Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
TỪ BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI” ĐẾN VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TỪ BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI” ĐẾN VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TÓM TẮT BÀI VIẾT 4
Phần thứ nhất. những phát hiện cũ 4
Phần thứ 2. Quan điểm của Côlani và Canô Tađaô 5
Phần 3. Dưới ánh sáng những phát hiện mới 7
Phần 4. Việt Nam và Đông Nam Á 9
Phần Kết luận 10
CHƯƠNG II 11
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
2.1. Nguồn tư liệu tác giả sử dung trong bài viết 11
2.2. Bố cục bài viết, văn phong 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
2.4. Những vấn đề tác giả đặt ra, cách giải quyết vấn đề và kết quả 12
2.5. Những vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu về loại hình khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á 13
CHƯƠNG 3 15
PHÁT HIỆN MỚI VỀ KHUYÊN TAI CÓ MẤU VÀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THUỘC HẬU KỲ THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ MỚI ĐẾN THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG
3.1. Thuật ngữ 15
3.2. Một số phát hiện mới về loại hình khuyên tai có mấu từ sau 1974 17
3.2.1 Loại hình khuyên tai có mấu ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM) 17
3.2.2. Khuyên tai có mấu thuộc văn hóa Sa Huỳnh 18
3.2.3. Khuyên tai có mấu tìm thấy ở một số công xưởng chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Đồng Bằng Bắc bộ 20
3.2.4. Khuyên tai đá ngọc phát hiện trong khu mộ táng thuộc thời kỳ thời đại Hùng Vương 21
3.2.5. Một số phát hiện khác ở Việt Nam 22
3.2.6. Một số khuyên tai mới phát hiện ở ngoài Việt Nam 22
3.3. Chức năng của khuyên tai có mấu 23
3.3.2. Chức năng thẩm mỹ 23
3.3.3. Chức năng tín ngưỡng 24
3.3.4. Chức năng trao đổi 24
3.3.4. Một số chức năng khác trong nghiên cứu 24
3.4. Khuyên tai có mấu và vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực hậu kỳ đá mới đến thời kỳ đồng thau 24
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHẦN PHỤ LỤC 33
1. Một số hình vẽ của GS Hà Văn Tấn sử dụng trong bài viết 32
2. Một số hình ảnh của các khuyên tai mới phát hiện 39
CHƯƠNG I
TÓM TẮT BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI”
“Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai” là bài viết của GS. Hà Văn Tấn viết năm 1974, được đăng trên tạp chí KCH số 15,1974 và được đăng trong cuốn “Theo dấu các nền văn hoá cổ”, Hà Văn Tấn tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh từ trang 598 đến trang 628.
Bài viết được trình bày gồm 4 phần nội dung và kết luận
Phần thứ nhất những phát hiện cũ
Ở phần này tác giả trình bày về những địa điểm phát hiện được khuyên tai có hình vành khăn, khuyên tai 3 mấu, 4 mấu chủ yếu là phát hiện vào các cuộc khai quật nửa đầu thế kỷ.
Cụ thể: Năm 1924, Ở những đụn cát ở bờ biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ở đây tìm thấy 2 chiếc khuyên tai có hình dạng kỳ lạ:
- Loại thứ nhất mỏng, hình vành khăn, có một khe hở như những khuyên tai thông thường nhưng ở rìa ngoài nhô ra bốn mũi nhọn đối xứng nhau, loại này chỉ làm bằng đá (Hình 1,2).
- Loại thứ 2 có hình quả Lê, hai mặt phình ra, lỗ đeo lệch về một đầu, rìa ngoài chỉ có 3 mũi nhọn (Hình 3) loại này có thể làm bằng đá hoặc thuỷ tinh.
Những chiếc khuyên tai này đã được H. Pácmăngchiê miêu tả năm 1924.
Năm 1929, V. Gôlubép công bố các di vật của khu mộ cổ Đông Sơn nổi tiếng. Trong đó có mảnh vòng đồng, ở rìa ngoài có 3 mấu nổi lên. Chắc có mấu thứ 4 ở chỗ đã mất. (Hình 4)
Năm 1936, M. Colani miêu tả khuyên tai tìm thấy được ở Đồng Hới, có dạng gần giống loại khuyên tai 3 mũi nhọn ở Sa Huỳnh nhưng chỗ khác biệt là mũi nhọn ở đây được kéo dài ra.
Ở Đông Nam Á:
Otly Bâyơ cho biết ở Philippin, vùng Batangat, tìm thấy khuyên tai giống hệt loại có 3 mấu và 4 mấu nhọn ở Sa Huỳnh. Ngoài ra, còn có kiểu đặc biệt 4 mấu mảnh vỡ Hình 6.
Đảo Hồng Đầu Dư và đảo Hoả Thiêu phía bắc Philippin và nam Đài Loan, phát hiện một số khuyên tai có mấu ở di chỉ Irararai (H7) và tìm được khuyên tai khác người địa phương giữ (H8). Đảo Hoả Thiêu trong di chỉ hồ Du Tử phát hiện khuyên tai giống Irararai. (H9).
Ở Đài Loan tìm thấy được nhiều khuyên tai (H10, 11, 12, 13, 14).
Vùng biển nam Trung Quốc, Đ.Gi.Phin phát hiện khuyên tai 4 mấu trên đảo Bạc Liêu Châu.
Như vậy, từ lâu ở Việt Nam, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc, trong một số di tích khảo cổ, đã tìm thấy một loại khuyên tai độc đáo, hình dáng cơ bản là vành ngoài có 4 mấu phổ biến, 3 mấu kém phổ biến hơn. Vì đây là loại khuyên tai đặc biệt nên nhiều nhà khảo cổ học đã chú ý đến. Đã có ý kiến khác nhau về nguồn gốc, niên đại và con đường giao lưu của loại khuyên tai này.
Phần thứ 2. Quan điểm của Côlani và Canô Tađaô
- GS. Hà Văn Tấn đưa ra một số quan điểm lớn về nguồn gốc, chủ nhân… của các nhà nghiên cứu trước về vấn đề khuyên tai có mấu ở Việt Nam và khu vực. Theo đó, Côlani là người đầu tiên đi tìm nguồn gốc của loại khuyên tai có mấu tìm thấy ở Sa Huỳnh và ở Quảng Bình. Bà cho rằng nguồn gốc của chúng bắt nguồn từ vỏ ốc trên tay thần Visnu ở Ấn Độ. Vỏ ốc có khi được trang trí thêm 3 mũi nhọn. Và loại khuyên tai 3 mấu nhọn ở Sa Huỳnh là phỏng theo và cách điệu hình vỏ ốc này, một loại ốc thiêng của người An Độ.Nguồn gốc khuyên tai này do thuyền buôn từ Ấn Độ mang đến. Những khuyên tai ở Quảng Bình có mũi nhọn và rất dài khác khuyên tai ở Sa huỳnh bà cho rằng khuyên tai ở Qảng Bình có thể nảy sinh từ khuyên tai Sa Huỳnh và có thể là bản sao không đúng nguyên văn của một loại ốc khác vỏ có gai nhọn. Theo bản vẽ H16 thì là ốc Murex. Bà cũng so sánh khuyên tai 4 mấu nhọn ở Sa Huỳnh với đồ trang sức 4 mấu ở Ấn Độ mà theo bà là phát sinh từ khuyên tai 3 mấu. Bà cũng nhận ra mối liên hệ giữa khuyên tai bốn mấu Sa Huỳnh và vòng đồng bốn mấu ở Đông Sơn. Những di vật tìm thấy ở Quảng Bình có thể nằm vào giai đoạn trung gian giữa văn hóa mộ táng phía nam (Sa Huỳnh) và văn hóa mộ táng phía bắc (Đông Sơn).
- Ca-no-ta-da-o một học giả Nhật đã trình bày toàn diện về các giai đoạn phát triển cũng như sự phân bố của loại hình khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á. Ông sử dụng thuật ngữ gọi cái khuyên tai này là “Vòng đá hình khuyết có sừng”. Theo ông vòng đá hình khuyết có sừng có mấu gồm 4 kiểu: kiểu thứ 1 có mấu phía ngoài tròn gồm các khuyên tai ở Đài Loan. Kiểu thứ 2, có gai nhọn, tìm thấy ở QB. Kiểu thứ 3, có mấu như khuyên tai Sa Huỳnh và Batangat (Philippin). Kiểu thứ 4, có mấu “hình đuôi bồ câu” như khuyên tai tìm thấy ở đảo Hồng Đầu Dư, Hoả Thiêu.
- Đồng ý với NêgiuMaxasi cho rằng: Kiểu vòng đồng có mấu ở Đông Sơn là nguyên hình của sự phát triển khuyên tai 4 mấu ở Sa Huỳnh. Ca-no-ta-da-o đã trình bày sự phát triển của bốn kiểu vòng nói trên như sau.
Kiểu thứ 1 mô phỏng trực tiếp vòng đồng Đông Sơn. Kiểu thứ 2 do kéo dài các mấu của kiểu vòng đồng Đông Sơn. Kiểu thứ 3 chuyển tiếp từ vòng đồng Đông Sơn hoặc phát triển từ kiểu thứ 2. Kiểu thứ 4 chuyển từ kiểu thứ 3 hoặc từ kiểu trung gian.
Từ sự phân bố các kiểu khuyên tai có mấu ở Việt Nam và ĐNA và từ nhận định về chuyển biến loại hình nêu trên thì Ca-no-ta-da-o đã thiết lật bản đồ các luồng di cư của chủ nhân các khuyên tai này (Hình 17): Các luồng thiên di xuất phát từ Việt Nam, quê hương của văn hóa Đông Sơn. Từ Đông Sơn có luồng di động tới Đài Loan (chúng minh bằng sự tồn tại của cái văn hóa “văn hóa vật khoan hình ống”, của văn hóa cự thạch và những dao găm có trang trí cán hình người; Từ Sa Huỳnh, văn hóa di động đến Philippin; Từ philippin di động đến các đảo…
Và ông nhấn mạnh mối liên hệ giữa khuyên tai có mấu và đồ trang sức Magatama của Nhật Bản.
Phần 3. Dưới ánh sáng những phát hiện mới
Bằng những phát hiện mới ở Việt Nam tác giả đưa ra để phủ nhận quan điểm trên.
Đối với quan điểm của Ca-nô-ta-đa-ô, vòng đồng có mấu Đông Sơn là nguyên hình khuyên tai đá có mấu ở Đông Nam Á. Nhưng theo các phát hiện mới chứng minh vòng đồng có mấu Đông Sơn đã bắt nguồn từ các vòng đá tồn tại trong các văn hoá trước ở Đông Sơn. Phát hiện khuyên tai ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông sơn (Hình 19, 20, 21, 22, 23). -> đủ cứ liệu trình bày về quá trình phát triển từ sớm đến muộn của loại hình khuyên tai độc đáo này. Niên đại dựa vào văn hoá chứa chúng chứ chưa kể đến loại hình.
Về loại hình (H24), ở Vĩnh Quang tìm thấy mảnh huyên tai có mấu khía răng nhu khuyên tai Văn hóa Gò Mun, Nhưng mấu khác tròn giống khuyên tai Văn hóa Đồng Đậu.
Khi chúng ta phát hiện ra quá trình liên tục này của khuyên tai 4 mấu. Kiểu vòng 4 mấu Đông Sơn không phải là hình thức có mấu đầu tiên ở Việt Nam từ đó cho ta thấy ý kiến Ca-nô-ta-đa-ô không đứng vững.
Sai lầm trong luận điểm Côlani khi cho rằng nguồn gốc từ Ấn Độ và loại 3 mấu chuyển tiếp lên loại 4 mấu ngay trên đất Ấn. Theo tài liệu chúng ta thì khuyên tai 3 mấu phải bắt nguồn từ 4 mấu do tìm thấy khuyên tai 4 mấu có niên đại sớm hơn niên đại khuyên tai 4 mấu Sa Huỳnh và khuyên tai 3 mấu Sa Huỳnh thì không tìm thấy loại sớm hơn. Theo G.S khuyên tai bốn mấu ở Sa Huỳnh nếu không phải bắt nguồn trực tiếp từ vòng bốn mấu ở Đông Sơn thì cũng bắt nguồn từ khuyên tai bốn mấu trong hệ thống văn hóa Phùng Nguyên – Đông Sơn. Tuy khuyên tai bốn mấu Sa Huỳnh được chế tác tinh xảo và hình dạng phức tạp hơn ở Bắc bộ những mối liên hệ này không thể phủ nhận.
Có sự chuyển biến từ khuyên tai bốn mấu sáng khuyên tai ba mấu theo GS vì: Các khuyên tai ba mấu ở Sa Huỳnh hay Quảng Bình, lỗ đeo lệch về một bên và vành ngoài của khuyên, do đó cũng bị biến dạng (Hình 3, Hình 5), đặc điểm này phá vỡ tính đối xứng của khuyên tai hình vành khăn có bốn mấu. Để lập lại tính đối xứng mới, cách giải quyết tài tình của người xưa là bỏ đi một mấu. Như vậy khuyên tai ba mấu nảy sinh từ khuyên tai bốn mấu.
Chứng minh được khuyên tai bốn mấu Sa Huỳnh bắt nguồn từ khuyên bốn mấu trong văn hóa Phùng Nguyên và khuyên tai Quảng Bình bắt nguồn từ khuyên tai ba mấu, bốn mấu ở Sa Huỳnh thì loại bỏ được ý kiến của Côlani cho rằng khuyên tai bắt đầu từ hình tượng ốc. Chưa kể việc Côlani giải thích nguồn gốc khuyên tai của Sa Huỳnh bắt đầu từ loại ốc Murex là gượng ép và chưa khoa học.
Bác bỏ luận điểm về nguồn gốc Ấn độ của khuyên tai có mấu, đồng thời G.S cũng bác bỏ luận điểm về nguồn gốc Nhật Bản vì ý kiến này không có cơ sở.
Magatama là loại đồ trang sức dấu phẩy độc đáo và phổ biến trong văn hóa cổ Nhật Bản hình dáng dầu phẩy. Đây là một đặc riêng của văn hóa Nhật, có nguồn gốc riêng, có truyền thống riêng. Không có một đặc điểm nào khả dĩ gắn liền với loại khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á. (Hình25, 26, 27)
Nguồn gốc của khuyên tai có mấu ở văn hóa Phùng Nguyên theo Hà Văn Tấn có thể gắn liền với kỹ thuật chế tác.
Qua tài liệu về kỹ thuật chế tác vòng tay và khuyên tai đá ở các công xưởng làm đồ trang sức cổ ở Đồng Bằng Bắc bộ như Tràng Kềnh, Gò Chè, Hồng Đà cho chúng ta biết kỹ thuật chế tạo vòng hay khuyên tai từ mảnh đá mài hình vuông. Sau hi đã khoan một lỗ ở giữa mảnh đá bẳng phương pháp khoan tách lõi, người ta mới cắt bốn góc của mảnh đá, biến hình vuông thành hình tám cạnh. (Hình 28).
Trong khi chế tác đồ trang sức theo quy trình trên, nếu người thợ đá dừng lại ở một khâu nào đó, thì vật phẩm trong tay đều có thể là kiểu mẫu cho mộtddoof trang sức mới. Nếu lúc nào đó, người thợ đá không cưa hẳn góc của mảnh đá vuông mà giữ lại một phần và dưới sự chi phối của quy tắc đối xứng, họ sửa sang lại phần đó thành những hình đồng dạng, thế là họ đã tạo thành một loại khuyên tai mới. Ban đầu là sự tạo thành một cách ngẫu nhiên, nhưng về sau, được ưa chuộng vì tính chất độc đáo, nó trở thành loại hình riêng biệt và ổn định.
