xây bằng gạch
gọi là thành Đồ Bàn. Thành vuông, mỗi bề dài 1 dặm. Có 4 cửa, trong
điện có tháp. Điện đã bị đổ, tháp còn 12 toà, tục gọi là tháp con gái”.
Vào
giữa thế kỷ XIX, khi làm Đốc học Bình Định , Nguyễn Văn Hiển đã nghiên
cứu khu di tích này và viết cuốn Đồ Bàn thành ký cho biết thành Đồ Bàn
“hình vuông, xây bằng gạch, mầm sườn bằng gỗ, mở 4 cửa, chu vi hơn 10
dặm”. Còn thành Hoàng Đế theo Nguyễn Văn Hiển là: “mở rộng về phía
đông, kéo dài đến 15 dặm, tường thành được đắp cao xây bằng đá ong, cao
1 trượng 4 thước, dày 2 trượng, mở thêm làm 5 cửa”.
Sách Đại Nam
nhất thống chí cũng nói rõ đá ong là do Nguyễn Nhạc xây thành Hoàng Đế,
hiện vật thời quốc đô Chiêm Thành còn lại là “tháp cổ, nghê đá, voi đá.
Tây Sơn- Nguyễn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nền cũ xây đá ong, tiếm
xưng làm thành Hoàng Đế[15].
Ở một vài đoạn thành Hoàng Đế cạnh phía Nam, lộ ra lớp đá ong bó ba mặt bên ngoài tường thành đắp bằng đất cao gần 6m, mặt thành rộng 4m, chân thành rộng đến 10m.
Điều đó chứng tỏ lớp đá ong này được xây từ thời Tây Sơn. Tuy nhiên, số
đá ong này bị nhà Nguyễn cho phá thành để lấy đá về xây thành Bình
Định. Sau đó, nhân dân lân cận tiếp tục lấy về xây nhà nên kiến trúc
thành cũ bị tổn thương từ diện mạo bên ngoài đến cấu trúc bên trong.
Thành
được xây bằng đất. Để tăng sự kiên cố phòng thủ và dễ dàng cho binh sĩ
vận chuyển phía bên trong, thành được ốp một lớp đá ong bên ngoài. Lớp
đá bên ngoài dày đến 3m ở chân thành, càng lên cao càng vát mỏng dần.
Mặt ngoài có độ dốc dựng đứng, mặt trong hơi thoải và chia thành nhiều
bậc thang, mỗi bậc cách nhau chừng 1m, lớp đá ong ốp dày chừng 0,4m.
Lớp đá ong ở bên trong Thành Ngoại bị tháo gỡ nên thân thành bị sụp đổ
tạo cho chân thành ùn đống với nhiều đất đá hỗn độn.
Đá
ong được khai thác tại chỗ để xây thành hiện còn để lại nhiều vỉa đá,
dấu tích của một quá trình khai thác từ xưa. Đá ong có nhiều kích thước
khác nhau nhưng phổ biến là cỡ 85cm x 44 cm x 24 cm.
Thành Nội (còn gọi là Hoàng Thành hay Càn Thành): Thành Nội nằm về phía Tây Nam của thành đối diện với cửa Nam
(cửa Vệ, cửa Tiền), nằm trên địa phận thôn Nam Tân. Sau triều Tây Sơn
sụp đổ, cư dân phát triển, đất đai được tận dụng làm vườn tược, nhà
cửa... nên Thành Nội gần như bị xoá sạch. Do đó, khi viết Đồ Bàn thành
ký, Nguyễn Văn Hiển không đề cập đến toà thành này. Ngày nay, còn dấu
vết 2 con voi đá ở phía Nam để xác định khuôn viên phía Nam của Thành
Nội - nơi cửa Nam (cửa Tiền) của Thành Nội thông ra cửa Nam của Thành
Ngoại.
Cấu trục thành nội hình chữ nhật, chạy theo hướng bắc – nam, cắt góc vuông vức.
