khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển

Go down

Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển Empty Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển

Bài gửi by atena Thu Jan 14, 2010 9:49 am


Một điểm cần lưu ý khi nghiên cứu vấn đề này là ranh giới giữa thời đại đá mới và thời đại kim khí không rõ ràng và trong nhiều trường hợp không thể tách bạch được. Trong một số trường hợp chúng ta thấy các nhà nghiên cứu dùng cách gọi hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí để chỉ những địa điểm mà trình độ tuy đã đạt đến thời đại kim khí, nhưng vẫn gặp nhiều di vật đá mới. Thời điểm xuất hiện của đồ sắt cũng không cụ thể, ở một số khu vực như miền bắc Việt Nam, miền đông bắc Thái Lan… chúng ta đã chứng minh được sự tồn tại của một thời đại đồ đồng trước thời đại đồ sắt. Nhưng ở Đông Nam Á hải đảo và một số nơi khác của Đông Nam Á lục địa, gần như hai kim loại này xuất hiện song song với nhau. Miền Trung Việt Nam cũng vậy, đồ sắt chỉ xuất hiện sau đồ đồng một thời gian rất ngắn.
Cho tới nay chúng ta đã có những phát hiện rất quan trọng về sự phát triển liên tục của thời đại kim khí ở Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là ở Bán đảo Đông Dương và Thái Lan. Thời kỳ này cũng được đánh dấu bằng sự khu biệt và phân hoá văn hoá thành những trung tâm lớn có mức phát triển tương đồng nhưng khác biệt và những vùng, biên / ngoại vi. Giao lưu nội vùng, liên vùng thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong sự định hình vị thế và vai trò của mỗi trung tâm và sức lan toả các đặc trưng văn hoá.
- Ba trung tâm thời đại kim khí Việt Nam: Cách đây khoảng bốn nghìn năm, các nhóm cư dân cổ sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí.
Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn (miền Bắc), Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam).
Văn hoá Đông Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) được coi là cốt lõi văn hoá của người Việt cổ, giai đoạn này được coi là thời gian hình thành bản sắc văn hoá Việt cổ.
Văn hoá Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Champa.
Văn hoá Đồng Nai (cả giai đoạn đồng và sắt) lại là một trong những cội nguồn hình thành văn hoá Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo và có thể thuộc các nhóm khác nữa sinh sống vào những thế kỷ sau Công nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ.
- Tiền Đông Sơn và Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam: Quá trình kế thừa, thống nhất và kết tinh hoá văn hoá: Trong thời đại đồng thau ở miền bắc Việt Nam, đặc điểm văn hóa địa phương còn khá rõ ràng. Miền Bắc Việt Nam là một vùng địa lý có những dạng địa hình khác nhau và lại có tính chất tiếp xúc rộng, mạnh, đó là nguyên nhân và lý do dẫn đến nơi đây là địa bàn của nhiều văn hoá, nhiều tộc người. Bước vào thời đại đồng thau, với sự mở đầu của 4.000 năm văn hiến, trung du và vùng châu thổ sông Hồng có Phùng Nguyên, miền ven biển đông bắc có Hạ Long, miền ven biển Thanh Hoá có Hoa Lộc, miền ven biển Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên có Bàu Tró... với những loại hình công cụ đá, những kiểu dáng và hoa văn gốm khác nhau... biểu hiện những bộ mặt địa phương văn hoá khác nhau và tộc thuộc khác nhau. Giữa các khu vực văn hoá địa phương này có sự giao lưu tiếp xúc và đan xen văn hoá. Lại có sự giao lưu giữa những nhóm cư dân này với cư dân và văn hoá các miền chung quanh trong khu vực Đông Nam Á và cả Nam Trung Quốc - lúc bấy giờ còn là mảnh đất phi Hoa (và thường được giới nghiên cứu hiện nay quan niệm là thuộc không gian văn hoá Đông Nam Á lúa nước).
Cư dân Tiền Đông Sơn là cư dân trồng lúa nước, họ đã biết chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn, gà... Làng mạc giai đoạn này có diện tích rộng và tầng văn hoá dày. Bên cạnh nơi cư trú hay trong khu cư trú là các di chỉ mộ táng. Đã hình thành các làng nghề, chuyên sản xuất một loại hình công cụ hay đồ trang sức. Những nơi cư trú này thể hiện sự phát triển văn hoá liên tục giữa các giai đoạn, nối tiếp và kế thừa nhau.