Các kiểu khuyên tai có mấu sau băt nguồn từ loại khuyên tai có mấu này trong văn hóa Phùng Nguyên. Và có thể có một số thay đổi, biến chuyển tùy vào sở thích, quan niệm về thẩm mỹ.
Phần 4. Việt Nam và Đông Nam Á
Việt Nam tìm thấy nhiều khuyên tai có mấu nhất, có thể xếp thành chuỗi các loại hình, phát triển từ sớm đến muộn có niên đại xác định. Từ những phát hiện mới có thể khẳng định rằng Việt Nam là quê hương của khuyên tai có mấu. Vinh dự sáng tạo kiểu khuyên tai độc đáo này thuộc vè những người thợ đá tài năng đồng thời là chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên.
Ngoài ra, ở Xamrong Xen, Campuchia có những di vật bằng đá vôi hay bằng vỏ ốc hình gần vuôn, bốn góc tròn và được làm nổi rõ nhờ những chỗ eo hai bên (H30, 31). Những đồ trang sức này khá giống khuyên tai ở Lũng Hòa. Chỉ khác ở chổ khe hở. Vì không có khe hở nên không thể xếp đồ trang sức này vào khuyên tai có mấu. Do nhiều đặc điểm không giống khuyên tai thuộc văn hóa Phùng Nguyên và niên đại C14 Xamrông Xen có phần muộn hơn Phùng Nguyên. Nên khuyên tai có mấu ở Phùng Nguyên không thể bắt nguồn từ loại đồ trang sức này. Và giả thuyết mà GS đưa ra là phải chăng có sự ảnh hưởng ngược lại.
-Mối quan hệ khuyên tai có mấu Việt Nam – Đài Loan, Ca-nô-ta-đa-ô cho rằng khuyên tai ở khu vực Đài Loan là do văn hóa Đông Sơn di chuyển tới. Về loại hình khuyên tai bốn mấu ở Đài Loan rất giống khuyên tai Đồng Đậu. Sự giống này được tác giả cho là sự di chuyển văn hóa. Cho dù không có niên đại chính xác của khuyên tai bốn mấu ở Đài Loan này nhưng theo tác giả thì nó xuất hiện dưới ảnh hưởng của văn hóa Đồng Đậu.
Mối quan hệ giữa Đài Loan, Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam đã được chứng minh đặc biệt là từ loại hình bôn có nấc. Nhưng nếu như bôn có nấc đã từ biển xâm nhập vào đồng bằng và trung du Bắc Bộ thì khuyên tai bốn mấu lại từ khu vực này đi ra.
Khuyên tai ở đảo Hỏa Thiêu và Hồng Đầu Dư thuộc một kiểu khác về mặt loại hình khó có thể cho là phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh lên như quan điểm Ca-nô-ta-đa-ô. Có thể đi từ đất liền như Nam Trung Quốc qua.
Khuyên tai “hình đuôi bồ câu” ở Hương Cảng có thể sớm hơn văn hóa Đông Sơn. Như vậy có thể ghi nhận mối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và vùng Đông Nam Trung Quốc từ trước thời Đông Sơn.
Về phía Nam, khuyên tai có mấu ở Việt Nam đã vượt biển sang tới Philippin. Ca-nô-ta-đa-ô cho rằng khuyên tai tìm thấy ở Batangat là di chuyển từ văn hóa Sa Huỳnh.
Ca-nô-ta-đa-ô còn nhắc đến những vòng đồng thau có mấu ở di tích cự thạch Xumatora mà ông coi là gần một kiểu với kiểu 1, để nói về mối quan hệ giữa Đông Sơn với Inđônexia. (H32, H33). Nhưng theo tài liệu và nghiên cứu của G.S thì những chiếc khuyên tai đó đã bị biến dạng nên thật khó để khẳng đinh chắc chắn. Tác giả đưa gia giả thuyết phải chăng những mảnh đồng kỳ lạ trong ngôi mộ đá ở Xumatora kia có chịu một ảnh hưởng xa xôi nào đó của vòng có mấu Đông Sơn.
Phần Kết luận
Dựa vào tài liệu mới, dựa vào thảo luận quan điểm của Côlani, Ca-nô-ta-đa-ô và các học giả khác chúng ta thấy rõ hơn luồng di động của khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á là xuất phát từ Việt Nam.
Nhận xét:
4. Khuyên tai có mấu từ Việt Nam phổ biến ra Đông Nam Á theo hướng khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau tức văn hóa khác nhau.
5. Hiển nhiên ở đây không chỉ là những chuyển động đơn độc của những khuyên tai có mấu, mà như những “nguyên tử đánh dấu”, chúng ghi lại những con đường ảnh hưởng văn hoá Việt Nam đến Đông Nam Á.
6. Các mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á rất phức tạp theo các chiều xuôi ngược khác nhau, nhưng qua những khuyên tai này cũng thấy được – dầu không toàn diện – vai trò lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á thời cổ.
CHƯƠNG I. TÓM TẮT BÀI VIẾT 4
Phần thứ nhất. những phát hiện cũ 4
Phần thứ 2. Quan điểm của Côlani và Canô Tađaô 5
Phần 3. Dưới ánh sáng những phát hiện mới 7
Phần 4. Việt Nam và Đông Nam Á 9
Phần Kết luận 10
CHƯƠNG II 11
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
2.1. Nguồn tư liệu tác giả sử dung trong bài viết 11
2.2. Bố cục bài viết, văn phong 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
2.4. Những vấn đề tác giả đặt ra, cách giải quyết vấn đề và kết quả 12
2.5. Những vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu về loại hình khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á 13
CHƯƠNG 3 15
PHÁT HIỆN MỚI VỀ KHUYÊN TAI CÓ MẤU VÀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THUỘC HẬU KỲ THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ MỚI ĐẾN THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG
3.1. Thuật ngữ 15
3.2. Một số phát hiện mới về loại hình khuyên tai có mấu từ sau 1974 17
3.2.1 Loại hình khuyên tai có mấu ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM) 17
3.2.2. Khuyên tai có mấu thuộc văn hóa Sa Huỳnh 18
3.2.3. Khuyên tai có mấu tìm thấy ở một số công xưởng chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Đồng Bằng Bắc bộ 20
3.2.4. Khuyên tai đá ngọc phát hiện trong khu mộ táng thuộc thời kỳ thời đại Hùng Vương 21
3.2.5. Một số phát hiện khác ở Việt Nam 22
3.2.6. Một số khuyên tai mới phát hiện ở ngoài Việt Nam 22
3.3. Chức năng của khuyên tai có mấu 23
3.3.2. Chức năng thẩm mỹ 23
3.3.3. Chức năng tín ngưỡng 24
3.3.4. Chức năng trao đổi 24
3.3.4. Một số chức năng khác trong nghiên cứu 24
3.4. Khuyên tai có mấu và vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực hậu kỳ đá mới đến thời kỳ đồng thau 24
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHẦN PHỤ LỤC 33
1. Một số hình vẽ của GS Hà Văn Tấn sử dụng trong bài viết 32
2. Một số hình ảnh của các khuyên tai mới phát hiện 39
CHƯƠNG I
TÓM TẮT BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI”
“Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai” là bài viết của GS. Hà Văn Tấn viết năm 1974, được đăng trên tạp chí KCH số 15,1974 và được đăng trong cuốn “Theo dấu các nền văn hoá cổ”, Hà Văn Tấn tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh từ trang 598 đến trang 628.
Bài viết được trình bày gồm 4 phần nội dung và kết luận
Phần thứ nhất những phát hiện cũ
Ở phần này tác giả trình bày về những địa điểm phát hiện được khuyên tai có hình vành khăn, khuyên tai 3 mấu, 4 mấu chủ yếu là phát hiện vào các cuộc khai quật nửa đầu thế kỷ.
Cụ thể: Năm 1924, Ở những đụn cát ở bờ biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ở đây tìm thấy 2 chiếc khuyên tai có hình dạng kỳ lạ:
- Loại thứ nhất mỏng, hình vành khăn, có một khe hở như những khuyên tai thông thường nhưng ở rìa ngoài nhô ra bốn mũi nhọn đối xứng nhau, loại này chỉ làm bằng đá (Hình 1,2).
- Loại thứ 2 có hình quả Lê, hai mặt phình ra, lỗ đeo lệch về một đầu, rìa ngoài chỉ có 3 mũi nhọn (Hình 3) loại này có thể làm bằng đá hoặc thuỷ tinh.
Những chiếc khuyên tai này đã được H. Pácmăngchiê miêu tả năm 1924.
Năm 1929, V. Gôlubép công bố các di vật của khu mộ cổ Đông Sơn nổi tiếng. Trong đó có mảnh vòng đồng, ở rìa ngoài có 3 mấu nổi lên. Chắc có mấu thứ 4 ở chỗ đã mất. (Hình 4)
Năm 1936, M. Colani miêu tả khuyên tai tìm thấy được ở Đồng Hới, có dạng gần giống loại khuyên tai 3 mũi nhọn ở Sa Huỳnh nhưng chỗ khác biệt là mũi nhọn ở đây được kéo dài ra.
Ở Đông Nam Á:
Otly Bâyơ cho biết ở Philippin, vùng Batangat, tìm thấy khuyên tai giống hệt loại có 3 mấu và 4 mấu nhọn ở Sa Huỳnh. Ngoài ra, còn có kiểu đặc biệt 4 mấu mảnh vỡ Hình 6.
Đảo Hồng Đầu Dư và đảo Hoả Thiêu phía bắc Philippin và nam Đài Loan, phát hiện một số khuyên tai có mấu ở di chỉ Irararai (H7) và tìm được khuyên tai khác người địa phương giữ (H8). Đảo Hoả Thiêu trong di chỉ hồ Du Tử phát hiện khuyên tai giống Irararai. (H9).
Ở Đài Loan tìm thấy được nhiều khuyên tai (H10, 11, 12, 13, 14).
Vùng biển nam Trung Quốc, Đ.Gi.Phin phát hiện khuyên tai 4 mấu trên đảo Bạc Liêu Châu.
Như vậy, từ lâu ở Việt Nam, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc, trong một số di tích khảo cổ, đã tìm thấy một loại khuyên tai độc đáo, hình dáng cơ bản là vành ngoài có 4 mấu phổ biến, 3 mấu kém phổ biến hơn. Vì đây là loại khuyên tai đặc biệt nên nhiều nhà khảo cổ học đã chú ý đến. Đã có ý kiến khác nhau về nguồn gốc, niên đại và con đường giao lưu của loại khuyên tai này.
Phần thứ 2. Quan điểm của Côlani và Canô Tađaô
- GS. Hà Văn Tấn đưa ra một số quan điểm lớn về nguồn gốc, chủ nhân… của các nhà nghiên cứu trước về vấn đề khuyên tai có mấu ở Việt Nam và khu vực. Theo đó, Côlani là người đầu tiên đi tìm nguồn gốc của loại khuyên tai có mấu tìm thấy ở Sa Huỳnh và ở Quảng Bình. Bà cho rằng nguồn gốc của chúng bắt nguồn từ vỏ ốc trên tay thần Visnu ở Ấn Độ. Vỏ ốc có khi được trang trí thêm 3 mũi nhọn. Và loại khuyên tai 3 mấu nhọn ở Sa Huỳnh là phỏng theo và cách điệu hình vỏ ốc này, một loại ốc thiêng của người An Độ.Nguồn gốc khuyên tai này do thuyền buôn từ Ấn Độ mang đến. Những khuyên tai ở Quảng Bình có mũi nhọn và rất dài khác khuyên tai ở Sa huỳnh bà cho rằng khuyên tai ở Qảng Bình có thể nảy sinh từ khuyên tai Sa Huỳnh và có thể là bản sao không đúng nguyên văn của một loại ốc khác vỏ có gai nhọn. Theo bản vẽ H16 thì là ốc Murex. Bà cũng so sánh khuyên tai 4 mấu nhọn ở Sa Huỳnh với đồ trang sức 4 mấu ở Ấn Độ mà theo bà là phát sinh từ khuyên tai 3 mấu. Bà cũng nhận ra mối liên hệ giữa khuyên tai bốn mấu Sa Huỳnh và vòng đồng bốn mấu ở Đông Sơn. Những di vật tìm thấy ở Quảng Bình có thể nằm vào giai đoạn trung gian giữa văn hóa mộ táng phía nam (Sa Huỳnh) và văn hóa mộ táng phía bắc (Đông Sơn).
- Ca-no-ta-da-o một học giả Nhật đã trình bày toàn diện về các giai đoạn phát triển cũng như sự phân bố của loại hình khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á. Ông sử dụng thuật ngữ gọi cái khuyên tai này là “Vòng đá hình khuyết có sừng”. Theo ông vòng đá hình khuyết có sừng có mấu gồm 4 kiểu: kiểu thứ 1 có mấu phía ngoài tròn gồm các khuyên tai ở Đài Loan. Kiểu thứ 2, có gai nhọn, tìm thấy ở QB. Kiểu thứ 3, có mấu như khuyên tai Sa Huỳnh và Batangat (Philippin). Kiểu thứ 4, có mấu “hình đuôi bồ câu” như khuyên tai tìm thấy ở đảo Hồng Đầu Dư, Hoả Thiêu.
- Đồng ý với NêgiuMaxasi cho rằng: Kiểu vòng đồng có mấu ở Đông Sơn là nguyên hình của sự phát triển khuyên tai 4 mấu ở Sa Huỳnh. Ca-no-ta-da-o đã trình bày sự phát triển của bốn kiểu vòng nói trên như sau.
Kiểu thứ 1 mô phỏng trực tiếp vòng đồng Đông Sơn. Kiểu thứ 2 do kéo dài các mấu của kiểu vòng đồng Đông Sơn. Kiểu thứ 3 chuyển tiếp từ vòng đồng Đông Sơn hoặc phát triển từ kiểu thứ 2. Kiểu thứ 4 chuyển từ kiểu thứ 3 hoặc từ kiểu trung gian.
Từ sự phân bố các kiểu khuyên tai có mấu ở Việt Nam và ĐNA và từ nhận định về chuyển biến loại hình nêu trên thì Ca-no-ta-da-o đã thiết lật bản đồ các luồng di cư của chủ nhân các khuyên tai này (Hình 17): Các luồng thiên di xuất phát từ Việt Nam, quê hương của văn hóa Đông Sơn. Từ Đông Sơn có luồng di động tới Đài Loan (chúng minh bằng sự tồn tại của cái văn hóa “văn hóa vật khoan hình ống”, của văn hóa cự thạch và những dao găm có trang trí cán hình người; Từ Sa Huỳnh, văn hóa di động đến Philippin; Từ philippin di động đến các đảo…
Và ông nhấn mạnh mối liên hệ giữa khuyên tai có mấu và đồ trang sức Magatama của Nhật Bản.
Phần 3. Dưới ánh sáng những phát hiện mới
Bằng những phát hiện mới ở Việt Nam tác giả đưa ra để phủ nhận quan điểm trên.