Thành Nội có 3 cửa: cửa Tiền về phía Nam, cửa Hữu ở phía Tây và cửa Tả ở phía Đông. Thành có hình chữ nhật, chu vi khoảng 1600m.
Tường thành phía nam: chạy theo hương đông – tây, dài 366m, xây bằng đá ong xếp so le, giữa thành mở một cửa nhìn ra Bàu Nóc.
Tường thành phía đông: dài 621m, hướng bắc – nam.Tường thành phía tây: 621m, chạy song song với tường đônG.
Tường thành phía bắc: 366m cắt 2 góc vuông đối xứng với nhau
Chu vi thành là 1914m, Diện tích 208655m2
Nằm chính giữa thành Nội là một thành nhỏ, không gian cơ mật của vương triều Tây Sơn, gọi là Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng nơi vua Thái Đức ở, để thờ và làm việc. Theo Đồ Bàn thành ký,
Tử Cấm Thành dưới thời Thái Đức có xây hai nhà thờ, bên trái thờ song
thân của Nguyễn Nhạc, bên phải thờ song thân của vợ Nguyễn Nhạc. Trước
lầu dựng cung Quyển Bồng, hai dãy hành lang vòng hai bên là nơi hội
họp. Những kiến trúc trên đã bị triệt hạ, hiện nay không còn dấu vết,
mà chủ yếu còn lại kiến trúc thời Nguyễn và di vật thời Champa. Đó là
khu lăng mộ và đền thờ Võ Tánh, tướng trấn thủ thành tự thiêu trước áp
lực của quân đội Tây Sơn năm 1801. Lăng Võ Tánh xây dựng trên một khu
đất hình bát giác có cạnh 7,2 cm. Đó là di tích nền điện Bát giác, một
kiến trúc của thành Hoàng Đế, nơi Võ Tánh đã tử thủ và tự thiêu.
Qua 4 lần khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Tử Cấm Thành những dấu tích sau:
Tường
thành nam: dài 126m, hướng đông – tây, mở cửa Quyền Bổng, chỉ còn lại
chân móng tường cao 0,5m, rộng 1,65m, cổ móng xây giật cấp, thu vào mỗi
bên 0.12m, với 2 hàng đá ong chạy song song, rộng 1,4m.
Tường
thành phía tây: dài 312m theo hương bắc - nam, móng tường ccao 1,4 –
1,6m, cổ móng được xây giật cấp thu vào so với móng 1,5m, phía trên có
tai tường nhô ra khỏi tường 0,1m, đăng đối với cổ móng.
Tường
phía đông: dài 312m, hầu hết đã bị san phẳng, chỉ còn lại đoạn góc đông
nam cao 2,48m cho thấy cấu trúc theo chiều dọc gồm mũ tường, tai tường,
thân tường, cổ móng và mái tường.
Tường thành phía bắc : dài 126m, hiện chưa tìm thấy được nhiều thông tin.
Tổng diện tích khuôn viên Tử Cấm Thành: 39.312m2
Tuy nhiên, mới đây Viện
Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng đã phối hợp với Ban Quản lý
di tích tỉnh đào thám sát kiểm tra các thông số kỹ thuật cần thiết phục
vụ việc lập thiết kế trùng tu tôn tạo Tử Cấm thành Hoàng Đế. Theo kết
quả nghiên cứu của đoàn thì khuôn viên của Tử Cấm Thành không giống như
nghiên cứu của TS. LêĐình Phụng. Bằng chứng mà họ đưa ra là chưa xác
định bờ thành Đông cũng như dấu vết liên kết bắt góc vuông của hai bờ
thành tại góc Đông - Bắc, bờ thành Bắc kéo dài vượt ra ngoài chiều rộng
của Tử Cấm Thành (có thể nối với thành nội). Mặt khác, chân bờ thành
Bắc rộng 2,4m, trong lúc chân bờ Tử Cấm Thành Đông, Tây, Nam (khu vực
Song trung miếu) đã được xác định rộng từ 1,4 – 1,6m và đá ong xây dựng
bờ thành Bắc kích thước cũng lớn hơn nhiều so với đá ong xây ở thành
Đông, Tây và Nam.