Khuôn đúc đồng và rìu đồng ở địa điểm Thành Dền, trung kỳ đồng thau: Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú. Điều đó thể hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Đặc biệt, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trang trí đồ gốm. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác nhau. Điều này cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tác đá, đúc đồng...
Vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên, các nền văn hoá bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới chỗ hoà chung vào một nền văn hoá thống nhất- văn hoá Đông Sơn. Đó là lúc các nhóm bộ lạc liên kết lại trong một quốc gia: nước Văn Lang. Tính thống nhất văn hoá được thể hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt - Trung cho đến bờ sông Gianh Quảng Bình, mặc dù theo các nhà khảo cổ học, nhà nước này vẫn có những dáng hình địa phương. Nhưng có thể thấy rằng phạm vi phân bố của văn hoá Đông Sơn rộng nhất so với tất cả các văn hoá trước đó.
Sự thống nhất của văn hoá Đông Sơn vẫn là sự thống nhất trong đa dạng. Giới khảo cổ học Việt Nam đã nêu ra những loại hình địa phương của văn hoá Đông Sơn. Trên các vùng giáp ranh ở tây bắc, văn hoá Đông Sơn tiếp xúc với văn hoá Tấn Ninh (văn hoá Điền); ở phía bắc, tiếp xúc với văn hoá Sở, Trường Sa, ở phía nam đèo Ngang (Quảng Bình), nó tiếp xúc với văn hoá Sa Huỳnh (văn hoá Chăm cổ - về sự tiếp xúc này ngày càng có nhiều chứng cứ khảo cổ học và sự lan toả của văn hoá Đông Sơn vào không gian thời gian của văn hoá Sa Huỳnh lớn hơn nhiều so với sự hình dung của giới nghiên cứu từ trước tới nay). Những sự tiếp xúc đó cũng góp phần tăng cường sắc thái địa phương của từng vùng. Nhưng tính thống nhất của Đông Sơn là nổi bật, là căn bản. Cái “mẫu văn hoá chung” hay nói theo thuật ngữ văn hoá học, cái phần “văn hoá tối thiểu” của thời đại Đông Sơn là rất lớn; được biểu hiện ở bộ công cụ, dụng cụ, vũ khí, nhạc khí, đồ trang sức, nghệ thuật chạm khắc, mô típ trang trí Đông Sơn: rìu lưỡi xéo, mũi dáo, dao găm, thạp thố, vòng tay, khuyên tai... và đặc biệt là trống đồng Đông Sơn (trống đồng loại I Heger).
Làng xóm thời kỳ này thường phân bố ở những nơi đất cao, thậm chí ở sườn núi hay trên những quả đồi đất... nhưng bao giờ cũng nằm gần các hệ thống sông lớn hay các chi lưu của chúng. Khoảng cách giữa làng và sông thường từ 1 đến 5 km...Việc chọn nơi cư trú như vậy cho thấy người Đông Sơn đã tìm cách tốt nhất để thích ứng với tự nhiên. Bởi lẽ, đất cao sẽ khô ráo mà lại tránh được ngập lụt vào mùa mưa. Làng thời kỳ này có quy mô tương đương với xóm hay làng nhỏ ngày nay, có chừng vài trăm người. Ngoài ra, còn thấy hiện tượng một số làng xóm nhỏ quy tụ thành một vài khu vực cư trú đông đúc. Đó là hiện tượng thường gặp đối với cư dân nông nghiệp ở những vùng đồng bằng phì nhiêu.
Có lẽ do hiện tượng chiến tranh đã trở nên thường xuyên (thể hiện trong truyền thuyết, trong tỉ lệ cao của các loại vũ khí, đồ dùng cho binh lính - tỉ lệ vũ khí đồng thau chiếm từ 1/3 đến quá 1/2 toàn bộ đồ đồng ở các di tích Đông Sơn tiêu biểu) nên chung quanh làng, có những vành đai phòng thủ, mà khả năng lớn là các luỹ tre làng. Công trình phòng thủ thực sự với hệ thống thành luỹ quy mô thời Đông Sơn ngày nay người ta mới chỉ biết đến có một, đó là thành Cổ Loa.