Đối với quan điểm của Ca-nô-ta-đa-ô, vòng đồng có mấu Đông Sơn là nguyên hình khuyên tai đá có mấu ở Đông Nam Á. Nhưng theo các phát hiện mới chứng minh vòng đồng có mấu Đông Sơn đã bắt nguồn từ các vòng đá tồn tại trong các văn hoá trước ở Đông Sơn. Phát hiện khuyên tai ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông sơn (Hình 19, 20, 21, 22, 23). -> đủ cứ liệu trình bày về quá trình phát triển từ sớm đến muộn của loại hình khuyên tai độc đáo này. Niên đại dựa vào văn hoá chứa chúng chứ chưa kể đến loại hình.
Về loại hình (H24), ở Vĩnh Quang tìm thấy mảnh huyên tai có mấu khía răng nhu khuyên tai Văn hóa Gò Mun, Nhưng mấu khác tròn giống khuyên tai Văn hóa Đồng Đậu.
Khi chúng ta phát hiện ra quá trình liên tục này của khuyên tai 4 mấu. Kiểu vòng 4 mấu Đông Sơn không phải là hình thức có mấu đầu tiên ở Việt Nam từ đó cho ta thấy ý kiến Ca-nô-ta-đa-ô không đứng vững.
Sai lầm trong luận điểm Côlani khi cho rằng nguồn gốc từ Ấn Độ và loại 3 mấu chuyển tiếp lên loại 4 mấu ngay trên đất Ấn. Theo tài liệu chúng ta thì khuyên tai 3 mấu phải bắt nguồn từ 4 mấu do tìm thấy khuyên tai 4 mấu có niên đại sớm hơn niên đại khuyên tai 4 mấu Sa Huỳnh và khuyên tai 3 mấu Sa Huỳnh thì không tìm thấy loại sớm hơn. Theo G.S khuyên tai bốn mấu ở Sa Huỳnh nếu không phải bắt nguồn trực tiếp từ vòng bốn mấu ở Đông Sơn thì cũng bắt nguồn từ khuyên tai bốn mấu trong hệ thống văn hóa Phùng Nguyên – Đông Sơn. Tuy khuyên tai bốn mấu Sa Huỳnh được chế tác tinh xảo và hình dạng phức tạp hơn ở Bắc bộ những mối liên hệ này không thể phủ nhận.
Có sự chuyển biến từ khuyên tai bốn mấu sáng khuyên tai ba mấu theo GS vì: Các khuyên tai ba mấu ở Sa Huỳnh hay Quảng Bình, lỗ đeo lệch về một bên và vành ngoài của khuyên, do đó cũng bị biến dạng (Hình 3, Hình 5), đặc điểm này phá vỡ tính đối xứng của khuyên tai hình vành khăn có bốn mấu. Để lập lại tính đối xứng mới, cách giải quyết tài tình của người xưa là bỏ đi một mấu. Như vậy khuyên tai ba mấu nảy sinh từ khuyên tai bốn mấu.
Chứng minh được khuyên tai bốn mấu Sa Huỳnh bắt nguồn từ khuyên bốn mấu trong văn hóa Phùng Nguyên và khuyên tai Quảng Bình bắt nguồn từ khuyên tai ba mấu, bốn mấu ở Sa Huỳnh thì loại bỏ được ý kiến của Côlani cho rằng khuyên tai bắt đầu từ hình tượng ốc. Chưa kể việc Côlani giải thích nguồn gốc khuyên tai của Sa Huỳnh bắt đầu từ loại ốc Murex là gượng ép và chưa khoa học.
Bác bỏ luận điểm về nguồn gốc Ấn độ của khuyên tai có mấu, đồng thời G.S cũng bác bỏ luận điểm về nguồn gốc Nhật Bản vì ý kiến này không có cơ sở.
Magatama là loại đồ trang sức dấu phẩy độc đáo và phổ biến trong văn hóa cổ Nhật Bản hình dáng dầu phẩy. Đây là một đặc riêng của văn hóa Nhật, có nguồn gốc riêng, có truyền thống riêng. Không có một đặc điểm nào khả dĩ gắn liền với loại khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á. (Hình25, 26, 27)
Nguồn gốc của khuyên tai có mấu ở văn hóa Phùng Nguyên theo Hà Văn Tấn có thể gắn liền với kỹ thuật chế tác.
Qua tài liệu về kỹ thuật chế tác vòng tay và khuyên tai đá ở các công xưởng làm đồ trang sức cổ ở Đồng Bằng Bắc bộ như Tràng Kềnh, Gò Chè, Hồng Đà cho chúng ta biết kỹ thuật chế tạo vòng hay khuyên tai từ mảnh đá mài hình vuông. Sau hi đã khoan một lỗ ở giữa mảnh đá bẳng phương pháp khoan tách lõi, người ta mới cắt bốn góc của mảnh đá, biến hình vuông thành hình tám cạnh. (Hình 28).
Trong khi chế tác đồ trang sức theo quy trình trên, nếu người thợ đá dừng lại ở một khâu nào đó, thì vật phẩm trong tay đều có thể là kiểu mẫu cho mộtddoof trang sức mới. Nếu lúc nào đó, người thợ đá không cưa hẳn góc của mảnh đá vuông mà giữ lại một phần và dưới sự chi phối của quy tắc đối xứng, họ sửa sang lại phần đó thành những hình đồng dạng, thế là họ đã tạo thành một loại khuyên tai mới. Ban đầu là sự tạo thành một cách ngẫu nhiên, nhưng về sau, được ưa chuộng vì tính chất độc đáo, nó trở thành loại hình riêng biệt và ổn định.
Các kiểu khuyên tai có mấu sau băt nguồn từ loại khuyên tai có mấu này trong văn hóa Phùng Nguyên. Và có thể có một số thay đổi, biến chuyển tùy vào sở thích, quan niệm về thẩm mỹ.
Phần 4. Việt Nam và Đông Nam Á
Việt Nam tìm thấy nhiều khuyên tai có mấu nhất, có thể xếp thành chuỗi các loại hình, phát triển từ sớm đến muộn có niên đại xác định. Từ những phát hiện mới có thể khẳng định rằng Việt Nam là quê hương của khuyên tai có mấu. Vinh dự sáng tạo kiểu khuyên tai độc đáo này thuộc vè những người thợ đá tài năng đồng thời là chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên.
Ngoài ra, ở Xamrong Xen, Campuchia có những di vật bằng đá vôi hay bằng vỏ ốc hình gần vuôn, bốn góc tròn và được làm nổi rõ nhờ những chỗ eo hai bên (H30, 31). Những đồ trang sức này khá giống khuyên tai ở Lũng Hòa. Chỉ khác ở chổ khe hở. Vì không có khe hở nên không thể xếp đồ trang sức này vào khuyên tai có mấu. Do nhiều đặc điểm không giống khuyên tai thuộc văn hóa Phùng Nguyên và niên đại C14 Xamrông Xen có phần muộn hơn Phùng Nguyên. Nên khuyên tai có mấu ở Phùng Nguyên không thể bắt nguồn từ loại đồ trang sức này. Và giả thuyết mà GS đưa ra là phải chăng có sự ảnh hưởng ngược lại.
-Mối quan hệ khuyên tai có mấu Việt Nam – Đài Loan, Ca-nô-ta-đa-ô cho rằng khuyên tai ở khu vực Đài Loan là do văn hóa Đông Sơn di chuyển tới. Về loại hình khuyên tai bốn mấu ở Đài Loan rất giống khuyên tai Đồng Đậu. Sự giống này được tác giả cho là sự di chuyển văn hóa. Cho dù không có niên đại chính xác của khuyên tai bốn mấu ở Đài Loan này nhưng theo tác giả thì nó xuất hiện dưới ảnh hưởng của văn hóa Đồng Đậu.
Mối quan hệ giữa Đài Loan, Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam đã được chứng minh đặc biệt là từ loại hình bôn có nấc. Nhưng nếu như bôn có nấc đã từ biển xâm nhập vào đồng bằng và trung du Bắc Bộ thì khuyên tai bốn mấu lại từ khu vực này đi ra.
Khuyên tai ở đảo Hỏa Thiêu và Hồng Đầu Dư thuộc một kiểu khác về mặt loại hình khó có thể cho là phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh lên như quan điểm Ca-nô-ta-đa-ô. Có thể đi từ đất liền như Nam Trung Quốc qua.
Khuyên tai “hình đuôi bồ câu” ở Hương Cảng có thể sớm hơn văn hóa Đông Sơn. Như vậy có thể ghi nhận mối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và vùng Đông Nam Trung Quốc từ trước thời Đông Sơn.
Về phía Nam, khuyên tai có mấu ở Việt Nam đã vượt biển sang tới Philippin. Ca-nô-ta-đa-ô cho rằng khuyên tai tìm thấy ở Batangat là di chuyển từ văn hóa Sa Huỳnh.
Ca-nô-ta-đa-ô còn nhắc đến những vòng đồng thau có mấu ở di tích cự thạch Xumatora mà ông coi là gần một kiểu với kiểu 1, để nói về mối quan hệ giữa Đông Sơn với Inđônexia. (H32, H33). Nhưng theo tài liệu và nghiên cứu của G.S thì những chiếc khuyên tai đó đã bị biến dạng nên thật khó để khẳng đinh chắc chắn. Tác giả đưa gia giả thuyết phải chăng những mảnh đồng kỳ lạ trong ngôi mộ đá ở Xumatora kia có chịu một ảnh hưởng xa xôi nào đó của vòng có mấu Đông Sơn.
Phần Kết luận
Dựa vào tài liệu mới, dựa vào thảo luận quan điểm của Côlani, Ca-nô-ta-đa-ô và các học giả khác chúng ta thấy rõ hơn luồng di động của khuyên tai có mấu ở Đông Nam Á là xuất phát từ Việt Nam.
Nhận xét:
4. Khuyên tai có mấu từ Việt Nam phổ biến ra Đông Nam Á theo hướng khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau tức văn hóa khác nhau.
5. Hiển nhiên ở đây không chỉ là những chuyển động đơn độc của những khuyên tai có mấu, mà như những “nguyên tử đánh dấu”, chúng ghi lại những con đường ảnh hưởng văn hoá Việt Nam đến Đông Nam Á.
6. Các mối quan hệ văn hóa ở Đông Nam Á rất phức tạp theo các chiều xuôi ngược khác nhau, nhưng qua những khuyên tai này cũng thấy được – dầu không toàn diện – vai trò lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á thời cổ.
Được sửa bởi Hasuongkch ngày Thu Mar 18, 2010 2:59 pm; sửa lần 1.
Re: TỪ BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI” ĐẾN VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU
CHƯƠNG 2
NHẬN XÉT BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI”
1.1. Nguồn tư liệu tác giả sử dung trong bài viết:
Bài viết tác giả đã sử dụng nguồn tài liệu liên ngành bao gồm: Tài liệu lịch sử, tài liệu Khảo cổ học, Tài liệu dân tộc học….
Đa số nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận là tài liệu gốc. Nguồn tài liệu có độ chính xác và độ tin cậy lớn. Phần lớn là tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài như chữ Anh, chữ Pháp, chữ Nhật…
Bài viết giúp cho độc giả thấy được những kinh nghiệm trong việc sử dụng hợp lý, phân tích đánh giá nguồn tài liệu từ nhiều phương diện. Không phải chỉ là cách thức tiếp cận, đọc, nghiên cứu tài liệu mà quan trọng hơn là tư duy so sánh đối chiếu, cách phê phán tài liệu, nhận thức tài liệu. Tác giả đọc tài liệu nhưng đọc với tư duy so sánh đối chiếu vì vậy nhận thấy được cả những yếu tố tích cực lẫn những hạn chế của nguồn tài liệu mà mình được cập nhật. Hầu hết, các tài liệu về khuyên tai và những gì liên quan đến vẫn đề khuyên tai của Việt Nam và khu vực đã được vận dụng hiệu quả trong bài viết này.
2.2. Bố cục bài viết, văn phong
Bố cục bài viết này của GS. Hà Văn Tấn gồm 4 phần như đã tách ra trong phần tóm tắt. Kết cấu từng phần chặt chẽ. Từ kết cấu chặt chẽ của từng bộ phận, từng phần của bài viết đã dẫn đến kết cấu chung bài viết rất chặt chẽ.
Bài viết được trình bày theo lối logic quy nạp. Cách trình bày đi từ cái cụ thể để cuối cùng tổng kết lại. Tuy nhiên, trong các phần của bài viết có mối quan hệ móc xích, chặt chẽ với nhau. Phần thứ nhất những phát hiện cũ và phần Quan điểm của Côlani và Canô Tađaô thì nêu lên vấn đề để làm nền cho việc giải quyết vấn đề ở phần Dưới ánh sáng những phát hiện mới và phần Việt Nam và Đông Nam Á giải quyết.
Kết luận ngắn gọn, đầy đủ và súc tích. Có chia nhỏ rõ ràng từng vấn đề từ 1 cho tới 3.
Văn phong mạch lạc, rõ ràng, lôi cuốn đọc giả.
Từ ngữ dùng trong bài viết là từ ngữ thông dụng, dễ hiểu.
Chúng ta có thể học hỏi thêm kinh nghiệm viết một bài viết khoa học qua từng bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn. Trong từng bài viết của ông, dường như khó có thể tìm thấy một câu, một ý đưa vào bài mà không có mục đích, không logic với bố cục chung của bài viết. Thông thường các bài viết không dài, nhưng những tri thức mà người đọc thu nhận được là rất lớn. Không có kiểu những bài viết tổng hợp tài liệu, mà bao giờ cũng từ những tài liệu đó, để Giáo Sư phân tích, đánh giá, và từ đó để đưa ra được những quan điểm riêng, nhưng ý kiến cá nhân của mình về vấn đề.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tác giả sử dụng trong bài viết phong phú. Để tiếp cận, phân tích, đánh giá vấn đề này tác giả đã sử dụng cả phương pháp chuyện ngành Khảo cổ học lẫn phương pháp liên ngành.
Phương pháp chuyên ngành Khảo cổ học. Phân tích để xác định niên đại tương đối, miêu tả hiện vật…
Phương pháp liên ngành: Khảo cổ học – dân tộc học, Khảo cổ học – toán học, hình học, kỹ thuật học như sử dụng quan điểm về chức năng khuyên tai, tìm hiểu về phong tục thờ thần Visnu hay là việc chứng minh ốc Murux chưa bao giờ là vật thờ….
Sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp để thu thập xử lý thông tin, dữ liệu bài viết.
2.4. Những vấn đề tác giả đặt ra, cách giải quyết vấn đề và kết quả
Tựa đề bài viết “Đóng góp vào lịch một kiểu khuyên tai”.
Vấn đề tác giả đặt ra là trình bày một số nét về loại hình khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bằng những phát hiện mới thì tác giả đã chứng minh được sự phát triển liên tục của khuyên tai có mấu ở Việt Nam từ Phùng Nguyên – Đông Sơn. Chứng minh được khuyên tai phát triển liên tục và từ bốn mấu lên ba mấu.
Phủ nhận được quan điểm sai lầm về nguồn gốc quá trình phát triển các loại khuyên tai của các nhà nghiên cứu trước. Nghiên cứu và đưa ra các quan điểm về mối quan hệ giữa khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á. Từ đó, nhận thức được rõ hơn về con đường ảnh văn hóa Việt Nam đến Đông Nam Á.
Cách thức giả quyết vấn đề như đã phân tích trong phần nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của tác giả.
Kết quả: Bài viết đã chuyển tải được những vấn đề mà tác giả đặt ra khi nghiên cứu đối với độc giả. Đối với việc “Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai” thì bài viết đã làm rõ được. Đã giúp độc giả hình dung được vấn đề.