Bên trong Tử Cấm thành, các kiến trúc Tây Sơn đã phát hiện được sắp xếp như sau:
Từ thành nam, qua cửa nam ( cửa Vệ Môn) được mở ở giữa đi vào trong Tử Cấm Thành;
hai bên trái phải, sát với tường thành đông, tây là những dấu vết móng
kiến trúc, ở giữa cách cửa không xa là tựong sư tử, kế đến là Cung
Quyền Bổng (cung này cách cửa Vệ Môn 75m); đi hơi sâu vào, bên trái
cung là một
hồ nước hình lá đề ( hình tim ?), bên phải là một dấu vết kiến trúc
khác; cách cung Quyền Bổng 47m là điện Bát Giác, phía trước điện có hai
tượng sư tử, hai bên điện là hai thủy hồ hình bán nguyệt; chếch về phía
góc trái cung là một nền móng kiến trúc khác chưa được xac định; từ
điện Bát giác đi thẳng vào là đến một hòn non bộ, bên phải nó là một
cái giếng vuông, sau hòn non bộ là một bực tường được xây vào thời nhà
Nguyễn để thu hẹp không gian của thành Hoàng Đế;
cách điện bát giác 47m về phía bắc là nền cung cũ ( còn gọi là nền
Chính cung), từ nền cung cũ đi thêm 39m về hướng bắc là nền Hậu cung.
Toàn bộ các công trình kiến trúc chính đượcxây dựng khá quy chỉnh: cửa
Vệ Môn – cung Quyền Bổng – điện Bát Giác – nền cung cũ – nền hậu cung
được xây dựng dọc theo một trục chính chạy dọc Tử Cấm Thành ( hướng bắc
– nam) đây có thể là đường thần đạo của toàn bộ Tử Cấm Thành.(xem thêm phần phụ lục)
Các
công trình bên trong Tử Cấm Thành được bố trí thành hai không gian khác
nhau theo hướng bắc – nam mà ranmh giới là hòn non bộ. Phía nam là
không gian của vương triều với các công trình kiến trúc phục vụ cho bộ
máy quan lại triều đình; các kiến trúc được xây dựng có quy hoạch cân
đối với trung tâm là cung Quyền Bổng, nơi vua và các quan hội họp, hai
bên là hai dãy nhà làm việc của hệ thống quan lại,
phía sau có điện Bát Giác, có thể là nơi hội họp tối mật; hai bên điện
có lối ra cửa dộng và cửa tây thông ra thành Nội; quy mô các kiến trúc
đều lớn, xây dựng lấy tính đăng đối làm chủ đạo, tạo nên một chỉnh thể
thống nhất. Phía bắc là không gian sinh hoạt của nhà vua với hành cung
là nơi ở của nhà vua và hậu cung là nơi ở của hoàng hậu, và có thể đã
từng có những công trình kiến trúc liên quan đến nhu cầu sinh hoạt của
nhà vua và những người phục vụ nhà vua.[16]
Tuy
những dấu tích của Tử Cấm Thành ngày nay còn lại không nhiều nhưng với
những gì còn sót lại ta có thể thấy khi xây dựng Tử Cấm Thành, nhà Tây
Sơn đã có quy hoạch xây dựng mô hình kinh đô hoàn chỉnh; quy hoạch này
đáp ứng được “yêu cầu cẩn và đủ cho quy hoạch kiến trúc kinh đô một
vương triều, sang trọng, uy nghiêm và thuận tiện trong sử dụng”[17]
2. Hiện trạng di tích thành Hoàng Đế
Khi xây thành Bình Định, nhà Nguyễn đã cho dỡ bỏ thành Hoàng Đế
để lấy vật liệu xây dựng, do đó thành chỉ còn lại nền móng. Hiện nay
vùng đất ở thành Ngoại và thành Nội hầu như không còn dấu tích gì của
nhà Tây Sơn, người dân sinh sống và sản xuất trên những vùng đất này.