Tư liệu khảo cổ học về quy mô, cấu trúc nhà ở, mộ táng, kích thước đồ gốm gia dụng... cho thẩy trong xã hội Đông Sơn hình thành và tồn tại chủ yếu là những gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ, những gia đình này cũng là những đơn vị sản xuất cơ bản. Khi nông dân tăng tiến về dân số, nông nghiệp phát triển về vườn ruộng ao, chuồng trại, về cây trồng, gia súc và năng xuất (nhờ độ phì nhiêu của đất đai đồng bằng cùng kỹ thuật nông nghiệp phát triển) thì cũng có nghĩa là một hệ thống xóm làng đã phát triển, mô hình tổ chức tập hợp các gia đình hạt nhân (nhà tiểu nông), lan dần từ vùng cao xuống vùng thấp, trong những ngôi nhà biến hoá từ nhà sàn đến nhà đất bằng.
- Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam: Từ hội nhập đa nguồn đến hội tụ văn hoá: Trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi theo tên một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Đó là văn hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (trên 3.000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (thế kỷ VI-VII trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên). Giai đoạn sớm được gọi là văn hoá Tiền Sa Huỳnh, giai đoạn muộn được gọi là văn hoá Sa Huỳnh. Văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay văn hoá Sa Huỳnh cổ điển là bắt nguồn từ những di tích tiền Sa Huỳnh với sự tham góp không nhỏ của các nguồn lực văn hoá ngoại sinh.
Vào thời gian cách đây trên 3.000 năm, tại những vùng đồng bằng nhỏ ven biển, trên các đảo và đảo ven bờ hay ở những gò đất cao ven sông, ven bàu nứoc ngọt, những nhóm cư dân kim khí sớm đã lập làng tụ cư. Trồng trọt đã có một vị trí nào đó trong đời sống kinh tế của họ, cuốc đá hình lưỡi mèo tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ học thời kỳ này là chứng cử gián tiếp về thuần dưỡng cây trồng. Tuy vậy, do những quy đinh và tác động của điều kiện môi trường tự nhiên…, đánh bắt cá, khai thác thuỷ hải sản, khai thác rừng… vẫn là những hoạt động sống chính. Giai đoạn đầu công cụ đá đóng vai trò chủ đạo với các loại hình chính như rìu có vai, rìu tứ giác, bôn răng trâu, cuốc hình lưỡi mèo… Đồ trang sức đá không nhiều nhưng thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật chế tác và quan niệm thẩm mỹ tinh tế. Nhiều loại hình đồ đá tiếp tục được sản xuất và sử dụng trong các giai đoạn muộn hơn. Đồ gốm nổi bật với trang trí văn thừng, văn in mép vỏ sò, tô màu… Đa số đồ gốm đẹp được tìm thấy trong các khu mộ địa như Long Thạnh (Quảng Ngãi), Bàu Trám (Quảng Nam), Bãi Ông (Quảng Nam)… Có thể thấy yếu tố biển đóng vai trò quan trọng trong đòi sống vật chất và tinh thần của cư dân giai đoạn này. Táng thức chính của cư dân văn hoá Tiền Sa Huỳnh là mộ nồi, dạng mộ được coi là cổ típ cho những giai đoạn văn hoá sau. Mộ táng giai đoạn này thường được phát hiện ngay trong nơi cư trú.
Các di tích của văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn sắt sớm phân bố trên một diện rộng ở hầu khắp các loại địa hình từ Thừa Thiên Huế đến khu vực Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). So với văn hoá Tiền Sa Huỳnh giai đoạn trước, văn hoá Sa Huỳnh có sức lan toả rộng và mạnh hơn nhiều lần. Các địa điểm thời kỳ này thể hiện tính thống nhất văn hoá trong sự đa dạng mang đặc điểm môi trường sinh thái của từng khu vực địa lý, nhóm người và quan hệ văn hoá… Giai đoạn cuối của nền văn hoá này có những diễn biến và thay đổi văn hoá mang tính chất bước ngoặt.
Một đặc trưng tiêu biểu của văn hoá Sa Huỳnh là hình thức mai táng dùng quan tài là nồi, vò, chum bằng đất nung suốt từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn. Tại một số địa điểm như Long Thạnh, Bàu Trám (Tiền Sa Huỳnh), Hậu Xá, Gò Mả Vôi, Bình Châu… (Sa Huỳnh), bên cạnh mộ chum còn thấy mộ đất, song không phổ biến.
Trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía đông, đã phát hiện nhiều khu mộ - Những bãi mộ chum rộng lớn, đôi khi nhiều tầng lớp với những loại hình vò, chum mai táng hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước từ vừa đến lớn và trong từng loại có những biến thể khác nhau.

( còn tiếp)
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển Empty Re: Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển

Bài gửi by atena Thu Jan 14, 2010 9:54 am

chủ yếu là những gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ, những gia đình này cũng là những đơn vị sản xuất cơ bản. Khi nông dân tăng tiến về dân số, nông nghiệp phát triển về vườn ruộng ao, chuồng trại, về cây trồng, gia súc và năng xuất (nhờ độ phì nhiêu của đất đai đồng bằng cùng kỹ thuật nông nghiệp phát triển) thì cũng có nghĩa là một hệ thống xóm làng đã phát triển, mô hình tổ chức tập hợp các gia đình hạt nhân (nhà tiểu nông), lan dần từ vùng cao xuống vùng thấp, trong những ngôi nhà biến hoá từ nhà sàn đến nhà đất bằng.
- Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam: Từ hội nhập đa nguồn đến hội tụ văn hoá: Trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi theo tên một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Đó là văn hoá Sa Huỳnh.
Văn hoá Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (trên 3.000 năm cách ngày nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (thế kỷ VI-VII trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên). Giai đoạn sớm được gọi là văn hoá Tiền Sa Huỳnh, giai đoạn muộn được gọi là văn hoá Sa Huỳnh. Văn hoá Sa Huỳnh thời đại sắt hay văn hoá Sa Huỳnh cổ điển là bắt nguồn từ những di tích tiền Sa Huỳnh với sự tham góp không nhỏ của các nguồn lực văn hoá ngoại sinh.
Vào thời gian cách đây trên 3.000 năm, tại những vùng đồng bằng nhỏ ven biển, trên các đảo và đảo ven bờ hay ở những gò đất cao ven sông, ven bàu nứoc ngọt, những nhóm cư dân kim khí sớm đã lập làng tụ cư. Trồng trọt đã có một vị trí nào đó trong đời sống kinh tế của họ, cuốc đá hình lưỡi mèo tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ học thời kỳ này là chứng cử gián tiếp về thuần dưỡng cây trồng. Tuy vậy, do những quy đinh và tác động của điều kiện môi trường tự nhiên…, đánh bắt cá, khai thác thuỷ hải sản, khai thác rừng… vẫn là những hoạt động sống chính. Giai đoạn đầu công cụ đá đóng vai trò chủ đạo với các loại hình chính như rìu có vai, rìu tứ giác, bôn răng trâu, cuốc hình lưỡi mèo… Đồ trang sức đá không nhiều nhưng thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật chế tác và quan niệm thẩm mỹ tinh tế. Nhiều loại hình đồ đá tiếp tục được sản xuất và sử dụng trong các giai đoạn muộn hơn. Đồ gốm nổi bật với trang trí văn thừng, văn in mép vỏ sò, tô màu… Đa số đồ gốm đẹp được tìm thấy trong các khu mộ địa như Long Thạnh (Quảng Ngãi), Bàu Trám (Quảng Nam), Bãi Ông (Quảng Nam)… Có thể thấy yếu tố biển đóng vai trò quan trọng trong đòi sống vật chất và tinh thần của cư dân giai đoạn này. Táng thức chính của cư dân văn hoá Tiền Sa Huỳnh là mộ nồi, dạng mộ được coi là cổ típ cho những giai đoạn văn hoá sau. Mộ táng giai đoạn này thường được phát hiện ngay trong nơi cư trú.
Các di tích của văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn sắt sớm phân bố trên một diện rộng ở hầu khắp các loại địa hình từ Thừa Thiên Huế đến khu vực Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). So với văn hoá Tiền Sa Huỳnh giai đoạn trước, văn hoá Sa Huỳnh có sức lan toả rộng và mạnh hơn nhiều lần. Các địa điểm thời kỳ này thể hiện tính thống nhất văn hoá trong sự đa dạng mang đặc điểm môi trường sinh thái của từng khu vực địa lý, nhóm người và quan hệ văn hoá… Giai đoạn cuối của nền văn hoá này có những diễn biến và thay đổi văn hoá mang tính chất bước ngoặt.