Bài viết cũng là nguồn tài liệu khoa học rất đáng tin cậy cho những nhà nghiên cứu sau nghiên cứu tiếp về vấn đề khuyên tai và kể cả nghiên cứu vầ mối giao lưu văn hóa khu vực Việt Nam và Đông Nam Á. Vai trò, ảnh hưởng, đóng góp của nền văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa đồng bằng và trung du vùng Bắc Bộ đối với các nền văn hóa trong nước cũng như khu vực.
2.5. Những vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu về loại hình khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á
Một số vấn đề tác giả đưa ra kiểu giả thuyết thì còn cần được chứng minh tiếp để thuyết phục độc giả mà đặc biệt các học giả nước ngoài như: “Như vậy là văn hóa Xam rông Xen có phần muộn hơn văn hóa Phùng Nguyên và khuyên tai có mấu Phùng Nguyên không phải bắt nguồn từ đồ trang sức Xam rông Xen. Có thể nghĩ đến một ảnh hưởng ngược lại chăng” . Hay là giả thuyết: “Phải chăng những mảnh đồng kỳ lạ trong ngôi mộ đá ở Xumatora kia chịu ảnh hưởng xa xôi nào đó của vòng có mấu ở Đông Sơn?” .
Bổ sung một số phát hiện mới về loại hình khuyên tai có mấu này đã được phát hiện thêm ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Vấn đề là cần tiếp tục nghiên cứu là:
- Làm rõ hơn mối quan hệ giữa khuyên tai có mấu cũ và những khuyên tai vừa phát hiện mới sau nghiên cứu của tác giả. Như mối quan hệ với khuyên tai có mấu ở Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ, Bãi Cọi (Hà Tĩnh)…
- Làm rõ hơn nguồn gốc của loại hình khuyên tai này.
- Chứng minh, giải thích thêm về sự phát triển từ loại hình khuyên tai có mấu từ bốn mấu lên khuyên tai ba mấu.
Làm rõ hơn về vấn đề mà tác giả chưa nghiên cứu nhiều là vấn đề vai trò, chức năng của loại hình khuyên tai có mấu này đối với đời sống, xã hội của cư dân cổ và đối với việc nghiên cứu lịch sử.
Và đặc biệt hơn nữa là qua những loại hình khuyên tài này để làm rõ hơn vấn đề giao tiếp văn hóa giữa các nền văn hóa khảo cổ ở Việt Nam và khu vực thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến thời đại đồ đồng.
CHƯƠNG 3
PHÁT HIỆN MỚI VỀ KHUYÊN TAI CÓ MẤU VÀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THUỘC HẬU KỲ THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ MỚI ĐẾN THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG
3.1. Thuật ngữ
Trong khảo cổ học, việc nghiên cứu và tìm hiểu về đồ trang sức nói chung và loại hình khuyên tai nói riêng là một đề tài thú vị. Việc tranh luận trong giới khảo cổ về loại hình di vật này cũng khá sôi nổi và lý thú. Để tìm hiểu thêm về bài viết của Giáo sư Hà Văn Tấn “Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai” cũng như trong vấn đề nghiên cứu giao tiếp văn hóa giữa các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam và khu vực qua loại hình di vật khuyên tai có mấu thì trước hết tôi xin thống nhất lại về mặt thuật ngữ.
Quan điểm của những nhà khảo cổ học đi trước về di vật “Khuyên tai”. Năm 1970 hiện vật hai đầu thú tìm được ở Philippin và Fox gọi là khuyên tai (ear – pendant). Năm 1972 hiện vật hai đầu thú tìm được ở Phú Hòa (Đồng Nai) Henri Fontaine gọi là khuyên tai có hình hai đầu – “Figurine bice phale”, ngoài ra, các hiện vật khác có mấu được các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi bằng các thuật ngữ như khuyên tai, hoa tai, vòng tai….
“Khuyên tai” – khuyên hay khoen xuất phát từ tiếng Hán có nghĩa là tròn – những vòng tròn được đeo vào tai người ta gọi là khuyên tai.
“Ở khu vực phía Bắc cụ thể là văn hóa Đông Sơn – người ta tìm thấy – tượng người trên cán dao găm Thủy Nguyên đeo khuyên tai có mặt cắt song song với má dưới, hoặc tượng người trên cán dao găm Lẵng Ngâm đeo một khuyên tai ở tai trái, tượng người trên cán dao găm làng vạc đeo khuyên tai thuộc dạng khuyên tai thủy tinh vòng tròn có khe hở” .
Thuật ngữ “bông tai” hay “hoa tai” người miền Bắc Việt Nam đang dùng thì ở khu vực miền Trung thường gọi là “Khuyên tai”, “Trằm”, người miền Nam gọi là “Bông tai” và tùy vào cấu tạo của từng loại mà người ta sẽ có những tên gọi riêng. Ví dụ: “Bông tai khoen tròn”, “đôi tòng teng”…
Và như vậy, tôi thống nhất theo quan điểm của Trịnh Sinh và Nguyễn Văn Huyên trong tác phẩm “Trang sức của người Việt cổ”: Khuyên tai là một loại đồ trang sức, có khe hở được đeo trực tiếp vào lỗ tai .
Khuyên tai khác với vòng tai ở một điểm: Vòng tai phải đeo gián tiếp vào tai qua một sợi dây buộc, còn khuyên tai có khe hở để đeo trước tiếp.
Chất liệu có thể làm bằng đá, gốm hoặc thủy tinh.
Phân loại khuyên tai có thể theo mặt cắt ngang theo những hìn học khcs nhau, hoặc phân theo hình dáng của mặt khuyên như: Khuyên hình tròn, khuyên hình vuông, khuyên có 3 mấu, khuyên có 4 mấu, khuyên không có mấu…
Khuyên tai ba mấu vì ngoài ngàm đeo hơi nhô ra, rìa cạnh khuyên tai nhô ra ba mấu nhọn.
Khuyên tai có mấu: “loại khuyên tai có khe hở, với các mấu nhô ra quanh vành tròn. Ở Việt Nam, KTCM bằng đá có bốn mấu tồn tại trong các văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Mỗi văn hoá có một kiểu KTCM riêng, khác nhau ở dạng mấu. Đến văn hoá Đông Sơn, xuất hiện khuyên tai có bốn mấu bằng đồng. Trong địa điểm Long Thạnh (Quảng Ngãi), được coi là di chỉ tiền Sa Huỳnh, đã tìm thấy khuyên tai bốn mấu. Đến văn hoá Sa Huỳnh vẫn có loại khuyên tai bốn mấu, nhưng loại khuyên tai có ba mấu nhọn mới được coi là tiêu biểu cho văn hoá này. Có loại mấu nhọn kéo dài như cái gai. Loại này thường được làm bằng thuỷ tinh. Ngoài ViệtNam, KTCM bằng đá đã tìm thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Hồng Kông, Đài Loan), Philippin, Thái Lan. Cũng đã tìm thấy KTCM bằng đồng ở di chỉ Bản Chiềng (Ban Chiang, Thái Lan)” .
3.2. Một số phát hiện mới về loại hình khuyên tai có mấu từ sau 1974
3.2.1. Loại hình khuyên tai có mấu ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM)
Niên đại: Từ 2000 đến 2500 năm cách ngày này.
Số lượng 3 khuyên tai. Gồm một khuyên tai bằng đá, 1 bằng gốm, và 1 bằng thủy tinh. Chiếm 1.2% trong tổng số khuyên tai phát hiện được ở di tích này.
Khuyên tai 3 mấu chất liệu đá:
Số lượng 1 chiếc
Tìm thấy ở di tích Giồng Cá Vồ, hố 3 mộ 95C.
Chất liệu: Làm bằng đá Mã Não màu đỏ lợt, có đường vân trắng ngoằn nghèo, ngàm đem nhô lên trên bị gãy, khuyên tai có dạng bầu dục dẹt, ở phía rìa cạnh nhô ra 3 mấu, một mấu gãy toàn bộ, hai mấu còn lại bị gãy phần núm. Mặt cắt khá đặc biệt dạng hình quả trám dẹt. Chiếc khuyên tai này làm bằng đá mã nao, còn những chiếc khuyên tai tìm thấy ở Sa Huỳnh và Philippin đều làm bằng đá Nephret màu xanh nhạt hay xanh đen. Từ trước đến giờ loại đá này chỉ gặp ở loại hình hạt chuỗi để đeo ở cổ hoặc ở tay. Về hình dáng cũng không giống những nơi khác.
Điều này, cho chúng ta thấy khuyên tai ba mấu bằng đá ở di tích Giồng Cá Vồ vừa mang những đặc điểm chung, vừa có những nét riêng khá độc đáo.
Khuyên tai 3 mấu chất liệu thủy tinh
Khuyên tai có mấu bằng chất liệu thủy tinh trước đây đã tìm thấy ở nhiều di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực miền trung và khắp miền Đông Nam Á và miền Đông Á.
Ở di tích Giồng Cá Vồ loại hiện vật này chỉ tìm thấy 1 chiếc, nhưng chất lượng thủy tinh kém nên vỡ vụn.
Khuyên tai ba mấu chất liệu bằng gốm
Khuyên tai có dạng gần tròn, mặt cắt hình bầu dục, ba mấu có hình mũi tên chĩa thẳng về 3 hướng, mấu ngắn chứ không dài. Khuyên tai này bị gãy mất 2 mấu, chỉ còn lại một mấu. Ở hướng thứ 4, thay đổi chổ một mấu là quai có móc để đeo vào tai, được cắt và dùi lõm ở giữa.
“Kích thước của khuyên tai chiều cao đo từ mũi nhọn của mấu đôi diện đến mép trên của móc đeo là 3.1cm; độ dày của khuyên tai là 1.5cm, độ dày của móc đeo là 0.4cm; chiều cao của mấu đeo bằng độ rộng của khe hở bằng 1.3cm. Đường kính vết lõm là 0.9cm; độ dày là 0.2cm, được khía rãnh tròn dưới chân mấu” .
Đây là chiếc khuyên tai bằng gốm có mấu lần đầu tiên tìm thấy – nó rất giống loại khuyên tai có mấu bằng đá trong văn hóa Sa Huỳnh. Phải chăng nó được tạo dáng theo những chiếc khuyên tai bằng đá có hình dáng tương tự được tìm thấy.
3.2.2. Khuyên tai có mấu thuộc văn hóa Sa Huỳnh
Tỉnh Bình Định
Nền văn hóa Sa Huỳnh được biết đến từ năm 1909. Đến năm 1924, hàng trăm mộ chum được khai quật ở xóm Cồn, Long Thạnh, Bằng Châu, Sa Huỳnh... Năm 1936, văn hóa Sa Huỳnh lại được báo cáo trong Hội nghị văn hóa Đông Dương tổ chức tại Philippin. Sau đó, nền văn hóa này tiếp tục được giới thiệu thêm trong nhiều tư liệu, báo cáo. Nhưng riêng về đồ trang sức như khuyên tai ba mấu bằng gốm, chuỗi hạt cườm mã não thì chưa phát hiện và đề cập đến.
Ở tỉnh Bình Định, năm 1978, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Phân viện Khảo cổ học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành đào thám sát các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định như Truông Xe, Thuận Đạo, Chánh Trạch (Phù Mỹ), Hội Lộc (An Nhơn)... nhưng cũng chỉ phát hiện được công cụ sản xuất (rìu, bôn), đồ trang sức bằng đá (vòng đeo tay)... “Từ năm 2001 đến năm 2003, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ Động Cườm (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn). Tại đây, phát hiện nhiều hiện vật phong phú về chủng loại và loại hình. Trong đó, về đồ trang sức, người Sa Huỳnh đã sử dụng các màu trong thiên nhiên để pha chế, làm hạt cườm như chuỗi 700 hạt cườm bằng mã não đủ màu sắc. Còn khuyên tai ba mấu thì phát hiện 3 chiếc, trong đó, có 2 chiếc làm bằng đá dạng hình tròn và 1 chiếc làm bằng gốm. Tất cả các khuyên đều được khoét lỗ tròn ở 1/3 của khuyên và cắt một phần nhằm đeo vào tai thuận lợi. Khuyên tai có đường kính từ 2,3 đến 2,5cm, mỗi chiếc có hai phần: phần dưới mài, chuốt nhẵn, phần còn lại tạo gờ tròn” . Riêng khuyên tai ba mấu bằng gốm thì đây là khuyên tai duy nhất được tìm thấy cho đến thời điểm này, trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định cho đến nay. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tại di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM) cũng phát hiện được loại khuyên tai bằng chất liệu gốm.
Khuyên tai ba mấu ở di tích Bình Yên
“Năm 2007, khi khai quật di tích Bình Yên, chúng tôi đã phát hiện ra tới bảy chiếc khuyên tai ba mấu, kiểu dáng khuyên tai ba mấu như ở Sa Huỳnh” .
(Tài liệu phỏng vấn T.S Bùi Chí Hoàng, 9h 30p ngày 12/06/2009).
Tỉnh Quảng Ngãi
Từ sau 1974 đến nay, ở tỉnh Quảng Ngãi khai quật được ba địa điểm có phát hiện loại hình khuyên tai có mấu, gồm khuyên tai ba mấu và khuyên tai bốn mấu là: Gò Quê, Suối Chình và Xóm Ốc.
Khuyên tai ba mấu ở Gò Quê (Quảng Ngãi)
Cuộc khai quật khu mộ Gò Quê đã kết thúc năm 2005. Một vài mộ chum được bó nguyên thạch cao mang về Bảo tàng Quảng Ngãi để bảo tồn và nghiên cứu tiếp. Trong các mộ chum này cũng tìm thấy loại hình khuyên tai ba mấu (hình 4)
Ngoài ra, còn nhiều di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh mới khai quật phát hiện được loại hình khuyên tai này. Khuyên tai có mấu và khuyên tai hai đầu thú ở đây được phát hiện nhiều nhất, đẹp và kỹ thuật tinh xảo, chất liệu đa dạng nhất và trở thành đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh.
Khuyên tai có mấu ở Suối Chình
“Ở Suối Chình là loại khuyên tai ba mấu bằng đá màu xanh nhạt, hình quả lê mấu ngắn. Còn khuyên tai ba mấu của Gò Quê có dạng ba mấu nhọn, đồng thời có thêm loại khuyên tai bốn mấu cùng hạt chuỗi hình đốt, hình cầu và hình quả nhót lẫn bằng mã não” .
Khuyên tai có mấu ở Xóm Ốc
Ngoài ra, ở Quảng Ngãi di chỉ Xóm Ốc cũng phát hiện được 1 nửa khuyên tai ba mấu.
3.2.3. Khuyên tai có mấu tìm thấy ở một số công xưởng chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Đồng Bằng Bắc bộ
Công xưởng Bãi Tự
“Chiếc vòng tai có bốn mấu là một hiện vật có mặt trong nhiều địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun…. Tuy số lượng ít nhưng là loại hiện vật độc đáo, có thể coi như tín hiệu giao tiếp văn hóa giữa các văn hóa khảo cổ với nhau. Ở Tràng Kềnh cũng đã tìm thấy cả vòng tay và khuyên tai đá có mấu thế này.
Hiện vật này ở Bãi Tự chỉ còn lại một nửa, với hai mấu rõ ràng nên có thể hình dung ra tiếp hai mấu đối diện.