Bờ thành phía nam thành Ngoại chỉ còn lại một đoạn thành ngắn và dấu vết của hai cửa Tân Khai và cửa Nam.
Đoạn tường cao nhất hiện còn cao từ 3m- 6m, chân thành rộng 10m -25m,
mặt thành rộng 4m- 5m, trên mặt tường được trồng cây lấy gỗ bảo vệ[18]. Đoạn giữa tường thành phía nam hiện còn dựng hai khối đá cao trên 3m, rộng o,7m x 0,65m được chôn sâu giữa mặt tường vững chắc.[19]
Góc đông – nam thành ngày nay là một khu đất cao bằng phẳng được dùng
làm nơi cư trú. Xế góc thành bên ngoài tường thành phía đông, một diện
tích lơn bị san phẳng xây dựng chùa Tịnh Xá.[20] Mặc dù chỉ con lại một số chi tiết như trên nhưng bờ thành nam được xem là đoạn tường thành còn nguyên vẹn nhất của thành Hoàng Đế cho đến hiện nay.
Tường
thành phía đông của thành ngoại hầu hết đã bị san phẳng, nhà dân,
trường học được xây ngay tên mặt thành. Nền tường thành còn lại cao
1,2m – 1,5m so với mặt ruộng, mặt thành rộng 20 – 30m. Hiện không tìm
thấy dấu vết của cửa thành đông. Đoạn tường thành phía đông, góc đông - bắc bị một một con đường mở cắt ngang. Góc đông – nam đã bị san ủi từ xưa để xây dựng chùa Tịnh Xá.[21]
Tường
thành phía bắc còn lại cao 1,5m – 2,5m, mặt tường rộng 4m – 6m, chân
thành rộng 10m – 15m. Dấu vết cửa bắc nằm gần chính giữa tường thành.
Trên mặt thành người ta trông cây lấy gỗ và cây ăn quả.[22]
Tường thành phía tây hiện còn cao 1,5m- 3m, mặt tường rộng 3m – 5m, chân tường rộng 7m – 10m. Hiện nay hai bên tường thành là nơi cư trú của người dân. Dấu vết cửa thành tây còn lại không rõ nét.[23]
Dấu vết thành Nội còn sót lại không nhiều, chỉ còn lại những dải chân tường móng ẩn trong lòng đất.
Từơng thành phía nam đã được dùng làm nơi cư trú, tường thành đông hiện
nay là con đường betông chạy liên thôn trong xã Nhân Hậu, tương truyền
tường đông có mở một cửa thành nhưng hiện chưa tìm thấy dấu vết. Tường
thành bắc và tây cũng được dùng làm nơi cư trú và sản xuất của cư dân
vùng này.
Bên
trong thành nội hiện nay về phía tây để lại dấu vết của một nền đất cao
0,6m -0,8m, hình chữ nhật hướng bắc nam, dài 30m, rộng khoảng 10m. Phía
nam, đi thẳng từ cửa nam thành nội vào trước cửa Tử Cấm Thành, về hướng
đông điện còn có dấu tích một giếng vuông; kích thước 1,6m x1,6m xây
bằng đá ong.. bên cạnh có nhiều vùng đất cao, long đất chứa nhiều mảnh
gạch, ngói, có khả năng là dấu tích của một công trình kiến trúc.
Tử Cấm Thành
thời Tây Sơn hiện trạng bị chia thành hai phần. phần phía nam là khu
khuôn viên lăng Võ Tánh còn khá nguyên vẹn và phần phía bắc đã bị san
ủi thành nơi cư trú và canh tác. Tường thành phía nam
đã bị dỡ bỏ hoàn toàn, thay bằng một bức tường mới dẫn vào khuôn viên
lăng Võ Tánh. Tường thành phía tây hiện được chia làm 2 phần, phần phía
bắc đã bị dỡ bỏ, phần phía nam đựoc dùng làm khuôn viên lăng. Tường
phía đông,hầu hết đã bị san phẳng, chỉ còn lại đoạn góc đông nam cao
2,48m. Toàn bộ phần phía bắc của Tử Cấm Thành đã bị dỡ bỏ chì còn lại phần móng chìm dưới lòng đất.