Một đặc trưng tiêu biểu của văn hoá Sa Huỳnh là hình thức mai táng dùng quan tài là nồi, vò, chum bằng đất nung suốt từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn. Tại một số địa điểm như Long Thạnh, Bàu Trám (Tiền Sa Huỳnh), Hậu Xá, Gò Mả Vôi, Bình Châu… (Sa Huỳnh), bên cạnh mộ chum còn thấy mộ đất, song không phổ biến.
Trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía đông, đã phát hiện nhiều khu mộ - Những bãi mộ chum rộng lớn, đôi khi nhiều tầng lớp với những loại hình vò, chum mai táng hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước từ vừa đến lớn và trong từng loại có những biến thể khác nhau.
Thông thường những chum mộ được tìm thấy ở dạng phân bố theo nhóm từ 2, 3 đến 4 chum. Tuy vậy ở một số khu mộ địa cũng thấy kiểu phân bố lẻ tẻ. Ở một số mộ địa Sa Huỳnh, thời gian chôn mộ diễn ra trong thời gian khá dài - một vài trăm năm, song hiếm có hiện tượng các mộ cắt phá nhau. Dựa vào đây có thể cho rằng, cư dân văn hoá này có cách thức riêng để đánh dấu các ngôi mộ sớm muộn trong cùng một khu vực địa lý. Những địa điểm văn hoá Sa Huỳnh đã được khai quật và nghiên cứu thường chỉ trong diện hẹp, chính vì vậy chưa có đủ dữ liệu để khái quát về cơ cấu, tổ chức xã hội, thân phận, tầng lớp… của những người chết. Tuy vậy, sự phân bố không đều về chất và lượng của đồ tuỳ táng phần nào thể hiện một xã hội có sự phân biệt về của cải và từ đó có khả năng cả thân phận. Giai đoạn cuối, những thế kỷ I - II trước, thế kỷ I sau Công nguyên, những tiếp xúc văn hoá mạnh mẽ với Trung Quốc (Hán), với miền bắc Việt Nam (Đông Sơn) và với các văn hoá khu vực khác nữa càng làm tăng thêm sự phân tầng trong xã hội và là cơ nền cho sự hình thành Nhà nước sơ khai theo kiểu Chiefdom, loại hình nhà nước điển hình của Đông Nam Á giai đoạn này.
Những chum mộ quan tài gốm chôn đứng thẳng, có nắp đậy hình nón cụt, hình lồng bàn, mâm bồng… thậm chí có thể là đáy của một chum khác được tái tận dụng. Đồ tuỳ táng đặt bên trong, bên ngoài, dưới đấy hay ngay trên nắp chum. Hiện tượng làm biến dạng đồ tuỳ táng thường hay gặp song không phải là quy luật bắt buộc cho tất cả các nơi. Bên cạnh đồ tuỳ táng, vết tích khác tìm thấy trong các chum này khá đa dạng. Có chum chứa than tro - được coi là vết tích hoả táng xác người, có chum chứa xương, răng trẻ con hoặc người lớn, cá biệt có khu vực như Cần Giờ, trong nhiều chum có nguyên những bộ xương người lớn. Nhiều nơi, chum chứa hoàn toàn là cát trắng. Hiện nay, có nhiều cách diễn giải táng thức của văn hoá Sa Huỳnh như hoả táng, cải táng, chôn thẳng, tượng trưng… Có lẽ, tất cả những diễn giải này đều có thể áp dụng tuỳ theo không gian và thời gian. Thông thường các chum mộ là chum đơn, song ở một vài địa điểm xuất hiện chum lồng, cá biệt có nơi đã phát hiện cả một quần thể chum lồng theo kiểu trong quan ngoài quách như ở Gò Dừa (Duy Xuyên - Quảng Nam).
Đồ tuỳ táng trong văn hoá Sa Huỳnh rất phong phú về chất liệu và đa dạng về loại hình. Chất liệu kim loại đồng, sắt, vàng, bạc, chất liệu thuỷ tinh nhân tạo, tự nhiên, chất liệu đá quý mã não, ngọc, cẩm thạch… đồ gốm có nhiều tiến bộ về kỹ thuật, đa dạng hình loại và nhiều kiểu thức đồ án trang trí. Đồ tuỳ táng bao gồm năm nhóm cơ bản. Đồ gia dụng, công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức và đồ minh khí.