Mặt cắt ngang của vòng hơi tròn, đường kính trong 1.5cm, đường kính ngoài 2.1cm, dày 0.6cm” .
Mấu của khuyên tai được đẽo gọt và cưa thành lục giác song song chưa hoàn chỉnh. Bề mặt mấu dày 0.6 cm, phần nhô ra 0.4cm. Khuyên tai được làm bằng đá xanh phổ biến ở Bãi Tự.
Ở Tràng Kềnh
Khuyên tai mặt cắt hình chữ nhật có bốn mấu ở ngoài, đáng chú ý là có năm mảnh khuyên tai loại này.
Ngoài khuyên tai có mấu thì ở Tràng Kềnh còn tìm được hạt chuỗi có mấu rất đẹp. “Có thể dạng ba mấu. Màu trắng ngà, mặt cắt ngang hơi thuôn, độ dày 0.8 cm, đường kính dày 1 cm, mấu nhô ra nhỏ, phẳng, hình chữ nhật, chiều dài mấu 0.2 cm, dày 0.1cm” .
Nhận xét: Những khuyên tai này có niên đại cách đây khoảng 3500 – 4000 năm. Đây là các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên ở Bắc bộ.
3.2.4. Khuyên tai đá ngọc phát hiện trong khu mộ táng thuộc thời kỳ thời đại Hùng Vương
Đầu tháng 12/2006, Viện Khảo cổ học kết hợp với Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ khai quật khu mộ Gò De, xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là một khu mộ táng lớn, từ những năm 70 của thế kỷ trước, đã tìm được nhiều đồ đồng quý giá.
Ngôi mộ thứ hai là một ngôi mộ đất - nói theo ngôn ngữ của các nhà khảo cổ. Người chết được chôn nằm duỗi thẳng, ở chân đồi, đầu quay về hướng bắc. Hai tai được đeo hai chiếc khuyên tai đá ngọc. Khuyên có màu trắng được mài trau chuốt thuộc loại có 4 mấu và có khe hở để đeo vào tai. Đây là loại khuyên tai hiếm gặp. Ngay từ thời bấy giờ, khuyên đã bị gãy làm 3 mảnh, nhưng người xưa đã dùng khoan để khoan lỗ rồi lấy dây đồng buộc lại, chứng tỏ ý thức tiết kiệm của người Việt đã hằn sâu từ thời bấy giờ, cũng chứng tỏ nguyên liệu làm đá ngọc chắc phải hiếm lắm (Hình 2).
3.2.5. Một số phát hiện khác ở Việt Nam
Khuyên tai ba mấu phát hiện ở di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh)
Sau gần 20 ngày khai quật (từ 22-12-2008 đến 11-1-2009) tại di tich Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), các cán bộ khảo cổ của Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Hà Tĩnh đã phát hiện ở các hố khai thác rất nhiều hiện vật bằng chất liệu gốm, đồng, thủy tinh, sắt... Những hiện vật trên đều mang đặc trưng của nền văn hóa Sa Huỳnh. Trong đó đặc biệt là khuyên tai ba mấu. (Hình 10 ).
3.2.6. Một số khuyên tai mới phát hiện ở ngoài Việt Nam
Ở Quảng Tây, trong bộ sưu tập đồ trang sức ở đây trong mộ thời Chiến Quốc ở Ngân Sơn Lĩnh, có chiếc khuyên tai 4 mấu bằng đá ngọc, là loại khuyên tai hiếm thấy. Khuyên nhỏ nhắn, có xẻ rãnh, hình vành khăn, bốn mấu của khuyên gần giống hình chữ nhật dẹt.
“Ở Quảng Tây còn tìm được loại khuyên tai không phải hình vành khăn mà là khuyên tai có mặt hình vuông, lỗ tròn, có khe hở, mặt cắt ngang là hình chữ nhật dẹt, bốn góc của khuyên tai có bốn mấu nhô ra” .
Ở ven biên giới Việt – Trung, trong khu mộ táng Điền Đông thời Chiến Quốc cũng tìm được loại khuyên tai đá 4 mấu mỏng, dẹt, có nhiều nét của các loại khuyên tai có mấu ở Việt Nam.
Ngoài ra, ở các địa điểm khác trong khu vực trước đây đã có phát hiện ra loại hình khuyên tai có mấu này, thì những phát hiện mới từ 1974 đến nay vẫn tiếp tục có những phát hiện thêm về loại hình di vật đặc biệt này. Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nghiên cứu hạn chế, nên tôi chưa có đủ thời gian dịch những tư liệu mới phát hiện về loại hình khuyên tai có mấu ở Đài Loan, Philippin….
NHẬN XÉT BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI”
1.1. Nguồn tư liệu tác giả sử dung trong bài viết:
Bài viết tác giả đã sử dụng nguồn tài liệu liên ngành bao gồm: Tài liệu lịch sử, tài liệu Khảo cổ học, Tài liệu dân tộc học….
Đa số nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận là tài liệu gốc. Nguồn tài liệu có độ chính xác và độ tin cậy lớn. Phần lớn là tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài như chữ Anh, chữ Pháp, chữ Nhật…
Bài viết giúp cho độc giả thấy được những kinh nghiệm trong việc sử dụng hợp lý, phân tích đánh giá nguồn tài liệu từ nhiều phương diện. Không phải chỉ là cách thức tiếp cận, đọc, nghiên cứu tài liệu mà quan trọng hơn là tư duy so sánh đối chiếu, cách phê phán tài liệu, nhận thức tài liệu. Tác giả đọc tài liệu nhưng đọc với tư duy so sánh đối chiếu vì vậy nhận thấy được cả những yếu tố tích cực lẫn những hạn chế của nguồn tài liệu mà mình được cập nhật. Hầu hết, các tài liệu về khuyên tai và những gì liên quan đến vẫn đề khuyên tai của Việt Nam và khu vực đã được vận dụng hiệu quả trong bài viết này.
2.2. Bố cục bài viết, văn phong
Bố cục bài viết này của GS. Hà Văn Tấn gồm 4 phần như đã tách ra trong phần tóm tắt. Kết cấu từng phần chặt chẽ. Từ kết cấu chặt chẽ của từng bộ phận, từng phần của bài viết đã dẫn đến kết cấu chung bài viết rất chặt chẽ.
Bài viết được trình bày theo lối logic quy nạp. Cách trình bày đi từ cái cụ thể để cuối cùng tổng kết lại. Tuy nhiên, trong các phần của bài viết có mối quan hệ móc xích, chặt chẽ với nhau. Phần thứ nhất những phát hiện cũ và phần Quan điểm của Côlani và Canô Tađaô thì nêu lên vấn đề để làm nền cho việc giải quyết vấn đề ở phần Dưới ánh sáng những phát hiện mới và phần Việt Nam và Đông Nam Á giải quyết.
Kết luận ngắn gọn, đầy đủ và súc tích. Có chia nhỏ rõ ràng từng vấn đề từ 1 cho tới 3.
Văn phong mạch lạc, rõ ràng, lôi cuốn đọc giả.
Từ ngữ dùng trong bài viết là từ ngữ thông dụng, dễ hiểu.
Chúng ta có thể học hỏi thêm kinh nghiệm viết một bài viết khoa học qua từng bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn. Trong từng bài viết của ông, dường như khó có thể tìm thấy một câu, một ý đưa vào bài mà không có mục đích, không logic với bố cục chung của bài viết. Thông thường các bài viết không dài, nhưng những tri thức mà người đọc thu nhận được là rất lớn. Không có kiểu những bài viết tổng hợp tài liệu, mà bao giờ cũng từ những tài liệu đó, để Giáo Sư phân tích, đánh giá, và từ đó để đưa ra được những quan điểm riêng, nhưng ý kiến cá nhân của mình về vấn đề.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tác giả sử dụng trong bài viết phong phú. Để tiếp cận, phân tích, đánh giá vấn đề này tác giả đã sử dụng cả phương pháp chuyện ngành Khảo cổ học lẫn phương pháp liên ngành.
Phương pháp chuyên ngành Khảo cổ học. Phân tích để xác định niên đại tương đối, miêu tả hiện vật…
Phương pháp liên ngành: Khảo cổ học – dân tộc học, Khảo cổ học – toán học, hình học, kỹ thuật học như sử dụng quan điểm về chức năng khuyên tai, tìm hiểu về phong tục thờ thần Visnu hay là việc chứng minh ốc Murux chưa bao giờ là vật thờ….
Sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp để thu thập xử lý thông tin, dữ liệu bài viết.
2.4. Những vấn đề tác giả đặt ra, cách giải quyết vấn đề và kết quả
Tựa đề bài viết “Đóng góp vào lịch một kiểu khuyên tai”.
Vấn đề tác giả đặt ra là trình bày một số nét về loại hình khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bằng những phát hiện mới thì tác giả đã chứng minh được sự phát triển liên tục của khuyên tai có mấu ở Việt Nam từ Phùng Nguyên – Đông Sơn. Chứng minh được khuyên tai phát triển liên tục và từ bốn mấu lên ba mấu.
Phủ nhận được quan điểm sai lầm về nguồn gốc quá trình phát triển các loại khuyên tai của các nhà nghiên cứu trước. Nghiên cứu và đưa ra các quan điểm về mối quan hệ giữa khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á. Từ đó, nhận thức được rõ hơn về con đường ảnh văn hóa Việt Nam đến Đông Nam Á.
Cách thức giả quyết vấn đề như đã phân tích trong phần nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của tác giả.
Kết quả: Bài viết đã chuyển tải được những vấn đề mà tác giả đặt ra khi nghiên cứu đối với độc giả. Đối với việc “Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai” thì bài viết đã làm rõ được. Đã giúp độc giả hình dung được vấn đề.
Bài viết cũng là nguồn tài liệu khoa học rất đáng tin cậy cho những nhà nghiên cứu sau nghiên cứu tiếp về vấn đề khuyên tai và kể cả nghiên cứu vầ mối giao lưu văn hóa khu vực Việt Nam và Đông Nam Á. Vai trò, ảnh hưởng, đóng góp của nền văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa đồng bằng và trung du vùng Bắc Bộ đối với các nền văn hóa trong nước cũng như khu vực.
2.5. Những vấn đề còn cần tiếp tục nghiên cứu về loại hình khuyên tai có mấu ở Việt Nam và Đông Nam Á
Một số vấn đề tác giả đưa ra kiểu giả thuyết thì còn cần được chứng minh tiếp để thuyết phục độc giả mà đặc biệt các học giả nước ngoài như: “Như vậy là văn hóa Xam rông Xen có phần muộn hơn văn hóa Phùng Nguyên và khuyên tai có mấu Phùng Nguyên không phải bắt nguồn từ đồ trang sức Xam rông Xen. Có thể nghĩ đến một ảnh hưởng ngược lại chăng” . Hay là giả thuyết: “Phải chăng những mảnh đồng kỳ lạ trong ngôi mộ đá ở Xumatora kia chịu ảnh hưởng xa xôi nào đó của vòng có mấu ở Đông Sơn?” .
Bổ sung một số phát hiện mới về loại hình khuyên tai có mấu này đã được phát hiện thêm ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Vấn đề là cần tiếp tục nghiên cứu là:
- Làm rõ hơn mối quan hệ giữa khuyên tai có mấu cũ và những khuyên tai vừa phát hiện mới sau nghiên cứu của tác giả. Như mối quan hệ với khuyên tai có mấu ở Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ, Bãi Cọi (Hà Tĩnh)…
- Làm rõ hơn nguồn gốc của loại hình khuyên tai này.
- Chứng minh, giải thích thêm về sự phát triển từ loại hình khuyên tai có mấu từ bốn mấu lên khuyên tai ba mấu.
Làm rõ hơn về vấn đề mà tác giả chưa nghiên cứu nhiều là vấn đề vai trò, chức năng của loại hình khuyên tai có mấu này đối với đời sống, xã hội của cư dân cổ và đối với việc nghiên cứu lịch sử.
Và đặc biệt hơn nữa là qua những loại hình khuyên tài này để làm rõ hơn vấn đề giao tiếp văn hóa giữa các nền văn hóa khảo cổ ở Việt Nam và khu vực thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến thời đại đồ đồng.
CHƯƠNG 3
PHÁT HIỆN MỚI VỀ KHUYÊN TAI CÓ MẤU VÀ VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THUỘC HẬU KỲ THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ MỚI ĐẾN THỜI ĐẠI ĐỒ ĐỒNG
3.1. Thuật ngữ
Trong khảo cổ học, việc nghiên cứu và tìm hiểu về đồ trang sức nói chung và loại hình khuyên tai nói riêng là một đề tài thú vị. Việc tranh luận trong giới khảo cổ về loại hình di vật này cũng khá sôi nổi và lý thú. Để tìm hiểu thêm về bài viết của Giáo sư Hà Văn Tấn “Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai” cũng như trong vấn đề nghiên cứu giao tiếp văn hóa giữa các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam và khu vực qua loại hình di vật khuyên tai có mấu thì trước hết tôi xin thống nhất lại về mặt thuật ngữ.
Quan điểm của những nhà khảo cổ học đi trước về di vật “Khuyên tai”. Năm 1970 hiện vật hai đầu thú tìm được ở Philippin và Fox gọi là khuyên tai (ear – pendant). Năm 1972 hiện vật hai đầu thú tìm được ở Phú Hòa (Đồng Nai) Henri Fontaine gọi là khuyên tai có hình hai đầu – “Figurine bice phale”, ngoài ra, các hiện vật khác có mấu được các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi bằng các thuật ngữ như khuyên tai, hoa tai, vòng tai….
“Khuyên tai” – khuyên hay khoen xuất phát từ tiếng Hán có nghĩa là tròn – những vòng tròn được đeo vào tai người ta gọi là khuyên tai.
“Ở khu vực phía Bắc cụ thể là văn hóa Đông Sơn – người ta tìm thấy – tượng người trên cán dao găm Thủy Nguyên đeo khuyên tai có mặt cắt song song với má dưới, hoặc tượng người trên cán dao găm Lẵng Ngâm đeo một khuyên tai ở tai trái, tượng người trên cán dao găm làng vạc đeo khuyên tai thuộc dạng khuyên tai thủy tinh vòng tròn có khe hở” .
Thuật ngữ “bông tai” hay “hoa tai” người miền Bắc Việt Nam đang dùng thì ở khu vực miền Trung thường gọi là “Khuyên tai”, “Trằm”, người miền Nam gọi là “Bông tai” và tùy vào cấu tạo của từng loại mà người ta sẽ có những tên gọi riêng. Ví dụ: “Bông tai khoen tròn”, “đôi tòng teng”…
Và như vậy, tôi thống nhất theo quan điểm của Trịnh Sinh và Nguyễn Văn Huyên trong tác phẩm “Trang sức của người Việt cổ”: Khuyên tai là một loại đồ trang sức, có khe hở được đeo trực tiếp vào lỗ tai .
Khuyên tai khác với vòng tai ở một điểm: Vòng tai phải đeo gián tiếp vào tai qua một sợi dây buộc, còn khuyên tai có khe hở để đeo trước tiếp.
Chất liệu có thể làm bằng đá, gốm hoặc thủy tinh.
Phân loại khuyên tai có thể theo mặt cắt ngang theo những hìn học khcs nhau, hoặc phân theo hình dáng của mặt khuyên như: Khuyên hình tròn, khuyên hình vuông, khuyên có 3 mấu, khuyên có 4 mấu, khuyên không có mấu…
Khuyên tai ba mấu vì ngoài ngàm đeo hơi nhô ra, rìa cạnh khuyên tai nhô ra ba mấu nhọn.