Qua quá tình khai quật nhiều dấu tích của thành Hoàng Đế đã được đưa lên mặt đất. Tuy nhiên chưa thấy có một kế hoạch hoạt động thiết thực nào để bảo vệ nó.
Sau đợt khai quật năm 2004, một nhà báo đã tìm đến thăm thành và đã viết một bài bào “Tử Cấm thành Hoàng Đế: Khai quật lên rồi...bỏ”
trong đó nói đến việc lơ là trong công tác trùng tu và bảo quản. các
dấu vết tường thành còn sót lại bị người dân dỡ lấy đá ong; bên
cạnh đó, trâu, bò ngang nhiên vào khuôn viên Tử Cấm thành nên đầy rẫy
phân trâu, bò. Nghiêm trọng hơn khi trâu, bò vào đã cà, húc làm các di
tích đổ nát. Toàn bộ khuôn viên bên trong của Tử Cấm thành cây cỏ mọc
um tùm. Các tấm bia ghi tên các vị quan khanh bạc phếch, trẻ nhỏ chăn
châu viết, vẽ bậy lên làm mất đi sự linh thiêng…Các
nhà khai quật đợt này phải ngưng ngang vì không đủ kinh phí vì thế cũng
không đủ kinh phí để xây dựng các mái che cho các công trình đã khai
quật, cứ mỗi đợt mưa xuống, một phần đất mới được đào bới lên lại chảy về vị trí cũ,các viên đá ong bắt đầu nứt, lở xuống đáy hồ.[24]
Gần đây, năm 2007, có một bài báo có tiêu đề rất chua xót phản ánh tình trạng của thành Hoàng Đế: Bình Định: Thành Hoàng Đế bị “xẻ thịt” theo bài viết từ Giữa
năm 2006, ông Nguyễn Văn Giác, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu, ký hợp đồng
cho phép bà Nguyễn Thị Ngọc Ẩn khai thác đất trong khu di tích Thành
Hoàng Đế với giá chỉ 1.000 đồng/m3.
Theo hợp đồng, UBND xã Nhơn Hậu cho phép bà Ẩn khai thác 50.000 m3 đất
di tích, thời hạn khai thác đến năm 2008. Chỉ sau mấy tháng, đất di
tích Thành Hoàng Đế đã bị lấy đi hơn 20.000 m3 làm cho khu vực Đàn Nam Giao bị khoét sâu hàng trăm mét với nhiều hố sâu hoắm.
Và những người có trách nhiệm, những nhà chức trách vẫn không tỏ ra “
không hề có trách nhiệm” trong việc bảo vệ những di tích này.
Đến nay vẫn chưa thấy có thông tin mới về việc bảo quản và trùng tu di tích này.
III. Vai trò thành Hoàng Đế trong lịch sử
Từ năm 1776, khi Nguyễn Nhạc dời đại bản doanh từ Quy Nhơn về thành Đồ Bàn – Hoàng Đế, ngôi thành đã trở thành hạt nhân của cuộc khởi nghĩa và nó quyất định sự tồn vong của phong trào khi mà cuộc khởi nghĩa còn non trẻ vừa phải đối phó với quan quân nhà Nguyễn ở phía nam vừa phải đối phó với quân Trịnh ở phía bắc. Thành Hoàng Đế
cũng như bản thân vưong triều Tây Sơn là kết quả của một phong trào đấu
tranh nông dân, một cuộc “bạo loạn” thật sự vào thời điểm bấy giờ,
thành được xây dựng làm đại bản doanh của phong trào trong một hoàn
cảnh binh đao loạn lạc, vì vậy trước tiên và quan trọng nhất nó phải là
một thành trì quân sự.