Nổi bật nhất trong văn hoá Sa Huỳnh là bộ công cụ và vũ khí bằng sắt. Tại những địa điểm mộ chum Sa Huỳnh giai đoạn từ khoảng thế kỷ III - IV trước Công nguyên, đồ sát chiếm lĩnh về cả số lượng và chất lượng. Đồ sắt được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp rèn. Nếu thống kê các đồ sắt Sa Huỳnh đẫ được phát hiện đến nay thì số lượng lên tới hàng trăm chiếc, chủng loại đa dạng gồm rựa, dao quắm, giáo, mai, liềm, thuổng, kiếm ngắn, dao, qua… Đặt trong tương quan với các trung tâm văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc, văn hoá Đồng Nai ở phía Nam, số lượng và sự phổ biến rộng rãi của đồ sắt trong văn hoá Sa Huỳnh có nhiều trội vượt. Trong bộ sưu tập hiện vật sắt, nét chủ đạo là tính thống nhất về loại hình và kỹ thuật dù được phát hiện trong / tại nhiều địa điểm mang tính địa phương hay khu vực rõ nét. Có thể nói, sắt đã đóng vai trò thống nhất và kết tinh văn hoá ở miền Trung Việt Nam thời Sơ sử. Nguồn gốc của nghề luyện kim sắt chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, trong một số địa điểm đã tìm thấy dấu tích của rèn sắt và luyện gang tại chỗ, như ở Đại Lãnh - Đại Lộc Quảng Nam. Có thể, luyện kim sắt văn hoá Sa Huỳnh có mối quan hệ chặt chẽ với những khu vực Đông Nam Á lục địa như Thái Lan… Giai đoạn cuối trong loại hình công cụ và vũ khí bằng sắt thể hiện sự giao lưu văn hoá với Trung Hoa thời Hán qua các loại hình như mũi nhọn, dao có chuôi hình vành khăn kiểu Tây Hán.
So với đồ sắt, đồ đồng ít hơn nhiều về số lượng. Tuy vậy trong một vài năm gần đây, tại các khu mộ táng văn hoá Sa Huỳnh giai đoạn sớm đã tìm thấy nhiều đồ đồng tuỳ táng gồm công cụ, vũ khí, đồ tế lễ… Nhiều đồ đồng được phát hiện cả ở mộ chum, cả ở mộ đất. Phần lớn đồ đồng có thể là sản phẩm của trao đổi với văn hoá Trung Hoa Hán nhu bát đĩa, gương (giai đoạn cực muộn) với văn hoá Đông Sơn như trống đồng, công cụ và vũ khí (giai đoạn sớm hơn). Tất nhiên, điều này không loại trừ việc sản xuất tại chỗ, tuy chứng cứ còn quá ít. Vết tích của đúc đồng được tìm thấy ở Bình Châu, Trảng Đổng Du - Bàu Trám, một vài khuôn đúc bằng đá tìm thấy ngẫu nhiên ở Khánh Hoà, Ninh Thuận…

(còn tiếp)
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển Empty Re: Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển

Bài gửi by atena Thu Jan 14, 2010 10:04 am

- Truyền thống văn hoá Đồng Nai: Quá trình chinh phục và chiếm lĩnh miền châu thổ sông Mekong và duyên hải Nam Bộ: Vào khoảng hơn 4.000 năm cách ngày nay, trên đất Nam Bộ đã có những cộng đồng cư dân sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Họ là chủ nhân của nền văn hoá Đồng Nai thuộc thời đại kim khí (đồng thau và sắt sớm).
Những di tích của văn hoá này phân bố suốt từ vùng đồi gò cao cho tới trung, hạ lưu sông Đồng Nai và các chi lưu và vùng sinh thái ngập mặn ven biển. Mỗi một tiểu môi trường sinh thái ứng với một mô thức kinh tế-văn hoá thích hợp.