Khuyên tai có mấu: “loại khuyên tai có khe hở, với các mấu nhô ra quanh vành tròn. Ở Việt Nam, KTCM bằng đá có bốn mấu tồn tại trong các văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Mỗi văn hoá có một kiểu KTCM riêng, khác nhau ở dạng mấu. Đến văn hoá Đông Sơn, xuất hiện khuyên tai có bốn mấu bằng đồng. Trong địa điểm Long Thạnh (Quảng Ngãi), được coi là di chỉ tiền Sa Huỳnh, đã tìm thấy khuyên tai bốn mấu. Đến văn hoá Sa Huỳnh vẫn có loại khuyên tai bốn mấu, nhưng loại khuyên tai có ba mấu nhọn mới được coi là tiêu biểu cho văn hoá này. Có loại mấu nhọn kéo dài như cái gai. Loại này thường được làm bằng thuỷ tinh. Ngoài ViệtNam, KTCM bằng đá đã tìm thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Hồng Kông, Đài Loan), Philippin, Thái Lan. Cũng đã tìm thấy KTCM bằng đồng ở di chỉ Bản Chiềng (Ban Chiang, Thái Lan)” .
3.2. Một số phát hiện mới về loại hình khuyên tai có mấu từ sau 1974
3.2.1. Loại hình khuyên tai có mấu ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM)
Niên đại: Từ 2000 đến 2500 năm cách ngày này.
Số lượng 3 khuyên tai. Gồm một khuyên tai bằng đá, 1 bằng gốm, và 1 bằng thủy tinh. Chiếm 1.2% trong tổng số khuyên tai phát hiện được ở di tích này.
Khuyên tai 3 mấu chất liệu đá:
Số lượng 1 chiếc
Tìm thấy ở di tích Giồng Cá Vồ, hố 3 mộ 95C.
Chất liệu: Làm bằng đá Mã Não màu đỏ lợt, có đường vân trắng ngoằn nghèo, ngàm đem nhô lên trên bị gãy, khuyên tai có dạng bầu dục dẹt, ở phía rìa cạnh nhô ra 3 mấu, một mấu gãy toàn bộ, hai mấu còn lại bị gãy phần núm. Mặt cắt khá đặc biệt dạng hình quả trám dẹt. Chiếc khuyên tai này làm bằng đá mã nao, còn những chiếc khuyên tai tìm thấy ở Sa Huỳnh và Philippin đều làm bằng đá Nephret màu xanh nhạt hay xanh đen. Từ trước đến giờ loại đá này chỉ gặp ở loại hình hạt chuỗi để đeo ở cổ hoặc ở tay. Về hình dáng cũng không giống những nơi khác.
Điều này, cho chúng ta thấy khuyên tai ba mấu bằng đá ở di tích Giồng Cá Vồ vừa mang những đặc điểm chung, vừa có những nét riêng khá độc đáo.
Khuyên tai 3 mấu chất liệu thủy tinh
Khuyên tai có mấu bằng chất liệu thủy tinh trước đây đã tìm thấy ở nhiều di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực miền trung và khắp miền Đông Nam Á và miền Đông Á.
Ở di tích Giồng Cá Vồ loại hiện vật này chỉ tìm thấy 1 chiếc, nhưng chất lượng thủy tinh kém nên vỡ vụn.
Khuyên tai ba mấu chất liệu bằng gốm
Khuyên tai có dạng gần tròn, mặt cắt hình bầu dục, ba mấu có hình mũi tên chĩa thẳng về 3 hướng, mấu ngắn chứ không dài. Khuyên tai này bị gãy mất 2 mấu, chỉ còn lại một mấu. Ở hướng thứ 4, thay đổi chổ một mấu là quai có móc để đeo vào tai, được cắt và dùi lõm ở giữa.
“Kích thước của khuyên tai chiều cao đo từ mũi nhọn của mấu đôi diện đến mép trên của móc đeo là 3.1cm; độ dày của khuyên tai là 1.5cm, độ dày của móc đeo là 0.4cm; chiều cao của mấu đeo bằng độ rộng của khe hở bằng 1.3cm. Đường kính vết lõm là 0.9cm; độ dày là 0.2cm, được khía rãnh tròn dưới chân mấu” .
Đây là chiếc khuyên tai bằng gốm có mấu lần đầu tiên tìm thấy – nó rất giống loại khuyên tai có mấu bằng đá trong văn hóa Sa Huỳnh. Phải chăng nó được tạo dáng theo những chiếc khuyên tai bằng đá có hình dáng tương tự được tìm thấy.
3.2.2. Khuyên tai có mấu thuộc văn hóa Sa Huỳnh
Tỉnh Bình Định
Nền văn hóa Sa Huỳnh được biết đến từ năm 1909. Đến năm 1924, hàng trăm mộ chum được khai quật ở xóm Cồn, Long Thạnh, Bằng Châu, Sa Huỳnh... Năm 1936, văn hóa Sa Huỳnh lại được báo cáo trong Hội nghị văn hóa Đông Dương tổ chức tại Philippin. Sau đó, nền văn hóa này tiếp tục được giới thiệu thêm trong nhiều tư liệu, báo cáo. Nhưng riêng về đồ trang sức như khuyên tai ba mấu bằng gốm, chuỗi hạt cườm mã não thì chưa phát hiện và đề cập đến.
Ở tỉnh Bình Định, năm 1978, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Phân viện Khảo cổ học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành đào thám sát các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định như Truông Xe, Thuận Đạo, Chánh Trạch (Phù Mỹ), Hội Lộc (An Nhơn)... nhưng cũng chỉ phát hiện được công cụ sản xuất (rìu, bôn), đồ trang sức bằng đá (vòng đeo tay)... “Từ năm 2001 đến năm 2003, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ Động Cườm (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn). Tại đây, phát hiện nhiều hiện vật phong phú về chủng loại và loại hình. Trong đó, về đồ trang sức, người Sa Huỳnh đã sử dụng các màu trong thiên nhiên để pha chế, làm hạt cườm như chuỗi 700 hạt cườm bằng mã não đủ màu sắc. Còn khuyên tai ba mấu thì phát hiện 3 chiếc, trong đó, có 2 chiếc làm bằng đá dạng hình tròn và 1 chiếc làm bằng gốm. Tất cả các khuyên đều được khoét lỗ tròn ở 1/3 của khuyên và cắt một phần nhằm đeo vào tai thuận lợi. Khuyên tai có đường kính từ 2,3 đến 2,5cm, mỗi chiếc có hai phần: phần dưới mài, chuốt nhẵn, phần còn lại tạo gờ tròn” . Riêng khuyên tai ba mấu bằng gốm thì đây là khuyên tai duy nhất được tìm thấy cho đến thời điểm này, trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định cho đến nay. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tại di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM) cũng phát hiện được loại khuyên tai bằng chất liệu gốm.
Khuyên tai ba mấu ở di tích Bình Yên
“Năm 2007, khi khai quật di tích Bình Yên, chúng tôi đã phát hiện ra tới bảy chiếc khuyên tai ba mấu, kiểu dáng khuyên tai ba mấu như ở Sa Huỳnh” .
(Tài liệu phỏng vấn T.S Bùi Chí Hoàng, 9h 30p ngày 12/06/2009).
Tỉnh Quảng Ngãi
Từ sau 1974 đến nay, ở tỉnh Quảng Ngãi khai quật được ba địa điểm có phát hiện loại hình khuyên tai có mấu, gồm khuyên tai ba mấu và khuyên tai bốn mấu là: Gò Quê, Suối Chình và Xóm Ốc.
Khuyên tai ba mấu ở Gò Quê (Quảng Ngãi)
Cuộc khai quật khu mộ Gò Quê đã kết thúc năm 2005. Một vài mộ chum được bó nguyên thạch cao mang về Bảo tàng Quảng Ngãi để bảo tồn và nghiên cứu tiếp. Trong các mộ chum này cũng tìm thấy loại hình khuyên tai ba mấu (hình 4)
Ngoài ra, còn nhiều di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh mới khai quật phát hiện được loại hình khuyên tai này. Khuyên tai có mấu và khuyên tai hai đầu thú ở đây được phát hiện nhiều nhất, đẹp và kỹ thuật tinh xảo, chất liệu đa dạng nhất và trở thành đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh.
Khuyên tai có mấu ở Suối Chình
“Ở Suối Chình là loại khuyên tai ba mấu bằng đá màu xanh nhạt, hình quả lê mấu ngắn. Còn khuyên tai ba mấu của Gò Quê có dạng ba mấu nhọn, đồng thời có thêm loại khuyên tai bốn mấu cùng hạt chuỗi hình đốt, hình cầu và hình quả nhót lẫn bằng mã não” .
Khuyên tai có mấu ở Xóm Ốc
Ngoài ra, ở Quảng Ngãi di chỉ Xóm Ốc cũng phát hiện được 1 nửa khuyên tai ba mấu.
3.2.3. Khuyên tai có mấu tìm thấy ở một số công xưởng chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Đồng Bằng Bắc bộ
Công xưởng Bãi Tự
“Chiếc vòng tai có bốn mấu là một hiện vật có mặt trong nhiều địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun…. Tuy số lượng ít nhưng là loại hiện vật độc đáo, có thể coi như tín hiệu giao tiếp văn hóa giữa các văn hóa khảo cổ với nhau. Ở Tràng Kềnh cũng đã tìm thấy cả vòng tay và khuyên tai đá có mấu thế này.
Hiện vật này ở Bãi Tự chỉ còn lại một nửa, với hai mấu rõ ràng nên có thể hình dung ra tiếp hai mấu đối diện.
Mặt cắt ngang của vòng hơi tròn, đường kính trong 1.5cm, đường kính ngoài 2.1cm, dày 0.6cm” .
Mấu của khuyên tai được đẽo gọt và cưa thành lục giác song song chưa hoàn chỉnh. Bề mặt mấu dày 0.6 cm, phần nhô ra 0.4cm. Khuyên tai được làm bằng đá xanh phổ biến ở Bãi Tự.
Ở Tràng Kềnh
Khuyên tai mặt cắt hình chữ nhật có bốn mấu ở ngoài, đáng chú ý là có năm mảnh khuyên tai loại này.
Ngoài khuyên tai có mấu thì ở Tràng Kềnh còn tìm được hạt chuỗi có mấu rất đẹp. “Có thể dạng ba mấu. Màu trắng ngà, mặt cắt ngang hơi thuôn, độ dày 0.8 cm, đường kính dày 1 cm, mấu nhô ra nhỏ, phẳng, hình chữ nhật, chiều dài mấu 0.2 cm, dày 0.1cm” .
Nhận xét: Những khuyên tai này có niên đại cách đây khoảng 3500 – 4000 năm. Đây là các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên ở Bắc bộ.
3.2.4. Khuyên tai đá ngọc phát hiện trong khu mộ táng thuộc thời kỳ thời đại Hùng Vương
Đầu tháng 12/2006, Viện Khảo cổ học kết hợp với Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ khai quật khu mộ Gò De, xã Thanh Đình, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là một khu mộ táng lớn, từ những năm 70 của thế kỷ trước, đã tìm được nhiều đồ đồng quý giá.
Ngôi mộ thứ hai là một ngôi mộ đất - nói theo ngôn ngữ của các nhà khảo cổ. Người chết được chôn nằm duỗi thẳng, ở chân đồi, đầu quay về hướng bắc. Hai tai được đeo hai chiếc khuyên tai đá ngọc. Khuyên có màu trắng được mài trau chuốt thuộc loại có 4 mấu và có khe hở để đeo vào tai. Đây là loại khuyên tai hiếm gặp. Ngay từ thời bấy giờ, khuyên đã bị gãy làm 3 mảnh, nhưng người xưa đã dùng khoan để khoan lỗ rồi lấy dây đồng buộc lại, chứng tỏ ý thức tiết kiệm của người Việt đã hằn sâu từ thời bấy giờ, cũng chứng tỏ nguyên liệu làm đá ngọc chắc phải hiếm lắm (Hình 2).
3.2.5. Một số phát hiện khác ở Việt Nam
Khuyên tai ba mấu phát hiện ở di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh)
Sau gần 20 ngày khai quật (từ 22-12-2008 đến 11-1-2009) tại di tich Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), các cán bộ khảo cổ của Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Hà Tĩnh đã phát hiện ở các hố khai thác rất nhiều hiện vật bằng chất liệu gốm, đồng, thủy tinh, sắt... Những hiện vật trên đều mang đặc trưng của nền văn hóa Sa Huỳnh. Trong đó đặc biệt là khuyên tai ba mấu. (Hình 10 ).
3.2.6. Một số khuyên tai mới phát hiện ở ngoài Việt Nam
Ở Quảng Tây, trong bộ sưu tập đồ trang sức ở đây trong mộ thời Chiến Quốc ở Ngân Sơn Lĩnh, có chiếc khuyên tai 4 mấu bằng đá ngọc, là loại khuyên tai hiếm thấy. Khuyên nhỏ nhắn, có xẻ rãnh, hình vành khăn, bốn mấu của khuyên gần giống hình chữ nhật dẹt.
“Ở Quảng Tây còn tìm được loại khuyên tai không phải hình vành khăn mà là khuyên tai có mặt hình vuông, lỗ tròn, có khe hở, mặt cắt ngang là hình chữ nhật dẹt, bốn góc của khuyên tai có bốn mấu nhô ra” .
Ở ven biên giới Việt – Trung, trong khu mộ táng Điền Đông thời Chiến Quốc cũng tìm được loại khuyên tai đá 4 mấu mỏng, dẹt, có nhiều nét của các loại khuyên tai có mấu ở Việt Nam.
Ngoài ra, ở các địa điểm khác trong khu vực trước đây đã có phát hiện ra loại hình khuyên tai có mấu này, thì những phát hiện mới từ 1974 đến nay vẫn tiếp tục có những phát hiện thêm về loại hình di vật đặc biệt này. Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nghiên cứu hạn chế, nên tôi chưa có đủ thời gian dịch những tư liệu mới phát hiện về loại hình khuyên tai có mấu ở Đài Loan, Philippin….
Được sửa bởi Hasuongkch ngày Thu Mar 18, 2010 2:59 pm; sửa lần 1.
Re: TỪ BÀI VIẾT “ĐÓNG GÓP VÀO LỊCH SỬ MỘT KIỂU KHUYÊN TAI” ĐẾN VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VĂN HÓA GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU
3.3.
Chức năng của khuyên tai có mấu
3.3.1. Chức năng thẩm mỹ
Đồ trang sức những hành trang hầu như không thể thiếu đối với con ngươi trong mọi thời đại, tư tưởng làm đẹp cũng từ lâu đời như sự tồn tại của loài người. Nếu mỗi người biết tự làm đẹp mình thì người đối thoại cũng đẹp hơn và xã hội cũng đẹp hơn.