Với chức năng là một trung tâm quân sự thành Hoàng Đế
được xây dựng với 3 tiêu chí: quy mô lớn, cấu trúc phức tạp nhiều vòng
lớp và tường thành kiên cố. Nếu so với các tòa thành được xây dựng với
chức năng là kinh đô trong lịch sử nước ta, thành Hoàng Đế có diện tích vào loại lớn nhất, chu vi thành lên đến 7740m, diện tích 3.648.348m2.
Thành được xây kiên cố với 3 vòng thành. Thành ngoài đắp dày và cao,
nhiều đoạn được kè đá ong, chiều dày tường thành từ 10m -15m, cao từ 2m
– 4m. Thành Nội được xây dựng bên trong thành Ngoại, được xây bằng đá
ong, bao quanh Tử Cấm Thành bên trong cũng được xây dựng bằng đá ong.
Ngoài
các vòng tường thành kiên cố, thành còn được phòng vệ bằng cả một hệ
thống sông ngòi, núi, đồi, gò tự nhiên và nhân tạo bao bọc xung quanh.
Sông Đập Đá tách ra ở Thiết Trụ(xã Nhơn Mỹ) rồi hợp lại ở Lý Tây( xã
Nhơn Thành) đã bao bọc thành Hoàng Đế như những con hào tư nhiên, đồng
thời là những con đường thủy thuận lợi. Phía Tây Bắc thành còn dấu vết
một bến thuyền xưa ở khu vực Bến Gỗ. Từ đó thuyền có thể theo đường
sông Quai Vạc trở lại sông Kôn rồi ngược lên Thượng Đạo hoặc xuôi theo
sông Đập Đá, sông Đại An về phía Đông ra cửa Thị Nại. Cùng với tuyến
sông- hào, các gò núi quanh thành cũng đóng vai trò không nhỏ trong hệ
thống phòng thủ. Phía Nam thành có gò Vân Sơn, gò Tập. Đây là những cao
điểm lợi hại án ngữ phía nam thành Ngoại. Theo giải thích của nhân dân
địa phương, gò Tập chính là nơi trước đây dùng để luyện tập quân sĩ. Xa
hơn gò Tập một chút là Long Cốt. Ngọn núi này, án ngữ phía trước cửa
thành. Thành còn có một hệ thống phòng vệ từ xa trên cả hai mặt thủy và
bộ. Đó là các thành lũy dã chiến trên núi Càn Dương, Mò O, Hàm Long,
Kì Sơn…, các đồn bảo ở cửa biển Đề Gi, Nha Phiên, Thị Nại.
Nơi xây dựng thành lại là một mặt bằng thoáng rộng giữa một vùng thung lũng trũng, đáp ứng được nhu cầu phát triển cả thủy binh và bộ binh, một “ hệ thống căn cứ thủy bộ liên hoàn”[25] Về đường bộ, tòa thành nằm chắn ngang con đường thiên lý bắc nam, con đường huyết mạch lúc bấy giờ, từ đó kiểm soát con đường con đường giao thông từ bắc vào nam và ngược lại. Về đường thủy, tòa thành được xây dựng kẹp giữa hai nhánh của sông Côn là con đường lưu chuyển chính giữa thành Hoàng Đế và căn cứ thủy quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại.
Sự kiên cố của tòa thành được thể hiện rõ qua việc cả quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn đều rất khó khăn trong việc công thành. Cũng tại tòa thành này bộ chỉ huy nghĩa quân đã lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại quân Trịnh ở mặt Bắc, là điểm xuất phát các đợt tấn công họ Nguyễn ở phía Nam. Đầu năm 1785 cũng chính từ đây, Nguyễn Huệ đã nhận lệnh của Nguyễn Nhạc đem quân vào Gia Định đánh
tan 5 vạn quân Xiêmtại Rạch Gầm – Xoài Mút. Năm 1786 thành Hoàng Đế lại
là nơi xuất phát của nghĩa quân tiến ra Phú Xuân đánh tan quân trịnh,
tạo tiền đề cho việc thống nhất đất nước.
Gắn liền với vai trò một thành lũy quân sự, thành Hoàng Đế
còn là trung tâm chính trị, đầu não của phong trào Tây Sơn và vương
triều Tây Sơn. Từ năm 1776 đến năm 1778 thành là nơi các tướng lĩnh
phong trào Tây Sơn hội họp đưa ra các quyết định có ý nghĩa đối với sự
phát triển của phong trào. Từ năm 1778, khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, thành
Hoàng Đế
trở thành kinh đô, một trung tâm hành chính – chính trị của một vương
triều. Tại đây bộ máy quản lý nhà nước ra đời, cùng với vua Thái Đức
bàn bạchoạch định những vấn đề về
quân sự chính trị, kinh, và văn hóa. Trong Tử Cấm Thành hiện đã tìm
thấy dầu vết cung Quyền Bổng là nơi vua thiết triều, điện Bát Giác là
nơi vua bàn bạc những việc cơ mật, hai bên cung Quyền Bổng có hai dãy
nhà là nơi làm việc của quan lại.
Hiện nay, chưa có nhiều tư liệu chứng minh thành Hoàng Đế đã từng là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn trong vùng nhưng ta vẫn có thể khẳng định giả thuyết này. Với vai trò là một kinh đô, thành Hoàng Đế cần phải có những hoạt động nông, công, thương nghiệp nhằm duy trì sự tồn tại của mình. Thành Hoàng Đế
vốn đã từng là kinh đô của nhà nước Champa giàu có trước đó, chắc hẳn
phải có sự tập trung dân cư đông cũng như hoạt động kinh tế sôi nổi hơn
các vùng khác. “Thị trấn Đập Đá ngày nay, xưa kia là một thị tứ sầm uất: “Anh về Đập Đá đưa đò/Trước đưa quan khách sau dò ý em””[26]
Hiện nay xung quanh khu vực thành Hoàng Đế còn có những làng nghề thủ công truyền thống : “nghề rèn làng Phương Danh rất nổi tiếng. Ngày nay có hơn 200 hộ ở Tây Phương Danh chuyên làm nghề rèn, nghề dệt. Nghề đúc đồng
ở Bàng Châu trước đây rất nổi tiếng, nay chuyển sang nghề đúc gang, đúc
nhôm, đồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ...Nghề gốm Nhạn tháp, chợ Gốm, nghề làm nón Gò Găng... đã từng nổi tiếng một thời.”[27]
Là vùng đất kinh đô của một vương triều phong kiến, thành Hoàng Đế đương nhiên cũng trở thành một trung tâm văn hóa của vương triều đó. Thời gian tồn tại của vương triều Tây Sơn khá ngắn ngủi vì vậy,
nó chưa thể tạo ra một dấu ấn riêng trong lịch sử văn hóa Việt Nam như
các triều đại khác. Những nghiên cứu về đặc điểm văn hóa nghệ thuật
thời Tây Sơn nói chung và ở thành Hoàng Đế nói riêng hiện nay rất hạn chế, nhất là đối với những giá trị văn hóa phi vật thể. Hiện tuy ở thành Hoàng Đế
chỉ còn lại những tàn tích của những công trình kiến trúc, nhưng đó
thực sự là tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu các giá trị văn hóa ở
khu vực này. Những hòn non bộ, những thủy hồ hình vòng khuyên, thủy hồ
hình lá đề... không chỉ là những yếu tố văn hóa vật thể đơn thuần mà nó
còn thể hiện được đời sống tinh thần của những con người sống nơi đây
KẾT LUẬN
Những
kết quả khai quật cho thấy dù thành Hoàng Đế được Nguyễn Nhạc xây dựng
trong một thời gian ngắn, (từ năm 1776 khi Nguyễn Nhạc chuyển trụ sở
phủ Quy Nhơn về thành Chà Bàn cho đến năm 1778), nhưng thành đã được
xây dựng theo một
quy hoạch kiến trúc hoàn chỉnh với 3 vòng thành kiên cố. Đặc biệt kiến
trúc của Tử Cấm Thành được quy hoạch hợp cách đăng đối thể hiện được
vai trò là một kinh đô, bộ mặt của một vương triều. Trong hoàn cảnh
lịch sử lúc bấy giờ, thành Hoàng Đế
nổi lên với vai trò là trung tâm đầu não của phong trào Tây Sơn rồi
vương triều Tây Sơn cho đến năm 1789 (khi mà Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú
Xuân); thành Hoàng Đế
đã trở thành một căn cứ địa vững chắc giúp các đội quân tiên phong yên
tâm đánh nam dẹp bắc, góp phần vào thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
Trước
đây, chúng ta đã biết quy hoạch kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, Lam
Kinh - Thanh Hóa, thành nhà Hồ, kinh thành Huế thì nay chúng ta lại
được biết thêm quy hoạch kinh thành vương triều Thái Đức của Nguyễn
Nhạc. Đặt các quy hoạch này theo một hệ thống, ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về quy hoạch kiến trúc các kinh thành của các nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử.
Tuy
nhiên những tài liệu giá trị này đang bị đe dọa hủy hoại từng ngày, vì
vậy đòi hỏi những người có trách nhiệm phải nhanh chóng có những chương
trình kế hoạch trùng tu bảo quản hợp lý và hiệu quả, cũng như những
người dân phải có ý thức giữ gìn một trong những di sản của một giai
đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Định, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, NXB Thuận Hóa,2005 trang 246
2. Lê Đình Phụng, Thành Hoàng Đế kinh đô vương triều Tây Sơn, nxb KHXH, 2007.
3. Đại cương lịch sử Việt Nam. T.1 : Từ thời nguyên thủy đến năm 1958 / Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh. - Tái bản lần thứ 9. - Hoàng Đế. : Giáo dục, 2006.
4. Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992.
5. www.vnexpress.net
6. www.laodong.com.vn
7. http://vietbao.vn
8. http://baobinhdinh.com
9. www.mientrung.com
10. http://www.binhdinhngaynay.com
11. www.google.earth.com
12. http://tintuc.xalo.vn
13. www.binhdinhffc.com
14. www.dostbinhdinh.org.vn
15. www.laodong.com
[1] Lê Quang Định, “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, NXB Thuận Hóa,2005 trang 246
[2] Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, trang 11
[3] Đại Nam nhất thống chí, đã dẫn, tr7
[4] Tr66-67
[5] Địa chí Bình Định (www.dostbinhdinh.org.vn)
[6] Địa chí Bình Định
[7] Địa chí Bình Định
[8] Địa chí Bình Định
[9] www.dostbinhdinh.org.vn
[10] www.vietbao.vn
[11] www.vietbao.vn
[12] www.vietbao.vn
[13] www.vietbao.vn
[14] Lược dẫn theo www.baobinhdinh.com.vn
[15]Địa chí Bình Định
[16] Lê Đình Phụng, đã dẫn, tr 238 -239
[17] Lê Đình Phụng, tr240
[18] Lê Đình Phụng, tr 162
[19] Lê Đình Phụng, tr 164
[20] Lê Đình Phụng, tr166
[21] Lê Đình phụng, tr 167 – 168
[22] Lê Đình Phụng, tr170 -172
[23] Lê Đình Phụng, tr173
[24] www.binhdinhffc.com
[25] Lê Đình Phụng, tr 357
[26] Đại chí Bình Định
[27] Địa chí Bình Định
VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» Ai về Bình Định mà... thăm thành cổ!
» Vài suy nghĩ về việc bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long
» Huyền thoại một gia đình
» Vài suy nghĩ về việc bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long
» Huyền thoại một gia đình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52