Ở vùng đồi đá phiến và bazan đất đỏ thuộc Đồng Nai có những di tích (cư trú, mộ táng, xưởng) diện tích lớn, tầng văn hoá dày. Đây là vùng phát sinh và quần tụ quan trọng liên tục nhất của văn hoá Đồng Nai với những di tích Cầu Sắt, Suối Chồn, Phú Hoà, Hàng Gòn.
Ở vùng đồi đá phiến và bazan đất đỏ dải cao nguyên Sông Bé có loại hình di tích đặc trưng là công trình đất đắp hình tròn với hai vòng thành và hào sâu ở Lộc Ninh - Bình Long.
Vùng liên kết đồi bazan - đá phiến - phù sa cổ dọc hệ thống Sông Bé - Đồng Nai, nơi tập trung dày đặc các di tích, di chỉ - mộ táng - xưởng thủ công đơn hay đa ngành tiêu biểu nhất là Suối Linh, Bình Đa, Dốc Chùa.
Vùng phù sa đất xám thuộc hệ thống sông Vàm Vỏ với những di chỉ, di chỉ kèm mộ đất như An Sơn, Gò Rạch Rừng, Dinh Ông, Rạch Núi.
Vùng đồng bằng phù sa mới miền châu thổ hạ lưu sông Đồng Nai - Vàm Cỏ và những đầm lầy không và nhiễm mặn cận biển tiểu vùng kinh tế - văn hoá mới tạo thành từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên như Cái Vạn, Bưng Bạc, Bưng Thơm, Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ
Mật độ phân bố di tích thời đại kim khí Đông Nam Bộ khá đậm đặc. Nhiều di tích có quy mô lớn hàng vạn mét vuông. Loại hình di tich ở đây cũng khá đa dạng: Di tích cư trú, di tích cư trú - mộ táng, di tích cư trú - xưởng hay di tích công xưởng...
Đồ đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn. Đây cũng là đặc trưng nổi trội của văn hoá Đồng Nai - Nơi mà công cụ - dụng cụ bằng đá lấn át mạnh mẽ và lâu dài kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và hợp kim bản địa trong toàn miền. Loại hình được coi là đặc trưng và mang phong cách văn hoá Đồng Nai là rìu bôn có vai và không có vai. Tỷ lệ giữa rìu bôn có vai và không vai là một trong những tiêu chí phân giai đoạn và loại hình văn hoá. Loại hình trang sức đá thường gặp là các loại vòng, vật đeo. Tại di tích đồi Phòng Không đã tìm thấy nhiều dấu tích của xưởng chế tác với nghề chuyên làm vòng đá. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, kỹ năng chế tác đồ đá của chủ nhân văn hoá Đồng Nai không thua kém bất cứ nền văn hoá đồng đại nào trong khu vực.
Loại chế phẩm bằng đá đặc sắc trong văn hoá Đồng Nai là đàn đá - nhạc cụ thuộc bộ gõ. Đàn đá có mặt ở nhiều di tích , niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm.
Nghề đúc đồng và luyện kim đồng đã xuất hiện vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay và đồ đồng phổ biến rộng rãi vào khoảng trên 3oo năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồ đồng đã được phát hiện ở Suối Chồn, Bưng Thơm, Bưng Bạc, Dốc Chùa với những hiện vật gắn với quá trình chế tác như khuôn đúc. Theo các nhà nghiên cứu, lưu vực sông Đồng Nai là một bộ phận hay mắt xích trong chuỗi tiến trình luyện kim ở Đông Nam Á giai đoạn sớm có quan hệ mật thiết với kỹ nghệ đồng thau ở khu vực Vân Nam (Trung Hoa) và Đông Bắc Thái Lan qua đường sông Mekong.
Đồ gốm được trang trí bằng các loại hoa văn thừng, chải, khắc vạch, chấm dải, tô màu. So với những khu vực khác hoa văn gốm Đồng Nai đơn giản và mộc mạc hơn. Giai đoạn muộn của văn hoá Đồng Nai được đặc trưng bởi những khu mộ chum kiểu mộ chum văn hoá Sa Huỳnh với những loại hình hiện vật bằng sắt, bằng đá, mã não, thuỷ tinh bên cạnh những đặc thù riêng biệt mang tính địa phương của văn hoá Đồng Nai. Về sự xuất hiện của những di tích mộ chum này còn khá nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguồn gốc và tên gọi. Tuy vậy, một điều dễ nhận thấy là sự có mặt chắc chắn của các yếu tố văn hoá Sa Huỳnh ở vùng biên giữa hai nền văn hoá.