Khuyên tai là một trong những đồ trang sức mà loài ngưỡi vẫn thường sử dụng để làm đẹp. Ở các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn đã tìm thấy đồ trang sức ở tai, ở cổ, tay đặc biệt là tai và tay. Nhưng theo nhận xét của các nhà nghiên cứu thì người Đông Sơn đặc biệt thích đeo đồ trang sức ở tai, những tưởng người đa số là nữ bao giờ khuyên tai cũng thể hiện kiểu đặc tae tai to hơn thật, khuyên tai xệ xuống đến vai (Tượng người trên các dao găm ở núi Nưa, Làng Vạc). Một trong số mộ ở Thiệu Dương tìm thấy nhiều khuyên tai nằm ở vùng tai bộ xương người chết, có mộ tìm được hàng chục chiếc, khu công xưởng đá đã biết ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có chế tác loại hình khuyên tai như Tràng Kềnh, Bãi Tự. Trong mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh có rất nhiều khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai có mấu… Trong văn hóa Đồng Nai, khuyên tai cũng không ít. Trong văn hóa Óc Eo, hầu hết các tượng thần đều đeo khuyên tai. Trong nhiều di tích ở các khu vực khác thuộc Đông Nam Á khuyên tai cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trong đó, có những khuyên tai bằng đá, bằng thủy tinh, kể cả khuyên tai bằng gốm. Sự xuất hiện của nhiều khuyên tai với loại hình, chất liệu đa dạng, phân bố rộng đặc biệt của khuyên tai có mấu đầu tiên cho ta thấy được nhu cầu thẩm mỹ của người xưa.
Vấn đề trang trí cho đồ trang sức, thay đổi quan điểm về thẩm mỹ đã dẫn đến thay đổi về các kiểu, cách thức trang trí, và thể hiện tư duy trừu tượng trong nghệ thuật của các nghệ nhân xưa cũng được thể hiện trong khuyên tai có mấu. Sự phát triển, thay đổi và các trang trí trên loại hình khuyên tai này.
Tìm hiểu kỹ về khuyên tai có mấu ở Việt Nam và khu vực sẽ cho ta thấy được về quan điểm thẩm mỹ, tư duy, và những thay đổi của nó trong lịch sử.
3.3.2. Chức năng tín ngưỡng
Tuy không đồng ý với quan điểm của Colani về khuyên tai ba mấu được làm từ hình tượng ốc trên tay thần Visnu hay khuyên tai ở Quảng Bình lấy hình tượng từ loại ốc Murex. Nhưng theo tôi khuyên tai có mấu rất có thể có chức năng tín ngưỡng nhất định như: “Khuyên tai bốn mấu cũng có khả năng là biểu hiện của mặt trời, gắn liền với tín ngưỡng thờ mặt trời của cư dân nông nghiệp” .
Hay là quan điểm của Bâyơ gọi đó là bùa.
3.3.3. Chức năng trao đổi
Chức năng trao đổi của khuyên tai có thể phân tích từ góc độ trao đổi kỹ thuật dựa vào di cư và niên đại, nhưng cũng có thể di chuyển, trao đổi về mặt hiện vật. Chức năng này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần giao lưu giữa Việt Nam và khu vực.
3.3.4. Một số chức năng khác trong nghiên cứu
Riêng đôi khuyên thuỷ tinh cho thấy giá trị quý giá của đồ trang sức trong mộ và sự sáng giá của chủ nhân. Từ đó, có thể có những giả thuyết về sự phân hóa xã hội của các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực.
“Nổi bật trong những vật trang sức của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á” .
3.4. Khuyên tai có mấu và vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực hậu kỳ đá mới đến thời kỳ đồng thau
Từ một thủa xa xưa vào thời tiền sử, hoạt động tiếp xức văn hóa thường xẩy ra giữa các cộng đồng người. Một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hóa là trao đổi kinh tế. Giữa các cộng đồng sống trên các địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu, kỹ thuật hoặc sản phẩm với nhau. Nhân tố tích cực chi phối sự trao đổi kinh tế cổ sơ là nhân tố “sinh thái” và “truyền thống”. Những nhu cầu sinh hoạt, khả năng, điều kiện sản xuất đều chịu ảnh hưởng của địa lý sinh thái. Những thứ con người làm ra, những thứ họ thiếu đều gắn liền với điều kiện sinh thái từ đó nảy sinh việc trao đổi và trao đổi bị chi phối bới yếu tố truyền thống: Sở thích, quan niệm.
Việc trao đổi kinh tế còn có sự trao đổi “tặng phẩm” vật phẩm tôn giáo những sự tiếp xúc khác nhau như quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao xung đột hòa giải đều kéo theo sự tiếp xúc văn hóa. Các cuộc thiên di lớn nhỏ luôn xẩy ra trong thời nguyên thủy làm cho các tập đoàn người có văn hóa khác nhau, ở những địa bàn xa nhau tiến sát và sống xen kẽ với nhau tạo ra sự tiếp xúc văn hóa.
Giao lưu văn hóa còn đọng lại qua lớp bụi thời gian phủ đầy thể hiện trong các mô típ giống nhau của các truyền thuyết dân gian của một số tộc người, hay qua so sánh ngôn ngữ học cũng có thể nhận thấy được yếu tố văn hóa bản địa và yếu tố văn hóa giao lưu. Trong nhân học thường gọi bằng thuật ngữ văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người. Nếu như ngành nhân chủng học cũng giúp cho việc tìm lại những mối liên hệ xa xưa giữa các cộng đồng người này với người khác thì đối với nhà khảo cổ, Việc đi tìm sự giao lưu thường chủ yếu dựa trên phương pháp so sánh, so sánh về mặt niên đại, loại hình để tìm ra nguồn gốc văn hóa và sự giao lưu văn hóa khu vực.
Vì vậy, từ trước đến nay, loại hình khuyên tai có mấu đã được các nhà nghiên cứu, đặc biệt các nhà khảo cổ học xem như một tín hiệu văn hóa để lý giải về mối liên hệ, giao lưu của các cư dân thời cổ.
Năm 1936, khi M. Colani tìm được ở Quảng Bình khuyên tai ba mấu bằng thủy tinh, bà đã đề cập ngay đến mối quan hệ loại hình khuyên tai ở di tích Đồng Hới với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh. Ca-no-ta-da-o đã thiết lập bản đồ các luồng thiên di của cư dân cổ dựa và sự phân bố và chuyển biến loại hình của khuyên tai có mấu. G.S Hà Văn Tấn như trong phân tích của baì này cũng đã nói đến rất nhiều sự giao lưu của Đông Sơn đến Sa Huỳnh cũng như sự giao lưu Đông Sơn, Sa Huỳnh và khu vực. Và chứng minh quê hương của loại hình khuyên tài này là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Quá trình phát triển và giao lưu khuyên tai bốn mấu có thể tóm tắt như sau: “Từ những loại khuyên tai bốn mấu tìm được sớm nhất và xũng có hình dáng đơn giản nhất (hình khuyên, mấu tròn) tìm được cách đây khoảng 3500 – 4000 năm ở Bắc Bộ Việt Nam trong các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Bãi Tự, Tràng Kềnh…, các khuyên tai có bốn mấu có sự phát triển ở ngay tại chỗ trong các văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun sau đó và quá trình này cũng làm các khuyên tai có sự đa dạng hơn” .
Do giao lưu với các văn hóa phía Bắc ở Quảng Tây, Hồng Kông, Đài Loan…. Khuyên tai bốn mấu cũng tìm được ở những nơi cách xa quê hương nó ngàn dặm.
Về phía Nam, văn hóa Sa Huỳnh cũng là địa bàn có được loại khuyên tai bốn mấu bằng đá do giao lưu văn hóa miền Bắc Việt Nam, để từ đó, loại khuyên tai bốn mấu lại có mặt ở Philippin do mối quan hệ truyền thồng thời cổ mà nhiều nhà nghiên cứu đã sớm nhận ra là truyền thống Sa Huỳnh – Kalanay.
“Chính loại đồ trang sức độc đáo của Philippin có tên gọi là ling ling ô bắt nguồn từ khuyên tai bốn máu ở miền Trung Việt Nam” .
Xét về loại hình học, rõ ràng loại khuyên tai ba mấu có nguồn gốc từ một loại khuyên tai bốn mấu có hình tam giác tìm được trong văn hóa Sa Huỳnh như GS đã giải thích. Dần dà với thời gian, một trong bốn mấu kết hợp với khe hở để tạo thành mấu đeo vào tai như một các móc đặc biệt. Các mấu còn lạo, lúc đầu vẫn giữ hình tam giác, sau đó có xu hướng ngày càng dài và nhọn như cái gai hoặc sừng bò.
Loại khuyên tai ba mấu này tuy chưa tìm thấy ở vùng Bắc Bộ nước ta trong văn hóa Đông Sơn, nhưng ở vùng giáp ranh giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa huỳnh, ở tỉnh Quảng Bình đã tìm được. Chiếc khuyên tai này bằng chất liệu thủy tinh.
Mà mới đầu năm 2009, ở di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh), cũng đã tìm thấy loại khuyên tai giống khuyên tai ở Quảng Bình. Và như các nhà khảo cổ học có sự dụng thuật ngữ “Bãi Cọi - cuộc hôn phối Đông Sơn và Sa Huỳnh”. Qua các chôn cất, hiện vật mà trong đó có sự góp phần của loại hình khuyên tai đặc biêt – khuyên tai ba mấu phát hiên ở di tích này, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây là vùng đệm, là nơi giao thoa của hai văn hóa nổi tiếng trong thời sơ sử Việt Nam. Và phải chăng, tại đây, chúng ta đã bắt gặp vùng cực bắc của văn hóa Sa Huỳnh và cực nam của văn hóa Đông Sơn.
Ở di tích Giồng Cá Vồ khuyên tai ba mấu ít phổ biến. Nhưng qua khảo tả, so sánh thì khuyên tai ba mấu ở Giồng Cá Vồ giống vớikhuyeen tai ở Da Huỳnh, Quảng Bình và các nơi khác. Để đi tới việc xác định nguồn gốc của khuyên tai ba mấu ở Giồng Cá Vồ là hết sức phức tạp. Nhưng qua những so sánh như trên cũng có thể giải thích được bằng việc giao lưu văn hóa giữa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai. Giữa văn hóa Đồng Nai và khu vực.
Chiếc khuyên tai ba mấu không những tìm được nhiều trong văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ nước ta, còn thấy có ở Philippin trong vùng Batangát.
Theo các nhà khảo cổ học nghiên cứu về Philippin thì loại khuyên tai ba mấu này tìm được cả một loạt giống nhau đều làm bằng ngọc Nêphorit. Những khuyên tai này thường tìm thấy trong hang ở Palavan, có thể có niên đại cách đâu khoảng 2500 năm. Đến nay, người dân địa phương còn đeo những khuyên tai có hình dáng tương tự. Có cội nguồn từ loại hình khuyen tai này nhưng được làm bằng chất liệu kim loại.
Các khuyên tai ba mấu chưa tìm được nhiều ở Đông Nam Á bằng các khuyên tai khác, nhưng các nhà khoa học có thể mường tượng ra quá trình “di động” trong thời tiền sử ở khu vực này của nó: từ dạng khởi nguồn là khuyên tai bốn mấu ở văn hóa Sa Huỳnh, cho đến những dạng muộn nhất ở vùng quần đảo Philippin
KẾT LUẬN
Sau khi đọc, tóm tắt lại bài viết và tìm hiểu thêm một số phát hiện, nghiên cứu về loại hình di vật này của nhiều học giả, tôi có một số nhận xét.
1. Đây là bài viết tác giả trình bày nhằm góp phần giúp người đọc tìm hiểu thêm, hệ thống lại những phát hiện, trình bày những quan điểm của các học giả đi trước đã nghiên cứu và nêu lên quan điểm của mình về những vấn đề xung quanh một loại hiện vật rất đặc sắc đó là loại hình khuyên tai có mấu đã được phát hiện ở Việt Nam và Đông Nam Á.
2. Bài viết được trình bày chi tiết, cụ thể, sử dụng nguồn tài liệu phong phú, cách sử lý tài liệu chuyên nghiệp và nhuần nhuyễn, phương pháp nghiên cứu đa dạng, các vấn đề bài viết đưa ra được giải quyết một cách khá đầy đủ và rõ ràng.
3. Từ sau 1974, khi bài viết hoàn thành cho đến nay đã có thêm rất nhiều những phát hiện mới về loại hình khuyên tai này ở kể cả Việt Nam và Đông Nam Á như: di tích Giồng Cá Vồ, Động Cườm (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn), Bình Yên, Gò Quê (Quảng Ngãi), Suối Chình, Xóm Ốc, Công xưởng Bãi Tự, Tràng Kềnh, khu mộ Gò De, Bãi Cọi (Hà Tĩnh), Quảng Tây… Những phát hiện này góp thêm cho chúng ta những nhận thức mới, toàn diện về loại hình khuyên tai này. Đặc biệt những phát hiện cho ta thêm nguồn tư liệu để chứng minh chức năng loại hình khuyên tai có mấu. Đồng thời giải thích thêm vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực hậu kỳ đá mới đến thời kỳ đồng thau. Có lẽ, trong thời cổ, người Việt cổ và các cư dân làng giềng có những mối liên hệ chặt chẽ và không thể phủ nhận được thể hiện qua đồ trang sức độc đáo như đồ khuyên tai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách, tạp chí
1. Nguyễn Thị Kin Dung (1992), Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Đồng Bằng Bắc bộ”,
2. Nguyễn Thị Kim Dung (1992), “Kỹ thuật chế tạo khuyên tai bắng đá ngọc trong văn hóa Đông Sơn”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992.
3. Nguyễn Trường Kỳ (1996), Đồ thủy tinh cổ ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
4. Nguyễn Thị Hạ (2009), Những di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi phát hiện sau năm 1975, Luận văn tốt nghiệp Đại học.
5. Nguyễn Đăng Hiệp Phố, “Loại hình khuyên tai ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM)”, Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 1991-1995.
6. Vũ Công Quý (1983), Văn hóa Sa Huỳnh, Nxb Văn hóa Dân tộc – Viện Đông Nam Á.
7. Trịnh Sinh, Nguyễn Văn Huyên (2001), Trang sức của người Việt cổ, Nxb Văn hóa Dân hộc, Hà Nội.
8. Hà Văn Tấn và nhóm tác giả (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội
9. Hà Văn Tấn (2003), Tác phẩm được tặng giải Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Hà Văn Tấn (1969), “Người Phùng Nguyên và tính đối xứng”, Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 1969.
11. Hà Văn Tấn (1978), “Văn hóa Phùng Nguyên nhận thức mới và vấn đề”, Tạp chí Khảo cổ học số 1 năm 1978.
2. Một số website
1. http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/
2. Web của bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, http://www.cinet.gov.vn/
3. http://www.itaexpress.com.vn/
4. http://www.most.gov.vn
5. http://www.tuoitre.com.vn/
6. http://www.laodong.com.vn
7. http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2006/5/26215/
8. www.baotanglichsu.vn
9. www.anviettoancau.net
10. http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/khao-co-hoc-nam-bo/
11. http://www3.tuoitre.com.
PHẦN PHỤ LỤC3.3.1. Chức năng thẩm mỹ
Đồ trang sức những hành trang hầu như không thể thiếu đối với con ngươi trong mọi thời đại, tư tưởng làm đẹp cũng từ lâu đời như sự tồn tại của loài người. Nếu mỗi người biết tự làm đẹp mình thì người đối thoại cũng đẹp hơn và xã hội cũng đẹp hơn.
Khuyên tai là một trong những đồ trang sức mà loài ngưỡi vẫn thường sử dụng để làm đẹp. Ở các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn đã tìm thấy đồ trang sức ở tai, ở cổ, tay đặc biệt là tai và tay. Nhưng theo nhận xét của các nhà nghiên cứu thì người Đông Sơn đặc biệt thích đeo đồ trang sức ở tai, những tưởng người đa số là nữ bao giờ khuyên tai cũng thể hiện kiểu đặc tae tai to hơn thật, khuyên tai xệ xuống đến vai (Tượng người trên các dao găm ở núi Nưa, Làng Vạc). Một trong số mộ ở Thiệu Dương tìm thấy nhiều khuyên tai nằm ở vùng tai bộ xương người chết, có mộ tìm được hàng chục chiếc, khu công xưởng đá đã biết ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có chế tác loại hình khuyên tai như Tràng Kềnh, Bãi Tự. Trong mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh có rất nhiều khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai có mấu… Trong văn hóa Đồng Nai, khuyên tai cũng không ít. Trong văn hóa Óc Eo, hầu hết các tượng thần đều đeo khuyên tai. Trong nhiều di tích ở các khu vực khác thuộc Đông Nam Á khuyên tai cũng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trong đó, có những khuyên tai bằng đá, bằng thủy tinh, kể cả khuyên tai bằng gốm. Sự xuất hiện của nhiều khuyên tai với loại hình, chất liệu đa dạng, phân bố rộng đặc biệt của khuyên tai có mấu đầu tiên cho ta thấy được nhu cầu thẩm mỹ của người xưa.
Vấn đề trang trí cho đồ trang sức, thay đổi quan điểm về thẩm mỹ đã dẫn đến thay đổi về các kiểu, cách thức trang trí, và thể hiện tư duy trừu tượng trong nghệ thuật của các nghệ nhân xưa cũng được thể hiện trong khuyên tai có mấu. Sự phát triển, thay đổi và các trang trí trên loại hình khuyên tai này.
Tìm hiểu kỹ về khuyên tai có mấu ở Việt Nam và khu vực sẽ cho ta thấy được về quan điểm thẩm mỹ, tư duy, và những thay đổi của nó trong lịch sử.
3.3.2. Chức năng tín ngưỡng
Tuy không đồng ý với quan điểm của Colani về khuyên tai ba mấu được làm từ hình tượng ốc trên tay thần Visnu hay khuyên tai ở Quảng Bình lấy hình tượng từ loại ốc Murex. Nhưng theo tôi khuyên tai có mấu rất có thể có chức năng tín ngưỡng nhất định như: “Khuyên tai bốn mấu cũng có khả năng là biểu hiện của mặt trời, gắn liền với tín ngưỡng thờ mặt trời của cư dân nông nghiệp” .
Hay là quan điểm của Bâyơ gọi đó là bùa.
3.3.3. Chức năng trao đổi
Chức năng trao đổi của khuyên tai có thể phân tích từ góc độ trao đổi kỹ thuật dựa vào di cư và niên đại, nhưng cũng có thể di chuyển, trao đổi về mặt hiện vật. Chức năng này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần giao lưu giữa Việt Nam và khu vực.
3.3.4. Một số chức năng khác trong nghiên cứu
Riêng đôi khuyên thuỷ tinh cho thấy giá trị quý giá của đồ trang sức trong mộ và sự sáng giá của chủ nhân. Từ đó, có thể có những giả thuyết về sự phân hóa xã hội của các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực.
“Nổi bật trong những vật trang sức của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á” .
3.4. Khuyên tai có mấu và vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực hậu kỳ đá mới đến thời kỳ đồng thau
Từ một thủa xa xưa vào thời tiền sử, hoạt động tiếp xức văn hóa thường xẩy ra giữa các cộng đồng người. Một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hóa là trao đổi kinh tế. Giữa các cộng đồng sống trên các địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu, kỹ thuật hoặc sản phẩm với nhau. Nhân tố tích cực chi phối sự trao đổi kinh tế cổ sơ là nhân tố “sinh thái” và “truyền thống”. Những nhu cầu sinh hoạt, khả năng, điều kiện sản xuất đều chịu ảnh hưởng của địa lý sinh thái. Những thứ con người làm ra, những thứ họ thiếu đều gắn liền với điều kiện sinh thái từ đó nảy sinh việc trao đổi và trao đổi bị chi phối bới yếu tố truyền thống: Sở thích, quan niệm.
Việc trao đổi kinh tế còn có sự trao đổi “tặng phẩm” vật phẩm tôn giáo những sự tiếp xúc khác nhau như quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao xung đột hòa giải đều kéo theo sự tiếp xúc văn hóa. Các cuộc thiên di lớn nhỏ luôn xẩy ra trong thời nguyên thủy làm cho các tập đoàn người có văn hóa khác nhau, ở những địa bàn xa nhau tiến sát và sống xen kẽ với nhau tạo ra sự tiếp xúc văn hóa.
Giao lưu văn hóa còn đọng lại qua lớp bụi thời gian phủ đầy thể hiện trong các mô típ giống nhau của các truyền thuyết dân gian của một số tộc người, hay qua so sánh ngôn ngữ học cũng có thể nhận thấy được yếu tố văn hóa bản địa và yếu tố văn hóa giao lưu. Trong nhân học thường gọi bằng thuật ngữ văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người. Nếu như ngành nhân chủng học cũng giúp cho việc tìm lại những mối liên hệ xa xưa giữa các cộng đồng người này với người khác thì đối với nhà khảo cổ, Việc đi tìm sự giao lưu thường chủ yếu dựa trên phương pháp so sánh, so sánh về mặt niên đại, loại hình để tìm ra nguồn gốc văn hóa và sự giao lưu văn hóa khu vực.
Vì vậy, từ trước đến nay, loại hình khuyên tai có mấu đã được các nhà nghiên cứu, đặc biệt các nhà khảo cổ học xem như một tín hiệu văn hóa để lý giải về mối liên hệ, giao lưu của các cư dân thời cổ.
Năm 1936, khi M. Colani tìm được ở Quảng Bình khuyên tai ba mấu bằng thủy tinh, bà đã đề cập ngay đến mối quan hệ loại hình khuyên tai ở di tích Đồng Hới với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh. Ca-no-ta-da-o đã thiết lập bản đồ các luồng thiên di của cư dân cổ dựa và sự phân bố và chuyển biến loại hình của khuyên tai có mấu. G.S Hà Văn Tấn như trong phân tích của baì này cũng đã nói đến rất nhiều sự giao lưu của Đông Sơn đến Sa Huỳnh cũng như sự giao lưu Đông Sơn, Sa Huỳnh và khu vực. Và chứng minh quê hương của loại hình khuyên tài này là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Quá trình phát triển và giao lưu khuyên tai bốn mấu có thể tóm tắt như sau: “Từ những loại khuyên tai bốn mấu tìm được sớm nhất và xũng có hình dáng đơn giản nhất (hình khuyên, mấu tròn) tìm được cách đây khoảng 3500 – 4000 năm ở Bắc Bộ Việt Nam trong các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Bãi Tự, Tràng Kềnh…, các khuyên tai có bốn mấu có sự phát triển ở ngay tại chỗ trong các văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun sau đó và quá trình này cũng làm các khuyên tai có sự đa dạng hơn” .
Do giao lưu với các văn hóa phía Bắc ở Quảng Tây, Hồng Kông, Đài Loan…. Khuyên tai bốn mấu cũng tìm được ở những nơi cách xa quê hương nó ngàn dặm.
Về phía Nam, văn hóa Sa Huỳnh cũng là địa bàn có được loại khuyên tai bốn mấu bằng đá do giao lưu văn hóa miền Bắc Việt Nam, để từ đó, loại khuyên tai bốn mấu lại có mặt ở Philippin do mối quan hệ truyền thồng thời cổ mà nhiều nhà nghiên cứu đã sớm nhận ra là truyền thống Sa Huỳnh – Kalanay.
“Chính loại đồ trang sức độc đáo của Philippin có tên gọi là ling ling ô bắt nguồn từ khuyên tai bốn máu ở miền Trung Việt Nam” .
Xét về loại hình học, rõ ràng loại khuyên tai ba mấu có nguồn gốc từ một loại khuyên tai bốn mấu có hình tam giác tìm được trong văn hóa Sa Huỳnh như GS đã giải thích. Dần dà với thời gian, một trong bốn mấu kết hợp với khe hở để tạo thành mấu đeo vào tai như một các móc đặc biệt. Các mấu còn lạo, lúc đầu vẫn giữ hình tam giác, sau đó có xu hướng ngày càng dài và nhọn như cái gai hoặc sừng bò.
Loại khuyên tai ba mấu này tuy chưa tìm thấy ở vùng Bắc Bộ nước ta trong văn hóa Đông Sơn, nhưng ở vùng giáp ranh giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa huỳnh, ở tỉnh Quảng Bình đã tìm được. Chiếc khuyên tai này bằng chất liệu thủy tinh.
Mà mới đầu năm 2009, ở di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh), cũng đã tìm thấy loại khuyên tai giống khuyên tai ở Quảng Bình. Và như các nhà khảo cổ học có sự dụng thuật ngữ “Bãi Cọi - cuộc hôn phối Đông Sơn và Sa Huỳnh”. Qua các chôn cất, hiện vật mà trong đó có sự góp phần của loại hình khuyên tai đặc biêt – khuyên tai ba mấu phát hiên ở di tích này, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây là vùng đệm, là nơi giao thoa của hai văn hóa nổi tiếng trong thời sơ sử Việt Nam. Và phải chăng, tại đây, chúng ta đã bắt gặp vùng cực bắc của văn hóa Sa Huỳnh và cực nam của văn hóa Đông Sơn.
Ở di tích Giồng Cá Vồ khuyên tai ba mấu ít phổ biến. Nhưng qua khảo tả, so sánh thì khuyên tai ba mấu ở Giồng Cá Vồ giống vớikhuyeen tai ở Da Huỳnh, Quảng Bình và các nơi khác. Để đi tới việc xác định nguồn gốc của khuyên tai ba mấu ở Giồng Cá Vồ là hết sức phức tạp. Nhưng qua những so sánh như trên cũng có thể giải thích được bằng việc giao lưu văn hóa giữa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai. Giữa văn hóa Đồng Nai và khu vực.
Chiếc khuyên tai ba mấu không những tìm được nhiều trong văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ nước ta, còn thấy có ở Philippin trong vùng Batangát.
Theo các nhà khảo cổ học nghiên cứu về Philippin thì loại khuyên tai ba mấu này tìm được cả một loạt giống nhau đều làm bằng ngọc Nêphorit. Những khuyên tai này thường tìm thấy trong hang ở Palavan, có thể có niên đại cách đâu khoảng 2500 năm. Đến nay, người dân địa phương còn đeo những khuyên tai có hình dáng tương tự. Có cội nguồn từ loại hình khuyen tai này nhưng được làm bằng chất liệu kim loại.
Các khuyên tai ba mấu chưa tìm được nhiều ở Đông Nam Á bằng các khuyên tai khác, nhưng các nhà khoa học có thể mường tượng ra quá trình “di động” trong thời tiền sử ở khu vực này của nó: từ dạng khởi nguồn là khuyên tai bốn mấu ở văn hóa Sa Huỳnh, cho đến những dạng muộn nhất ở vùng quần đảo Philippin
KẾT LUẬN
Sau khi đọc, tóm tắt lại bài viết và tìm hiểu thêm một số phát hiện, nghiên cứu về loại hình di vật này của nhiều học giả, tôi có một số nhận xét.
1. Đây là bài viết tác giả trình bày nhằm góp phần giúp người đọc tìm hiểu thêm, hệ thống lại những phát hiện, trình bày những quan điểm của các học giả đi trước đã nghiên cứu và nêu lên quan điểm của mình về những vấn đề xung quanh một loại hiện vật rất đặc sắc đó là loại hình khuyên tai có mấu đã được phát hiện ở Việt Nam và Đông Nam Á.
2. Bài viết được trình bày chi tiết, cụ thể, sử dụng nguồn tài liệu phong phú, cách sử lý tài liệu chuyên nghiệp và nhuần nhuyễn, phương pháp nghiên cứu đa dạng, các vấn đề bài viết đưa ra được giải quyết một cách khá đầy đủ và rõ ràng.
3. Từ sau 1974, khi bài viết hoàn thành cho đến nay đã có thêm rất nhiều những phát hiện mới về loại hình khuyên tai này ở kể cả Việt Nam và Đông Nam Á như: di tích Giồng Cá Vồ, Động Cườm (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn), Bình Yên, Gò Quê (Quảng Ngãi), Suối Chình, Xóm Ốc, Công xưởng Bãi Tự, Tràng Kềnh, khu mộ Gò De, Bãi Cọi (Hà Tĩnh), Quảng Tây… Những phát hiện này góp thêm cho chúng ta những nhận thức mới, toàn diện về loại hình khuyên tai này. Đặc biệt những phát hiện cho ta thêm nguồn tư liệu để chứng minh chức năng loại hình khuyên tai có mấu. Đồng thời giải thích thêm vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa ở Việt Nam và khu vực hậu kỳ đá mới đến thời kỳ đồng thau. Có lẽ, trong thời cổ, người Việt cổ và các cư dân làng giềng có những mối liên hệ chặt chẽ và không thể phủ nhận được thể hiện qua đồ trang sức độc đáo như đồ khuyên tai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách, tạp chí
1. Nguyễn Thị Kin Dung (1992), Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Đồng Bằng Bắc bộ”,
2. Nguyễn Thị Kim Dung (1992), “Kỹ thuật chế tạo khuyên tai bắng đá ngọc trong văn hóa Đông Sơn”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992.
3. Nguyễn Trường Kỳ (1996), Đồ thủy tinh cổ ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
4. Nguyễn Thị Hạ (2009), Những di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi phát hiện sau năm 1975, Luận văn tốt nghiệp Đại học.
5. Nguyễn Đăng Hiệp Phố, “Loại hình khuyên tai ở di tích Giồng Cá Vồ (Cần Giờ – Tp. HCM)”, Luận văn tốt nghiệp Đại học khóa 1991-1995.
6. Vũ Công Quý (1983), Văn hóa Sa Huỳnh, Nxb Văn hóa Dân tộc – Viện Đông Nam Á.
7. Trịnh Sinh, Nguyễn Văn Huyên (2001), Trang sức của người Việt cổ, Nxb Văn hóa Dân hộc, Hà Nội.
8. Hà Văn Tấn và nhóm tác giả (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội
9. Hà Văn Tấn (2003), Tác phẩm được tặng giải Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Hà Văn Tấn (1969), “Người Phùng Nguyên và tính đối xứng”, Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 1969.
11. Hà Văn Tấn (1978), “Văn hóa Phùng Nguyên nhận thức mới và vấn đề”, Tạp chí Khảo cổ học số 1 năm 1978.
2. Một số website
1. http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/
2. Web của bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, http://www.cinet.gov.vn/
3. http://www.itaexpress.com.vn/
4. http://www.most.gov.vn
5. http://www.tuoitre.com.vn/
6. http://www.laodong.com.vn
7. http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2006/5/26215/
8. www.baotanglichsu.vn
9. www.anviettoancau.net
10. http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/khao-co-hoc-nam-bo/
11. http://www3.tuoitre.com.
Similar topics
» Mối liên hệ giữa "động táng lớn nhất Việt Nam" với các động táng trên thế giới
» MỘ ĐẤT VĂN HÓA SA HUỲNH: NGHIÊN CỨU TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
» Giao thuong thoi Sa Huynh - Champa o mien Trung Viet Nam
» MỘ ĐẤT VĂN HÓA SA HUỲNH: NGHIÊN CỨU TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
» Giao thuong thoi Sa Huynh - Champa o mien Trung Viet Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52