Dựa trên hệ thống tư liệu trực tiếp và gián tiếp, các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng những hình thức quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống kinh tế truyền thống Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn không dùng sức kéo. Cư dân cổ Đồng Nai phát triển nền nông nghiệp dùng cuốc ở trình độ cao, bên cạnh cây lúa là là các loại rau đậu, cây có quả - củ cho bột. Phương pháp canh tác đặc thù của nông nghiệp nương rẫy là phát - đốt. Chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, đánh bắt thuỷ hải sản cũng đặc biệt được coi trọng (số lượng xương sừng trong các di tích Bưng Bạc, An Sơn, Rạch Núi... lên tới hàng chục kg). Hái lượm, đánh bắt cá tôm và nhuyễn thể của sông biển.
Khi so sánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật và văn hoá của những nhóm cư dân trong văn hoá Đồng Nai, nhà nghiên cứu Phạm Đức Mạnh cho rằng cần nhấn mạnh đến đặc thù của quá trình chuyên môn hoá-phân công lao động-phân vùng kinh tế nhập hoà với từng miền sinh cảnh. Cần có sự quan tâm đặc biệt đến mối ràng buộc thiết yếu giữa những ngành kinh tế chủ đạo nông nghiệp với nghề trồng lúa cạn là phổ cập và cả nghề trồng lúa nước ở những tiểu vùng khả thực nhất, (trồng hoa màu, cây có củ - quả và chăn nuôi) và những ngành cung ứng lương thực - thực phẩm tiền sử khác (săn bắn / bắt, đánh cá hái lượm theo phổ rộng những sản phẩm thực - động vật của rừng, suối sông, đầm lầy và biển). Giữa nông nghiệp - khai thác- thủ công (sản xuất đá- công cụ và trang sức; chế luyện kim loại - đúc đồng và rèn sắt, chế tạo gốm - đồ đựng, bàn xoa và dọi se sợi, dệt vải) và thông thương nội, ngoại.
Đời sống tinh thần của cư dân văn hoá Đồng Nai được biết đến qua những hiện vật nghệ thuật. Tín ngưỡng đặc sắc nhất là sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình gần ovan hoặc chữ nhật và bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu. Tượng động vật như tượng lợn, rùa bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng ở Dốc Chùa, tượng Long Giao bằng đồng… bên cạnh ý nghĩa nghệ thuật còn mang tải một nội dung tín ngưỡng, nghi lễ nào đấy. Ngoài ra còn phải kể đến sưu tập đàn đá hơn 60 thanh ở Bình Đa, những thanh đàn đá hay đá kêu ở một số địa điểm khác. Bên cạnh đó là sự hội nhập của không ít yếu tố văn hoá trong khu vực như trống đồng Đông Sơn, khuyên tai ba mấu, hai đầu thú của văn hoá Sa Huỳnh…
Văn hoá Đồng Nai đặc biệt là giai đoạn cuối đã trở thành nền tảng cho sự hình thành một kiểu nhà nước sơ khai. Đó là khi kim loại thực sự đã chiếm vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của cư dân, mở rộng những tiểu vùng kinh tế sản xuất và khai thác mới, củng cố những liên hệ kinh tế - văn hoá nội vùng, thành tạo những điều kiện tập trung của cải phân bố giàu nghèo và cố kết quyền lực trung tâm, hình thành cơ cấu xà hội phân tầng. Điều này được thể hiện qua sự có mặt của những hầm mộ bằng đá lớn (cự thạch), sưu tập qua đồng Long Giao, trống đồng Đông Sơn ở Bình Dương, Bình Phước... những khu mộ địa với những bộ đồ tùy táng giàu có ở Dốc Chùa, Cần Giờ, Xuân Lộc...

atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển Empty Re: Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển

Bài gửi by atena Tue Feb 02, 2010 2:44 pm

bài này mình lấy từ blog cua cô Lâm Thị Mỹ Dung.
mình quên mất không ghi nguồn, sorry
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển Empty Re: Thời đại kim khí ở Đông Nam Á: Những cộng đồng cư dân nông nghiệp phát triển

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết